Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thời gian và ký ức

M

ới đó mà đã hơn 50 năm, kể từ ngày tôi bước vào cổng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956). Bấy giờ toàn miền Bắc chỉ có 5 trường Đại học, toàn là những trường danh tiếng. Danh tiếng bởi tên tuổi của các vị giáo sư được đào tạo và trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, một bộ phận được tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở Pháp về, nhẹ nhàng rủ bỏ vinh hoa phú quí đi theo tiếng gọi của Cách mạng và cụ Hồ. Hà Nội mùa tựu trường Đại học niên khoá 1956-1957 tấp nập lạ thường, nhất là ở các số nhà 19, 21 đường Lê Thánh Tông, nơi tập trung ba trường Đại học: Tổng hợp, Sư phạm, Y dược. Sắc màu Hà Nội sau những năm giải phóng được in dấu ở những em nữ sinh với những tà áo dài tha thướt, đầu tóc “phi - dê”, trên những chiếc xe đạp ngoại, ở những nam sinh vừa ®ç tú tài, con nhà khá giả trong những bộ âu phục chỉnh tề đi xe gắn máy cùng với nếp sống giản dị của hàng nghìn học sinh tốt nghiệp cấp ba phổ thông ở khu Ba, khu Bốn và các tỉnh phía Bắc vừa mới rời mái trường kháng chiến, có cả những cán bộ đương chức và một vài nhà văn đã có tác phẩm. Người Quảng Trị có Hồ Sĩ Thoảng, Hồ Sĩ Khoách, Huỳnh Hữu Bát, Đoàn Nhật Tăng, Lê Mậu H·n (Đại học tổng hợp); Lê Đình Phiên, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Mạnh Duy,Th¸i Duy Ninh, Nguyễn Thanh (Đại học bách khoa)v.v… Về sau đều trở thành những nhà giáo, nhà khoa học thành danh. Tất cả đều cùng một mục đích: Học để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và góp phần đấu tranh thống nhất đất nước. Khoa ngữ văn Đại học tổng hợp, nơi tôi thi vào, có số thí sinh trên 1000. Nhưng chỉ tiêu chỉ tuyển trên 100 có lẻ, đến năm ba (khoá học chỉ 3 năm) thì số thí sinh tốt nghiệp chỉ còn khoảng một nửa. Đủ biết ngay từ bấy giờ ngành giáo dục đã chú ý chất lượng. Mà hàng đầu là chất lượng của các giáo sư. Chỉ kể vài tên tuổi: các giáo sư: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Hoàng Xuân Nhị, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mạnh Tường và nhiều giảng viên, phụ giảng có kiến thức uyên thâm, có năng lực sư phạm tốt. Bên Khoa học tự nhiên có các giáo sư: Nguỵ Như Kontum, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Ho¸n v.v… Chủ nhiệm Khoa ngữ văn mấy năm đầu là thầy Đặng Thai Mai. Đến năm thø ba thì thầy Trần Văn Giàu kiêm luôn chức danh chủ nhiệm khoa Văn - Sử. Vào những năm đầu tiên, do tác động ít nhiều của đời sống xã hội, nhất là hậu quả sai lầm của cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, không khí học đường chưa thật nề nếp. Đại giảng đường số 21 Lê Thánh Tông là nơi: truyền đạt kiến thức, nhưng việc ra, vào giảng đường có lúc cßn lộn xộn, thậm chí có những phát ngôn bừa bãi, tự do quá trớn trong sinh viên. Nhưng nhêuy tín quá lớn của các giáo sư, sự uốn nắn kịp thời của lãnh đạo, lại được sự ủng hộ của phần lớn sinh viên có trình độ học vấn tốt vừa tr¶i nghiệm trong kháng chiến nên dần dần không khÝ học tập trở lại qui cũ. Bấy giờ có thể nói: “Thầy ra thầy, trò ra trò”. Mỗi thầy là một tấm gương đạo đức, một nhà sư phạm mẫu mực. Trong số những bài giảng của các thầy, tôi nhớ nhất là những giờ lên lớp của thầy Đặng Thai Mai. Ông giảng về thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XX, về những tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Hoa hiện đại như Truyện A. Q của Lỗ Tấn, kịch Lôi Vũ của Tào Ngu…, nhưng sôi nổi nhất, gây ấn tượng nhất đối với sinh viên là những giờ văn học Pháp, đặc biệt là cách truyền thụ những vở bi kịch cổ điển Lơxít của P. Coóc nây và Angđrơmác của Giraxin. Đặc điểm của những vở này là sự xung đột dữ dội giữa hai gia đình quí rộc theo đuổi dục vọng, hành động kịch diễn ra hết sức căng thẳng. Cách giảng của thầy Mai thật độc đáo, vừa phân tích tâm lý, số phận của từng nhân vật, vừa thể nghiệm như một diễn viên bằng cách vào vai của từng nhân vật. Trong lơxít thầy đã thuộc những câu đối thoại (bằng tiếng Pháp) giữa Simen và Rôđrigơ, đôi tình nhân trẻ; giữa bá tước Đông gormax (cha Simen) và Đông Điegơ (Cha Rôđrigơ). Thầy Nguyễn Lương Ngọc mực thước trong những giờ giảng về văn học Việt Nam (phần văn học dân gian) với những vần ca dao đẹp, những truyện cười di dỏm, những truyện nôm khuyết danh đậm chất nhân văn. Nếu không học thuộc lòng không vận dụng trí nhớ thì làm sao thầy có thể truyền giảng tr«ichảy, ngọt ngào, có mức truyền cảm lây lan đến người nghe!? Nếu như Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường bằng những lời lẽ hùng biện về văn học cổ đại Hy - la, thì Giáo s­ Cao Xuân Huy mùc thước, đỉnh đạc truyền thụ những trí thức về lô - gíc học, một bộ môn l¹ lẫm đối với sinh viên, chặt chẽ, khúc chiết của tư duy với câu nói lặp đi lặp lại của thầy: “Mọi người sinh ra đều phải chết. Khổng Tölà người, Khổng Tử cũng phải chết”. Giáo sư Hoàng Xuân Nhị, bấy giờ khoảng 40 tuổi, nhưng đầu tóc đã bạc, nhiệt tình, tinh thông tiếng Pháp, biết tiếng Anh, thầy còn tự học tiếng Nga; chỉ trên dưới một năm mà đã đọc được một thứ ngoại ngữ Xlavơ khó học. Chúng tôi hỏi bí quyết thành công? Thầy trả lời: Đam mê, lại nhờ có tiếng Pháp tốt, đọc được tiếng Latinh, mà trong tiếng Nga dễ có đến 40% từ nguyên bắt nguồn từ các ngôn ngữ phương Tây. Lại nữa, phải có mục tiêu rõ ràng: học tiếng Nga để truyền thụ kiến thức văn học Nga cho sinh viên - một bộ môn mà Nhà trường phân công cho thầy phụ trách. Khâm phục nghị lực của thầy Nhị, lại say mê văn học Nga, dự các giờ học tiếng Nga, ngay từ năm thứ hai, tôi đi chuyên sâu vào văn học Nga, võ vẽ làm quen với những vần thơ lấp lánh của Puskin, những hình tượng lộng lẫy như Đancô, chim báo bão, chim ưng, những trang thơ bậc thang của Maiakôpxski. Ngày đó, các giáo sư thường khiêm tốn nghĩ rằng, giáo trình chưa hoàn chỉnh, những bài giảng ở lớp chỉ là phác thảo nên đã khuyên sinh viên phải có ý thức tự học, đến thư viÖn, đọc, lấy tư liệu, tập viết những chuyên đề ngắn, chỉ năm, bảy trang. Trong những năm tháng “dùi mài kinh sử” đó, thầy Đặng Thai Mai có công rất lớn đối với khoa ngữ văn: đó là việc vận dụng phương pháp học đi đôi với hành, kiến thức ở nhà trường không tách rời với lao động, sáng tạo ngoài xã hội, điều mà hiện nay người ta gọi là văn hoá tự nghiệm(culturevécue). Tôi còn nhớ, sau những bài giảng về sân khấu truyền thống, thầy đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên đến các rạp “Chuông Vàng”, “Kim Phụng” đễ xem diễn trích đoạn các vở chèo nổi tiếng: Quan âm  thị kính, Suý Vân gi¶ dại, Trương Viên, Lưu Bình Dương Lễ v.v… Trước khi xem, thầy thường giới thiệu khái quát nội dung những điểm nhấn của nhân vật và xung đột kịch, các làn điệu chèo…

Nói chuyện học tập và nghiên cứu ở khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp mà không nghĩ đến chuyện bám sát thư viện, ý thức rèn luyện kỹ năng học thuộc ca dao, thành ngữ, thơ văn cổ điển là chuyện nói suông. Ngày nay người ta bàn nhiều phương thức cải cách giáo dục, khuyến khích những “tri thức sau nhà trường”, tinh thần tự học tự đào tạo là những chuyện hết sức quan trọng, nhưng nếu không lấy thầy làm trung tâm, không rèn luyện cho sinh viên có lý tưởng và mục tiêu của sự học, học một đàng, làm một nẻo khi vào đời, thì mọi cải cách thật khó hy vọng thành công.

Thời gian học ở Đại học Tổng hợp không dài nhưng nhờ có sự hướng dẫn của các thầy về phương pháp, sau đó là nhiều năm đi thực tập tại Nga, được tiếp cận với phương pháp luận khoa học, nên việc đi vào đời của tôi có phần thuận. Thật đúng chỗ khi nhắc đến hai kỷ niệm về giáo sư Đặng Thai Mai. Tháng 9 - 1963, sau khi kết thúc đợt thực tập tại Đại học quốc gia Mátxcơva, tôi về công tác tại Viện Văn học, do GS, Đặng Thai Mai làm Viện trưởng kiêm chủ nhiệm Tạp chí Văn học. Là thầy cũ, vừa là tuổi bậc cha, chó nên cán bộ trẻ ở viện thường gọi thân mật là “Bác Mai”. Một trong những điều dễ nhận thấy ở bác Mai là sự quan tâm thực sự - có hiệu quả đến lớp trẻ. Tôi nhícó mấy lần Bác mời tôi và Lưu Văn Bổng (nguyên Phó viện trưởng) đi tham quan, thực tế cùng ô tô riêng, chủ yếu thăm một số chùa chiền ở quanh Hà Néi và Hà Tây. Ngồi trên ô tô, chúng tôi nghe bác nói về Phật giáo khi vào Việt Nam đã bản ®Þa hoá nên rất phổ cập trong nhân dân, kiến trúc “cộng sinh” và cảnh quan, phong thuỷ ở một số chùa, ®Òn, miếu. Thiện ý của bác là muốn công việc nghiên cứu của chúng tôi không bị khép kín và có hiệu quả xã hội. Những năm ở Viện Vặn học không chỉ có chuyện vui. Một số rất ít người có vai vế trong Viện thường hẹp hòi, nhìn cán bộ trẻ, nhất là cán bộ ở nước ngoài về qua hiện tượng, tác phong, cách ăn bận mà ít hiÓu về bản chất, giá trị lao động, năng lực nghiên cứu của họ. Những lần như vậy, trong những cuộc họp chi bộ và cơ quan, bác Mai thường có những câu nói để uốn nắn về cách ứng xử.

Mùa thu năm 1984, trước khi sang Mátxcơva bảo vệ luận án Tiến Sĩ tại Đại học Lômônoxốp, theo gợi ý của Đặng Thái Hoàng (con trai bác Mai), tôi đến thăm thầy cũ, thủ trưởng cũ tại nhà riêng ở phố Nguyễn Lai Thạch. Thư phòng của bác có đầy đủ phương tiện để làm việc. Trên bàn tiếp khách thÊy có mÊy bao thuốc lá “Tam đảo”. Trong câu chuyện hơn một tiếng đồng hồ với bác, tôi nhớ hai điều: Tôi hỏi bác - thưa bác là một giáo sư uyên bác, nhà hoạt động xã hội nhiều năm, nhà văn có uy tín lớn sao bác kh«ng viết hồi ký? - Bác mỉm cười: Hồi ký là thể loại văn học tưởng dễ mà lại rất khó. Khó bởi vì nhân vật trung tâm lại chính là nhà văn - người kể. Muốn kể hay phải có sức kh¸i quát cao. Viết không khéo không biết kiềm chế thì dễ đề cao cá nhân m×nh… Biết tôi sắp sang Nga, bác ôn tồn khuyên bảo: Liên Xô là một cường quốc, có một nền khoa học tiên tiến và nền văn hoá lớn. Các anh đang còn sung sức, cố gắng nắm chắc phương pháp luận nghiên cứu, trau dồi kiến thức và tinh thông tiếng Nga. Mình rất tiếc là kh«ng biết được tiếng của V.I. Lênin. Lời bác Mai nói về việc viết hồi ký sao mà “thiêng” vậy! Cho đến nay đã gần phần tư thế kỷ vẫn có ý nghĩa đối với nhiều người. Nhiều năm gần đây hồi ký văn học được nhiều người chú ý. Ai cũng có quyền viết, nhưng viết như thế nào là cả một khoa học và một nghệ thuật. Cơ sở của khoa học là tính trung thực, ở đây không có chuyện bịa đặt với động cơ vụ lợi; còn nghệ thuật là tuỳ hoàn cảnh, tuỳ nhân chứng, vật chứng, sự kiện liên đới với tác giả mà có cách ứng xử. Người xưa nói: “tuỳ ngộ nhi an” là vậy, còn nếu người viết mà tự đề cao mình, huênh hoang, khoác loác thì hồi ký của anh trở thành lố bịch, làm trò cười cho thiên hạ. Câu châm ngôn của tiền nhân dạy: kẻ sĩ muốn lËpngôn, thì trước hết phải lập đức, lập công, thật ứng nghiệm.

Trong chặng đường học tập ở Nga dễ thường tôi có trên dưới tám năm với nhiều lần đi về. Trong ngần ấy thời gian dồn tích bao nhiều kỷ niệm, mà toàn là kỷ niệm màu xanh gắn liền với sự nghiệp nghiên cứa văn học, văn hoá học về sau. Ngay từ những năm đầu tiên cho đến những năm thực tập sinh cao cấp, chúng tôi đã có ý thức mở rộng công tác nghiên cứu “điền dã”. Thăm mộ LépTônxTôi ở Iaxnaia Poliana, bảo tàng của nhà văn vĩ đại để bổ sung cho chuyên đề về văn học Nga ở cuối thế kỷ XIX; về nghỉ đông ở Ialta, Ximphêrôpôn không quên thăm Nhà bảo tàng của A.Trêkhốp; lên Xanh Pêtéc - bua và dừng lại rất lâu ở khu tưởng niệm A. Puskin bảo tµng, trường Lisxe nơi nhà thơ vĩ đại Nga đã học qua thời thơ ấu; đi nghe và toạ đàm với nhà văn Ilia Êrenbua về chuyên đề “vũ trụ và cánh hoa lila” tại câu lạc bộ vật lý Đại học Lômôn«xốp; về Kiép đến đặt vòng hoa tại tượng đài nhà lớn Ucraina - Sepsencô. Tôi cũng không quên sưu tầm những đĩa hát ghi âm nhạc phẩm của các nhạc sĩ danh tiếng của Nga vµ thế giới. Traicốpxki, Trakhaturian, Sốttacôvich, Prôcôphiép…, về thành phố biển Xôtri hái nho, thu hoạch cà chua cho các nông trang tập thể, vừa®Ó nghỉ mát; đến trại nghỉ hè ở ngoại ô Mátxcơva, ở đó tôi đã hát bài ru con (dân ca Nam bộ) bằng Tiếng Việt và đọc bài thơ Bức từ mẹ (của X. exênhin) bằng tiếng Nga.

Năm 1985, tôi bảo vệ thành công luận án tiến  sĩ chuyên ngành ngữ văn tại Đại học Tổng hợp Lômôn«xốp. Điều đáng nhớ là trong Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước có mặt Viện sĩ Viện hàn lầm khoa học Liên Xô. Nôvicốp với tư cách là phản biện một. Khi ông bước vào phòng họp, tất cả các thành viên trong Hội đồng đều đứng dậy; về sau tôi mới biết phần lớn các thành viên trong Hội đồng là học trò hoặc đàn em của ông. Trong khoảng 30 phút phản biện luận án; Sự hình thành người nghệ sĩ kiểu mới trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, Viện sĩ chỉ có một nhận xét: đây là công trình ®éc đáo có ý nghĩa thực tiễn cả trong văn học Nga Xô Viết và văn học Việt Nam. Rồi tiếp theo là một câu hỏi cho nghiên cứu sinh: Tại sao tác giả nêu ra bảy tiêu chí của người nghệ sĩ, mà không phải là 3,5 hày 6? v.v… Còn phần lớn Viện sĩ trân trọng nhắc tới Chủ tịch Hồ Chñ tÞch - nhà thơ độc đáo với tập Nhật ký trong tù (đã được nhà thơ lớp P.Antôcônxki dịch ra tiếng Nga). Ông ca ngợi Hồ Chí Minh là nhà cách mạng lỗi lạc, anh hùng giải phóng dân tộc, con người rất mực con người, ở trong tù mà không bị song sắt ngăn cản, trái lại rất tự do, tự do suy nghĩ, tâm thế thoải mái lạc quan tin vào tiền đề và chính nghĩa. Hồ Chí Minh chẳng khác một ông già tiªn phương Đông, một đạo sĩ với ý thức nhập thÕ sâu sắc. Cả Hội đồng và người tham dự buổi bảo vệ chăm chú lắng nghe và thán phục. Thì ra, tự do là cái bên trong, là nghị lực, là lòng tin chứ không phải là hoàn cảnh nghiệt ngã bên ngoài. Lịch sử cho ta biết điều đó. V.I. Lênin trong ba năm đi đày (1897-1900) ở làng Susenxcôie (Xibiri) vẫn tìm mọi cách để tiếp xúc với nông dân, vẫn đọc sách, viết được trên 30 tác phẩm trong đó có cuốn Nhiệm vụ của người dân chủ - xã hội Nga, hoàn thành tác phẩm: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga- một công trình kế tục bộ Tư bản của Các Mác. Trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc, Viện sĩ L.A.Zinber bị giam trong trại tập trung phát xít Đức vẫn theo đuổi đề tài đang dang dở: Siêu vi trùng v.v… §ñ biết, những vĩ nhân có những cống hiến vĩ đại khác nhau cho lịch sử loài người, nhưng đã gặp nhau ở một điểm: nghị lực siêu phàm, chính khí cường tráng, tinh lực thần diệu.

Năm 1990 - 1991 nhân sang lại Liên Xô lần thứ 4, chuyến đi thực tập cao cấp chuẩn bị cho Luận án tiến sĩ khoa học (doctor nuác), tôi có dịp làm quen với nhà hoạt động sân khấu, Bộ trưởng văn hoá nước Cộng hoà tự trị Iakutxkaia thuộc Liên Bang Nga - Borix Bôrixốp, đại biểu Xô Viết tối cao Liên Xô. Kết bạn với Borix là nhờ anh bạn Alecxangdrơ, nhà sử học trẻ tuổi, một thực tập sinh ở bên cạnh phòng tôi. Borix là nghệ sĩ hào hoa năng động, nhiệt tình, mới gặp tôi lần đầu mà ông tỏ ra rất thiện cảm, mời tôi dự bữa ăn chiều tại khách sạn sang trọng “Matxcơva”. Chúng tôi đàm đạo với nhau nhiều ®iÒu, chỉ nhớ mấy chuyện khi ông trả lời câu hỏi của tôi về thực trạng glasnnơx (công khai) và pêrêxtrôika (cải tổ) mà Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phát động. Ông nói:Công khai, cải tổ là đúng rồi, nhưng sao kinh tế vẫn ì ạch, sức sản xuất chưa được giải phóng. Trong một cuộc hội nghị đại biểu toàn quốc tại cung Đại hội ở Kremli, một sĩ quan cấp đại uý hỏi Gorbatrốp: tại sao ở vùng đóng quân của tôi lại thiếu đường các cửa hàng trống rỗng hàng hoá?... Bôrix hỏi tôi về tình hình đổi mới ở Việt Nam. Tôi sốt sắng trả lời: Trước hết là phải ổn định chính trị. Có ổn ®Þnh, an sinh thì mới nói đến các chuyện khác. Ông gật gật đầu, tỏ vẻ đồng tình và nhấn đi nhấn lại hai từ: “prolititréxkaia Xtabilizaxia”, rồi nói tiếp: Ngày mai đến Hội nghị Xô Viết tối cao tôi xin nói về kinh nghiệm của Việt Nam.

Tháng 6 năm 1991 Borix mời vợ chồng tôi và giáo sư Trần Lâm BiÒn về thủ phủ nước cộng hoà tự trị của ông dự Hội nghị quốc tế về văn hoá và âm nhạc đàn “Vácgan”. Hội nghị diễn ra hai ngày đêm trên chiếc tàu thuỷ đầy tiện nghi lưu động dọc theo sông Lêna. Đoàn đông nhất là Nhật Bản, rồi đến Hàn Quốc, Trung Quốc, một số nước Châu Âu và Mỹ Latinh. Trong lời giới thiệu các đoàn đại biểu, nhân danh chủ tịch đoàn, Borix không quên nhấn mạnh sự có mặt của đoàn Việt Nam với ba đại biÓu từ một nước có nền văn hoá lâu đời và lµ dân tộc anh hùng đã đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Do có sự đóng góp tích cực vào nội dung hội thảo, tôi đã được Đoàn chủ tịch Hội thảo quốc tế tặng Bằng danh dự.

Sau hội nghị, Alecxangđrơ mời chúng tôi về quê. Cảnh vật quê anh thật đẹp, vẽ đẹp của đêm trăng vùng giáp Bắc cực!. Anh dẫn chúng tôi đi xem sân đua ngựa, các trang trại của nông dân, chợ “trời” bán đủ các loại hoàng hoá nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á… Buổi chiều muộn, Alecxangđrơ định tổ chức mittinh mời bà con quanh làng đến gặp gỡ đoàn Việt Nam. Nhưng sợ phiền, tôi từ chối. Alecxangđrơ bảo: ®©y là một vinh dự, bởi trong thời kỳ chống Mỹ, quê tôi đã tổ chức nhiều phong trào ủng hộ Việt nam có hiệu quả. Nhưng, người Việt Nam đến đây là rất hiếm. Thay vì gặp số đông nhân dân chúng tôi đi thăm một số gia đình tiêu biểu. Gia đình nào cũng giàu có, sung túc, bởi Iakutxkaia là nước Cộng hoà có tr÷ lượng vàng thứ hai thế giới, sau Nam Phi. Thật xúc động và tự hào khi ở cách xa Tổ quốc hàng mấy nghìn dặm, lại chứng kiến những người Nga vùng dân tộc thân thiện, đôn hậu, thủy chung, đậm đà tinh thần quốc tế giữa những người anh em cùng lý tưởng! Tôi nghĩ đến trách nhiệm và lòng tri ân của chúng ta đối với những người Nga Xô viết - một thời và mãi mãi bên nhau. Văng vẳng bên tai tôi những câu thơ ca ngợi đất nước và con người Việt Nam của nhà thơ Nga Igor Kôbzép trong trường ca. Chiến công của Việt Nam: - Nhân dân Việt Nam như một trang hiệp sĩ… Việt Nam đã tặng cho thế kỷ, cho loài người một ngày hội lớn lao!

           H.S.V

 

Hồ Sĩ Vịnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 182 tháng 11/2009

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground