Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

A Túc - điểm sáng giáo dục của vùng Lìa

1.Từ huyện lỵ Khe Sanh ngược đường 9, dừng lại ở Km 77, rẽ trái, vượt suối La La huyền thoại, theo đường tuyến Lìa men theo dòng Sê Pôn êm đềm trôi giữa tình hữu nghị anh em Việt - Lào. Đi chừng 35 km chúng tôi đến với A Túc, một xã nằm ở trung tâm của các xã vùng Lìa với diện tích 1.220 ha, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Có đời sống văn hóa phong phú với nhiều lễ hội hàng năm mang đậm bản sắc dân tộc được người dân duy trì và phục dựng như: Lễ hội thờ cúng, Lễ hội đám ma (A Riêu Ping - lễ cải táng), Lễ Râng Khơi, Lễ mừng lúa mới, với âm hưởng của cồng, chiêng, chăn là, cù và, các kèn, cà ngác… Các ngày hội diễn ra trong linh thiêng, huyền ảo nhưng rất gần gũi với đời sống thường ngày của cư dân bản địa với tinh thần giáo dục những điều tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày và đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa riêng có của đồng bào tự bao đời của người dân nơi đây.

Đồng bào các dân tộc ở A Túc cần cù trong lao động, trung thực, chịu thương chịu khó, đoàn kết, trọng tình nghĩa, giàu lòng yêu nước; kiên cường, bất khuất trong đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, nhân dân A Túc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đồng lòng, đồng sức tham gia kháng chiến và viết nên những chiến công ngời sáng, làm vẻ vang cho A Túc, tiêu biểu như: Giã Vừng, Vỗ Phong, Hồ Văn Pờn, Hồ Tấn Nhạc, Hồ Xuân Pay...

Chiến tranh đã qua đi, vết thương đã lành trên mảnh đất A Túc. Nhưng còn đó vết thương lòng của người mẹ, người vợ tiễn chồng, con ra đi mãi mãi không về. Còn đó những nỗi khó khăn chật vật trong sản xuất, đời sống và đặc biệt là việc học tập con chữ của đồng bào dân tộc nơi đây.

2. Giáo dục A Túc đã từng bước vươn lên vững chắc kể từ khi lập lại tỉnh nhà.

Năm 2017, xã A Túc đã củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì, củng cố với tỷ lệ đạt chuẩn khá cao. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 100%; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi đạt 100%; tỷ lệ trẻ 11 - 14 tuổi có bằng tốt nghiệp TH 99,7%; tỷ lệ đối tượng 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS và BTCS 80,5%.

Để có được kết quả trên, Đảng ủy, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hướng Hóa, bộ đội Biên phòng trong “chiến lược chống giặc dốt” cùng với các trường Tiểu học A Túc, Trung học cơ sở A Túc đã phấn đấu không mệt mỏi trong 28 năm qua. Là chiến công kiên cường của đội ngũ cán bộ, giáo viên A Túc, dù khó khăn đến đâu cũng kiên trì bám lớp, bám dân, bám học sinh để thực hiện dạy phổ cập giáo dục cho con em đồng bào nơi đây.

Cách đây 28 năm A Túc chỉ có 1 trường tiểu học chưa hoàn chỉnh (chưa có lớp 5). Năm học 1998 - 1999, A Túc “gồng mình” trong thiếu thốn tứ bề để tự hoàn chỉnh các ngành học, bậc học. Với mô hình “3 trong 1”, trường Tiểu học A Túc có 1 lớp mẫu giáo với 45 học sinh, 10 lớp tiểu học với 301 học sinh và 3 lớp Trung học cơ sở với 76 học sinh. Đây chỉ là giải pháp tình thế song là giải pháp tình thế hợp lòng dân. Có thể nói rằng giáo dục A Túc nói riêng, giáo dục các xã vùng sâu, vùng xa của Hướng Hóa nói chung thì sự đa dạng các loại hình trường lớp là yếu tố quan trọng để huy động học sinh đến lớp và để thực hiện thắng lợi công tác phổ cập giáo dục.

Hiện nay A Túc đã phát triển một cách đầy đủ trường lớp của các ngành học, bậc học. Tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 28,2%, mẫu giáo đạt tỷ lệ 95,4%, riêng trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100%, 100% trẻ được tổ chức bán trú, tỷ lệ huy động đúng độ tuổi so với trẻ 6 - 11 tuổi đạt tỷ lệ 100%. Đây là trường tiểu học duy nhất của vùng bản Hướng Hóa học sinh học tập trung ở một khu vực và là một trong những trường được thụ hưởng chương trình dự án SEQAP. Trường Trung học cơ sở có 8 lớp với 199 học sinh. Truờng Trung học phổ thông có 9 lớp với 260 học sinh. Có được điều đó chính là nhờ sự chỉ đạo một cách đúng đắn và sáng tạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện trong chiến lược hoạch định sự phát triển giáo dục trên địa bàn A Túc nói riêng và của Hướng Hóa nói chung.

Việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học, tổ chức dạy học nghiêm túc đảm bảo nề nếp, đề cao thái độ cũng như ý thức tự giác và tính tích cực chủ động học tập, rèn luyện của học sinh đã góp phần vào sự thành công trong phát triển giáo dục và đào tạo toàn diện ở A Túc hiện nay.

Công tác khuyến học, khuyến tài đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, các trường đặc biệt quan tâm. Trong năm qua đã thực hiện khá tốt “3 đủ” cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em gia đình chính sách.

3. A Túc là địa bàn vùng khó, xa trung tâm huyện lỵ nên đời sống của đội ngũ giáo viên gặp nhiều khó khăn. Có những nỗi khổ cực chúng ta dễ nhận ra, nhưng có những nỗi khổ cực không thể thấy và kể ra được, nhất là đối với các nữ giáo viên.

Cái kham khổ chật vật, sự khắc nghiệt của nắng núi, mưa ngàn rét muốt đã làm vơi đi những sợi tóc tuổi thanh xuân nhưng vẫn còn đó nụ cười tươi rói như những nhánh lan rừng. Giữa những gian lao ấy không có thầy, cô giáo nào “kiến nghị” cho mình mà chỉ kiến nghị cho học sinh, cho trường được hỗ trợ thêm thiết bị dạy học, đồ dùng học tập, sách vở cho học sinh, nhà công vụ…

Đạm bạc những bữa ăn tập thể, dung dị một góc bàn làm việc, đằm thắm một lọ hoa rừng trắng xóa, tinh khiết như cuộc đời nhà giáo. Lặng lẽ nở hoa trên những trang giáo án, để gieo vào hồn trẻ thơ những bài giảng hay, những câu thơ đẹp, là sự nắn nót, cần mẫn giúp cho các em đọc chữ a, b, c... đến viết và hiểu được tên đất, tên bản làng mến yêu...

Chia tay A Túc trong lòng chúng tôi rạo rực một niềm vui, niềm kỳ vọng giáo dục A Túc vươn mình hơn nữa để trở thành một điểm sáng giáo dục của vùng Lìa.

N.N.H

Nguyễn Ngọc Hiển
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 276 tháng 09/2017

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground