Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ký ức một thời

Đ

ó là câu chuyện của những năm sáu bảy sáu tám.

Tôi người lính “ăn cơm Bắc đánh giặc Nam”. Đi hết một vòng “Vĩnh Linh luỹ thép” mới thấy đây là nơi “lửa chọi lửa”. “mặt đất nứt chiến hào”* từ làng này qua làng khác được nối thông bằng ngoằn ngoèo những giao thông hào đào ngang tới ngực.

Qua sông Bến Hải, tôi men theo lối vào làng Huỳnh Hạ. Cánh đồng khô cỏ cháy. Thi thoảng có một căn hầm dân quân trụ lại. Hố bom và hố pháo loang lổ. Mặt đất như trên bề mặt mặt trăng. Từ Huỳnh Hạ đi ra Duy Viên qua làng Phúc Lâm là hậu cứ của trung đoàn 37 đơn vị hỗ trợ cho các xã phía Nam. Hồ Xá chỉ còn lại những đống gạch vỡ, xương sắt trồi ra. Vĩnh Nam, Vĩnh Trung, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạch... là những làng chiến đấu chỉ còn lại ông già và nữ dân quân. Bầu trời lúc nào cũng sôi sùng sục. Tiếng máy bay gầm rít, tiếng súng cao xạ nổ lục bục, chen lẫn tiếng súng trường K44 nổ từng phát một.

Tất cả bà con đều đi sơ tán ở Tân Kỳ - Nghệ An, làng chỉ còn lại những thanh niên và những cụ già kiên trì bám trụ. Không có thống kê đầy đủ nhưng tôi biết Vĩnh Linh chỉ còn khoảng hơn vài ngàn người. Họ sống dưới làn bom đạn mà chiến đấu. Có thể khẳng định, mỗi giây phút đi qua mạng sống con người ở đây là thứ vô giá. Nếu xét danh hiệu anh hùng thì mỗi người dân bám trụ ở Vĩnh Linh vào thời ấy tất thảy đều đạt.

Cơm ăn chỉ có gạo hẩm và rau muống xào. Nếu có tí mỳ chín cho vào là sang trọng lắm. Ăn xong là ra trận địa trực chiến hoặc ra đồng sản xuất. Tôi còn nhớ, ở làng Duy Viên có một cửa hàng,tất nhiên là trong một cái lán rộng chừng mười mét. Cửa hàng bán chiếu gon, đường trắng, khăn mặt, vải thô đen... Nam nữ thanh niên ăn mặc chỉ độc có loại vải thô. Nữ dân quân lấy vải nhúng bùn thành nâu đen rồi may thành quần áo mặc. Nếu có bộ đội chủ lực đi qua làm quà cho thì có được bộ áo quần Tô Châu đã là sang lắm.

Ở Vĩnh linh thời ấy, thanh niên hầu hết có bằng cấp 3, chí ít là hết lớp 7. Nhiều thanh niên mê Kiều, họ có sẵn cả bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hoà bình” “Thép đã tôi thế đấy”

Văn nghệ là thứ mà dân quân Vĩnh Linh mê nhất. Bài thơ: ”Tôi là người dân quân đất tuyến Vĩnh Linh’’ một sáng tác của nhà thơ Cảnh Trà, đi đâu cũng nghe đọc. Nếu nghe được anh Sĩ Sồ ngâm thì khỏi phải chê.

Một lần ra đến mé sông Bến Hải, tôi vụm tay gọi đò. Một cụ già lướt mái chèo ra sông. Bom nổ chậm nổ ùng oàng trào lên những cột sóng. Cụ vẫn chèo đến bờ mời anh em tôi lên rồi khoan thai chèo sang sông. Hỏi tên cụ, cụ chỉ trả lời Cụ Lái. Ra tận Duy Viên,tìm vào một lán dân quân xin nghỉ lại. Trời ạ! Hầm chỉ có hai chị em. Người chị tên là Thơm còn cô em là Thảo. Hỏi ra mới biết Thơm cưới chồng được ba hôm là anh ấy đi cho tới bây giờ. Nghe nói anh vào bộ đội chủ lực, đi không hẹn ngày về. Tội nghiệp cho Thơm. Đêm ấy bốn anh em phải ngủ chung một hầm. Cô Thảo bảo phải nằm xuôi ngược thôi. Tôi và Tâm nằm xuôi còn Thơm và Thảo nằm quay ngược đầu lại. Mới cưới chồng xong mà nằm như thế làm sao ngủ cho yên. Tôi linh cảm rằng Thơm thèm hơi đàn ông lắm. Cái mùi đàn ông cũng quyến rũ lạ. Tuổi hai mươi như tôi phải nằm trong tư thế đầy hưng phấn, tôi không tài nào ngủ được. Đêm về khuya Thơm gác đùi lên người tôi. Ôi mùi da thịt con gái lần đầu tôi cảm nhận. Người tôi rần rần, cảm giác tê mê  sung sướng và đau khổ.

Thơm cũng thức như tôi. Cô nói khẽ: - Sao mình khổ thế anh nhĩ!

Tôi không  thể yêu Thơm nhưng thương cho cô vắng chồng và kỷ luật chiến trường nên đêm cũng qua.

* * *

Bà con Vĩnh Linh lúc ấy rất thích mỳ chín. Mỗi lần vào chiến trường là chúng tôi cố mua cho được những gói mỳ chín 50 gam. Ra Vĩnh Linh, chúng tôi đổi một gói một con gà hơn một cân. “Gà riêng cháo chung’’ cứ thế bỏ vào nồi nấu lên bồi dưỡng.

Nhớ hôm đi nhận quân trang dưới chân núi Lò Reng, chúng tôi tham lam nhận thêm tăng võng. Hành quân lên Bãi Hà, dọc đường nặng quá không cõng nổi đành bỏ lại.

Rừng Bãi Hà rậm rạp là thế mà B52 quần nát. Bom dội cùng với thuốc độc khai quang nên đỏ ối. Những binh trạm vàng choé vỏ đạn 130 ly và ngổn ngang thùng đạn.

Có lần tôi vừa vượt sông Bến Hải, gặp máy bay thả bom chậm xuống lòng sông. Máy bay ràn rạt bay sát mặt sông thấy rõ tên phi công mặt đỏ gay. Tôi và anh em dân quân Huỳnh Hạ nổ súng. Cứ cách thân bảy lần mà néo cò. Máy bay vẫn gầm rít. Hình như đạn AK không bỏ bèn gì với nó. Một lần, ba chiếc F4 lao xuống ném bom vào trận địa cao xạ gần núi Lò Reng. Một chiếc dính đạn 37 ly. Tên phi công lao ra khỏi máy bay. Chiếc dù lừng lững rơi xuống. Chúng tôi khép vòng vây, bắt được một tên. Chiến lợi phẩm hôm đó là chiếc áo giáp, một bộ câu cá, một chiếc thuyền cao su, một tờ giấy xin ăn... Lính Mỹ chu đáo thật. Nó chuẩn bị cho lính kỹ lưỡng thật. Bảo tên phi công bước lên chiếc xe trâu, nó vụng về sợ hãi. Thế là có một công dân Mỹ hiện diện tại khách sạn Hinton...

Về Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Thạch...những vườn cây chè mít đều bị bom pháo Mỹ cày xới gãy đổ. Câu khẩu hiệu “Nhà tan cửa nát cũng ừ, đánh tan giặc Mỹ cực chừ sướng sau” được viết lên trên mặt hầm lán khắp nơi. Từ trong tâm thức người Vĩnh Linh, đánh Mỹ là khẩu hiệu thiêng liêng nhất. Những bức thư từ vùng dân sơ tán gởi về cho người thân đều chúc “thắng Mỹ”. Trai gái yêu nhau đều hẹn ngày thắng Mỹ.

Tôi nhớ có anh dân quân tên là Lự yêu cô Đào. Hai trái tim trẻ cùng nhịp đập đi đâu cũng bên nhau. Tình yêu của họ nồng nàn đắm đuối nhưng lời thề thắng Mỹ đã giúp họ vượt qua đợi ngày thống nhất. Có những buổi liên hoan tiễn người ra trận, họ chia thành nhóm nhỏ vì sợ bom pháo, ngồi đọc thơ và hát. Những bài hát “Vĩnh Linh quê mẹ” vang lên trong hầm sâu với giai điệu trầm hùng tha thiết như thúc giục người đi. “Đứng bên ni Trường Sơn một dải, nghe bên kia sóng vỗ Cửa Tùng...

Ai một thời sống chiến đấu ở Vĩnh Linh khi nghe bài hát đó mà không nao lòng. Trai gái Vĩnh Linh thời ấy rất thích chiếc dù hoa. Dù làm bằng sợi nilong nhuộm hình lá cây xanh. Họ thích vì nó nhẹ bẫng rất tiện khi khoác lên vai nguỵ trang. Chiếc dù hoa, đài Oriongtong có được là oai lắm.

Bẵng đi một thời gian dài, tôi có dịp về lại Duy Viên sau khi đã nhận đủ quân trang. Vẫn căn hầm cũ với mái lán đơn sơ, tôi gặp lại Thơm. Trời ơi! Thơm trước mặt tôi già đi trông thấy. Chính giữa căn lán là bàn thờ nghi ngút khói hương. Một tấm hình anh bộ đội nghiêm trang. Linh cảm đã mách bảo cho tôi, chồng của Thơm đã hy sinh. Tôi không dám hỏi gì sợ khuấy động lòng cô. Tôi nói: Cô vẫn khoẻ chứ? Thơm cảm ơn và lặng lẽ nhìn tôi... Thầm nghĩ, hy sinh là chuyện quá bình thường ở Vĩnh Linh thời ấy nhưng với Thơm sao có cái gì đó tội nghiệp thật. Cưới chồng chỉ vỏn vẹn ba hôm cũng mang tiếng gái có chồng. Cô sống vậy qua năm qua tháng, tuổi xuân đi qua lúc nào không hay biết. 

* * *

Ở Vĩnh Linh những năm tháng chiến tranh con người đã quen sống trong hầm lán nên chuyện ấy cũng bình dị như bản chất mộc mạc hiền từ vốn có. Sống và chết nhẹ như không, không có của để dành, không có tài sản đáng giá. Có chút ngọt lành là bà con trang trải cho xóm giềng làng nước.

Viết lại một vài dấu ấn Vĩnh Linh tôi như muốn nhắc nhớ về ký ức một thời đã sống và chiến đấu như vậy đó, mong sao thế hệ hôm nay hiểu biết có một thời như thế, vẻ vang và oanh liệt.

 

Đ.T

ĐỨC TIÊN
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 231 tháng 12/2013

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground