Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Phía Bắc thành phố

T

ôi nhận được thông tin Đông Hà trở thành thành phố khi đang cùng bạn xuống thuyền từ mép chân cầu sắt  cậy nhờ sông hiếu để lên đường Hoàng Diệu. Trên đầu, tàu Thống Nhất đang lao tốc lực ra hướng Bắc với một âm thanh riết róng, dưới tầm tay khoát là sông Hiếu mơ màng, bờ sông có những vồng tre xanh đang nâng chiều lên bát ngát, có những tiếng chim sẻ lách chách  đan cài như tiếng phát ra từ những cuống lá trong sâu thẳm vườn quê, bỗng nhwos đến câu thơ của anh Đỗ Hoàng đã đọc từ mấy mươi năm trước: cầu qua hai ngã, hai triền rộng/ ĐôngHà xinh xắn như vẩng trăng/ mỗi ánh sao lên ngoài phố cảng/ tgieengs bầy chim núi cứ bâng khuâng...

Tôi biết, tôi đang đi ngang qua thân mình một con sông duyên dáng vào bậc nhất Quảng Trị. Từ ngàn xưa, dòng sông Hiếu đã gắn bó cất ruột với mảnh đất  và con người Đông Hà. Với vị trí năm giữa lòng thị xã, soongb Hiếu tô thêm vẻ đẹp thiên nhiên vốn có và cảnh quan kiến trúc đô thị, góp phần điều hòa khí hậu, cân bằng hệ sinh thái cho toàn vùng. Cùng với sự phát triển của cư dân đô thị, sông Hiếu đã tạo nên nhịp ngắt như quảng lặng trong một hành khúc của cuộc sóng, thu vào trong nó bao ồn ả, nhộn nhịp, sum vầy nơi phố xá đôi bờ và lại được qui hoạch như là một không gian kiến trúc thoáng đãng, điểm nhấn kiến trúc độc đáo của thành phố Đông Hà.

Sống giữa lòng thành phố

Bây giờ rất nhiều người Đông Hà đã có thói quen khi chiều xuống lại tìm về nơi những triền sông Hiếu để hóng mát. Người dân làng hoa An Lạc xứng danh là những người nhanh nhạy với thời cuộc khi “bung” ra, chiếm lĩnh khoảnh đất còn ướt đẩm mùi nê địa ngay trước thềm nhà khi con nước ròng Hiếu Giang vừa rút xuốngđể đóng trại dựng lều mở mang dịch vụ ăn uống, giải khát. Bây giờ, một đoạn đường Trần Nguyên Hãn nhỏ hẹp, lẫn trong tre trúc, kề bên mép nước quẹo từ cầu Đông Hà về chưa đến đập Đại Độ đã chen dày những hàng quan. Những tên quán nghe bình dị, chân mộc như Bãi Bồi, Cát Vàng, Bên Sông... hay ẩn nhẫn một khát vọng tốt lành như Phúc Lai, An Bình, luôn đầy ắp thực khác. Người uống bia dầm chân xuống đất ẩm, trò chuyện trong tiếng rền vang của đò máy xuôi ngược và tiếng gỏ mạn tuyền của người dân chài thư thái buông câu. Anh Hoàng Hữu Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban phường Đông Giang khoe: “Chỉ tính riêng trên đoạn đường Trần Nguyên Hãn đã có mười một quán anh ạ. Trước đây, toàn bộ bà con đều là dân nông nghiệp, chỉ thạo nghề trồng lúa, trồng hoa, cuộc sống cũng không đến nổi nào, nhưng vất vã lắm. Bây giờ, nếu tính hiệu quả kinh tế thì tôi chỉ nói gọn thế này để anh dể hình dung, trồng hoa, lợi nhận gấp ba, bốn lần trồng lúa, mở hàng quán lợi nhuận gấp bốn, năm lần trồng hoa. Mỗi quán bán hàng ăn uống, doanh thu trung bình khoảng 15 triệu đồng một tháng, giải quyết việc làm, có thu nhập cao và ổn định cho rất nhiều người. Toàn phường Đông Giang có 1170 hộ, gần 5000 khâu, trong đó có 65% là lao đông nông nghiệp. Chính từ trồng hoa, làm nông nghiệp, nuôi tôm, mở mang ngành nghề, dịch vụ mà những năm gần đây, diện hộ nghèo trong phương đã giảm đến mức thấp, người giàu có thì ngày càng thêm nhiều, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 7,8 triệu đồng, riêng nông nghiệp 5,5 đên 6 triệu đồng. Tỉ trọng thương mại, dịch vụ, ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp chiến trên 60% tổng doanh thu toàn phương, còn lại là nông nghiệp và quá trình chuyển dịch này vẫn đang được tiếp tục khi Đông Hà đã trở thành thành phố”.

Trên bàn làm việc của anh Trần Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Đông Thanh trải một tấm bản đồ quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Bắc Sông Hiếu do công ty tư vấn xây dựng Công trình văn hóa và Đô thị tại Hà Nội lập từ năm 2004. Cả một không gian kiến trúc bề thế và căn cơ với diện tích 128 ha đã hiện lên dưới tầm ngắm của những nhà hoạch định kinh tế và điều hành vĩ mô. Tôi nhìn ra cửa phòng anh Chương, cả một đám cỏ xanh nà nuột xen lẫn ruộng màu kia rồi sẽ là những khu đô thị mới, công viên, vườn hoa, khu nhà vườn, nơi giàn giáo vừa hạ kia là ngôi trường mới mang tên Tiên sĩ Bùi Dục Tài đang được xây dựng, rồi nhà đón tiếp thân nhân liệt sĩ an nghĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, rồi trung tâm kiểm nghiệm hóa thực phẩm... sẽ đua nhau mọc lên. Trong tương lại gần nữa thôi, đường Hoàng Diệu sẽ được mở rộng 34m, kéo dài từ cầu Đông Hà lên cầu đường sắt, nối với Trần Nguyên Hãn mở rộng 60m từ bờ sông vào, Vươn đến đập Đại Độ 1; kè Sông Hiếu giai đoạn một dài 12km từ cầu Đông Hà................. kè Sông Hiếu giai đoạn 2 với kinh phí gần hai trăm tỷ đồng đang được xúc tiến xây dựng. Từ đây, nhà ở dân cư sẽ đước sắp xếp lại dọc những con đường thanh thang mới mở sẽ là những siêu thị, nhà hàng, khu vui chơ, giải trí đêm lại một diện mạo mới cho thành phố trẻ. Anh Chương tâm sự: “Đông Hà lên thành phố, nhiều dự định, nhiều kỳ vọng lắm anh ạ. Đất quê mình mênh mong, lại cận thị, cận da, phong cảnh thanh bình, làng thôn trù phú, lòng dân đồng thuận, có mở rộng, quy hoạch, giải tỏa cũng không ách tắc nhiều, chỉ ngại thiếu vốn. Nếu huy động được nhiều nguồn lực, đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm theo như tinh thần lấy sông Hiếu làm trung tâm cảnh quan và địa điểm kiến trúc, thì không lâu nữa, đất quê sẽ hóa đát vàng...”

Phố trong lòng tre xanh

Mấy năm gần đây phương Đông Thanh được biết đến như là một trong những nơi cung cấp nguồn rao sạch cho thị trường, chủ yếu là Thành phố Đông Hà. Nhưng từ một vùng đất lúa có truyền thống thâm canh cao, nông dân Đông Thanh lại chuyển nghề sang trồng các loại rau màu, đó là một quá trình chuyển biến về nhận thức, phản ánh tư duy làm ăn nhanh nhạy, thích ứng và hiệu quả của người dân vùng ven đô này.

Địa bàn Đông Thanh trải dọc theo bờ Bắc sông Hiếu, kéo một vệt từ mé chân cầu Đông Hà tới giáp thôn Mộc Đức, Trương Xá, của xã Cam Hiếu, Cam Lộ. Do đặc thù cận giang nên cứ mỗi mùa lũ về, nước sông Hiếu tràn vào đồng bãi, xóm làng, gây ngập úng, có khi rất dài ngày. Nước rút, phù sa ở lại. Phù sa đắp bồi cho đất đai nơi đây năm này qua năm khác, luôn có độ phì nhiều, tơi xốp. Cây cối gieo trồng đất phù sa không cần chăm bóm nhiều vẫn tươi tốt quanh năm.

Người dân Đông Thanh nỗi tiếng cần cù chịu khó, khéo tay, hay làm. Đông Thanh là đất trăm nghề. Cái thế cận thị cận giang đã góp phần tạo nên tính năng động trong cung cách làm ăn của người dân nơi đây. Làm giá đỗ, uốn bánh, ngành nghề, dịch vụ, chăn nuôi, làm lúa,... đủ cả. Riêng về làm lúa, nông danh Đông Thanh có trình độ thâm canh cao. Vậy nhưng vài năm trở lại đây, Đông Thanh chuyển dành sang trồng rau mùa, chuyên tâm rau sạch, rau an toàn. Ông Phạm Văn Tưởng, Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Đông Thanh phân tích, người nông dân làm một sào màu, đầu tư trung bình năm tạ phân chuồng, 20kg phân NPK, 10kg phân đạm, 5 kg Kaly hết khoảng ba trăm nghìn đồng. Chi phí tiền điện năm mươi ngàn đồng. Tổng cộng là ba trăm năm mươi ngàn đồng. Người trồng rau bỏ ra hai mươi công, Kể cả làm đất, chăm bón, thu hoạch với............... Khi thu hoạch một sào rau (như rau cải chẳng hạn) được xấp xỉ một ngàn bó. Một bó bán ra một ngàn năm trăm đồng. Một sào sẽ thu được 1,5 triệu đồng. Một năm thời tiết thuận lợi có thể làm tới 4 – 5 lứa rau. Thu nhập của người trồng rau sẽ có từ 7 – 8 triệu đồng trong một năm. Đối chứng với trồng lúa. Chi phí vật tư cho một sào lúa gồm 10 kg phân đạm (90 ngàn đồng), 5kg Kaly (45 ngàn đồng), 10kg phân NPK (90 ngàn đồng), thuốc trừ cỏ, trừ sâu 20 ngàn đồng, công nhân làm đất (70 ngàn đồng), công gặt (100 ngàn đồng), công tuốt và vận chuyển (30 ngàn đồng), thủy lợi phí một sào 10kg lúa (50 ngàn đồng). Tổng cộng chi phí để làm một sào lúa khoảng năm trăm ngàn đồng, chưa kẻ giống má và công chăm sóc. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, mỗi sào lúa còn lại được không quá 500 ngàn đồng. Trong lúc đó một năm nếu mưa thuận gió hòa cũng chỉ thâm canh được hai vụ lúa, thu được xấp xỉ một triệu đồng trên một sào canh tác... Chủ nhiệm Phạm Văn Tường cho biết diện tích rau quả các loại ở Đông Thanh có biến động qua từng năm, nhưng bao giờ hiệu quả đêm lại cũng khá cao. Từ năm 2007, ngoài việc duy trì diện tích rau quả hiện có, Hợp tác xã phối hợp với các khu phố chỉ đạo thực hiện chương trình sản xuất rau an toàn, chuyển giao KHKT, tập trung  chỉ đạo thực hiện 2,5 ha tại khu phố 7,8,9. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới vườn ươm, để lắng lọc, thành lập tổ sản xuất, tiêu thụ, từng bước xây dựng thương hiệu rau an toàn. Từ vùng sản xuất rau an toàn này, bước đầu đã đạt mức thu nhập bình quân 90 triệu đồng/ ha/ năm.

Theo số liệu chúng tôi thu thập được, hiện Đông Hà có 18 HTX nông nghiệp, tổng số vốn lưu động của các HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp trên 4,5 tỷ đồng, tổng số vốn góp xã viên đạt 2,3 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt trên 6,8 tỷ đồng, lợi nhuận thu được 1,3 tỷ đồng. Trong đó có một điều thụ vị là các HTX làm ăn có hiệu quả tập trung ở phía Bắc thành phố. Đó là các HTX dịch vụ tổng hợp Đông Thanh, Đông Giang 2.... Nơi trả lương cho chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm cao nhất trong khối HTX nông nghiệp là từ một đến 1,2 triệu đồng. Ông Hoàng Đinh Anh, Chỉ nhiệm HTX Đông Giang 2 là người đã có thâm niên “Đứng mũi chịu sào” trong hoạt động HTX NN đã phân tích cho chúng tôi hiểu rằng chỉ có tập trung đẩy mạnh, chuyển đổi phương thức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo hương tổng hợp, đa ngành nghề và cải tiến phương thức, hoạch toán kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường, thì mới có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh ở mỗi địa phương.

Thông thường thì tập quán canh tác và kỷ năng nghề nghiệp có tác động rất lớn đến cung cách sông và sinh hoạt của cư dân địa phương. Mặc dù đã có sự chuyển dịch rốt ráo, nhưng cơ chừng còn lâu lắm, tỷ trộng nông nghiệp trên một vùng rộng lớn phía Bắc thành phố mới có sự sụt giảm tương ứng trong quá trình  đô thị hóa. Bởi cư dân Đông Thanh, Đông Giang từ bao đời nay là dân miệt đồng, thạo việc nhà nông hơn chạy chợ, vén xáo. Nơi quần cư của họ dọc theo Hiếu Giang với những nếp nhà thân thuộc, đường làng, ngõ xóm phong qua, chuối trồng sau, cau trồng trước, yên hòa và thuần hậu. Vậy nên trong quy hoạch kiến trúc, nơi đây sẽ hết sức thích hợp với nhà vườn, biệt thự vườn, công viên vườn... Những hàng rào bê tông ngắn cách cành được thay thế bằng giống tre trúc có sức sông lâu bền, ngăn được lữ lụt, giữ đất, giữ nước và luôn vững chãi trước lóc gió bão tố.

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND thành phố, trong một lần trả lời phỏng vấn với chúng tôi cũng đã xác định hướng ưu tiên mở rộng quy hoạch không gian thành phố về hước Bắc. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng khẳng định, trong mười đến mười lăm năm tới, quy hoạch phát triển KTXH cần hướng tới xây dựng Đông Hà thành trong những đô thị phát triển của khu vực miền Trung. Với định hướng chủ đạo đó, Đông Hà sẽ gánh vác trên mình nặng trĩu những trọng trách, đó là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỷ thuật của tỉnh; là trung tâm thương mại, du lịch với quy mô cấp vùng và khu vực; trung tâm công nghiệp, KHKT; Trung tâm văn hóa xã hội; Trung tâm giao dịch quốc gia và quốc tế, Một cực phát triển năng động nơi đầu cầu hành lang kinh tế Đông – Tây về phía Việt Nam và là một địa bàn chiến lược của đất nước nối liền mạch trục kinh tế động lực hai đầu đất nước. Do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế đô thị đã và đang đặt ra rất cấp bách, trong đó có chú trọng phát triển một nền nông nghiệp ven đô hiện đại, công nghệ cao, hiệu quả bố trí không gian cảnh quan kiến trúc Đông Hà theo mô hình “Thành phố bên sông nước”, “Đô thị nhà vườn” trên cơ sở phát huy những lợi thế đa dạng về địa thế sông nước, không gian mặt nước các hồ và cảnh quan gò đồi, vùng đồng bằng... theo hướng bền vững hiệu quả, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất Đồng Hà quật khởi, nhân hậu.

Những con đường trôi trong xanh, những nhà vườn lẫn trong tre xanh...................

 

 Đ.T.T

 

Đào Tâm Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 180 tháng 09/2009

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground