Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vị "Thành Hoàng" tương lai

Ô

ng là Cáp Xuân Hội thương binh hạng 1/4, trung tá quân đội nghỉ hưu tại Trà Lộc xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Đối mặt với đời thường trằn lưng gánh nặng cơm áo, gạo tiền bác thấy mình chóng mặt. Nhìn gia cảnh một bà vợ già, ba thằng con trai, hai cô con dâu, một đoàn cháu choai choai chen chúc trong căn nhà lợp tôn, làm quần quật từ sáng chí tối mà cũng chỉ đủ "tay vo miệng lủm" lòng bác se lại. Cứ sống mãi kiểu này thì lúc nào mới ngẩng mặt lên được? Làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo? Là quá sốt ruột lòng tự hỏi lòng như vậy trong những đêm trằn trọc mất ngủ chứ dễ gì tìm ngay lời giải đáp! Cho đến mãi lần đi tìm hài cốt liệt sĩ ở Bướm Bạc (tây Hải Lăng) người cựu chiến binh già bỗng nhận ra bạt ngạt những quả đồi trọc nhấp nhô này có thể lập nghiệp được. Ý tưởng lập nghiệp ở đây vừa dung dị vừa thấm đậm tình nghĩa. Nghĩa là trồng rừng, chăn nuôi kết hợp với đi tìm đồng đội mà lần trước ông bỏ cả tuần lễ lặn lội trong rừng dưới suối nhưng chưa tìm thấy ai. y là bốn mươi chín năm trước, ông Hội là một chiến sĩ quân báo Trung đoàn 95 trực tiếp tham gia trận chống càn nổi tiếng chiến trường Bình Trị Thiên bây giờ. Trận này quân ta thắng lớn, diệt gọn một đại đội, đánh tan một đại đội khác thuộc tiểu đoàn ứng chiến Xênêgan quân Pháp, bắt sống quan tư Deqeinte' và lần đầu tiên chiến trường Bình Trị Thiên diệt được ba xe lội nước. Sau trận đánh ông và ba chiến sĩ nữa được giao chôn cất liệt sĩ cách khu Bướm Bạc chừng hai km về phía tây nam. Ngày ấy, ông đã cẩn thận chôn trên mỗi ngôi mộ một hòn đá to làm dấu nhưng lần tìm kiếm đầu tiên chưa phát hiện dấu vết gì. Chính điều này đã day dứt rất nhiều đến tâm can người cựu chiến binh già.

Ý đã quyết, lòng đã đồng nhưng vấn đề "đầu tiên" (tiền đâu) làm vốn thì đang mù mịt như sương khói. Thế mà ông tất tưởi nhảy đại vào thành phố Hồ Chí Minh tìm đến bạn bè, đồng đội cũ một thời sống mái cùng nhau trong nhà tù của địch. Nghe kể về gia cảnh và dự định làm ăn, bạn bè rất đồng tình, người ít thì giúp đôi ba trăm, người nhiều thì vài ba chỉ, một cây. Vậy là đã có một lưng vốn kha khá. Nhưng còn một lưng vốn khá hơn ấy là mẫu đất ở Bướm Bạc mà ông đem theo từ Quảng Trị vào nhờ thẩm định đã được kết luận là loại đất tốt nhất. Chân ướt chân ráo về nhà được hai hôm thì một tin vui nữa lại đến, ấy là dự án trồng rừng mà bấy lâu hằng ấp ủ đã được Ngân hàng nông nghiệp huyện cấp vốn.

Cái đêm ngủ cùng giường với ông tôi hỏi:

- Này bác buổi đầu tiên lên đây chắc vất vả lắm nhỉ.

 Nói chi hết, nhưng vất vả cực nhọc mấy tôi cũng chịu được. So với hồi chiến tranh ăn nhằm chi. Nhưng cực nhọc nói sao cho thủng lỗ tai để vợ con dứt áo lên đây thì gay lắm. Chú thấy đó, vợ chồng tôi thì quá già rồi. Trẻ cậy cha già cậy con nhưng con thì thằng nào cũng bàn lùi. Nói hoài nói hụy mà chúng có chịu nghe cho đâu. Bực quá tôi dọa bay không đi thì một mình tau cũng đi. Thấy tôi quá cương quyết chúng chịu. Rứa là với tám mươi triệu lưng vốn dắt lưng gồm tiền bạn bè giúp và vay Ngân hàng nông nghiệp, cha con, vợ chồng dắt díu nhau "thượng sơn" từ đầu tháng 8 năm 1994, nghoảnh đi ngoảnh lại đến chừ vừa chẵn mười năm.

Mười năm đâu phải là nhiều mà sức con người sao kỳ vĩ thế! Một trang trại kinh tế tổng hợp khá bề thế mọc lên giữa những khu đồi trọc bị chất độc hóa học của Mỹ trong chiến tranh như là huyền thoại. Thì đấy bốn năm quả đồi bao bọc quanh trại mới ngày nào còn lở lói những hố bom giờ đây xanh rờn cây trái, nào bạch đàn, keo tai tượng,  tràm hoa vàng, nào cam, quít, chanh, mãng cầu , thông, nghìn gốc hồ tiêu... trên tổng diện tích một trăm ha. Một hồ nuôi cá rộng bốn nghìn mét vuông lúc lúc những đàn cá đớp mồi. Một khu chuồng trại chăn nuôi hơn hai trăm sáu mươi dê, bò, lợn và hàng trăm gà vịt chưa kể vài loại cây lấy gỗ chưa đến tuổi khai thác. Hiện nay trừ chi phí, trang trại của ông hàng năm thu lãi ròng từ một trăm ba mươi đến một trăm năm mươi triệu. Từ nguồn thu này, ông đầu tư làm một con đường năm ki lô mét vào trang trại, mua máy phát điện, xe máy, ti vi, máy bơm nước phục vụ tái sản xuất và đời sống. Chao ôi! Người cựu chiến binh già có nước da sẫm như một phiến gỗ lim, gần tám mươi tuổi, tưởng rằng thuộc hàng "lão giả an chi" nào ngờ đang gồng mình lên làm một cuộc đổi đời cho con cháu. Mười năm ở đây, gió lào, nắng lửa, mưa ngàn, sốt rét, không thể đánh qụy được ý chí làm giàu của Cáp Xuân Hội, ngược lại càng làm cho ý chí đó bền vững hơn. Mà đâu phải đến bây giờ ý chí thép gang - một phẩm chất đẹp của người lính mới được khẳng định. Tôi được biết vào mùa khô năm 1966 tiểu đoàn quân giải phóng do ông chỉ huy bị mười hai tiểu đoàn địch bao vây, quân ta phải mười lần mở đường máu mới thoát. Lần ấy Cáp Xuân Hội bị thương nặng bắn đến viên đạn cuối cùng thì bị địch bắt và đày ra đảo Phú Quốc. Tại đây ông và những người bạn tù bí mật suốt mấy tháng trời đào một đường hầm xuyên qua mười hai lớp rào vượt ra ngoài, thành lập một trung đội đặc công do chính ông được những người bạn tù suy tôn làm chỉ huy. Buổi đầu thiếu súng ông chỉ huy một tổ đột nhập đồn Cửa Cạn bẻ cổ ba bảo an cướp ba súng và một số đạn. Thiếu ăn đột kích khu nhà kho lấy mười tạ gạo. Thiếu thủ pháo, chỉ huy bộ đội lùng sục khắp đảo nhặt hàng đóng bom đạn lép về cưa lấy thuốc nổ làm thủ pháo. Từ đó đơn vị liên tục chiến đấu và chiến thắng. Nhận xét về quá trình chiến đấu và công tác của đội đặc công, ông Phạm Phú Hải thay mặt Ban Thường vụ Huyện ủy huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) viết: "Các đồng chí đã sát cánh cùng lực lượng địa phương chiến đấu hết sức dũng cảm tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực địch, một số đồng chí đã ở lại chiến đấu đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 và sau đo tiếp tục công tác cho đến ngày Nhà nước cho nghỉ hưu.

Đảng bộ và Nhân dân huyện Phú Quốc mãi mãi biết ơn công lao đóng góp của các đồng chí tù vượt ngục vào thành tích chung của địa phương".

Tôi không ý định viết về quãng đời chiến đấu của người cựu chiến binh này nhưng phải kể lại đoạn trên bởi nó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời như chính ông Hội thừa nhận. Vâng, nếu không có những ngày cắn răng chịu cực hình, tra tấn của địch giữ vững khí tiết, không có những ngày ăn đói nhịn khát, không có những đêm lần mò trong bãi mìn, không có những lần mở đường máu thoát vây... thì làm sao ông có đủ ý chí và nghị lực để tạo ra những cánh rừng hôm nay. Mới hay cái giá hy sinh của ngày hôm qua của người cựu chiến binh già phần nào đã được bù đắp xứng đáng.

Với công lao và cống hiến trong thời kỳ đổi mới, Cáp Xuân Hội đã được Nhà nước thưởng Huân chương lao động hạng Ba, đi báo cáo điển hình Hội nghị thi đua toàn Quốc.

Trước lúc ông đi dự hội nghị hai ngày tôi có đến thăm trang trại ông. Vừa ló mặt vào nhà ông đã khoe: "Rứa là tôi đã tìm được năm vị liệt sĩ chôn cất thời chống Pháp mà năm mươi năm trước đã trực tiếp mai táng. Thiệt là mừng hơn chi hết". Phải nói là trên cả vui mừng nữa bởi tôi được biết mười năm qua ông Hội đã tốn kém khá nhiều công sức đi tìm năm người đồng đội xưa mà nhiều lần ông tâm sự với bạn bè "không tìm được chết không nhắm mắt nổi".

Mười năm trước rừng Bướm Bạc đơn côi, mỗi gia đình Cáp Xuân Hội. Giờ đây đã có mười chín hộ ở Hải Lăng theo ông lên đây lập nghiệp. Cả mười chín hộ này đều ở mức khá trở lên trong đó có hai hộ giàu. Như vậy nơi đây đã hình thành một xóm nhỏ có tất cả hai mươi nhà giống một bản người dân tộc mà dân địa phương quen gội là xóm Mới.

Tiếp xúc với nhiều người dân xóm Mới tất thảy họ đều biết ơn sâu nặng và kính trọng người cựu chiến binh già Cáp Xuân Hội đã mở đường cho họ có cuộc đổi đời hôm nay. Họ nói với tôi rằng, nếu mai kia ông Hội qua đời họ chưa làm được thì con cháu họ không thể quên ơn người khai sơn phá thạch hôm nay nhất định sẽ lập miều thờ và suy tôn ngài làm thành hoàng của làng. Tôi tin rằng đến lúc ấy làng này sẽ đông vui trù phú hơn bây giờ nhiều.

T.B

Trần Biên
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 130 tháng 07/2005

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

23 Giờ trước

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

23 Giờ trước

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

23 Giờ trước

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

23 Giờ trước

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/04

25° - 27°

Mưa

01/05

24° - 26°

Mưa

02/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground