Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá

V

ới bất kỳ một quốc gia nào, một chế độ chính trị nào thì xây dựng nền tảng Văn hóa, bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế là vấn đề sống còn cho dân tộc, cho quốc gia ấy. Một nhà doanh nghiệp Nhật Bản đã phát biểu: Xây dựng sự nghiệp văn hóa là xây dựng hạ tầng cơ sở quan trọng nhất cho xã hội. Ngày nay, trong xu thế hội nhập, việc bảo tồn các giá trị Văn hóa cả vật thể và phi vật thể của từng quốc gia lại càng trở nên vô cùng cấp thiết. Một Sự nghiệp Văn hóa xét về cấu trúc bao gồm hai mặt của một vấn đề: Đó là nền và đỉnh. Thực ra hai mặt này có quan hệ hữu cơ, không thể tách rời, không thể khiếm khuyết được. Đỉnh là những thành tựu tiêu biểu, là chân dung đặc trưng cho một nền mà muốn có điều đó bắt buộc phải được gieo trồng từ nền, phải là đại diện tiêu biểu cho nền, đồng thời nó có sức lôi cuốn, hướng dẫn, khích lệ nền phát triển. Vì vậy, xây nền chính là xây đỉnh.

Từ ngày Đảng ta ra đời và lãnh đạo cách mạng, trong cương lĩnh chính trị của mình, Đảng luôn luôn coi trọng việc xây dựng một đời sống Văn hóa cho đại chúng. Hai khái niệm của một nội dung: đó là tiền phong và đại chúng. Ngày nay, hai khái niệm đó đã được phát triển cụ thể hóa bằng quan điểm cơ bản là xây dựng một nền Văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc Văn hóa dân tộc. Nhiều năm nay trên các diễn đàn, chúng ta bắt gặp nhiều cuộc hội thảo về vấn đề bản sắc Văn hóa dân tộc, chúng ta thường tự hỏi: thực ra bản sắc Văn hóa dân tộc là những gì? Ở đâu?

Với một cộng đồng dân cư trồng lúa nước, con người Việt Nam từ ngàn xưa đã lập nên làng và lấy làng làm thành trì tồn tại và phát triển. Làng và nước là hai tổ chức quan trọng nhất cho cộng đồng. Thành ngữ nói: Trong làng ngoài nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ yêu làng. Và ở những thời kỳ xa xưa khi phương tiện thông tin, giao thông chưa phát triển, trình độ văn minh của xã hội chưa cao thì khái niệm NƯỚC nói chung là mơ hồ. Trong tâm khảm của con người LÀNG là số một. Có những giai đoạn NƯỚC mất, một nền văn minh bị đồng hóa, thì sự cố thủ duy nhất của cộng đồng là LÀNG. Họ đã dùng làng để trụ lại, đối mặt với một Nhà nước bù nhìn, một Nhà nước bị đô hộ. Vì vậy mới có câu: Phép vua thua lệ làng, hoặc đá trôi nhưng làng không trôi. Đã có nhiều nhà sử học thế giới kinh ngạc trước một thực tế lịch sử hiển nhiên của Việt Nam là: Một dân tộc đã bị mất nước một ngàn năm (như thời Bắc thuộc), hoặc gần một trăm năm (như thời Pháp thuộc), nhưng rồi khi dành được độc lập, dân tộc ấy vẫn hiện ra nguyên vẹn bản sắc của mình! Thử hình dung một ngàn năm (khoảng 50 thế hệ trôi qua) Nhà nước mất, các thiết chế văn minh mất theo, trùm lên Tổ quốc một nền văn minh của nước ngoài, vậy thì 50 thế hệ họ truyền nối nhau cái bản sắc dân tộc ở chỗ nào, cất giữ nó ra sao khi mà từ hệ thống chính trị, mô hình xã hội đến chữ viết, trật tự kỷ cương, pháp luật.v.v... có nghĩa là trật tự Văn minh xã hội nói chung đều bị kẻ xâm lược sắp đặt. Hãy nghe ông cha nói: Phép vua thua lệ làng Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Nhìn vào khuôn diện nền Văn hóa Việt Nam, ta có thể bắt gặp những nét đặc trưng đôi khi tưởng như nghịch lý nhưng thực ra rất có lý. Đó là sự đồ sộ phong phú về văn học, nghệ thuật truyền miệng như dân ca, ca dao, tục ngữ.v.v... bên cạnh sự nhỏ nhoi khiêm nhường nhưng khá tinh xảo đến kiến trúc, hội họa. Sự ra đời rất sớm và có tầm vóc hoành tráng của các kho truyện khuyết danh, truyền miệng bên cạnh cái hiếm hoi, nhỏ nhắn và muộn màng của văn học viết, sự phong phú, đa dạng và đầy nhạy cảm của các loại nghệ thuật "nghe" bên cái khiêm tốn có phần đơn giản của nghệ thuật "nhìn". Những giai điệu du dương mềm mại, tiết tấu uyển chuyển, lấn át sự xô bồ, gấp gáp cuồng nhiệt.v.v và.v.v... Tất cả những nét đặc trưng đó chính là đặc trưng của Văn hóa làng, Văn hóa từ làng, ở làng. Vì lẽ đó mà chúng ta có thể mạnh dạn nói rằng thực chất và bản chất của Văn hóa Việt Nam là Văn hóa làng. Như vậy rõ ràng bảo tồn bản sắc Văn hóa dân tộc là bảo tồn Văn hóa làng. Chấn hưng Văn hóa dân tộc cũng chính là chấn hưng Văn hóa làng. Nhưng bảo tồn và chấn hưng Văn hóa làng thì phải đặt sự nghiệp đó từ đâu? Ở đâu? Thiết tưởng không thể đặt ở đâu đúng đắn hơn là đặt lại chính ở làng. Hoa trái gì thì phải gieo trồng trên đất ấy. Cho nên vấn đề đặt ra là phải xây dựng lại làng văn hóa như thế nào?

Trước khi tập trung thảo luận cho những nội dung cơ bản cho cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, chúng ta cũng nên nhìn nhận lại một vấn đề là lâu nay trong chỉ đạo xây dựng văn hóa cơ sở, chúng ta đã làm như thế nào, có gì đúng, có gì chưa đúng, kết quả và hậu quả ra sao?

Vấn đề này, riêng ở miền Bắc trước đây, trong cơ chế bao cấp, Đảng và Nhà nước đã làm được rất nhiều việc. Bộ mặt nông thôn, cơ sở công nông trường, xí nghiệp đã khởi sắc và thật sự sôi động. Nhiều thiết chế văn hóa đã được xây dựng ở nông thôn. Các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí có thời kỳ phát triển rầm rộ. Nhiều năm trước chiến tranh, các hủ tục mê tín dị đoan đã được hạn chế. Một số quy chế xây dựng nếp sống mới đã được áp dụng nhất là trong ma chay, cưới xin. Tình làng nghĩa xóm, đạo đức lối sống phát triển lành mạnh. Nhiều phong trào quần chúng làm đẹp quê hương đã được phát động như sạch làng, tốt ruộng, tết trồng cây... Từ môi trường hòa bình chuyển sang chiến tranh, tuy trạng thái bị chuyển đổi hoàn toàn trái ngược nhưng xu thế xây dựng văn hóa lại thuận chiều. Vì vậy, trong chiến tranh ở nông thôn, cơ sở, các đơn vị bộ đội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ vẫn phát triển và thực sự tạo nên sức mạnh góp phần vào sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Chỉ đến khi chuyển đổi cơ chế, từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh, từ kế hoạch chủ quan sang thị trường mở cửa thì xu hướng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở mới bị đảo lộn. Hàng loạt phương thức đầu tư cho cơ sở không còn phù hợp. Sự chuyển đổi cơ chế thực sự đã trở thành thử thách nghiệt ngã. Ít nhất trên ba phương diện: Tư duy con người, mô hình và phương thức tổ chức, sự ngập tràn sản phẩm văn hóa ngoại lai. Tư duy thực dụng đã thật sự kích thích sự năng động làm giàu nhưng lại phá vỡ những giá trị đạo lý, thuần phong mỹ tục của làng xóm. Cá nhân con người càng có ý thức và năng lực của mình bao nhiêu thì rất dễ đẩy tới sự đối lập với cộng đồng bấy nhiêu. Về mô hình phát triển xã hội theo kiểu bao cấp đã tạo ra phương thức đầu tư Văn hóa từ trên xuống, từ Nhà nước về dân. Khi nguồn đầu tư này bị hạn chế thì lập tức một khoảng trống vắng xuất hiện ở cơ sở. Cùng lúc ấy sự tràn ngập sản phẩm Văn hóa ngoại lai đã lập tức phủ đầy khoảng trống. Cần phải nhấn mạnh thêm một điều này nữa, khi phương thức đầu tư được xác định là từ Nhà nước rót xuống thì cơ chế tổ chức phải bám vào bộ máy Nhà nước. Vì lẽ đó đơn vị cơ sở của văn hóa được xác định là xã, vì xã là cấp Nhà nước cuối cùng. Một loại thiết chế Văn hóa xã ra đời: Nhà văn hóa xã, bãi biểu diễn đa chức năng, phòng truyền thống xã... Trợ lực cho ngân sách xã là quỹ của hợp tác xã cấp cao (cấp toàn xã). Đến nay, tất cả các thiết chế ấy hoàn toàn trở nên hoang phế. Sau mặt hoạt động được quy định cho chức năng hệ thống Nhà văn hóa đã không triển khai được. Trước thực trạng trên, Đảng ta đã đưa ra một giải pháp thực sự quan trọng cho chiến lược phát triển Văn hóa là xã hội hóa các hoạt động Văn hóa Thông tin cùng với sự chuyển đổi cơ chế đất nươc.

Cuối năm 1991 tại Hà Bắc, Bộ Văn hóa Thông tin đã tổ chức Hội thảo xây dựng đời sống Văn hóa cơ sở. Một trong những nội dung quan trọng được đặt ra tại Hội nghị là thí điểm xây dựng mô hình Làng Văn hóa, Gia đình Văn hóa. Nó vừa bảo đảm cho việc giữ gìn Văn hóa truyền thống dân tộc, vừa phù hợp với yêu cầu xã hội hóa công tác Văn hóa ở cơ sở và thực hiện quyền được sáng tạo sinh hoạt, sáng tạo các giá trị tinh thần và vật chất của mỗi một cộng đồng.

Từ đó đến nay nhiều tỉnh đã phát huy tính năng động sáng tạo, đầu tư thành chương trình xây dựng Làng Văn hóa, Gia đình Văn hóa có hiểu quả thiết thực. Điển hình là Thanh Hóa, Hà Tây, Hà Bắc...

Tỉnh chúng ta triển khai chương trình xây dựng Làng Văn hóa, Gia đình văn hóa trong một bối cảnh như vậy. Trước khi đưa ra dự thảo cho chương trình xây dựng Làng Văn hóa, Gia đình Văn hóa Quảng Trị, chúng tôi xin nêu vài nét đặc điểm có tính đặc thù cần phải quan tâm đối với hệ thống làng xã Quảng Trị. Sở dĩ các tỉnh phía Bắc triển khai chương trình xây dựng làng văn hóa có thuận lợi hơn ta vì làng Bắc Bộ được hình thành từ lâu đời và cho đến nay vẫn tương đối ổn định. Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử, làng vẫn nguyên vẹn, người đi khỏi làng thì nhiều, nhưng người từ các nơi dồn về làng và có nguy cơ phá vỡ làng thì ít. Vì vậy, tập tục, lề thói, luật lệ của một làng hầu như ít thay đổi. Vị trí dòng họ trong làng cũng không mấy chuyển dịch. Hơn nữa các làng ở Bắc Bộ tập trung cao nhất các loại hội hè ở nước ta đồng thời là nơi sản sinh ra nhiều loại hình nghệ thuật, thể thao, trò chơi dân gian đặc sắc và độc đáo. Làng ở Bắc Bộ cũng là nơi xuất hiện sớm tín ngưỡng dân gian, tôn giáo theo nó là sự phát triển các thiết chế đình, đền, miếu, mão... Vì vậy, việc phục hồi và phát triển các loại hình sinh hoạt truyền thống của làng rất thuận lợi và phong phú.

Đất Quảng Trị có một quá trình tạo dựng khá lâu so với lịch sử dựng nước của dân tộc nhưng việc hình thành làng của các cư dân hiện nay thì lại muộn hơn. Hiện nay Quảng Trị có gần 930 thôn, làng, bản, phân bố: 324 làng, thôn ở đồng bằng, 352 làng bản ở vùng gò đồi, núi, 54 thôn vùng biển của ba dân tộc Kinh, Pacô, Vân Kiều.

Quảng Trị là một ngã ba giao lưu các dòng người, và mang theo nó là các dòng Văn hóa. Sự hòa quyện này làm cho bản sắc Văn hóa của vùng đất này cực kỳ phong phú. Tuy vậy, lịch sử của mảnh đất này lại là chiến tranh, chia cắt, ly tán và hủy diệt. Vì vậy sự hòa quyện kia chưa hề có được một thời gian yên tĩnh để lắng cặn, để đủ độ đông đặc thành một lớp phù sa văn hóa, đủ độ thăng hoa thành một bản sắc riêng. Làng Quảng Trị bám rễ chưa sâu, lại thêm ly tán vì chiến tranh, rồi đến cuộc chạy đua vì mưu sinh hôm nay, người ta đổ ra dọc mặt đường, và thị trấn, thị xã, lên khai hoang kinh tế mới. Làng vì vậy mà bị chuyển động, biến dịch rất nhiều. Xin nhấn mạnh đặc điểm này để khi chỉ đạo chúng ta không nên đặt ra những cơ chế quá cứng nhắc về lãnh thổ, về dòng họ, về truyền thông. Quá nhấn mạnh mặt này có khi lợi bất cập hại. Chúng tôi xin tạm chia các loại làng ra như sau:

Hiện nay có 891 làng tương đối ổn định, 786 làng có trưởng thôn hoặc hội chủ làng, 81 làng đã có quy ước do làng tự soạn thảo. Toàn tỉnh có 84 làng đô thị và 66 làng ven đô, ven đường.

Trên cơ sở thực tiễn địa phương như vậy, chúng tôi thấy muốn cho cuộc vận động này thành công phải giải quyết được ba điểm then chốt nhất.

Một là: Nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn xác định cho một Làng Văn hóa, Gia đình Văn hóa làm sao phù hợp với từng địa bàn. Khó nhất là một số nội dung liên quan đến tập tục cưới xin, tang lễ. Không thể quy định cứng nhắc, nhưng phải chống cho được hủ tục lạc hậu, làm sao để phân định được đâu là tâm linh, tín ngưỡng, đâu là mê tín dị đoan.v.v...

Hai là: Cơ chế vận hành cuộc vận động như thế nào khi ta lấy làng làm đơn vị cơ sở, mà làng lại không có bộ máy hành chính. Ai sẽ đại diện để nhận thưởng. Nếu đặt vấn đề bầu trưởng làng thì vừa không đúng với quy định của Chính Phủ vừa có thể tạo ra sự phức tạp không lường nổi, nhất là đối với những làng phức tạp, không ổn định như đã nói ở phần trên.

Ba là: Cần phải vận dụng một động lực vật chất và tinh thần thế nào để làm đòn bẩy thi đua. Nếu không có một chương trình ngân sách dành cho việc khen thưởng, đầu tư thì không thể có không khí thi đua sôi nổi được.

Giải quyết được ba vấn đề trên thì chắc chắn cuộc vận động này sẽ đi tới đích.

***

Lấy các nội dung của Bộ Văn hóa Thông tin phát động, học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn và đặc biệt căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, chúng tôi xin nêu ra sáu tiêu chí cho một Làng Văn hóa và bốn tiêu chí cho một Gia đình Văn hóa. những tiêu chí này có thể sẽ được nâng cao thêm, mở rộng thêm ở những năm sau này phù hợp với trình độ của nhân dân và khả năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

SÁU TIÊU CHÍ XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA

- Có tinh thần tương thân, tương ái giúp nhau phát triển kinh tế, không còn hộ đói, giảm hộ nghèo mỗi năm từ 3-4%.

- Có các hình thức và nội dung sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú. Phải có một tụ điểm vui chơi giải trí và tổ chức được các loại hình giải trí bổ ích (chú trọng văn nghệ truyền thống). Có một tủ sách hoặc báo công cộng, có phương tiện thông tin tuyên truyền đến tận hộ. Có quy ước về đám tang, đám cưới và lễ hội phù hợp với tinh thần nếp sống mới, loại trừ các hủ tục đặc biệt là ăn nhậu lãng phí và mê tín dị đoan.

- Phát động được phong trào bảo vệ môi trường, cảnh quan sạch đẹp, chú trọng việc giữ gìn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử và văn hóa, kết hợp bảo vệ môi trường, môi sinh với chăm sóc sức khỏe cộng đồng đặc biệt là người già và trẻ em.

- Không vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình, thực hiện triệt để xóa mù trong độ tuổi quy định và không có học sinh tiểu học bỏ học hoặc không đi học. Có tinh thần và biện pháp giúp đỡ các gia đình chính sách, người cô đơn, tàn tật.

- An ninh trật tự đảm bảo, loại trừ trộm cắp, cờ bạc, số đề, các loại văn hóa phẩm độc hại, say rượi, gây gổ...

- Có trên 50% gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình Văn hóa.

 

BỐN TIÊU CHÍ GIA ĐÌNH VĂN HÓA

- Giáo dục truyền thống kính già yêu trẻ, kính trên nhường dưới, con cái có hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ, cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy, thương yêu con cái, vợ chồng thủy chung, bình đẳng hòa thuận, gia đình êm ấm hạnh phúc.

- Thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là luật nghĩa vụ quân sự, an ninh trật tự, kế hoạch hóa gia đình, xóa mù và phổ cập tiểu học.

- Xây dựng nếp sống Văn hóa ở trong gia đình ấm cúng, văn minh, xóa bỏ các hủ tục mê tín dị đoan, cờ bạc rượu chè, tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy và các tệ nạn xã hội khác.

- Có kế hoạch phát triển kinh tế hộ hiệu quả.

... Trên đây là những nội dung và chương trình xây dựng Làng Văn hóa và Gia đình Văn hóa. Dự kiến từ nay đến quý I/1997, sẽ tập trung xây dựng thí điểm 16 làng (mỗi huyện thị 2 làng). Vừa làm, chúng ta vừa rút kinh nghiệm để mở rộng dần ra. Muốn chương trình có khả năng thực thi, chúng ta cần có một quỹ cho chương trình. Chúng tôi kiến nghị cấp tỉnh một năm bố trí vào kế hoạch 150-200 triệu. Mỗi huyện phải có từ 20-50 triệu cho chương trình này. Ở xã và làng cần có một quỹ tự đóng góp ít nhất là 10 triệu đồng /1 năm.

Mặc dù Nghị quyết Đảng đã chỉ rõ, Sự nghiệp Văn hóa Thông tin vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội. Tuy vậy, ở một tỉnh có vô vàn nghèo khó như chúng ta, trong lúc toàn Đảng bộ, nhân dân đang từng ngày giành giật với thiên nhiên từng hạt thóc, củ sắn, trong khi tỉnh nhà đang cắn răng, dồn sức bứt phá vượt lên để khỏi tụt hậu ngày một xa hơn, thì chúng tôi đề ra những công việc này không sao tránh khỏi tâm lý dè dặt, rụt rè. Có cảm giác rằng, tất cả đang vã mồ hôi để bàn chuyện ăn, chuyện mặc, những chuyện chết người, thì Ngành Văn hóa lại đề xuất chuyện giải trí vui chơi. Nhưng từ sau ngày có đường lối đổi mới đến nay, chuyện chết người vì đói hầu như không còn nữa. Chết vì bệnh dịch đang được hạn chế dần, chết do tai nạn lao động cũng giảm nhiều lắm. Nhưng chết người vì chơi, vì tệ nạn lại trở thành thảm họa đại dịch. Đó là chưa kể câu tục ngữ ông cha vẫn nói: "Cái dũi bạo chạy, cái oi trôộng" - cứ cắm đầu làm, giành dụm, tích lũy, mà cái giỏ đựng bị toạng lúc nào không hay thì làm làm gì?...

X.Đ

Xuân Đức
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 23 tháng 08/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

7 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

10 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground