Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Hãy cùng đồng lòng và kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

T

rong những ngày vừa qua, trên khắp đất nước Việt Nam và bạn bè cộng đồng quốc tế đã kịch liệt lên án phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan HD-981 ở vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam, đưa nhiều tàu quân sự, dân sự ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Hành động đó đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng lãnh hải được công ước quốc tế công nhận.

Như chúng ta biết, với diện tích gần 3,5 triệu km2, biển Đông có vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế, địa quốc phòng an ninh  hết sức quan trọng. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (đã có 162 quốc gia phê chuẩn và tham gia, trong đó có Trung Quốc), nước ta có diện tích biển khoảng 1 triệu km2, chiếm gần 30% biển Đông; phân định 5 vùng biển: Nội thuỷ, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp Lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa (vươn ra cách đường cơ sở 350 hải lý).

Ngoài cơ sở pháp lý, Việt Nam có chứng cứ lịch sử - thực tiễn để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì rằng, cho đến thế kỷ XVII, 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo vô chủ. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã tổ chức “Đội Hoàng Sa” hàng năm ra Hoàng Sa thu lượm hải vật, đánh bắt hải sản, đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên đảo; đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tổ chức thêm “Đội Bắc Hải” ra Trường Sa làm nhiệm vụ như “Đội Hoàng Sa”. Liên tục từ đó, Việt Nam có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền trên 2 quần đảo như: Năm 1925, duy trì tuần tra trên đảo, đưa quân đội trú đóng; năm 1933 - 1938, thành lập đơn vị hành chính, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện; lên tiếng phản đối các nước nêu yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa; năm 1951, khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco mà không gặp phải ý kiến phản đối nào; năm 1956, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lý năm 1982, thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa… Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu hòa bình, quản lý liên tục, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam vào ngày 21 tháng 6 năm 2012.

Biển, đảo Việt Nam đã gắn bó bao đời với ông cha ta suốt trong công cuộc xây dựng đất nước và chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, mở cửa hội nhập cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, biển đảo Việt Nam có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển”. Với vị trí chiến lược của biển đảo và nguồn tài nguyên dồi dào, vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng - an ninh của đất nước ta hiện nay.

Đối với Trung Quốc, mục tiêu tham vọng độc chiếm biển Đông nằm trong sự tính toán bành trướng của Trung Quốc theo lộ trình 3 bước: Kiểm soát biển Đông - làm chủ biển Đông - độc chiếm biển Đông. Đây là mục tiêu mở ra “Lối thoát chiến lư­ợc”, “mở rộng không gian sinh tồn”, kiểm soát các cửa ngõ vào biển Đông, chi phối các nước trong khu vực Đông Nam Á và ngăn chặn ảnh hưởng của các nước lớn đến khu vực này, đồng thời tạo bàn đạp, mở rộng khả năng hoạt động đến các khu vực khác trên thế giới.

Thực hiện ý đồ đó, Trung Quốc triển khai đồng bộ và toàn diện các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lý, kiên trì theo đuổi yêu sách chủ quyền “Đường lưỡi bò” trên biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; ráo riết tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là lực lượng Hải quân, Hải giám... để hậu thun cho các hoạt động tranh chấp trên biển Đông.

Cái gọi làĐường lưỡi bò - 9 đoạnmà Trung Quốc đòi hỏi yêu sách không có cơ sở pháp lý, vì các bản đồ cổ Trung Quốc và bản đồ cổ - Atlat thế giới công bố năm 1827 đều cho thấy biên giới của Trung Quốc chỉ có đến đảo Hải Nam. Hợp pháp đường lưỡi bò, Trung Quốc đã cố tình lôi ra từ những lưu trữ giấy tờ hành chính của chính phủ Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch trước đây bằng một phác thảo mang tính “nhật ký hải trình” của một viên chức cục đồ bản, nhanh chóng biến nó thành thứ tài liệu có tầm quan trọng quốc gia, ôm trọn 80% biển Đông mà không có vị trí xác định theo kinh độ, vĩ độ nào ở giữa biển. Lý giải Đường lưỡi bò nhưng “tiền hậu bất nhất”, lúc thì họ bảo Đường lưỡi bò lúc thì có 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn, mới đây (ngày 22/4/2011), họ đưa ra bản đồ nước CHND Trung Hoa thể hiện đường lưỡi bò 10 đoạn (họ vẽ thêm một đoạn nữa ở bên tay phải của Đài Loan). Ngay dư luận của nhân dân Trung Quốc, như Giáo sư Lý Lệnh Hoa và nhiều học giả chân chính khác đã cho rằng: “đường chín đoạn” là bản đồ không có thật bởi do Trung Quốc tự vẽ ra, không hề có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng không có chứng cứ pháp lý”.

Độc chiếm Biển Đông là mục tiêu nhất quán, xuyên suốt và lâu dài của Trung Quốc, nên từ nhiều năm nay, Biển Đông luôn là điểm nóng với những cuộc xung đột giữa các quốc gia liên quan, đặc biệt là những vụ đụng độ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam. Vụ việc Trung Quốc đầu tháng 5-2014 vừa qua ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 và cử hơn 120 tàu các loại, trong đó có cả tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tấn công nhanh đi theo bảo vệ trên vùng biển hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là nằm trong mưu đồ đó. Đây là hành động xâm phạm trắng trợn, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, là hành động nằm trong chuỗi toan tính và chờ đợi cơ hội một cách kỹ lưỡng, thâm độc.

Trước tình hình ngang ngược của phía Trung quốc hiện nay, hơn lúc nào hết, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta một ý chí, đoàn kết, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trước sự khiêu khích của tàu chiến Trung Quốc, chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt, chủ động đấu tranh trên phương diện ngoại giao và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các nước ASEAN và quốc tế đối với ta. Nếu Trung Quốc tiếp tục cố tình dùng vũ lực vi phạm vùng biển Việt Nam, chúng ta sẽ sẵn sàng đáp trả để tự vệ một cách chính đáng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta. 

Cũng cần lưu ý, mọi cuộc chiến tranh trên biển đều dựa vào đất liền. Các tổ chức đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền định hướng và vận động nhân dân bình tĩnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, không nghe theo kẻ xấu lợi dụng tình hình để kích động, manh động, hành động vi phạm pháp luật. Hướng về biển, đảo hãy bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, biểu thị sự đồng lòng, ủng hộ vật chất và tinh thần để động viên, khích lệ các lực lượng chức năng của ta, ngư dân ta đang kiên cường, dũng cảm, vững vàng nơi ”đầu sóng, ngọn gió” ngày đêm bám trụ nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

T.Q.H

TỪ QUANG HÓA
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 237 tháng 06/2014

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground