Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tản mạn trên lưng con cá voi xanh

H

ồi chiến tranh, mỗi lần trải tấm bản đồ khu vực Vĩnh Linh, tỷ lệ một phần trăm năm mươi nghìn ra; thằng Hải lính trinh sát cùng một tiểu đội với tôi lại nhận xét: “Vĩnh Linh quê cậu, hình hài trên bản đồ - trông rất giống chú cá voi xanh khổng lồ, quạt đuôi lên sườn đông giải Trường Sơn, nhoài mình ra phía biển đông, chực đớp viên ngọc ngoài khơi là Cồn Cỏ…” Nó nằm lên vạt cỏ xanh trong thăm thẳm: “Mày nhỉ?! Giá mà khoảnh khắc yên lặng hòa bình này trở nên vĩnh cửu thì lãng mạng biết bao!”

Nó oang oang đọc câu thơ của chàng pháo thủ nào đó bên Trung đoàn pháo mặt đất chiến dịch

“Hành quân đèo dốc mệt phờ

Bãi Hà tên núi - cứ ngờ tên sông”

Đó là phút hiếm hoi trong chiến tranh giữa hai đợt ác liệt và thông thường đợt tiếp theo bao giờ cũng ác liệt hơn đợt trước. Khi đào công sự có xúc một xẻng đất nâng lên trước mũi tôi.

- Mày xem! Toàn đất màu, tốt lắm mày ạ. Đất này mà lập vườn khỏi chê. Ở quê tao cuốc xuống hai nhát là đã đập trúng đá ong, vậy mà “rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” ra phết nhé!

Chàng trai đất Tổ xông xáo năng nổ nhất tiểu đội trinh sát đã không trở về quê hương ngày chiến thắng. Ngày 1.4.1972, đơn vị tôi bước vào chiến dịch giải phóng Quảng Trị sau đơn vị bạn hai ngày, khi cửa vào chiến dịch đã mỡ rộng. Xe tăng, pháo hạng nặng, tên lửa phòng không băng qua các bến vượt dọc sông Bến Hải từ Phước Sơn lên Bến Tắt vào Nam, theo trục đường 42 chọc thẳng vào Cam Lộ áp sát Đông Hà.

Thằng Hải nằm trên bờ Sông bắc Hiếu, đối diện với làng Tây Trì ở phía nam. Tôi thầm nghĩ rằng; ở Quảng Trị mấy chục năm lại đây có tục thả hoa trên sông để tưởng nhớ những linh hồn liệt sĩ quả cảm hy sinh vì quê hương đất nước, nhưng có lẽ không riêng gì sông Thạch Hãn, mà dòng sông nào ở mảnh đất này cũng đáng được thả hoa. Hoặc để lựa chọn thì ngoài sông Thạch Hãn, còn có thể thả hoa trên bến Hiền Lương của sông Bến Hải và trên sông Hiếu đoạn cắt ngang cầu sắt Đông Hà nơi mà trong chiến dịch giải phóng Đông Hà, trung đoàn 36, sư đoàn quân tiên phong thực hiện cuộc cường tập vượt sông đẩm máu. Ba mươi năm qua, nhiều lần tôi đã tắm trên con sông Hiếu vào mùa hạ, nước mặn xâm nhập qua Đông Hà lên phía thượng lưu, tôi vẫn nghỉ rằng trong vị mặn của nước sông, có một phần vị mặn của máu xương đồng đội năm ấy.

Thằng Hải trúng một quả pháo hạm. Trước lúc hy sinh, nó còn nói được với tôi: “Nhớ trở về nơi khúc lưng của chú cá voi xanh, nơi mà đơn vị mình ém quân cả tháng trời chuẩn bị vào chiến dịch. Tìm trong ba lô của hậu cứ, những lá thư mình chưa kịp gửi, mang ra bưu điện Hồ Xá gửi về quê cho bầm…”

Khúc lưng của chú cá voi xanh mà Hải nhắc tôi trước lúc hi sinh là chỉ vùng đất từ sông Bến Hải kéo ra đến ranh giới tỉnh Quảng Bình phía Tây đường Hồ Chí Minh công nghiệp, Phía Đông là đường sắt xuyên việt. Hôm nay vùng đất này đã trở thành vùng kinh tế gò đồi quan trọng của huyện Vĩnh Linh.

Chẵn ba mươi năm kể từ ngày xuất kích vào Nam tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị; tôi trở lại vùng căn cứ cũ. Đi trên xe u oát của Huyện đội, do đại úy Hiệp cầm lái, ngồi ghế hướng đạolà kỹ sư Lê Vĩnh Thịnh trưởng ban quản lý dự án vùng kinh tế mới Bắc sông Bến Hải. Anh Thịnh là lính cũ của binh đoàn Pắc Pó, tên gọi khác của quân đoàn bộ binh 26, đồn trú ở Cao Bằng mấy mươi năm trước. Một xe lính; đường dốc gập ghềnh, không khí chiến trường như đang hiện về, sống lại.

Xe ghé vào trang trại ông Dương Biều; anh Thịnh giới thiệu về những lô cao su đang cạo bói, những vườn hồ tiêu hai ba năm tuổi xanh ngút ngát; ông Biều hồ hởi đãi môn nịch, thơm bùi, chấm đường kính trắng tinh. Mắt tôi như mờ lệch đi một lăng kính khác: tôi nhớ thằng Hải, nhớ ngày xưa, những đêm rét mướt, sau khi vượt sông Bến Hải soi đường về, bụng đói cồn cào như thể thành dạ dày dính sát vào nhau; tôi và nó mò mẫm trong đêm lần tìm những bụi rau tàu bay mới mọc lên ở chỗ quả bom na pan nổ cháy rừng tháng trước, đem về, không rửa, cuộn lại chắm với mắm tôm đóng bánh nhai tốp tép trong màn. Ngày ấy cả vùng này không có dân. Có lúc gạo hết cả đại đội tìm các rẫy củ của đồng bào bỏ đi, mót những củ sắn rai về ăn trừ bữa…

Bây giờ, trên vùng đất này có gần 5.000 héc ta thông nhựa và rừng hỗn giao của lâm trường Bến Hải; 500 héc ta cao su của dự án kinh tế mới do anh Thịnh quản lí. Hàng chục héc ta cây ăn quả, lúa nước. Vùng đất mới khai khẩn này đã có trường học; nhiều cơ sở hạ tầng, năm tập đoàn sản suất với gần 200 hộ. Hội đủ yếu tố để lập nên một đơn vị hành chính cấp xã miền núi mới.

Điều dễ nhận thấy ở vùng kinh tế mới bắc sông Bến Hải là các hộ đến lập nghiệp đã bắt đầu khá lên: Nhà xây, giếng nước xây, các tiện nghi đắt tiền. Dự án xây dựng đường dây điện hạ thế cho vùng kinh tế mới đang xúc tiến triển khai. Gặp ai cũng chuyện trò vui vẻ. Người dân vùng kinh tế mới ai cũng hài hước. Thấy khách đồng bằng lên, vừa trao cho nhau chiếc quạt giấy, họ vừa hóm hỉnh:

- Anh thông cảm, điện mới bị mất đột xuất…

Tôi đi qua những vườn vải thiều, bưởi Mã Lai; xoài Ấn Độ của ông Lê Đoài, vườn nào cũng trái cũng hoa. Bất giác tôi lại nhớ lại Hải, có một mùa mưa, Hải tìm thấy một bụi sót chin, ngoài Bắc gọi là cây gắm. Quê Hải không có quả này, không biết có ăn được hay không nhưng thấy nhiều và quả chín đẹp lắm. Hải chạy tìm tôi. Bụi sót lớn chừng một tạ quả. Quả sót tươi khi chín có vị ngọt nhưng bên trong vỏ lụa là một lớp lông măng rất sót. Hải nếm thấy ngọt mút bừa, vậy là nó rên rỉ cả buổi chiều mưa rả rích; nhưng tạ hạt sót ấy đủ để tiểu đội tôi bám trụ rang ăn rỉ rả vui suốt mùa đông. Trái sót sao mà giống trái xoài thế, chín có màu vàng chanh chỉ khác là trái xoài to hơn trái sót nhiều lần. Tôi lẩm bẩm tính: từ khi đến đất này ăn trái sót hoang dại đến khi trở lại ăn trái xoài sang trọng mất nửa cuộc đời… Dù sao đó cũng là một sự biến đổi thần kì ngoài sức tưởng tượng.

   Tôi lần lượt trở về những địa danh một thời gắn bó: Bến vượt sông Bến Hải ở Gia Voòng nay đã mộc lên trạm thủy văn bề thế xinh như một biệt thự. Phía trên cầu treo Bến Tắt là cây cầu bê tông trên đường Hồ Chí Minh công nghiệp hùng dũng vươn mình qua sông Bến Hải, xa xa là trạm Kiểm lâm Bến Tắt hai tầng bề thế. Cụm dân cư hai đầu cầu Bến Tắt đã mang dáng vẻ thị tứ sầm uất, cùng với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, tương lai gần sẽ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách. Từ cầu Treo, theo đường Hồ Chí Minh, ra Bắc, khoảng mười lăm cây số là gặp thị trấn Bến Quan, thị trấn trẻ, mới có tám năm thành lập: Hơn ba nghìn dân: ba ngìn héc ta cao su và rừng trồng, đang là trung tâm kinh tế - văn hóa của miền tây Vĩnh Linh.

   Con đường Hồ Chí Minh thời công nghiệp đi qua khúc lưng chú cá voi xanh đang bước vào giai đoạn thi công những hạng mục cuối cùng. Từ Cổ Kiềng, cây số 660 trên con đường chiến lược về Nam, nơi giáp giới giữa Quảng Bình – Quảng Trị đến Bến Tắt có chiều dài khoảng mười tám cây số, thời chiến tranh chúng tôi đi mất hai ngày; còn bây giờ ngồi trong xe u oát chạy chừng mười lăm phút. Và cũng đến bây giờ tôi mới hiểu, tại sao thời chiến tranh chống Mỹ địch tập trung đánh phá ác liệt nhất, nhưng lại là nơi tập trung rất nhiều lực lượng. Đơn giản chỉ vì địa bàn này là bàn đạp duy nhất, triển khai lực lượng nhanh nhất vào chiến trường bắc Quảng Trị và Đường 9…

   Thời gian này huyện Vĩnh Linh đang nghiên cứu, khảo sát quy hoạch để bố trí dân trên đường Hồ Chí Minh mới mở. Suốt một ngày đi dưới rừng thông hơn hai mươi năm tuổi của Lâm trường Bến Hải, đồng chí Nguyễn Hữu Thắng, phó Bí thư thường trực Huyện ủy Vĩnh Linh đưa ra nhận xét thú vị: - Vấn đề tiềm năng kinh tế gò đồi ở Vĩnh Linh cơ bản đã được kiểm chứng. Đưa dân lên đường Hồ Chí Minh để giải quyết việc làm, lao động và làm giàu. Cốt lõi là việc làm. Việc làm trước mắt không thiếu, tương lai cũng rất dồi dào. 6000 héc ta thông nhựa đến kì khai thác,  mỗi héc ta cần hai lao động khai thác thường xuyên, như vậy chỉ riêng Lâm trường Bến Hải có thể tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn người với thu nhập bình quân trên 300 nghìn đồng một tháng. Ngoài ra sẽ có các dự án trong rừng, trồng cây công nghiệp sẽ được sớm triển khai …

   Mười năm trước, huyện Vĩnh Linh đề ra nghị quyết mở hướng lên đồi với mục tiêu trồng mới 5000 héc ta cao su. Khi triển khai, không ít người hoài nghi. Các nông trường có kinh nghiệm, kĩ thuật, máy móc đầy mình, lao động tập trung, mà mỗi năm hò hét đứt hơi cũng chỉ trồng dăm chục héc ta. Đưa cây cao su cho nông dân trồng là việc làm táo bạo. Thế nhưng khi ý tưởng Đảng hợp nông dân, giờ đây mục tiêu đã được thực hiện hết sức mĩ mãn. Bây giờ đã là lúc tính toán xây dựng các điểm chế biến mũ cao su để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Trên chuyến đi này, tình cờ chúng tôi gặp toàn Ban giám đốc nông trường Quyết Thắng xuyên rừng từ Rào Trường xuống; cũng bằng xe u oát, và cũng thấy bất ngờ tôi nhận ra ông giám đốc Nguyễn Viết Hải, Phó giám đốc Trương Văn Duyến, từng là những người lính. Các ông đang tiến hành một cuộc khảo sát sản lượng khai thác mủ cao su ở vùng kinh tế mới bắc sông Bến Hải để nếu có thể thỏa thuận được với nông dân thì mua tại chỗ.

Mấy ông lính làm kinh tế cực kì nhanh nhạy. Trong lúc người dân đang loay hoay không biết bán mủ nước cho ai vì huyện chưa có cơ sở chế biến, thì chỉ có non mười cây số nông trường Quyết Thắng đã tìm ra nguồn nguyên liệu chế biến với giá cả phải chăng, các bên cùng có lợi. Tôi nhìn đồng hồ, chỉ trong năm phút, ông giám đốc nông trường và ông chủ dự án vùng kinh tế mới đã thỏa thuận xong một việc hệ trọng.

   Ông Nguyễn Viết Hải:

   - Sắp bước vào khai thác mủ, chúng tôi đang chuẩn bị mở lớp đào tạo công nhân cạo mủ cao su.

   Ông Thịnh:

   - Tôi cũng dự tính mở lớp, nhưng ít người quá…

   - Ông cứ gửi lên tôi…

   - Bao giờ khai mạc?

   - Bốn ngày nữa.

   - Không kịp, anh có thể hoãn lại một tuần để tôi triệu tập…

   - Nhất trí ngay.

   - Học phí ra sao?

   - Trọn gói đào tạo ba tuần, ăn nghỉ tự túc, học phí 50 nghìn bao gồm cả bữa tổng kết liên hoan ba chục nghìn.

   - Ô kê!

   Họ bắt tay nhau tạm biệt, ai đi đường nấy. Ngồi trên xe tôi cứ băn khoăn: có nơi nào trển trái đất này, học phí phải trả cho việc đào tạo một công nhân kỹ thuật khai thác mũ cạo lại rẻ thế không nhỉ. Thực chất chỉ có 20 nghìn đồng cho ba tuần học, và quy định bắt buộc của ngành cao su là không có giấy chứng nhận đã học cạo mủ thì không được cầm dao đến gốc cây cao su…

* * *

   Tôi trèo lên bậc cuối cùng của chòi canh lửa của lực lượng bảo vệ rừng đầu nguồn Bến Tắt nghe nhồn nhột trong tim cho tới gan bàn chân. Từ trên cả tầm cao của tán rừng thông ba mươi năm tuổi, những cánh rừng xanh thẳm của thông, bàn bạc của bạch đàn và cây tai tượng bát ngát tít tắp trải suốt một vùng khúc lưng của chú ca voi xanh.

   Hải ơi, trên khúc lưng của chú cá voi xanh khổng lồ ngày nào chúng mình ghi lên những kí hiệu công tác tham mưu tác chiến, bây giờ các nhà kinh tế đã tô màu lên tấm bản đồ để phân biệt các vùng cao su, thông nhựa, bạch đàn. Nghĩa là thân mình loang lổ vàng cháy của chú cá voi xanh ngày xưa nay đã được khoác lên bộ cánh xanh rờn tít tắp. Hòa bình đã trở thành vĩnh cửu. Con cá voi xanh đã thoải mái nhoài mình ra biển khơi…

T.P.T

Tống Phước Trị
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 94 tháng 07/2002

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground