Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bà mẹ Việt Nam anh hùng với tuyến lửa

M

ãi đến năm 2002, tức là 30 năm sau ngày mất, bà mới được nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (BMVNAH). Trong nhà lưu niệm họ Ngô vừa được khánh thành ở thôn Nam Cường, xã Vĩnh Nam; huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có treo đôi câu đối do giáo sư sử học trần Quốc Vượng tặng:

Quốc nội vì dân liệt sĩ tam

Tộc trung cách mạng lão thành tứ!

Một nhà có ba liệt sĩ, bốn vị cách mạng lão thành, giữa một vùng quê nghèo, khuất nẻo xóm Cồn, làng Huỳnh Công giáp Nam xưa quả là chuyện lạ. Trong nghĩa trang liệt sĩ huyện Vĩnh Linh có hẳn một khu dành riêng cho các liệt sĩ vào Đảng những năm 30 của thế kỷ XX. Ở một trong những ngôi đầu là ông Ngô Sừ, tham gia Cứu tế Đỏ rồi Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Tháng 5 năm 1930 lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Huyện Vĩnh Linh, đó là người con đầu của BMVNAH. Nhưng đó là chuyện sau này...

Trong Ngô tộc ở Huỳnh Công có lưu truyền gốc tích: Năm 1868 , khi kinh đô Huế thất thủ, người chủ chiến Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra khỏi thành. Bên cạnh ông có một người Cai đi theo hộ tống, đó là người họ Ngô. Nhưng khi theo ra đến Quảng Bình, qua hồi loạn, Tôn Thất Thuyết xuất bôn, ông không thể trở về quê cũ ở Thủy Cần, giáp biển (xã Vĩnh Kim ngày nay), ông tìm đi lập ấp ở thôn Nam - Huỳnh Công. Dân biển, một đời đi lính, khi khai hoang ở một vùng nhiều tre trúc, ông chỉ biết nghề đan lát. Một đôi nong đổi công người ta phát hoang một sào. Khi có gia đình, lập ấp ở vùng đồi đất đỏ, ông lén về quê đưa mộ bố về chôn trong vườn. Ông mất những năm đầu thập kỷ 40 thế kỷ trước, lúc hơn 90 tuổi.

Người con trai là Ngô Hữu Tăng lớn lên trông coi một khu đất rộng lớn, đầy đủ trâu bò, trang trại, lại thêm nghề thuốc bắc, nên dẫu là con trai xóm Cồn(1) ông vẫn cưới được người con gái đẹp họ Trần ở thôn Huỳnh Công Tây (xã Vĩnh Tú bây giờ).

Đó là bà Trần Thị Choai, Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông bà sinh được tám người con, nhưng chỉ nuôi được bảy: bốn trai, ba gái. Hồi đầu thế kỷ, Vĩnh Linh vẫn là vùng đất rậm rì rừng núi, cây cối sum suê. Giai thoại đi cắt tranh (lợp nhà) cắt luôn cả đuôi hổ, đi cày sớm bắt cả hổ vào ách cày trong chuyện trạng Vĩnh Hoàng không hoàn toàn là chuyện hư cấu! Bởi đây chính là vùng đất nghịch, nơi xuất phát chuyện trạng Huỳnh Công!

Ở vùng đất mông muội ấy mà lớn lên lần lượt bảy anh chị em được đi học, từ trường tỉnh rồi trường Huế. Và từ đó mà họ được gặp, được giác ngộ cách mạng.

Ông Ngô Hữu Tăng được bổ làm Hương bộ trong làng, là một người yêu nước, có chí khí, nên khi thấy các con lớn lên tham gia tổ chức mưu cầu sự nghiệp cứu nước, ông đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ. Bà Trần Thị Choai (sinh 1890) là chỗ dựa tin cậy vững vàng cho gia tộc.

Khi người con trai là Ngô Sừ (sinh 1911) sau những năm đi học ở Huế đã đem tư tưởng cách mạng về nhen nhóm ở quê nhà. 1929 thôn Huỳnh Công Nam đã có cơ sở Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do hai ông con cùng tham gia lãnh đạo. Tháng 4/1930, ông Ngô Sừ đã cùng người cậu là Trần Công Khanh và một số thanh niên trong làng lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Vĩnh Linh, trong số này có ông cụ và người con trai thứ hai của ông bà là Ngô Hữu Sồ lúc ấy mới mười sáu tuổi. Đây là một chi bộ mạnh, lực lượng phát triển rất đông. Tuy vậy, do có kẻ phản bội, phong trào bị đàn áp dữ dội. Năm 1931, tròn 20 tuổi, ông Ngô Sừ bị bắt. Bị tra tấn, đánh đập tàn bạo, nhưng người con trai Huỳnh Công vẫn kiên cường. Hôm tòa xử ở Quảng Trị rồi Đà Nẵng, kết án bốn năm tù, không làm lay chuyển ý chí. Có một giai thoại về ông được báo chí đương thời nhắc đến. Biết ông làm Cộng sản, gia đình người yêu sợ con gái khổ, không muốn gả. Nhưng người con gái ấy đã từ chối mọi lời dạm hỏi ở nơi giàu có yên ổn, quyết chờ ông. Báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng đã có bài của bà Lê Thị Quế viết ca ngợi khí phách của bà. Khi gia đình nhà gái đồng ý ông liền vào Huế cảm ơn cụ Huỳnh, nhân đó cụ ban cho đôi câu đối:

- Ừ một tiếng sắt đinh, dù cho vật đổi sao dời, kết tóc giữ nguyên lời ước nguyện.

- Duyên ba sinh hương lửa, sau lúc mù quang mây tạnh, trông trăng mừng thấy cuộc đoàn viên.

Ông Ngô Hữu Sồ bị bắt, tù ở Quảng Nam, Quảng Trị cùng thời, cùng căn với ông Lê Văn Hiến. Nhưng ra tù, các ông lại tiếp tục hoạt động. Lúc này các người em đã lớn, hai em trai Ngô Hữu Sòa đã là những nhân cốt đắc lực của phong trào Vĩnh Linh. Ba người em gái: Ngô Thị Sù, Ngô Thị Sựu, Ngô Thị Sùng vừa làm liên lạc, lo chợ búa chăm sóc đời sống gia đình theo một nghĩa rộng: Đây là vùng quê nghèo, ăn cơm bữa nước đuốc (ruốc) là món ăn ngon rồi. Nên để các đồng chí trong địa phương có thể hoạt động, tổ chức Đảng cân có một bộ phận lo kinh tài, vừa để đảng viên có cái ăn, vừa đỡ đần các gia đình vợ con nheo nhóc. Với tư cách người phụ trách kinh tài Huyện ủy Vĩnh Linh rồi sau này là của Tỉnh ủy Quảng Trị. Ông Ngô Sừ cùng em là Ngô Hữu Sồ, đã vào Nam ra Bắc, đi Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, ra Đồng Hới, Vinh, Hà Nội... mở rộng mạng lưới buôn bán. Vốn đoàn thể ít, bị chèn ép, cạnh tranh, nhiều lần thua lỗ. Vậy là phải về xin cha mẹ bán ít mẫu đất, mấy con trâu làm vốn bày chuyến khác. Những năm 1935. 1937 đồng chí Lê Duẩn cùng ông Đoàn Thượng Xuân xứ ủy Trung Kỳ làm sếp ga Sa Lung, rồi đồng chí Lê Văn Hiến, Hồ Xuân Lưu(2) đã về gia đình ông bà, mở hội nghị, bàn các công tác của Đảng.

Ngôi nhà đổ đất cao ráo, giữa một khu vườn rộng, chè, mít, vải cổ thụ được bọc kính đáo bởi hàng rào mạn bảo cắt xen công phu là nơi họp lý tưởng của tổ chức bí mật.

Bà mẹ nhân từ đã luôn hiền hậu tiếp đón các bạn bè chiến hữu của con. Ông mất, các con đa số thoát ly, chính bà đã lo lắng nuôi dạy một đàn cháu ngày càng đông đúc.

Cách mạng tháng 8/1945 thành công, cả một gia đình lớn ở làng quê thành một đoàn thể lớn, một cơ sở lớn của cách mạng. Nhưng chẳng bao lâu thực dân Pháp trở lại xâm lược.

Năm 1947, mặt trận Huế rồi Quảng Trị bị vỡ. Vùng Vĩnh Linh thành khu vực bị chiếm đóng.

Ông Sừ, ông Sồ phải thoát ly ra vùng tự do Hà Tĩnh xây dựng căn cứ hậu cần tiếp tế cho Quảng Trị. Đây là những người đầu tiên mở ra con đường trên biển để tiếp tế gạo muối, đạn dược, vũ khí, áo quần, thuốc men cho chiến trường Quảng Trị và cả khu V. Một cơ sở tiếp nhận quan trọng ở Quảng Trị là ông Đoàn Cầu - bố của ba vị tướng: Đại tướng Đoàn Khuê, Trung tướng Đoàn Chương, Thiếu tướng Đoàn Thúy.

Ông Ngô Hữu Sòa tham gia bộ đội ở trung đoàn 95.

Tình thế buộc ông Ngô Hữu Sà ở lại vừa giúp trông coi gia đình, vừa chờ nhận nhiệm vụ mới.

Giặc Pháp chiếm Vĩnh Linh, gia đình bà thành mục tiêu tấn công quyết liệt đầu tiên. Nhà mấy lần bị đốt. Mọi của cải chìm nổi bị tịch thu. Cây quả vườn tược bị tước đoạt (riêng dứa, mít trong vườn phải chở 5-7 xe cam nhông). Bà bị bắt lên bắt xuống. Mỗi lần càn quét vào làng là chúng lôi từng người trong nhà ra tra hỏi: - Sừ - Sồ - Sà - Sòa - Sùng - Sựu đâu? Không biết do đâu ông bà đặt tên cho các con toàn vần S và rất khó đọc như thế.

Trong chống Pháp bà mẹ chịu mấy cái tang.

Năm 1947, ngô Hữu Sà bị bắn chết vì không chịu hợp tác với địch (ông giỏi tiếng Pháp địch muốn sử dụng).

- Tháng 4/1947, con dâu trưởng mất vì sốt ác tính khi đi tản cư.

Năm 1949, Ngô Hữu Sòa, đại đội trưởng thuộc trung đoàn 95 hy sinh trong chiến đấu ở Nam Đông - Thừa Thiên.

- Năm 1951, con trưởng Ngô Sừ hy sinh ở ngoại vi thành phố Huế.

Các con thoát ly, bà nuôi một bầy cháu nhỏ.

Nhưng Vĩnh Hoàng là vùng du kích, nên nhà bà luôn là cơ sở đi về tin cậy, an toàn của bộ đội, thương binh, cán bộ.

Ba người con gái, người hoạt động đoàn thể, người làm kinh tế nuôi đại gia đình, nuôi các đồng chí hoạt động.

Do các đóng góp của mình, bà có ba người con là liệt sĩ. bốn người là cán bộ cách mạng lão thành. Bà mất tháng 5/1972 thọ 82 tuổi, trong những ngày đế quốc Mỹ ném bom ác liệt miền Bắc ở Quảng Trị bắt đầu một chiến dịch quyết liệt nhất trong chiến tranh ở Thành Cổ.

Dưới lửa đạn B52, Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến Hành chính huyện và đông đảo những người biết ơn bà đã đưa bà về nơi an nghỉ.

Do con cái hoạt động thoát ly ở nhiều nơi, hồ sơ thời chiến không đầy đủ, mãi đến năm 2002, bà Trần Thị Choai mới được công nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Giữa hàng vạn Bà mẹ anh hùng cả nước, người mẹ vùng đất đỏ vĩ tuyến 17 có ba người con liệt sĩ, bốn người là cán bộ lão thành cách mạng, hơn hai mươi cháu nội ngoại tham gia quân đội, bà Trần Thị Choai thật xứng đáng với danh hiệu được Nhà nước phong tặng.

Người con trai thứ, cụ Ngô Hữu Sồ, năm nay 90 tuổi, năm 2000 kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng đã được nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, vẫn ao ước cùng con cháu xây dựng tại làng quê Nam Cường - Vĩnh Nam - Vĩnh Linh - Quảng Trị một khu lưu niệm xứng đáng với nơi lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Vĩnh Linh, nơi một chiến sĩ Văn thân khai khẩn lập ấp nơi có một gia đình nông dân theo Đảng từ buổi đầu tiên... làm truyền thống cho con cháu.

V.H

 

 

 

_________

(1). Ca dao: Hoài đời mà lấy xóm Cồn

Gánh nước đôộc đựng trật 1. . . ra sau

(2) Hồ Xuân Lưu - người Quảng Trị - tức Trần Quốc Thảo - Bí thư Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Pháp.

Vĩnh Hoàng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 117 tháng 06/2004

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground