Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Luật tục và tri thức bản địa của người Pakô trong việc ứng xử với tài nguyên thiên nhiên

Phần 1: Luật tục và tri thức bản địa:

Tri thức bản địa (hay kiến thức địa phương, kiến thức truyền thống: (Local Know Ledge ledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một địa vực cư trú cụ thể xác định; nó được hình thành từ trong thực tiễn quá trình lao động sản xuất và ứng xử với môi trường tự nhiên xã hội của các thành viên trong cộng đồng; nó được hoàn thiện dần và truyền từ đời này sang đời khác bằng truyền khẩu trong gia đình, làng bản qua hình thức ca hát, ngạn ngữ, trường ca, tập tục...; nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định của địa phương.

Kiến thức bản địa bao gồm nhiều nội dung đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống sản xuất và tổ chức cộng đồng xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số như kiến thức về quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phương pháp trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật đánh bắt, săn bắn và hái lượm)... Nó là một kho thông tin hết sức quý giá trong hệ thống tri thức dân gian, có giá trị thực tiễn sâu sắc, có khả năng thích ứng cao với sự đa dạng của điều kiện tự nhiên môi trường ở miền núi, nơi mà hoạt động dựa trên nền tảng của chủ nghĩa kinh nghiệm; đồng thời nó phản ánh bản sắc văn hoá riêng của tộc người. Nó là sản phẩm của tập thể mang tính cộng đồng cao, là sự đóng góp của nhiều tầng lớp người trong cộng đồng, phản ánh sự sáng tạo, chọn lựa của các thành viên trong qúa trình lao động sản xuất, của mối quan hệ con người với tự nhiên trong qúa trình sản xuất. Chính từ trong quá trình lao động sản xuất, kiến thức bản địa được hình thành và phát triển trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm của hệ thống ứng xử mang tính đa dạng phù hợp, hài hoà với tự nhiên. Nó hình thành và biến đổi liên tục qua nhiều thế hệ trong một cộng đồng, một địa phương nhất định; nó tồn tại dưới dạng trí nhớ, qua các thể ca hát, hoặc ứng xử thực hành sản xuất. Trong quá trình lưu truyền (truyền khẩu, thực hành xã hội), nó được biến đổi dần và ngày càng được hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó kiến thức bản địa cũng tồn tại những mặt hạn chế như tính địa phương cao nên khó phổ cập một cách rộng rãi. Giá trị sử dụng, tính hiệu quả của kiến thức bản địa chỉ đóng vai trò trong một không gian và thời gian xác định. Mặt khác cũng chứa đựng nhiều nội dung thiếu cơ sở khoa học, mang tính chủ quan, nhiều khi bị bao trùm bởi những yếu tố thần linh, những tập tục lạc hậu do sự kém hiểu biết của con người về thế giới bao la và bí ẩn.

Là một trong những dân tộc thiểu số sống ở miền núi rừng phía Tây Quảng Trị, người Pako cũng như dân tộc Vân Kiều, Cơtu, chủ yếu dựa vào núi rừng với phương thức canh tác chủ yếu là nương rẫy. Bên cạnh đó các hoạt động kinh tế hỗ trợ như săn bắn, hái lượm, đánh cá, chăn nuôi và trồng lúa nước. Từ xưa trong quá trình sinh sống, họ đã biết cách khai thác các nguồn tài nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị, và biết cách bảo vệ các nguồn tài nguyên đó. Xuất phát từ nền tảng kinh tế nông nghiệp nương rẫy, kỹ thuật canh tác chủ yếu của đồng bào đều dựa vào kho tàng kinh nghiệm, kỹ thuật dân gian: từ khâu chọn đất đến kỹ thuật “phát cốt đốt trỉa”, cách thu hoạch, chọn giống, bảo vệ hoa màu... họ học cách trồng cây lương thực trong những môi trường khắc nghiệt, học cách giữ gìn bảo vệ nguồn lương thực cho mùa giáp hạt, học cách kết hợp các giống cây trồng để tận dụng tối đa độ màu mỡ của đất, học cách bảo vệ rừng, bảo vệ thú rừng cũng như sông suối để có thể khai thác thường xuyên, học cách bảo vệ rừng để có rẫy cho mùa sau, học cách phân bố thời gian phù hợp cho các công việc, học cách quan sát cây cỏ, hoa lá để tiến hành các hoạt động sản xuất cho phù hợpv.v... Đồng bào nắm bắt sự lặp đi lặp lại của sự vật và hiện tượng, từ đó hình thành nên những kiến thức bản địa, nâng lên thành những quy ước chuẩn trong phong tục tập quán, trong lao động sản xuất, trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên.

Nói đến thiết chế xã hội cổ truyền của người Pako là đề cập đến luật tục. Bởi luật tục của người Pako đề cập đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, như quan hệ cộng đồng, phong tục tập quán trong hôn nhân và gia đình, sở hữu tài sản, việc xâm phạm đến thân thể và danh dự cá nhân như chửi mắng, đánh đập, giết hại... Luật tục còn là các quy ước buộc phải tuân thủ trong lao động sản xuất, trong việc dựng bản làng, nhà ở của mọi thành viên... Nó được tồn tại dưới dạng các hình thức thực hành xã hội trong nội bộ cộng đồng làng bản. Đó là những điều ngăn cấm, xử phạt, khuyên răn, giáo dục, tạo dư luận cộng đồng để truyền tụng cái tốt, loại trừ cái xấu...

Việc thực thi luật tục dựa vào sự phán quyết của người xử kiện ở từng bản làng. Người xử kiện là chủ làng (Ariay Vel), ông cũng chính là chủ đất, là người có công khai hoang, lập làng, có uy tín lớn đối với dân bản và là người có vai trò quan trọng trong Hội đồng già làng. Chủ làng đại diện cho cộng đồng giải quyết các công việc đối nội, đối ngoại của làng, ông cũng là người thay mặt cộng đồng quản lý và phân phối các nguồn lợi tự nhiên, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong nội bộ làng bản. Về cơ bản Chủ làng và Hội đồng già làng ở người Pako gần giống với người Bru- Vân Kiều. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ chú trọng sự khác biệt, cái riêng của tộc người Pako. Tất nhiên, Chủ làng tồn tại theo nguyên tắc cha truyền con nối; thường Chủ làng và Chủ đất là một. Nhưng ở người Pako còn có trường hợp Chủ làng và Chủ đất là 2 người khác nhau. Khi người thừa kế giữ vai trò Già làng  không đủ năng lực, Hội đồng Chủ làng sẽ bàn bạc lấy ý kiến của dân bản để thay thế người khác. Như vậy ở người Pako, Chủ đất luôn là cha truyền con nối, còn Chủ làng thì có thể thay thế được.

Chủ làng là người đại diện cho cộng đồng trong mọi công việc, còn Chủ đất là người đại diện phong tục, được dân bản kính nể vì tổ tiên của họ có công khai phá làng bản. Những nơi Chủ làng và Chủ đất không phải là một, khi giải quyết công việc, Chủ làng thường đến xin ý kiến của Chủ đất như xin phép tổ tiên, thần linh theo luật tục của cộng đồng quy định.

Đối với những trường hợp vi phạm luật tục, Chủ làng cùng với Hội đồng già làng lập thành một Toà án phong tục để xét xử. Toà án phong tục (hay còn gọi là Hội đồng phong tục) gồm có người xử kiện (Chủ làng, Chủ đất- có thể là một hoặc hai), các trưởng họ, các già làng, các thầy cúng, thầy kiện và cả các chủ nhà (Ariay Đung).

Cần lưu ý là không nên đồng nhất luật tục với tri thức bản địa. Luật tục dựa trên tri thức bản địa, nhưng phạm vi của tri thức bản địa rộng lớn hơn nhiều. Ví như tri thức dân gian xem hoa nở, cây mọc để xem được khí hậu mưa nắng, lũ lụt, xem màu đất để biết đất  đai chỗ này chỗ kia tốt, xấu để phát rẫy... thì không có gì là luật tục cả. Trong khi luật tục phải là những tri thức bản địa có tính quy ước bắt buộc các thành viên trong cộng đồng phải tuân theo, nếu làm sai sẽ bị lên án, bị phạt vạ. Những quy ước đó đã được linh thiêng hoá và được cả cộng đồng thừa nhận; nếu ai đó làm trái là trái với cộng đồng, với thần linh. Ở đây, không nên hiểu mọi quy ước của đồng bào là luật tục. Chỉ những quy ước ảnh hưởng đến người khác, ảnh hưởng đến cộng đồng, đến thần linh... thì mới coi đó là những quy ước mang tính luật tục; còn những quy ước trong lao động sản xuất, trong quan hệ của từng gia đình thì không nên coi đó là luật tục, như quy ước trong gieo hạt, trong đặt bẫy, làm hàng rào để bảo vệ mùa màng; quy ước trong dựng nhà, trong cách sắp xếp bày biện đồ vật trong từng gia đình... Điều đó có nghĩa chỉ những quy ước có quan hệ đến thành viên khác, gia đình khác, quan hệ đến cả cộng đồng làng bản và đến các làng bản khác mới coi đó là luật tục. Bởi vậy luật tục có quan hệ rất gần gũi với tri thức bản địa, với những quy ước của đồng bào nhưng không nên đồng nhất chúng làm một. Bản thân luật tục có những quy tắc hoạt động riêng, đó là quy tắc giáo dục, răn đe, điều hoà mâu thuẫn trong cộng đồng thông qua các hình thức thưởng, phạt, trừng trị của hội đồng luật tục.

Trên mối tương tác đó chúng ta đi sâu vào tìm hiểu xem luật tục của người PaKo ở  Hướng Hoá, Dakrông tỉnh Quảng Trị ứng xử thế nầo đối với tài nguyên rừng, đất đai, sông suối.

 

(Xem tiếp kỳ sau). 

 

 

Anh Thi
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 218 tháng 11/2012

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground