Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 03/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Ngững người con tuổi nhỏ chí lớn

N

ếu ai đã từng sống, chiến đấu, công tác trên quê hương Triệu Phước (Triệu Phong), chắc hẳn sẽ không quên một vùng đất có cái tên thân quen, trìu mến nhưng rất đổi tự hào: Xuân, Phiên, Hà. Đó là tên thường gọi của ba thôn: Dương Xuân, Duy Phiên, Hà La. Đây là một ốc đảo nhỏ, xung quanh bao bọc bởi hạ lưu dòng Thạch Hãn, được ôm ấp sau lũy tre làng xanh mát bốn mùa.

Miền quê ấy đã bao đời nay vẫn ngọt ngào bao khúc dân ca:

Ai về Triệu Phước quê em

Tôm, cua, cá bạc đồng thêm lúa vàng

Chung tay xây dựng xóm làng,

Điểm tô quê mẹ đẹp trang sử vàng.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có biết bao bà mẹ và gia đình đã nuôi giấu cán bộ cách mạng nằm vùng để hoạt động. Đặc biệt trong những năm từ 1956- 1972, nhân dân ở đây đã một lòng, một dạ đùm bọc nuôi giấu các đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị và Huyện ủy Triệu Phong bám cơ sở xây dựng phong trào như các đồng chí: Nguyễn Tào, Trương  Chí Công, Tâm Thư, Đức Dũng, Hoàng Thiết, Vĩnh Quang...

 Xuân, Phiên, Hà nằm cạnh tuyến sông Hiếu, từ cảng Cửa Việt lên Đông Hà. Trong chiến tranh chống Mỹ, đêm ngày có hàng trăm lượt tàu lớn, nhỏ của địch chở hàng hóa, vũ khí, quân trang, quân dụng đi qua;  một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng của địch tiếp tế cho tỉnh Quảng Trị và đường chín Nam Lào. Do đó địch tập trung xây dựng và củng cố khu tam giác sắt: Cửa Việt, Đông Hà, Quảng Trị thật kiên cố vững chắc.

Đối với chúng ta thì Xuân, Phiên, Hà là một trong những địa bàn quan trọng, là tuyến hành lang vận chuyển vũ khí, quân trang, quân dụng từ Vĩnh Linh, Do Linh vào cho vùng Triệu Phong, Hải Lăng.

Bọn địch coi đây là một điểm nóng, cần phải cài đặt nhiều mạng lưới mật thám chìm, tổ chức xây dựng bộ máy chính quyền và lực lượng dân quân tự vệ, nghĩa quân dày đặc. Bọn chúng bắt dân chặt tre rào ấp chiến lược, dùng chính sách "tát nước bắt cá" với nhiều thủ đoạn thâm độc quyết ly khai giữa dân với cán bộ cách mạng. Bằng Luật 10/59 kẻ thù ra sức khủng bố dân lành, bắt hàng trăm người dân vô tội giam nắng nhiều ngày, thực hiện chính sách tố cộng diệt cộng khắp nơi. 

Thế đối kháng giữa ta và địch ngày càng gay gắt, ác liệt. Nhằm bảo toàn cơ sở và cán bộ cách mạng, ngoài việc thành lập các tổ chức khác, cấp trên đồng ý cho thành lập Đội Thiếu niên tiền phong đúng vào ngày 26/3/1965. Đội Thiếu niên gồm có 15 đội viên, vừa hoạt động vừa củng cố, đến năm 1967 phát triển thêm 8 đội viên, tất cả có 23 đội viên do Trương Văn Bảo phụ trách đội trưởng và Trương Kim Quy làm đội phó.

Đội Thiếu niên tiền phong Xuân, Phiên, Hà có nhiệm vụ nắm tình hình diễn biến, nơi ăn, chốn ở của địch, cảnh giới phát hiện ổ phục kích của địch để bảo vệ an toàn cho cán bộ cách mạng. Các đội viên đi làm nhiệm vụ, nếu gặp địch dù chúng có hung hăng đá đít, tát tai vẫn quyết không sợ, tìm cách ứng xử để bịt tai, mắt của địch bảo vệ cán bộ cách mạng, và khi có được thời cơ là tiêu diệt địch. Các đội viên còn tham gia đào hầm bí mật, đục lỗ thông hơi, có những đêm mưa rét vẫn cùng nhau lặn lội chèo ghe, thuyền đưa cán bộ và bộ đội qua sông, tham gia làm giao liên dẫn đường cho bộ đội và cán bộ đi về công tác.

Năm 1966 tuyến đường hành lang từ Do Linh vào Triệu Phong được hình thành, đi ngang qua địa bàn Xuân, Phiên, Hà. Nhiệm vụ đặt ra cho Đội Thiếu niên càng quan trọng hơn là kiểm tra an toàn tuyến đường sông, bến đò, trạm giao liên, trực đèn làm tín hiệu cho thuyền vượt sông, tham gia vận chuyển vũ khí vào tuyến trong, số lượng vũ khí còn đọng lại, các đội viên cùng với anh, chị thanh niên cất giấu an toàn. Đội thiếu niên còn tham gia vận chuyển gạo từ Triệu Phước về Triệu Vân, tiếp tế cho mặt trận nuôi quân đánh giặc.

Năm 1967 khi có đội đặc công đánh tàu chiến Mỹ về trú quân tại địa bàn, nhiệm vụ của Đội phải nắm rõ lượng tàu lớn, nhỏ lên về trên sông từ Cửa Việt đi Đông Hà, nhằm cung cấp cho đội đặc công bổ sung phương án đánh tàu Mỹ có hiệu quả.

Những con người tuổi nhỏ chí lớn, tay không đánh giặc, đã đóng góp thành tích đáng kể vào sổ vàng truyền thống của quê nhà. Không thể không kể đến những tên tuổi của Đội thiếu niên như Bảo, Quy, Trọng, Ngọc, Nhơn, Tân, Từ, Vệ, Thầm, Lữ, Diễn,  Minh, Tiêm, Hoát, Định, Xưng, Ái, Cường, Xuân, Nhạn, Ứng, Tâm, Sự. Trong đó có một số đội viên hiện nay đã và đang trưởng thành như: Trương Hồng Tân Tổng Thư ký Liên hiệp hữu nghị với nước ngoài tỉnh Quảng Trị. Trương Ngọc Ứng, Chánh  văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị. Trương Văn Vệ, Chánh án Tòa án thành phố Huế. Trương Kim Quy, chuyên viên văn hóa huyện Triệu Phong. Nguyễn Xuân Sự, Bí thư Đảng ủy thị trấn Lao Bảo. Nguyễn Vũ Ái, cán bộ Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Quảng Trị. Nhiều đội viên khác đang tham gia hoạt động xã hội từ xã xuống các thôn. Họ đã không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của Đội Thiếu niên tiền phong cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong Đội thiếu niên tiền phong Xuân, Phiên, Hà có nhiều đội viên thông minh, sáng tạo, gan dạ, mưu trí, tìm cách đánh lừa, bịt tai, mắt của địch như Trương Văn Bảo tự dựng lên hiện trường cho trâu đánh nhau, nhằm kìm chân địch lại xem trâu đánh, để có đủ thời gian chạy báo cho cơ sở kịp thời che giấu cán bộ cách mạng. Cuối năm 1967 Mỹ đổ bộ vào Xuân, Phiên, Hà lúc bốn giờ sáng, hai đội viên Nhơn và Quy giả dạng đi bủa lưới bắt cá, vượt qua nhiều tốp lính Mỹ, để  báo cho cơ sở của ta che giấu cán bộ được an toàn....

Năm 1967, Đại hội Quyết Thắng của huyện Triệu Phong, tổ chức tại Linh Yên xã Triệu Trạch, Đội Thiếu niên tiền phong Xuân, Phiên, Hà được Đại hội tuyên dương danh hiệu "Tuổi nhỏ chí lớn", được Đại hội tặng thưởng huy chương Quyết thắng.

Cuối năm 1967 được sự đồng ý của tổ chức, đồng chí Trương Văn Bảo đội trưởng lên đường nhận nhiệm vụ mới. Lúc bấy giờ Bảo vừa tròn 15 tuổi, được cấp trên giao nhiệm vụ làm giao liên cho Huyện ủy Triệu Phong.

Trước khi ra đi, Bảo tạm biệt Đội Thiếu niên, vừa bàn giao nhiệm vụ đội trưởng cho tôi (Trương Kim Quy). Bảo tâm sự: "Nhà mình nghèo, hai anh đầu đã hy sinh vì nghĩa nước, anh thứ ba thương binh hạng nặng, hiện đang điều trị ở miền Tây, mình thất học phải đi ở chăn trâu cho chủ để giúp gia đình. Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, mình hăng hái ra đi không chút bận tâm, Quy và đồng đội ở lại cố gắng làm tốt mọi nhiệm vụ của cấp trên giao". Kẻ ở, người đi. Ngoài tình cảm lưu luyến giữa đồng đội, người thân trong gia đình, Bảo còn quyến luyến thương mấy con trâu của chủ từng gắn bó ròng rã bốn, năm năm trời. Trước lúc ra đi Bảo không quên bỏ cho mấy con trâu "trác" (sọt) cỏ, một bó rơm khô thay lời từ biệt. Hình ảnh đó đọng mãi trong tâm trí từng đội viên chúng tôi.

Thế rồi cuộc chiến kéo dài, có những thời điểm cách mạng gặp phải những khó khăn nhất định. Cán bộ có khi phải tạm thời rút lên tuyến trên. Tổ chức động viên sắp xếp cho Bảo tạm thời về hợp pháp với gia đình để chờ nhiệm vụ mới, nhưng Bảo cố xin cho bằng được ở lại, tiếp tục làm nhiệm vụ. Dẫu có hy sinh gian khổ, Bảo quyết không lùi bước. Cuối năm 1968 trên đường làm nhiệm vụ mang thư mật cho Huyện ủy Triệu Phong, Bảo sa vào ổ phục kích của địch. Bọn địch tập trung nhiều mũi quyết bắt sống, Bảo thì cố chạy thoát. Đến lượt địch phải xả súng bắn vẫn không làm gì được Bảo. Dưới làn mưa đạn, Bảo cứ chạy vòng vèo, vừa để có đủ thời gian nhai hết các thư mật vào miệng để bảo đảm bí mật cho cách mạng. Cuối cùng Bảo quyết định bung lựu đạn diệt địch và đã anh dũng hy sinh. Anh nằm xuống giữa đôi bờ cát trắng, bên những hàng phi lao quanh năm sóng biển vỗ rì rầm. Tên Bảo được ghi vào sổ vàng truyền thống của quê nhà, thế hệ trẻ Triệu Phước noi gương Bảo và các bậc cha ông, không ngừng tiến bước trên con đường cách mạng, giải phóng dân tộc.

Tháng 3/1968 một số cơ sở ở Xuân, Phiên, Hà bị lộ, đội trưởng Trương Kim Quy cùng với mẹ bị giặc đốt nhà và bắt giam tù tại Lao xá Quảng Trị. Đội viên Trần Văn Nhơn cùng với mẹ thoát ly làm cách mạng khi tuổi đời vừa chớm mười sáu. Đội viên Trương Hồng Tân thoát ly làm cách mạng, trong khi mẹ còn bị bắt giam tại Lao xá Quảng Trị. Lúc này địch khủng bố ác liệt. Một số đội viên phải tạm lánh đi nhiều nơi để tránh sự truy bức của địch.

Tháng 2/1969 trên đường làm nhiệm vụ, lọt vào ổ phục kích của địch, Nhơn đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trong hoàn cảnh mẹ đang làm nhiệm vụ ở một đơn vị xa, anh trai hy sinh, nhà địch đốt, chỉ còn một em trai và hai chị gái ngậm ngùi nuốt đau thương, cùng với bà con và đồng đội đưa Nhơn về an nghỉ giữa lòng đất mẹ.

Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay

Đi trong nắng ấm nhớ ngày tối tăm!

Chiến tranh đã lùi xa nhưng mỗi lần đến ngày kỷ niệm thành lập Đội Thiếu niên Xuân, Phiên, Hà và ngày giỗ của hai đồng đội là Bảo và Nhơn, 21 đội viên thời ấy còn sống, lại tề tựu về bên nhau họp mặt truyền thống, đến nghĩa trang để viếng bạn. Các đội viên đã mang về những cây hoa cẩm tú, trồng lên các nấm mộ của đồng đội, để bốn mùa cành lá xanh tươi, hoa nở tím ngắt và hương tỏa đêm ngày và quây quần, sum họp với gia đình trong từng ngày giỗ hai đội viên liệt sĩ.

Những việc làm của cựu đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Xuân, Phiên, Hà hôm nay - những người còn sống, là nghĩa cử cao đẹp đáng trân trọng, xứng đáng với danh hiệu "Tuổi nhỏ chí lớn".

Ai đã từng sống qua những năm tháng đau thương gian khổ ấy, mới thấy được giá trị, ý nghĩa của cuộc sống Độc lập Tự do ngày hôm nay.

                                                                                       T.K.Q

Trương Kim Quy
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 117 tháng 06/2004

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

04/05

25° - 27°

Mưa

05/05

24° - 26°

Mưa

06/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground