Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thị xã nơi cửa gió

T

heo ký ức của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lưu lại trong bút ký “Đông Hà – Con người và thời gian” thì sau ngày giải phóng: “Nhân dân trở về gây dựng lại cơ đồ trên một mặt đất trơ trụi đến không con một bóng cây để núp nắng, không tìm đâu ra một khúc tre dài đủ hai gang tay để chẻ lạt. Nhà cửa vùng giải phóng lúc đó, cột kèo rui mèn đều làm bằng những cọc sắt, một nuộc lạt thay bằng dây kẽm gai, tất cả đều được tháo gỡ ra từ những khu tập trung. Vì thế, để có làng, có nhà, để đưa mảnh đất sống của mình thoát khỏi cảnh kỳ hình dị tướng kia, conn gười đã bắt tay làm lại từ đầu, tức là trồng lại cây tre. Nghĩ cũng thật lạ so với cả nước, thành quả chủ yếu của ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị năm 1973 là đã trồng 8 vạn cây tre và chỉ tiêu phấn đấu lên tới nửa triệu cây trong năm 1974. Chỉ hai năm sau ngày hòa bình bóng tre đã định hình lại các thôn ấp, viền xanh những khu vườn, vể đẹp nhân văn tươi mát lại hiện bóng trong cuộc sống dường như đã nối liền mạch vào tương lai…”.

Theo những dòng ký ức này, tôi đã từng nhẫn nha tìm về những thôn làng đang từng ngày lên phố quanh vùng ven thị xã Đông Hà để được thấy những mầm măng trồng buổi đầu ngày quê hương phục sinh ngót 30 năm trước ấy giờ đã trở thành những lũy tre cường tránh rủ bóng xuống đất vườn tươi tốt xỏa tóc xanh trời, ngạo nghễ bám chặt bờ sống Hiếu lộng gió, thơm lừng tầng phù sa biền bãi, bảo bọc, giữ yên đằm cho cuộc sống của người dân quê qua nắng mưa bão lụt kinh kỳ. Tôi nghĩ, việc Đông Hà phải tính đến đầu tiên trong cuộc phục sinh dài lâu và gian khó của mình là bằng mọi cách chế ngự được gió, đó là một quyết tâm lớn mang đạm tính kinh tế và nhân văn sâu sắc. Và chính vì điều đó mà đất này dường như phải tạ ơn những người đi trước đã gây dựng cho quê nhà những vành tre như một phần hương hỏa để đến bây giờ được thấy nhuần nhị một màu xanh mát rượi muôn đời.

Không chỉ bởi hậu quả của chiến tranh tàn phá quá nặng nề, Đông Hà từ khi khai thiên lập địa đến bây giờ đã phải chịu mang số phận của một vùng đất nơi đầu ngọn gió. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió tây – tây nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng nhiệt đới ẩm đặc sắc. Chế độ khí hậu nơi đây chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô nóng bắt đầu từ tháng 3 kéo dài đến tháng 8, gần như liên tục nắng nóng kìm theo gió nóng khô tây – tây nam. Sức gió có ngày lên tới cấp 6 cấp 7. Do cấu tạo địa hình của phía triền dốc đông Trường Sơn nên gió tây – tây nam khi qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão nhỏ có chu kỳ kéo dài trong nhiều tháng. Nắng và gió hun nóng cả không gian, lượng nước bốc hơi rất cao. Trong những tháng này, số giờ nắng đều trên 200 giờ mỗi tháng làm lượng nước ngọt bị khô kiệt, nước sông bị nhiễm mặn trầm trọng, đất đai nứt nẻ, cây cỏ bị cháy sém. Ngược lại, vào mùa mưa kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo những cơn bão mạnh xuất phát từ biển Đông. Lượng mưa trung bình hàng năm 2700mm, nhưng phân bố không đều thường gây ra lũ lụt làm bất lợi cho đời sống nhân dân. Trong điều kiện chiến tranh và thiên tai khắc nghiệt đến nhường ấy, để chế ngự gió, Đông Hà đã chọn việc lập vành đai cây xanh, nâng cấp hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước, xây dựng các lâm viên liên hoàn như là một phương án đặc địa, không phải vì lợi ích mười năm nữa mà vì sự phát triển vững bền cho đất nay đến muôn đời sau.

Trải qua ngằn ngặt thời gian, chiến tranh và lãng quên, vậy mà chỉ qua ba mươi năm xây dựng và phát triển, Đông Hà có quyền tự hào là một thị xã có tốc đọ phát triển vành đai cây xanh đáng nể. Trên các  đường phố vừa được quy hoạch rãi thảm nhựa với độ dài tương đương 60km, và hàng trăm km đường được mở rộng, cấp phối, đường vươn đến đâu, cây xanh trãi dài đến đó như khẳng định sức thăng tiến của một đô thị trẻ. Trung bình một năm, bằng các nguồn vốn đầu tư, thị xã đã trồng thêm được trên 10 vạn cây bóng mát cá loại như phượng, bằng lăng, sữa, xà cừ, tràm hoa vàng… đổ rợp bóng xuống phố xá đang đổi thay từng ngày. Trong xu thế hiện nay, cái đẹp kiến trúc đo thị được thể hiện trên ba mặt: hình thức, tính biểu hiện và môi trường không gian. Trong chừng mực nào đó, môi trường không gian Đông Hà đã đảm bảo cho thị xã có một “khoảng vượt” đây tiềm lực để có thể yên tâm tính toán dự phòng cho tương lai. Chỉ cần mười phút thoát khỏi âm thanh ồn ả của phố phường, người dân Đông hà sẽ gặp bát ngát xanh làng hoa An Lạc, thăm thăm xanh vườn cây, mượt mà xanh thửa lúa, mơn mởn xanh triền ngô, thuần nguyên một rợp xanh làng Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ… Về phía tây, nươi được ví như một tấm ngực trận căng nức hứng trọn muôn ngọn gió Lào chở che cho thị xã, giờ đã có hồ chứa nước Khe Mây án ngữ. Sau trận lũ lịch sử năm 1999, được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ NN – PTNT và Ngân hàng phát triển Châu Á, tiểu dự án nâng cấp hồ chứa nước Khe Mây đã được triển khải xây dựng với kinh phí trên 6,2 tỷ đồng, gồm những phần việc: sửa chữa và nâng cấp, cống tràn nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực đầu mối. Đồng thời gia cố hệ thống kênh đảo bảo cấp nước tưới cho 200 ha diện tích đất canh tác, góp phần cải tạo môi trường sinh thái trong vùng. Nâng cao mực nước ngầm tạo điều kiện cho gần 10.000 hộ dân ven thị xã khai thác nước sinh hoạt, tưới tiêu, ôn định cuộc sống. Bây giờ, hồ Khe Mây đã trở thành một điểm nghỉ ngơi, thư giản kỳ thú nằm ngày bên lòng thị xã. Mặt hồ thoáng rộng, đêm đêm thả vào không gian hơi nước mát lành hòa vào ngọn gió đem lại cảm giác thư nhàn cho cư dân đô thị. Xa hơn chút nữa, trên 5000 ha rừng thuộc quyền quản lý của Lâm trường Đường 9 trãi dài từ Khe Mây, Khe Lấp qua Hải Thái, Cồn Tiên… tạo thành một vành đai xanh bao bọc thị xã thanh lọc nắng gió, bụi khói trước khi trả ngọn gió ra cửa biển. Ở những phía khác, đập chính hồ Trung Chỉ, đập tràn Tây Trì, hồ chứa nước phường 4 đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Sông Vĩnh phước án ngữ  phía nam không chỉ có tác dụng phục vụ tưới tiêu cho sản xuất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng môi trường sinh thái. Việc tiếp tục mở rộng mô hình vườn đồi trông cây ăn quả ở HTX Tân Vĩnh, Lai Phước, Khe Lấp… ngoài tạo việc làm, nâng cao mức thu nhập cho nông dân còn có tác dụng rất lớn phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tái tạo lại thảm thực vật, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Về phía đông, Đông Hà bây giờ đường như xích lại rất gần với cửa biêt, thỏa sức đón ngọn gió mát lành từ đại dương những lúc chiều buông. Thị xã quanh năm gió lộng ba bề, ngọn gió nào cũng mang theo chút dịu mát ân tình như minh chứng cho những nỗ lực không mệt mỏi của con người nơi đây trong công cuộc chế ngự gió âm thầm, bền bỉ, lao lực, từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Có lẽ, con đường ven đô đẹp nhất thị xã bây giờ là đường Hoàng Diệu thong dong bên mép nước sông Hiếu ngược lên những thôn làng trù mật phía thượng nguồn. Những hàng cọ dầu như những điểm nhấn quyến rũ, xao xuyến, trãi dài bên bờ sông, lay thức hồn người. Rồi đây việc quy hoạch khu dân cư hai bên đường Hùng Vương nối dài, khu dân cư hai bên đường Lý Thường Kiệt, phía đông hồ Khe Mây, đường Bà Triệu, đường phía bắc sông Hiếu, nâng cấp và xây dựng mới Lâm viên Cọ Dầu, công viên trung tâm, công viên Đông Hà… được hoàn thành, thị xã sẽ có một gương mặt mới hiền thục và tươi tắn hơn, vững vàng gánh vác tránh nhiệm là một đô thị loại 3 trong một tương lai gần.

Dù thế nào chăng nữa, khi nhìn thấy những hàng tre vĩnh định bên những phố phương ven đô hôm nay và cả mai sau, xin nhớ cho rằng đó là một mốc khởi thủy của công cuộc chế ngự gió, gian lao mà bao thế hệ người dân đất này đã bắt đầu gây dựng từ khi quê hương còn khét lẹt mùi đạn bom và ngằn ngặt gió Lào rát bỏng. Để hôm nay, thị xã nơi cửa gió sâu lắng và vững tin hơn đón ngọn gió lành thời đổi mới với bao dự cảm, tin yêu và hy vọng…

Đ.T.T

Đào Tâm Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 96 tháng 09/2002

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground