Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Con kênh quê hương

Q

uê tôi, mùa nắng hạn cháy lưng người, cha tôi thường đi về giữa mùa toóc khô lầm lũi, nhìn cánh đồng không nước, nhìn những đứa con đói nheo nhóc bát cơm trộn đều khoai sắn vẫn không đủ ấm dạ khi trở mình. Bao trằn trọc đã hằn sâu nếp nhăn trên khuôn mặt người cha thân yêu, mong muốn thay đổi cái nghèo cái khó nhưng đành buông tay vì không tìm đâu ra nguồn nước để sản xuất thay đổi cuộc sống. Cái ngày 8 tháng 3 năm 1978, công trình đại thuỷ nông Nam Thạch Hãn được khởi công, cha tôi hăm hở dậy từ sáng sớm hòa cùng dòng người “lao động xung kích” đi làm thuỷ lợi, khơi dòng nước về tưới mát đồng quê.

Giấc mơ có thật...

Cha tôi cũng giống như bao người dân nơi đây, cứ ngỡ chuyện đùa như thật không tin vào mắt mình, nhưng đó là giấc mơ có thật... bà con ở xã Triệu Phước cứ kháo nhau chỉ cần “ chai bảy nước ra tận ruộng họ” là quá đủ. Có ai ngờ, nay lại đi làm công trình thuỷ lợi để kéo nguồn nước về tưới tắm cho đồng ruộng quê hương, thay đổi cuộc sống của họ.

Theo tôi được biết, công trình đồ sộ này được “manh nha” từ rất sớm nhưng do chưa có điều kiện để thực hiện. Phải sau ba năm khi nước nhà hoàn toàn được giải phóng, trước những yêu cầu bức xúc và thiết thực của cuộc sống, được sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp công trình thuỷ nông Nam Thạch Hãn được khởi công. Trung bình mỗi ngày có trên 15.000 chiến sĩ của các binh đoàn lao động xung kích các huyện, Sư đoàn bộ đội địa phương của Trung ương và tỉnh tập trung thi công. Trong hoàn cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, công nhân, nông dân, bộ đội lao động trên công trường phải ăn khoai, sắn; đặc biệt, là chịu nhiều thương vong vì bom mìn, nhưng với quyết tâm cao, hàng ngàn người ngày đêm miệt mài lao động, bất chấp gian khổ hy sinh. Để thấy hết những khó khăn lúc đó, công trình vừa thi công vừa phải vận hành để phục vụ sản xuất. Vì vậy, công trình quy hoạch thiết kế chưa được đầy đủ và hoàn chỉnh, thi công chưa đồng bộ, kinh phí đầu tư từ đầu mối đến kênh cấp II còn kênh cấp III nội đồng chưa có. Công trình nội đồng chủ yếu là công trình tạm bằng các phế liệu chiến tranh hoặc vật liệu địa phương, nên trong quá trình quản lý và khai thác phải đầu tư nghiên cứu cải tạo, bổ sung hoàn chỉnh và thay thế một số hạng mục công trình. Với biết bao khó khăn chồng chất, nghị lực và niềm tin, những người con Quảng Trị lại chứng tỏ được bản lĩnh của mình “Không những anh hùng trên chiến trường, mà còn anh dũng trong lao động sản xuất”, cải tạo và khắc phục thiên nhiên đem lại nguồn sống mới cho người dân nơi đây. Sau gần hai năm nỗ lực phấn đấu, công trình đã được đưa vào sử dụng giai đoạn 1, đảm bảo nước tưới cho hàng ngàn ha diện tích canh tác của huyện Triệu Hải, biến những cánh đồng quanh năm khô hạn trước đây thành vựa lúa của cả tỉnh. Nhân dân phấn khởi, càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong một lần về thăm quê ngày 23/3/1983, rất phấn khởi trước sự thay da đổi thịt của quê hương, đồng chí Lê Duẩn nói: “Bây giờ có nước của Công trình thuỷ lợi Nam Thạch Hãn, ruộng cấy được hai vụ và năng xuất trên 8-10 tấn/ha. Đời trước, ông, bà chúng ta chưa bao giờ nghĩ ruộng đồng làng ta có nước đầy đủ như hiện nay, bây giờ có nước là hay lắm, hạnh phúc có rồi, dân ta cần cù, nhất định ta làm nên giàu có”...Đồng chí còn căn dặn: “Cần phải phấn đấu đưa năng xuất lên 15-20tấn/ha. Phải coi trọng cái vườn, vườn phải có nhiều loại cây phong phú. Từ vườn, từ ruộng đồng mà phát triển chăn nuôi và phải có nghề nghiệp khác”.

Từ khi kênh thuỷ nông Nam Thạch Hãn hoàn thành, để quản lý và khai thác tốt hệ thống kênh mương chằng chịt, thường xuyên chịu tác động của thời tiết như: mưa nắng, gió bão, con người và động vật. Các cán bộ xí nghiệp Khai thác CTTL Nam Thạch Hãn (tiền thân là Xí nghiệp Thuỷ nông Triệu Hải đến Công ty Khai thác CTTL Nam Thạch Hãn) đã vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện nghiêm túc theo quy phạm kỹ thuật và pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi. Thường xuyên quan trắc thu thập các tài liệu mực nước lũ, lượng tiêu hao trên 1 ha từng vụ, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật để phục vụ cho công tác quản lý trước mắt và lâu dài. Để đảm bảo cho sản xuất thì cán bộ xí nghiệp phải phối hợp với các đội thuỷ nông của hợp tác xã, chủ động lên phương án giải quyết nguồn nước ngay từ đầu vụ. Phải điều hòa phân phối nước hết sức tích cực, hợp lý và kết hợp với việc nâng đập tạm ở tràn đầu mối, đập Việt Yên để giữ nước ngọt bơm chống hạn, mạnh dạn nghiên cứu đề xuất phương án nâng tràn đầu mối để giữ nước đảm bảo chủ động vụ Đông Xuân và giảm bớt khó khăn vụ Hè Thu. Thực hiện tốt phương án phân lũ đập An Tiêm nhằm đảm bảo an toàn hệ thống kênh chính và kênh N1, an toàn cho dân ven sông Nam Thạch Hãn và đặc biệt là thị xã Quảng Trị, đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối; tiến hành cải tiến đập cao su chống thấm cho cửa vào các công trình cầu máng và xi măng, làm thêm một số cống xã đáy phục vụ công tác tu sửa nạo vét công trình. Hiện nay, xí nghiệp cũng đã thực hiện nhiều phương pháp kiên cố hóa kênh Nam Thạch Hãn: đối với kênh loại 1 (kênh chính) mặt cắt kênh hình thang, gia cố bằng bê tông tấm lát đúc sẵn M150 có cốt thép, khung giằng M200, 20m bố trí một khung lót dưới tấm lát bằng vải lọc; kênh loại 2 có quy mô nhỏ mặt cắt hình chữ nhật, thì đáy đổ bê tông trực tiếp M150 dày 15cm, khoang dài 12m, tường xây bờ lô M150, vữa xây M100, vữa tô M100 dày 1,5cm cách 4m bố trí trụ, khung giằng ngang. Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn trắc trở về điều kiện địa hình dốc, công trình đầu mối chỉ là đập dâng nên không có khả năng điều tiết, lượng mưa trong năm phân bổ không đều, mùa hạn hán gió Tây Nam thổi mạnh lượng bốc hơi nước lớn (từ 1000 đến 1.400mm)... Nhưng với trách nhiệm và lòng nhiệt tình của mình, các cán bộ của xí nghiệp Khai thác công trình Nam Thạch Hãn vẫn bám sát công trình, đồng ruộng, không quản ngại nắng hạ, mùa đông đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp trên toàn vùng.

Hiệu quả lâu dài.

Đồng hành với thành công sau 20 năm đổi mới đất nước, hiệu quả mà công trình thuỷ nông Nam Thạch Hãn mang lại quả thật lớn lao, kỳ vĩ. Kỳ vĩ nằm ở chiều dài con kênh và hiệu quả lâu dài, giữa lúc tỉnh nhà mới giải phóng biết bao khó khăn chồng chất mà đã huy động một sức dân lớn đến như vậy để hoàn thành con kênh dài 16,4km đi qua 19 xã (bao gồm Triệu Phong có 11 xã, Hải Lăng 7 xã, thị xã Quảng Trị 1 xã). Một công trình mà cứ ngỡ chỉ nằm trong ý tưởng lại trở thành hiện thực, đến nay đã tưới tiêu với diện tích hai vụ lên đến 10.242 ha, trong đó tự chảy là 9.967,2 ha và tạo nguồn là 275 ha. Nguồn nước đã chảy về tận làng quê, qua từng ngõ ngách cánh đồng, mang lại sức sống mới cho một vùng quê rộng lớn phía nam tỉnh nhà. Từ chỗ cằn khô khi mùa nam nắng “Chuột chạy không bén lông” như lời nói của anh Cao Duy Vinh (Phó giám đốc Xí nghiệp KTCTTL Nam Thạch Hãn) thì đến nay toàn bộ diện tích có kênh đào đắp đi qua đã có đầy đủ nước để sản xuất nông nghiệp, đời sống của người dân nơi đây đổi thay từng ngày, từng giờ. Quả thật là “một hồng phúc lớn” của người dân có dòng nước Thạch Hãn đi qua, cứ đến lúc dòng nước của kênh về là bà con tất bật tay cuốc, tay cày hối hả ra đồng tiến hành sản xuất cho kịp thời vụ. Nhìn những cánh đồng xanh mượt uốn lượn khi gió phơn nam đi qua, lòng tôi lại nao nao khó tả, cứ tưởng tượng nếu không có nguồn nước của kênh Nam Thạch Hãn, thì mùa nam nắng này chỉ còn trơ những thửa ruộng bỏ hoang, các em nhỏ chăn trâu thoả sức trêu đùa, đá bóng.

Sau gần 30 năm, qua bao đợt nắng hạn, mưa sa, kênh đào vẫn thế: sừng sững và vững chắc, ngày ngày đưa nguồn nước đến từng chân ruộng, bãi ngô. Nhìn xa xa, kênh đào như một dãi lụa mềm uốn lượn qua các xóm làng, làm thay đổi và đẹp thêm một vùng quê. Chúng tôi thường đi dọc kênh đào ngân nga câu hát “con kênh ta đào, con kênh quê hương”.

       L.N.T

Lê Như Tâm
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 147 tháng 12/2006

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground