Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đi tìm xuất xứa câu vè "Văn chương Xuân Mỵ"

L

àng Xuân Mỵ thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh là một trong những làng quê một thời nổi tiếng về truyền thống hiếu học ở Quảng Trị. Theo sử sách chép lại thì dòng họ nào ở Xuân Mỵ cũng hiếu học và ở thời nào Xuân Mỵ cũng có người học hành, thi cử đỗ đạt để rồi được bổ nhiệm làm chức tước vinh sang. Thời xưa còn có người còn được bổ làm quan trở thành quần thần thân tín của triều đình, được vua quan hết lòng trọng vọng, kính nể. Và ngày nay nhiều con em làng Xuân Mỵ có học hàm học vị cao cũng đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong các trường Đại học, các Viện nghiên cứu. Có một điều hết sức đáng quý, đó là từ thời xưa cho đến thời nay, những người thi cử đỗ đạt “công thành danh toại” ở làng Xuân Mỹ, dù ở phẩm hàm nào, chức vụ nào thì họ cũng một lòng một dạ đem hết trí tuệ, tài năng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân.

Có một bài vè được truyền tụng từ hàng đời nay ở vùng đất này, trong đó có câu: “Văn chương xuân Mỵ”. Mới thoạt nghe, người ta dễ lầm tưởng Xuân Mỵ là một vùng đất văn chương hoặc có nhiều tài năng văn chương. Đi tìm nguồn gốc phát tích câu vè này và cả nhìn nhận trong thực tế hiện nay ở làng Xuân Mỵ thì cái sự “lầm tưởng” trên cũng đã có phần đúng. Tuy nhiên cũng cần phải khẳng định một sự thật hiển nhiên đó là Xuân Mỵ không phải là làng có nhiều tài năng thuộc lĩnh vực văn chương. Ông Nguyễn Đức Lợi năm nay 72 tuổi là cán bộ hưu trí ở làng Xuân Mỵ có bốn người con, cả bốn đều đỗ đại học và cao đẳng. Ông còn am hiểu khá tường tận về gốc gác truyền thống quê hương mình. Khi được hỏi về xuất xứ câu vè trên, ông kể: Thuở ấy, ở làng Xuân Mỵ, có một người con trai học rất giỏi tên là Nguyễn Xuân Phiên. Nguyễn Xuân Phiên, con của một gia đình nông dân nghèo, bố mất sớm. Mẹ ông, một người đàn bà phúc hậu, rất mực thương con. Vì thương con lo cho con ăn học, bà phải quanh năm ăn đói mặc rách, làm lụng vất vả. Thương mẹ và để đền đáp công lao của mẹ, Nguyễn Xuân Phiên đã ngày đêm miệt mài học tập. Khi vào Huế thi, ông đã đỗ đầu bảng rồi được triều đình giữ lại trong cung làm thầy dạy học cho triều thần và con vua. Nhờ tài đức của mình mà ông luôn được nhà vua và hoàng hậu quý mến. Còn các quan lại trong triều, ai ai cũng nể trọng ông. Nhân một lần nhà vua mời đối, một vế đối quá hiểm hóc, chỉ có mình ông đối được, nên nhà vua sau khi nghe xong đã thán phục mà thốt lên: “Giỏi? Quá giỏi! Đúng là người Xuân Mỵ, văn chương Xuân Mỵ!” Lời khen ngợi của nhà vua lan cả ra ngoài thành về đến lân làng quê Xuân Mỵ của ông. Từ đấy bắt đầu xuất hiện bài vè được truyền tụng trong dân gian: Văn chương Xuân Mỹ/ Lý sự Thủy Khê . . .

Chẳng rõ Lý sự Thủy Khê và còn cả mấy câu nói về mấy làng khác nữa xuất xứ từ đâu, chứ văn chương Xuân Mỵ xuất xứ của nó là đích thực như thế. Có lẽ đó là câu vè mà nội dung của nó chỉ nhằm để chỉ sự học rộng tài cao của người làng Xuân Mỵ, đã có nhiều vị đại khoa nổi tiếng khác mà vua quan triều đình không ai không biết. 

Đại tá cựu chiến binh Mai Hoa Mơ từng là cán bộ tuyên huấn Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) và ông Trần Cảnh Thi, 78 tuổi đời, 56 tuổi Đảng, cháu mấy đời của Tiến sĩ Trần Cảnh Phát người làng Xuân Mỵ khi được hỏi về chuyện này cũng có chung một quan điểm với ông Nguyễn Đức Lợi. Đại tá Mơ còn nói thêm: Trước năm 1945, làng Xuân Mỵ hầu như không có một tác giả văn chương nào ngoại trừ sau này chỉ có mỗi ông Nguyễn Xuân Đức gốc gác người Xuân Mỵ là nhà văn. Câu văn chương Xuân Mỵ trong bài vè suy rộng ra có thể dùng để ngợi ca làng Xuân Mỵ có nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao được bổ làm quan, vậy thôi.

Trở lại chủ đề chính để thấy rằng ở vào thời loạn lạc xa xưa ấy, làng Xuân Mỵ tuy chỉ là một làng quê nhỏ bé nghèo khổ, nhưng tinh thần ham học, ý chí vươn lên, khát vọng tri thức của người dân trong làng quả không thể gì sánh nổi. Và từ tinh thần, ý chí, khát vọng ấy trong sự học mà người đời xưa làng Xuân Mỵ đã cống hiến cho quê hương, đất nước nhiều “ông Nghè, ông Cống” tài danh. Những gì mà sử sách còn để lại hôm nay cho ta thấy chỉ trong khoảng thời gian từ l835 đến năm 1880, làng Xuân Mỵ đã có tới hàng chục người học hành đỗ đạt được bổ làm quan, trong đó có những vị đại khoa nổi tiếng một thời như Nguyễn Xuân Bảng, đỗ Phó bảng năm Mậu Tuất niên hiệu Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838); Nguyễn Xuân Phiên, đỗ tiến sĩ năm Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị thứ 36 (năm 1843); Trần Cảnh Phát, đỗ tiến sĩ năm Bính Tý, niên hiệu Tự Đức thứ 27 (năm 1877)... Các vị khoa bảng người làng Xuân Mỵ thời ấy đã chiếm tới một nửa các vị khoa bảng của cả huyện Gio Linh.

Truyền thống hiếu học của người làng Xuân Mỵ cứ vậy đời trước truyền lại cho đời sau. Càng về sau cái tinh hoa từ việc học càng rực rỡ, chói sáng. Thời thuộc Pháp, có ông Trần Cảnh Hảo, suốt cả cuộc đời thơ bé phải đi ở đợ chăn trâu cho ông Nguyễn Nghiễm, một gia đình giàu có trong làng. Vốn tính thông minh mà chỉ nhờ vào nghe trộm bài giảng của người gia sư dạy con ông Nghiễm học mà ông Hảo trở nên sáng dạ rồi được ông Nghiễm trân trọng thương yêu cho đi học. Ông Hảo học một năm hai lớp. Rồi đi thi, vào năm 1939, dưới thời Bảo Đại, ông Hảo đã đỗ cử nhân Văn khoa được bổ làm quan đốc học ở Huế. Cuộc đời ham học và học giỏi của Trần Cảnh Hảo sau này trở thành tấm gương soi cho các con ông. Cả bảy người con trai của ông là Trần Cảnh Huề, Trần Cảnh Lai, Trần Cảnh Huyên, Trần Cảnh Lưu, Trần Cảnh Mân, Trần Thị Hương, Trần Thị Mươi theo gương cha đã ăn học thành tài. Cả bảy người bây giờ đều là tiến sĩ, phó tiến sĩ, kỹ sư, nhà giáo... đang công tác, trong đó có ba người làm việc ở nước ngoài. Trên khắp mọi miền đất nước đã có hàng chục người con làng Xuân Mỵ nhờ học hành đỗ đạt mà công tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã, đang nắm giữ nhiều chức vụ khác nhau. Trong số này phải kể đến: Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Xuân Tuyến (trường Đại học sư phạm Huế); Phó tiến sĩ Mai Thanh Hoài (Phân viện Khoa học TP. Hồ Chí Minh); Tiến sĩ vật lý - hạt nhân Nguyễn Tắc Anh (Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt); Kỹ sư Nguyễn Thanh Hải (viện Khoa học Kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng); Tiến sĩ vật lý hải dương học Nguyễn Tắc An (Viện nghiên cứu biển Nha Trang); Dịch giả Trần Việt Tú (Bộ Giáo dục) và hai con gái của ông là nhà báo Trần Thanh Tâm, Trần Thanh Bình (Báo Phụ nữ)... và nhiều người khác.

Trong hai cuộc kháng chiến trước đây cũng như trong xây dựng hòa bình ngày nay có lẽ không năm nào làng Xuân Mỵ lại không có người bước vào giảng đường đại học. Hàng chục gia đình có con học đại học và trong số ấy có nhiều gia đình có từ hai đến ba con học đại học, trở thành niềm tự hào cho cả dòng họ, làng xã. Sức học và tỉ lệ thi đỗ đại học cao của con em làng Xuân Mỵ trong những năm trước đây là một minh chứng cho truyền thống hiếu học và học giỏi. Các nhà giáo, các nhà quản lý trong ngành Giáo dục tỉnh nhà hẳn còn nhớ năm học 1974 - 1975 là khóa thi đại học đầu tiên dành cho học sinh vùng giải phóng Quảng Trị từ bờ nam sông Bến Hải đến bờ bắc sông Thách Hãn, trong số không nhiều những học sinh thi đỗ đại học năm ấy có tới năm học sinh người làng Xuân Mỵ. Năm học sinh thi đỗ đại học ngày ấy bây giờ là Nguyễn Hữu Hoài, tiến sĩ (Xí nghiệp dầu khí Vũng Tàu); Nguyễn Danh Sắt, thạc sĩ (Trường Đại học Tây Nguyên), Trần Cảnh Bình (Công ty xi măng Quảng Trị); Nguyễn Xuân Hướng, bác sĩ (Bệnh viện Việt Nam - Cu ba); Nguyễn Đức Thế (Trường THPT huyện Do Linh). Làng Xuân Mỵ đã cống hiến cho quê hương đất nước nhiều thế hệ học sinh học hành thành đạt. Hiện nay nhiều gia đình ở Xuân Mỵ, như gia đình các ông: Nguyễn Danh Tỵ, Nguyễn Đức Quýnh, Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Cảnh Liên, Trần Quang Việt... vẫn có từ hai đến bốn con học đại học, trong đó có nhiều người đã ra trường công tác.

Truyền thống hiếu học ở Xuân Mỵ trong những năm gần đây vẫn không ngừng được phát huy. Mọi gia đình, dù ở vào hoàn cảnh nào cũng tích cực động viên con em đến trường. Làng Xuân Mỵ luôn luôn xem việc học tập của con em mình là một trong những công việc mà hết thảy mọi gia đình phải đặt lên hàng đầu. Xã hội từ làng đến xã cùng đứng ra chung tay góp sức cho việc học. Và có lẽ đây chính là động lực thúc đẩy các em tích cực học tập và học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, số lượng học sinh con em làng Xuân Mỵ thi đỗ vào các trường đại học đã có phần giảm sút so với trước… Có những năm làng Xuân Mỵ không có học sinh đỗ đại học. Phải chăng đây là sự chững lại sau một cuộc đua dài dành nhiều vinh quang trong sự học ở Xuân Mỵ? Cũng như con sông Bến Hải (cạnh làng) bên bồi bên lở, lúc vơi lúc đầy? Và liệu tới bao giờ thì truyền thống hiếu học ở làng Xuân Mỵ lại được như xưa?

 N.N.C.

Nguyễn Ngọc Chiến
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 134 tháng 11/2005

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground