Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tôi ở núi này chạnh nhớ sông kia

L

ần lữa rồi mãi thì tôi cùng nhà văn Cao Hạnh cũng về đến làng quê Linh Hải trong dịp công tác cuối năm. Làng anh ở tận đầu nguồn, góc giao nhau giữa hai con sông Rào Trường, Sa Lung trước khi kịp về hội tụ bên bờ Bắc sông Bến Hải, và cũng là cuối mút con đường cái quan Hồ Xá lên chừng mười lăm cây số.

Hoài niệm tổ tông, chúng tôi vẫn khát khao giữa Đông Hà đô hội một ngày hành hương về nơi gốc rễ, cội nguồn quê hương, gia tộc của anh. Mở cánh cửa khép hờ ngôi nhà ba gian thùng thình hoang lạnh, tôi lặng nhìn danh dâng hương trước bàn thờ tiên tổ. Những sợi khói màu lam đậm đặc đan chéo, ngoằn nghoèo vươn lên bên ngọn đèn dầu trong buổi chiều gió bấc cuối mùa đông tận, chạnh nghĩ một đời cơ đồ lạc xứ, giây phút thiêng liêng ôm trọn lấy mảnh làng quê như sợ xa lìa. Tôi, đã đa đoan vất vưởng, rưng rức, bồi hồi một tình yêu quê nhà xa xăm. Tận hồng hoang ký ức, trong vô thức bồng bềnh chợt phát hiện ra đấy cũng chính là dáng người nết đất, như gót chân ai nứt nẻ đầm bùn tháng chạp bất chợt  bắt gặp chiều nay trên cánh đồng làng. Cái dáng thơ sinh anh nghèo, hao gầy như miền quê sơn cước như rẹn cỏ cú bên đồi. Loanh quanh trong vườn nhà anh tôi biết, chốn đây đất rộng người thưa. Vỏn vẹn ngôi làng không quá hai mươi nóc nhà. Trong cõi mây bụi sinh thành số đông con em làng đã ly quê, dẫu thành đạt hay vất vưởng trần ai, ít ai trở về đây sinh sống. Đã đành rằng không có sự huỷ diệt sâu hơn hai chục năm thanh bình nhiều mảnh làng quê phục sinh, thay da đổi thịt thì sự ra đi, ra đi của nhiều thế hệ con dân khiến cho mảnh làng quê Linh Hải bán sơn thuỷ này còm cỏi, gieo neo, kiệt sức như vừa neo lại, như vừa trôi theo. Ví như từng gốc mít, hàng cây Cao Hạnh đang trầm mặc, chiêm cảm cùng tôi đây xiết bao kỷ niệm chứa chan, xót xa và xao xuyến. Mỗi gốc cây trong vườn vẫn mỗi ngày mỗi xanh, tưởng chừng sống lại bao mảng đời quá khứ. Lòng vòng về bao nhiêu bồi hồi thương nhớ, nửa chén chặt vào lòng, nửa kia như thất lạc, chơi vơi. Nỗi cô đơn tự phát qua dâu bể đời người, và chúng tôi những kẻ lang thang đi tìm lại dấu vết làng, cúi nhìn quá khứ trên chút tâ, thức văn hoá của mảnh làng quê sơn cước này.

Cụ Lào năm nay tuổi đã tám mươi, lứa tuổi giang hà gác kiếm. Mái tóc rễ tre pha sương dựng đứng, đôi mắt thì đã mù loà. Cụ cảm nhận sự vật chung quanh bằng nghe ngóng. Có phải vì thế chăng ma đôi của cụ còn rất thính, nhạy nữa là khác. Đâu đó thẳm sâu trong tiềm thức cụ nén chặt tầng tầng lớp lớp kinh nghiệm sống quý báu của nhiều thế hệ ông cha xưa tạo nên và có thể đánh thức dậy cả chuỗi thời gian xăm với bao biến cố thăng trầm, tất cả đều bằng tâm cảm.

Cụ bảo với tôi thế núi hình sông vùng bán sơn thuỷ này chứa đựng những ba con vật sang: Rồng, Rùa và Voi. Vì thế mà thế đất này bao đời nay là chốn địa linh anh kiệt. Thì đây Sa Lung, chính là con Rồng Sa. Ngọn núi Tá Linh án ngữ trầm mặc trước mặt Linh Hải như bức bình phong tôn nghiêm của làng quả là phong thái con Voi đang phủ phục. Và tôi thích cách gọi dân dã, chính xác của người dân địa phương là Núi Voi, khác với sử cũ chép tên Linh Sơn và truyền thuyết liên quan đến vua Gia Long. Khi kéo quân ra đánh chúa Trịnh thấy núi hình Voi phục quay đầu ra hướng Bắc, Gia Long nổi giận  cho là Voi thờ chúa Trịnh nên triệt hạ thần thái ngọn núi bằng cái tên “Bất nghĩa sơn”. Cái tên chẳng hề ai chấp nhận được cả. Trước chúa Trịnh, Voi đã phủ phục th, và sau nhà Nguyễn dù Gia Long có nổi giận voi cũng không quay đầu về phương Nam. Đặc biệt, Linh Hải có dáng dấp con Rùa vàng. Hai chi trước, một chi nằm về phía Chột Đôộc, Đôộc nhỏ là hũ, lớm chum, dấu tích một thời người dân địa phương làm nghề sành sứ, sản xuất ra vò, bình, bát đĩa, tréc tang, chum hũ. Chi nữa bám vào giếng Cật, đã lâu xóm này nổi tiếng làm nghề rèn. Hai chi sua choài ra hai phía Bến Trạng  và hồ La Ngà, Rồng vàng Linh Hải quay đầu ra sông Sa Lung. Không rõ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đây từ lúc nào mà nhân dân trong vùng có câu sấm truyền “bao giờ rắn sát bò ngang, sông kia hết nước thì làng hết quan”. Rắn sắt ở đây được hiểu là đường sắt xuyên việt, vận theo câu sấm này cụ Lào cho rằng Rùa Vàng Linh Hải đã bị cán mất cái đầu, làng quê sa sút đi từ đó. Và cũng không rõ có địa quái kiệt nào đến đây bằng trực quan hay linh giắc chỉ ra cái hình tượng đẹp đẽ này: Những dãy núi Trường Sơn thông thường bổ dọc xoài chân ra biển, duy dãy Động ngang vì bổ nằm ngang mà rất giống hình ngọn bút. Chấm xuống hề bèo bèo, đấy chính là lọ mực. Và ra xa hơn hai cánh đồng Bàu Trong, Bàu Ngoài là hai trang sách lớn đang mở. Cụ Lao bảo ngạch đất kết quan văn, nay là văn chương thì quả là thú vị và chưa hề sai lệch chút nào.

Lưu danh Linh Hải tứ chiếng, lang bạc, xem ra chất chứa, tàng ẩn trong mình bầu máu nóng Từ Hải. Thời nào cũng có những người hảo hán, khí khái, trọng nghĩa khinh tài, thói đời kiêu bạc. Họ Trần khai khẩn, gốc Quảng Bình, ban đầu ngụ ở Hiền Lương. Mẹ goá con côi, cụ bà dựng lều quán tranh bên cầu Hiền Lương độ nhật, sinh sống. Một đêm hai ông thầy địa xứ Nghệ trên đường hành phương Nam kia xin vào trọ sáng ra bỏ quên lại túi tiền, đi quãng đã xa bà vẫn đuổi theo trả lại chổ cũ. Cảm kích tấm lòng trung thực, rách mà thảo thơm, hai vị thầy kia bèn ban cho huyệt đất, chỉ ngay dưới hồ trâu lăn vịt lộn kia, thế rồi phán “ao dù sinh phú kia”. Thì tiếc chi vũng đất ao hồ, người dân Hiền Lương giúp công đắp đất tạo nên vườn nhà. Qủa chẳng bao lâu, đời con cụ bà làm ăn phát đạt, gia sản ruộng vườn đứng đầu hàng xã Vĩnh Sơn. Ấy vậy đời, sau họ Trần còn mở mang cơ nghiệp, ra riêng cho con trai bằng cách khẩn hoang, khai khẩn ra làng Linh Hải. Thế rồi họ Nguyễn, Lê, Cao, Phan, Võ, Trương, Trịnh, Lại… tứ phương, có khi thất cơ lỡ vận lần lượt tụ hội về. Họ cao gốc thành Cổ Loa, lưu dân Việt vượt Hoành Sơn  ban đầu lập nghiệp ở Phú Thị, Vinh Nam.Trãi bao đời nuôi con ăn học , theo chí đèn sách hết cả gia nghiệp .Ông tổ họ Cao dời lên Sa Trung ở độ cùng người em gái .Một lần dâng lễ vật tết cụ quỳ hơi thấp vì hương trưởng làng, lại là người em rể, làng bẳt quỳ lại. Nổ đoá ông cụ hắt hết lễ vật bơi ngay qua sông Sa Lung giữa chièu ba mươi Tết, khai phá đất hoang nhập cư vào làng Linh Hải .

Họ Lê như Lê Đa Kiểu thì lại là  Thánh Dóng của thời đại Hồ Chí Minh. Trực chien trên trận địa mươi hai ly bảy ,nhiều lần một mình anh vừa là xạ thủ tầm ,hướng ,nạp điện và bóp cò, thay luôn công việc bốn năm xạ thủ độc lập tác chiến. Trong cái ngày thất bại thảm hại nhất của không lực Huê kỳ trên đất lửa Vĩnh Linh,  trậnu địa pháo cao xạ do anh chỉ huy bắn rơi đến bảy con ma, thần sấm. Bà vợ anh bị thương vì bom rải thảm, anh em chạy lên trận địa báo tin, thảm nhiên như không anh bảo:”Ờ thì đợi tao bắn may bay Mỹ đã” . Một dạo bắt phi công, thằng giặc lái lênh khênh, vừa lăm le cây dao găm vừa thụt lùi phòng thủ, miệng không ngớt xí xá xí xô, anh bảo: “Thao biết chi tiếng Mỹ mà nói. Để tao trói kéng quách đi cho rồi”. Và nhanh như chớp, anh chộp tay thằng Mỹ lệnh cánh dẫn đi chẳng cần chi dây dợ để trói. Tôi tìm ra hồ La Ngà thăm anh, thì ra vị anh hùng chân đất này đang đánh cá. Anh dùng nguyên từng cây tre chẻ đôi, đập đập xong, đan sáo. Chưa bao giờ tôi thấy những tay sáo khổng lồ, lạ lùng như sáo của anh Kiểu đây. Một mình anh giăng, lặn hụp dưới hồ sâu thưng thấn, có khi cả tuần mới vây ráp xong một mẻ lưới, tóm lên cả tấn nào là cỏ, trắm, mè, chép thả nuôi từ thời bao cấp, nay nhiều chú chình ình, phải có lên “băng ca” hai người khiêng mới nổi. Anh mời tôi dùng cơm trên đập La Ngà “Thiệt dụng đi chú, tui mỗi bữa phải ăn hết chỗ ni”. Và thiệt tình anh ăn hết thúng cơm, tính toán mãi vẫn không biết mấy chục lon gạo cho thật chính xác. Và điều vĩ đại, đáng kính nể nhất ở con người này từ trong chiến đấu đến sản xuất cũng chỉ là dáng người nết đất, bình dị chân chất, không mảy may một chút công thần.

Một chút bản lai diện mục của lưu dân Linh Hải như thế để thấy rằng mang sẵn trong mình dòng máu khoáng đạt, thừa tư chất “nhiều điều” mà cộng động làng xã bao giờ cũng chứa đựng tinh thần cộng cảm, cộng sinh đến chưa chứa tình người.  Chưa thấy nơi nào đùm bọc, cưu mang một bộ phận cư dân về sau thì cũng chính là con dân làng như thế. Thoạt đầu nghe đâu họ chỉ giao lưu kinh tế, đổi chác qua lại những sản vật thư yếu củi lửa, lúa gạo, sắn khoai, lấy con cá tươi, tôm tép đánh được ở mom sông. Thế rồi dần dà quen biết, thân thiên, chia sẻ làng cấp luôn bãi đất bên hồ con Rùa vàng. Nay như  hoài niệm làng gọi tên Cồn Chài. Ban đầu ngư dân chỉ lên ở tạm. Những lúc phơi phóng, đan vá lưới chài về sau thành lệ. Mỗi năm mươi ngày từ hai nhăm tháng chạp đến mùng sáu Tết dân Cồn Chài dù làm ăn sinh sống ở đâu vẫn tìm về mảnh làng nguồn tội tổ tông của mình để đón xuân. Dựng lều trại lên họ chăm chút sửa sang căn nhà nghỉ ngơi, vui chơi ngày tết của mình thật khang trang sau một năm dài làm ăn vất vả, lênh đênh trên mọi nẻo đường sông nước. Họ phơi phóng lưới chài, đi lại hỏi han thăm viếng nhau từ làng trên xóm dưới như những người thân máu mủ ruột rà đi đâu xa lâu ngày về. Bao nhiêu hải sản quý hiếm của ngon vật lạ đánh bắt dành dụm được trước hết họ đem phân phát cho dân làng. Ngược lại làng có nghĩa cụ dự trữ xôi nếp, bánh trái, thịt thà … cấp đủ cho ngư daan con làng dùng trong dịp tết. Ôi cái khoảnh đất, khoản trời cồn chài, những ngôi nhà dù là tạm bợ chỉ trong mười ngày và khoảng thời gian ngắn ngủi giao thời giữa thềm năm cũ  và mới thiêng liêng ấy, tôi nghe, xiết bao là cộng cảm giữa thế giới con người và con người, giữa vạn vật muôn loài, giữa kẻ sống và người đã khuất, giữa cá nhân, gia đình và làng nước!

“Ai chê đám cưới, ai cười đám ma”, cao sang chi cũng ba ngày tết, cư dân sông nước Linh Hải rồi cũng chạp mồ mả, cũng trang hoàng ngày Tết, “thịt mỡ” dưa hành, câu đối đỏ, cũng tắm gội bằng nồi nước thơm, ăn diện đồ mới, nghinh đón giao thừa, xông đất, động thổ, lì xì mừng tuổi người trên kẻ dưới và giữ gìn ngọn lửa cháy đỏ liên tục ba ngày đêm trong bếp lửa nhà mình. Trong thời khắc đổi mới của đất trời, họ đã kịp làm cái việc nhớ ơn, tạ ơn đất trời, tổ tiên ông bà, kịp thời  đoàn tụ ấm cúng và kịp thời hòa nhập vào Hội làng mùa xuân. Nghĩa là đã thăng hoa về mặt tâm linh, thỏa thuê về mặt tình cảm, thư giãn về mặt tinh thần, như nhà văn học nào đó đã nói, để rồi mùng sáu cáo biệt gia tiên, giã từ làng nước, tháo dỡ liều trại, cuốn lưới cuốn nghề biển biệt ra đi cả năm trời trên sông nước. Dẫu đi về đâu, ra tận Quảng Bình hay vào tận Thừa Thiên, Nam Ngãi, mỗi khi có đứa bé chào đời làng đều được tin báo về để vào sổ đinh. Ai đó mất đi làng cũng được tin để sửa soạn lo việc chôn cất, thảng hoặc cũng để làm cái việc “dĩ sổ thiên tào”.

Hơn ba chục năm nay, cụ Lào bảo  tôi, từ khi chiến cuộc lan tràn, bộ phận ngư dân chài nốc con dân của làng Linh Hải ly quê biệt xứ, không còn thấy ai tìm về cố quận. Mắt mờ, tóc bạc răng long, cụ ngồi đó không nói gì thêm nhưng nỗi nhớ trầm mặc, bình dị của cụ thì như có tàng ẩn khí thiêng của núi sông đất trời khi nhắc lại các địa danh Cồn Chài trong những ngày giáp Tết.

Bây giờ thì tất cả đã trôi về phương trời vô vọng nào không biết . Đời cá bơi rông. Đã phủ lê Cồn Chài ời bời một dãy dâu xanh. Và khi về ngồi lại bên bờ dòng xanh, thấp thỏm trong tôi niềm hy vọng, biết đâu lại có ngày  những  đứa con sông nước còn biết tìm về nơi cội nguồn mảnh làng quê sơn cước.

Tôi kẻ đa đoan, không dưng đang ở núi này chạnh nhớ sông kia.

Y.T

Y Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 17 tháng 02/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

1 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

4 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground