Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Một lòng chung thủy

 (Kính tặng hương hồn Mẹ Trợ Tân)

V

ào hè những năm 1920- 1925, ở xóm làng phía nam thị xã Quảng Trị, người, vật, cây cỏ đang hứng chịu những đợt gió Lào khắc nghiệt, cát bụi mịt mù, có lúc tưởng như bão lửa, cháy da cháy thịt, nhưng dân ở đây chịu đựng một sự khắc nghiệt còn lớn hơn nhiều, đè nặng lên cuộc sống của họ: bị áp bức bóc lột, sưu cao thuế nặng, làm không đủ ăn phải bán vợ đợ con cho đủ tiền đóng suất thuế thân... nếu không bị bắt bớ đánh đập. Làng xóm bị bóp nghẹt trong luỹ tre đằng ngà, chó không chui lọt, một đường độc đạo trước làng có điếm canh hai đầu, ngày đêm tuần đinh canh gác. Ai không có thẻ “bài chỉ” (như chứng minh, được cấp khi đã đóng thuế thân) không thể đi làm ăn ở làng khác, hoặc nghi làm loạn (cách mạng) bị bắt, bị cùm xai ngay tại điếm canh (cổ chân đút vào tấm ván có khoét lổ tròn tuần đinh nêm chặt).

Ở làng An Thái, phía Nam thị xã Quảng Trị ba km có một hào phú, nhà to cửa lớn nhiều lúa, lắm tiền, một phần do ông cha để lại. Hai vợ chồng ông Cương ăn ở tốt bụng với dân làng, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo, nhất những tháng giáp hạt.

Vợ chồng hiếm muộn, hai lần sinh không nuôi được, sau chỉ có một mụn con gái đặt tên Nuôi. Lớn lên, là con một, nhà giàu có, chỉ được học biết đọc biết viết rồi thôi học, làm việc nhà và chờ gả chồng.

Năm 1920, cô đã là thôn nữ 19 tuổi nhan sắc, da trắng, môi hồng, miệng hơi rộng, mắt sắc, nói năng hoạt bát, thân thiện với bạn bè cùng trang lứa. Hồi đó con gái thường lấy chồng sớm, do cha mẹ lựa chọn, đặt đâu ngồi đó! Hai vợ chồng ông Cương đã thấp thỏm tìm nơi môn đăng hộ đối để gả con gái nhưng do duyên số hay vì con nhà giàu nên không ai đến dạm hỏi. Cô Nuôi thường lên chơi nhà bà ngoại ở làng bên, làng Đại Nại. Bà ngoại rất quý cô cháu gái hiếm hoi, cô hay ở lại qua đêm ở nhà bà ngoại. Cạnh bên là làng Long Hưng sát đường quốc lộ I có mở một trường ba lớp gọi là hương trường, các trẻ nhỏ các làng bên đến học ở đó. Trường do một hương sư (giáo làng) đứng lớp, người thị xã, đẹp trai, da trắng, ăn mặc chỉnh tề, đội mũ cát, mặc áo the, đi guốc, dạy trẻ có tín nhiệm. Ông là người có kiếm thức rộng, am hiểu thời thế, nên bà con thường mời ông đến nhà uống nước chè xanh và nói chuyện thời sự. Cô Nuôi là người thường xuyên đến nghe ông giáo nói về tình hình thế giới, tình hình trong nước, về sự áp bức bóc lột xấu xa của chế độ thực dân Pháp và cô đã hoàn toàn tin vào những điều ông giáo nói. Ông Trợ Tân là hội viên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, sau là một trong bảy đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Quảng Trị, dưới lốt một thầy giáo làng dể tuyên truyền cách mạng. Vốn chịu ảnh hưởng của tấm lòng đôn hậu của cha mẹ với người nghèo, cô hoàn toàn tin tưởng vào các lời nói của thầy, cần phải làm cách mạng, để giải phóng đất nước, người nghèo khỏi áp bức bóc lột của chế độ thực dân Pháp và phong kiến. Và tình yêu đã nảy nở giữa cô thôn nữ và thầy giáo làng. Những cuộc gặp gỡ hẹn hò đã giúp cô hiểu biết sâu hơn về đấu tranh cách mạng cũng như tình yêu giữa hai người càng sâu nặng hơn. Ngày nghỉ cuối tuần thầy đi xe đạp về nhà ở thị xã hoạt động cùng các đồng chí, cô trở thành giao liên của tổ chức, là người yêu và là đồng chí tin cậy. Cô con gái duy nhất của nhà giàu có nổi tiếng cả vùng, có nhan sắc, việc đi lại lên thị xã vài ngày một lần, hoặc khi cần đến các làng xa hơn, qua các điếm canh, bót gác trong vai cô thôn nữ xinh xắn, mang theo thư từ, tài liệu mật cho tổ chức luôn được an toàn.

Hồi đó, ở làng quê, có tục lệ rất khắt khe, quyền gả chồng do cha mẹ (quyết định, đặt đâu ngồi đó, không nghe lời là phạm tội bất hiếu). Ngoài ra, là con một, cần lấy chồng gần, như câu ca dao:

“ Con chim đa đa, đậu nhánh đa đa,

chồng gần không lấy, lại lấy chồng xa,

.............................................................

Bát nhang ai thắp, chén trà ai bưng?...”

Cô là con gái duy nhất của ông bà Cương ắt phải theo tục lệ trên.

Bạn bè bắt đầu xầm xì: “Chị Nuôi thân với thầy Tân lắm, e muốn làm cô trợ”. Một cô bảo “Không có đâu, dễ gì ông bà Cương cho con gái lấy chồng xa. Thầy giáo nay dạy trường này, mai trường khác..”. Cô khác ra chiều am hiểu nói: “Mình nghe nói ông bà đã chọn anh T. ở làng bên làm rể...”

Quả thật, ông bà đã thấp thỏm vì con gái đã quá hai mươi lăm tuổi rồi. Thấy bà lo lắng, ông nói: “Tôi đã tính rồi, bà đừng lo, tôi sẽ gả con mình cho thằng T. ở làng bên, một mẹ, một con. Nó có bằng yếu lược (lớp ba), không xấu trai, làng nó nhỏ, ít dân, chạy cho nó một chân lý trưởng không khó”. Bà hồ hởi nói: “Thì ông lo sớm cho nó đi, cho nở mặt nở mày với bà con xóm làng.” Quả nhiên, không lâu sau, anh khoá T. đã mua được chân lý trưởng của làng nhờ sự quen biết của ông Cương và tiền của bà xuất ra để lót tay quan trên chạy chân lý trưởng cho đứa con rể tương lai. Tin ông bà Cương gả chồng cho con gái một, xa gần đều biết. Không bao lâu, chọn ngày lành tháng tốt, một đám hỏi đúng tập tục được tổ chức, mời bà con đông đảo đến dự. Lại tiếng xầm xì gần xa, nhà lý T. nghèo rót mùng tơi, lấy đâu ra tiền, nếu không phải là nhờ lẫm lúa của bà Cương. Nhưng mọi việc qua đi, ngày cưới cô N. và lý T. đã đến, một đám cưới linh đình nhất hàng tổng: heo đóng củi, cau xề, rượu ché, lọng tán xênh xang, pháo nổ vang trời. Bà đã góp vào đám cưới không ít của cải nhưng bà không tiếc khi lo cho con gái một của mình, bà đâu có ngờ những đợt sóng ngầm biến thành giông bão trong lòng cô con gái dẫn đến bao rắc rối. Tiệc cưới đến chiều đã tàn, khách đã vãn. Cô dâu lui vào nhà trong rồi thưa với mẹ chồng, dáng uể oải: con hơi mệt, lại có “bận”, xin cho con về bên nhà, ngày kia con sang “lại mặt”. Bà mẹ chồng thấy thương con dâu vất vả mấy ngày cưới, ân cần dặn dò: “Con nhớ sang đúng ngày nghe con”. Cô khẽ khàng thưa: “dạ”. Về đến nhà, cô cũng nói với mẹ như đã thưa với mẹ chồng. Bà mẹ thấy con uể oải, nói vào buồng nghỉ cho khoẻ. Cô N. nói: “Mai mẹ nhớ đi chợ tỉnh mua cho con cá lóc to để đến ngày con sang bên nhà đi lại mặt”. Sáng hôm sau, dậy thật sớm, bà tất tả lên chợ mua cá, gặp ông câu vịt có con cá lóc đực nhưng bà chê nhỏ không mua. Đến chiều bà lại lên chợ tìm ông câu vịt buổi sáng gọi giật lại: “bà gặp may rồi, tôi đã theo ổ cá suốt trưa nay mới bắt được con cá mẹ cho bà, bà xem đi, tôi bán rẻ cho bà”.Con cá giãy giụa trong cái giỏ chật chội, to bằng cổ chân, béo lẳn. Bà rất vừa lòng, trả theo giá ông thợ câu đưa ra, hết hai hào. Về đến nhà, đã xẩm tối, bà rửa sạch vại đựng nước, bỏ cá vào, có nước con cá quẫy mạnh, bà thấy vui, gọi con gái dậy xem.

Hôm ấy, mẹ đi chợ, cha sang chơi làng bên chỉ cô ở nhà. Cô mở tủ chọn một số áo quần tư trang, gói cẩn thận trong khăn vuông đen, bọc mo cau bên ngoài phòng mưa ướt, đem ra giấu ngoài hốc tre ở góc vườn. Từ khi làm giao liên cho tổ chức, cô đã tự tay đào một hốc trong bụi tre để cất giấu tài liệu mật khi cần, và tạo một lối bí mật ra cánh đồng. Đầu hôm, cô nói với mẹ sáng mai cô sang nhà mẹ chồng sớm. Gà gáy đầu, đang mờ mờ tối, cô Nuôi rón rén dậy lấy bị cói chuẩn bị sẵn, bắt cá bỏ vào. Cá quẫy mạnh làm bà mẹ thức giấc, bà ú ớ rồi ngáy nhẹ. Cô nhẹ nhàng ra cổng trước, mở khoá, để cổng hé mở, rồi men ra mé sau vườn. Cô lấy tư trang ở hốc tre, luồn qua lối bí mật ra cánh đồng. Cô cảm thấy nhẹ nhõm bớt hồi hộp, có gió nhẹ thổi mơn man vào mặt. Cô dựa vào bóng tối của rặng tre để khỏi có ai thấy, cải trang thành dân quê đi chợ sớm. Con cá lớn trong bị quẫy mạnh nhiều lần cố thoát ra khỏi bị cói. Trong ý nghĩ, cô thầm bảo: “Cá ơi, tao cũng đang đi tìm tự do, mày chờ đến hói, tao sẽ thả mày ra, may ra mày tìm được bầy con côi cút của mày”. Đến mép nước, cô mở miệng bị, con cá lao đi để lại vệt sáng dài trên mặt nước. Băng qua một quảng đồng, cô lên mặt đường số I vắng vẻ. Đi một lúc cô mừng rỡ thấy một số người đi chợ Diên Sanh sớm, gần đó có ga tàu, tàu sẽ đến ga vào bốn giờ sáng. Cô hoà vào dòng người đi chợ, thấy bớt hồi hộp. Xa xa, trên nền cát trắng, cô lờ mờ thấy ga xép hiện ra, mốc khát vọng của tự do và tình yêu nhờ vào chuyến tàu chợ sớm. Cô rẻ qua bãi cát vào sân ga đang tối, có một số gồng gánh, lợn, gà củi.. đến chợ xa hơn để bán. Cô nhìn vào số người chờ tàu không có gì nghi ngờ nên thấy yên tâm. Trời sáng dần, tàu vẫn chưa đến, cô lại càng hồi hộp. Cảnh la í ới, chen chúc, nào heo gà, gồng gánh. Cô len vào góc toa tàu thứ ba như đã hẹn. Hành khách đông như nêm, trời đang mờ tối nên chưa thể tìm ra người yêu cũng đã cải trang thành một nông dân. Cô len vào góc toa tàu thấy một nông dân đội nón lá, mặc áo nâu, to lớn, mang theo gánh sắn. Nhìn kỹ, đúng là anh Tân rồi, cô mừng rỡ nhưng không dám gọi. Tàu đã rời ga, cô len dần về phía góc tàu cho đến khi nắm chặt bàn tay người yêu cô cảm thấy mọi lo lắng tan biến, một lòng tin mãnh liệt vào tình yêu và lý tưởng. Tàu dừng lại ga xép tiếp theo, lại chen chúc, xô đẩy, cảnh ấy làm họ yên tâm hơn, bớt lo mật thám. Mãi đến chiều tối, chiếc đầu máy phì phò, ì ạch leo đèo Hải Vân mới đưa được tàu đến ga Đà Nẵng. Hai người ngồi vào góc tối của sân ga, chờ chuyến tàu chợ tiếp theo đi về phía Nam, thì thầm tâm sự. Sau mấy ngày đêm chen lấn, lên tàu, xuống tàu, lo mật thám chỉ điểm, cuối cùng hai người đến được cơ sở ven rừng phía tây thị trấn Sông Cầu trong sự đùm bọc của tình cảm cách mạng.

Tin cô Nuôi, vợ lý T. vừa cưới xong xin về nhà mẹ rồi đi biệt tích làm xôn xao xóm làng, bay đến tận thị xã như một tin động trời. Ông Cương giận dữ quát tháo, gia nhân đi tìm, bà mẹ ôm mặt khóc thút thít, hối hận vì đã phong thanh mối tình con gái với ông giáo vẫn giục chồng ép duyên, lỡ nó dại dột thì làm sao bà sống được. Người ta tìm thấy bị cói ở bờ hói nhưng không biết gì thêm. Ông cho người đi tìm con gái ở nhà bà con trong Nam ngoài Bắc vẫn biệt vô âm tín. Cho người sang dò la nhà ông giáo Tân được biết, trong dịp hè, cách đây hai tuần, ông giáo và bạn đã rủ nhau đi vào Nam xin chỗ dạy mới.

Mẹ con Lý T. mất dâu, mất vợ, tiu nghỉu chẳng dám lên tiếng kiện cáo gì.

Một cô bạn nói: “Tôi cam đoan chị Nuôi trốn đi với ông giáo Tân rồi, tình yêu hai người rất mặn nồng. Chị ấy thiệt gan đầy mình, đáng khâm phục, đàm bà mà dám bỏ nhà đi theo tiếng gọi của tình yêu, bất chấp cả lễ giáo, gia phong”.

Cả tháng trôi qua vẫn không tin tức gì, ông bèn đứng ra dàn xếp, an ủi con rể hụt, thông cảm với bà mẹ Lý T. Sau đó, cho tổ chức buổi “trả lễ” có heo gà đầy đủ nhưng tiến hành trong im lặng. Năm sau Lý T. cưới vợ. Mọi việc lại trôi qua yên tĩnh sau luỹ tre làng, với những ràng buộc nghiệt ngã vì lễ giáo.

Hai người trong thời gian ngắn ngủi sống hạnh phúc trong sự đùm bọc của tình đồng chí, nhưng nhiệm vụ cách mạng đang cấp bách. Hai người lại đi hoạt động mỗi người một hướng, mang truyền đơn do cơ sở in ấn đem rải ở các thị trấn từ Nha Trang đến Bình Thuận, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Mật thám Pháp và Nam triều ra sức truy lùng, bắt bớ nhưng vẫn bất lực.

Vài năm trôi qua, ông giáo Tân được cách mạng phân công về hoạt động ở tỉnh nhà. Ông xin dạy ở trường Lai Phước, phía bắc thị xã Quảng Trị mười hai km bên bờ sông, tiện cho liên lạc với các cơ sở cách mạng. Cô Nuôi cũng trở về nhà cha mẹ, thú thật mọi chuyện, sau đó sắp xếp các lễ nghi đơn giản để hai người thành hôn. Chị em ở xóm làng tỏ ra khâm phục tính cương trực, quyết đoán của cô, dám bảo vệ tình yêu của mình bằng mọi giá, trìu mến gọi là “Chị Trợ Tân” tên mà cô giữ suốt đời hoạt động cách mạng. Cô về ở với chồng ở làng Hà Xá, giáp Lai Phước, mở hiệu tạp hoá, bán thuốc Bắc, bên cạnh sông, làm nơi đầu mối giao liên, hội họp.

Hai vợ chồng sống hạnh phúc, tích cực hoạt động cách mạng trong bí mật.

Năm 1929, ông giáo Tân bị bắt vì làm Cộng sản, bị án đày Lao Bảo mười ba năm. Cô không hề sờn lòng run sợ, vẫn trung thành với lý tưởng cách mạng và tình yêu của mình. Hoạ vô đơn chí, năm 1933 đến lượt cô bị tù, giam ở nhà lao Quảng Trị hai năm, ra tù tiếp tục hoạt động bí mật. Những năm 1940, không khí cách mạng sôi sục, cô hoạt động không mệt mỏi, tranh thủ thời gian ít ỏi đi thăm và động viên người chồng thân yêu đang bị tù đầy nơi rừng thiêng nước độc.

Ông giáo Tân được ra tù, bị quản thúc tại địa phương. Xảy ra vụ việc: một tù chính trị kiên trinh chống Pháp, bị địch tra tấn tàn nhẫn vẫn không chịu khai. Anh lừa tên cò mật thám Pháp dẫn anh đi chỉ cơ sở bí mật ở Lai Phước để may ra có cơ hội thoát thân hoặc tuẫn tiết để bảo vệ tổ chức.

Theo ông Kham (lúc ấy khoảng trên mười tuổi) kể lại: “Đúng 30 Tết năm đó, xe mật thám chở tù vượt qua cầu điện Lai Phước. Tên cò Villesan, đội Bá mang súng lục, binh Phước súng dài áp tải đẩy một tù nhân đi bộ lên phía cầu sắt cách đường I khoảng một trăm mét. Tốp người ra đến trụ giữa cầu sắt thì hô hoán tù chạy trốn nhảy xuống sông đang nước lớn. Mật thám lùng sục không bắt lại được cho là tù đã chết đuối bắt ngư dân mò vớt nhưng không thấy, có lẽ do tục lệ sợ Hà bá trả thù. Chúng bắt dân làng chặt tre làm chà buộc căng qua sông đón xác, khi mò được kéo lên bờ đắp manh chiếu và lập biên bản. Dân làng đổ xô ra xem rất đông, cô Nuôi bán hàng ngay gần đó ra lật chiếu xem mặt, vào nhà nói với chồng: “Đúng là anh Trần Công Ái rồi, cùng bị tù ở Quảng Trị”. Ông giáo Tân ra đấu lý với tên cò Pháp: “Các ông đã cố tình giết người tù này vì luật Bảo hộ cấm tuyệt đối không cho người đi bộ trên đường thiết lộ”. Tên cò quay sang đổ tội cho tên đội Bá và binh Phước. Hai tên này sợ quá sụp lạy quan thầy xin tha tội. Chúng phải làm lại biên bản khác, dân làng phấn khởi ra về, hả hê, coi như thắng lợi trong đấu tranh chống áp bức, đòi công lý. Cô khâm phục sự hiểu biết sâu rộng của chồng, vũ khí cho đấu tranh cách mạng và càng yêu thương hơn.

Hai vợ chồng lao vào hoạt động cách mạng chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Chị Diệm, người làng Đan Quế (Hải Lăng) ngụ ở thị xã kể lại: “Chính chị Trợ Tân tuyên truyền, thúc dục tôi đi làm cách mạng”. Chị sau này là Hội trưởng hội Phụ nữ tỉnh, là thành viên Hội liên hiệp Phụ nữ Trung ương.

Nhiều năm bị tù đày, cùm xai, ăn uống kham khổ, bệnh tật, sức khoẻ suy kiệt, ông Tân qua dời tháng bảy năm 1945 mà chưa được hưởng niềm vinh quang của thắng lợi cách mạng. Lo an táng cho chồng xong, không màng gì của cải riêng tư, chị có mặt trong lực lượng khởi nghĩa cướp chính quyền phủ Hải Lăng, là Uỷ viên cứu tế xã hội Uỷ ban Cách mạng Lâm thời, vận động dân tham gia tuần lễ vàng, hũ gạo cứu đói và nhiều công tác xã hội cấp bách khác. Năm 1947, chị sang công tác ở Phòng tiếp tế cho miền Nam do đồng chí Thiệu phụ trách, đóng vai người buôn chuyến trên ghe bầu ven biển. Đến Vũng Rô, bị tàu chiến địch vây bắt, chị đã thủ tiêu hết tang vật, nhảy xuống biển sắp chết đuối. Địch bắt giam chị ở nhà lao Hội An, tra tấn tàn nhẫn, dí điện vào vú và phần kín của cơ thể v.v.. Không khai thác được gì, chúng chuyển chị ra nhà lao Quảng Trị để điều tra thêm. Năm 1949, chị ra tù, tiếp tục làm cộng tác viên cho quân báo Phân khu Trị Thiên qua giới thiệu của đồng chí Đào Vận cùng làng. Chị làm liên lạc cho quân báo, chuyển thư qua anh K. (thông dịch viên nội tuyến) - cho Tullier, chủ sự mật thám tỉnh dàn xếp vụ trao đổi một tù binh Đức lấy vũ khí ta đang rất cần. Đến phút chót vụ việc tan vỡ do nghi ngờ của hai bên. Bị lộ, chị cùng con gái thoát ly lên chiến khu Ba Lòng, công tác ở cơ quan đoàn thể sau đó phục vụ quân đội, ở đâu cũng làm việc hết mình, đến 63 tuổi về hưu.

Chị được danh hiệu 40 năm tuổi Đảng, được tặng thưởng Huân chương Độc Lập hạng Ba, được công nhận là lão thành cách mạng và mất ở tuổi 92.

Bình sinh Bà Nuôi (Trợ Tân) đã cống hiến trọn vẹn cho cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ do Đảng phân công dù có nguy hiểm đến tình mạng, sống với đạo đức trong sáng, chan hoà với đồng chí đồng đội. Bà là một tấm gương sáng, suốt đời sống thuỷ chung son sắt với mối tình đầu: tình yêu đôi lứa trong tình yêu lý tưởng cách mạng.

 

            L.V.T

Lưu Văn Thắng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 139 tháng 04/2006

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground