Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những kỷ niệm với bác Lê Duẩn

Tổng Bí thư Lê Duẩn với sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1972. (Ảnh tư liệu)

Tổng Bí thư Lê Duẩn với sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1972. (Ảnh tư liệu)

 Cha tôi lúc đó làm nhân viên của Vụ quản lý học sinh miền Nam Bộ Giáo dục, còn tôi là nhân viên sơ cấp ở Ngân hàng Trung ương.

 Vợ bác Lê Duẩn là bà Lê Bá Thị Sướng cha tôi gọi bằng chị con bác thúc bá. Bởi vậy, theo thông lệ gia đình tôi gọi bác bằng dượng, chồng của o. Còn bác xưng hô với cha tôi bằng cậu là theo cách gọi của các con bác.

Vừa thấy mặt cha tôi, bác chỉ ngay vào tôi và hỏi:

- Cháu này có phải ngày tôi về dự đầy tháng phải không cậu?

- Dạ thưa anh, đúng như anh nhớ. Cháu Tạo là con trai đầu lòng của tôi. Sinh năm 1936, năm anh ở Côn Lôn về.

Bắt tay cha tôi, cả tôi nữa, chỉ chỗ cho cha tôi và tôi ngồi, bác quay sang hỏi tôi: - Cháu Tạo làm ở đâu? - Dạ thưa dượng, cháu làm nhân viên ở Vụ tín dụng Ngân hàng quốc gia Việt Nam.

- Tốt. Thế là làng mình có người làm nhà băng. Gắng nghe cháu. Nhớ là giữ gìn bản thân đừng để đồng tiền làm hoen ố… Từ nay trở đi, cháu gọi chúng tôi bằng bác cho gần gũi và thân mật, gọi o dượng người ta không hiểu, nhất là miền Bắc.

Bác quay sang phía cha tôi để hỏi han những người thân quen cũ như ông Bát Cơ, dượng Hương Vịnh, bác Binh Ứng, ông Viên Tương, bác Xạ Dụ… Bác còn hỏi cha tôi có liên lạc gì với họa sĩ Lê Bá Đảng ở Pháp không?

Cha tôi tuy ít hơn bác bốn tuổi nhưng từ nhỏ đến lớn đều ở làng, không đi đâu xa nên đã trả lời được các câu hỏi của bác.

Cha tôi thưa với bác: - Tôi nhớ nhà, nhớ hàng xóm, nhớ ruộng đồng, nhớ mồ mả ông cha lắm anh à! Xin anh cho biết cỡ nào thì thống nhất được hai miền

- Tình cảm ấy của cậu, tôi rất chia sẻ...

Rồi bác phân tích tình hình thế giới, tình hình trong phe, tình hình của nước ta. Cuối cùng, bác an ?i cha t?i:

- ủi cha tôi:

- Cậu à, nguyện vọng và ao ước được về quê là rất chính đáng, nhưng như tôi đã nói với cậu, thời gian e phải dài, có khi 15, 20 năm…

Bác động viên cha tôi gắng giữ gìn sức khỏe, gắng công tác tốt, nếu chưa vào Đảng thì phấn đấu vào Đảng để cống hiến, đã vào Đảng rồi thì tích cực rèn luyện trở thành Đảng viên gương mẫu. Khi mình về quê, mình sẽ trưởng thành hơn rất nhiều so với lúc mình ra đi.

Sau gần 30 phút chuyện trò, cha con tôi xin phép ra về. Bác tiễn chúng tôi ra cửa và ân cần căn dặn: - Hai cha con lo giữ gìn sức khỏe, miền Bắc lạnh lắm đấy. Thái độ và cử chỉ của bác thật thân tình, để lại cho tôi sự ấm áp của gia đình.

Tháng 4 năm 1936, nhân dịp bác được trả tự do từ nhà tù Côn Lôn về cha tôi đến làng Hậu Kiên, nơi gia đình bác cư ngụ để thăm và cũng do chỗ bà con thân tình mà cha tôi đã mời bác về dự ngày đầy tháng của tôi. Bác vui vẻ nhận lời và buổi đó, theo cha tôi thì bác kể với bà con tội ác của thực dân Pháp và những trận đòn roi của kẻ thù tại nhà tù Côn Lôn. Tù nhân như bác không những bị tra tấn mà còn bị trộn cát, sỏi vào cơm ăn hàng ngày. Bác khuyên bà con có mặt hôm ấy nên yêu thương, giúp đỡ và đoàn kết với nhau. Phải chăm lo sản xuất, chăm lo nuôi dạy con cái. Bác khen bà con làng Hậu Kiên có ấm nước chè xanh mới nấu, có nồi khoai lang mới luộc đều mời nhau… Vui vẻ lắm, thân ái lắm…

Vào một ngày chủ nhật của năm ấy (năm 1958), chị Hồng, con thứ ba của bác vừa ở trường Quế Lâm, Trung Quốc về đến tìm tôi tại khu tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Trung ương ở bờ sông Hồng mà ngày đó quen gọi là “khu nhà gỗ bờ sông”. Chị nói:- Bác ốm phải nằm viện có đi với mình vào thăm bác không? Bác đau gì, nặng hay nhẹ hở chị? – Nhẹ thôi…

Thế là tôi theo chị vào bệnh viện. Phòng bác nằm yên tĩnh lắm, phía trước cửa ra vào có một người đàn ông đang đọc báo. Chị Hồng giới thiệu tôi với anh ấy và anh vui vẻ chỉ tay vào phía phòng.

Tôi không biết bác đang bị bệnh gì, chỉ thấy có ống cao su trắng nối từ bụng bác xuống gầm giường. Bác ôn tồn hỏi hai: - Các con quen nhau à? – Thưa bác, chúng cháu quen nhau từ năm 1949 đến 1953, khi gia đình ta về lại quê ở.  

- Thế à. Những năm đó bác đang ở Nam bộ. Rồi bác chậm rãi nói: bác nghe nói những năm đó ông nội, bác gái và ba chị được bà con đùm bọc, giúp đỡ, cưu mang. Chạy giặc càn có nhau, no đói có nhau, khi ốm đau, khi tắt lửa tối đèn… Thế là tốt, là rất quý. Tình làng nghĩa xóm mà.

Bác dặn tôi phải lo học nghiệp vụ để nắm công việc. Làm việc phải hết mình và luôn luôn sáng tạo, luôn luôn cầu tiến. Bác dặn chị Hồng đừng ngại ngùng, đừng e thẹn, đừng giấu dốt. Trong học tập, cái gì không biết, chưa hiểu thì hỏi thầy hỏi bạn... Bác nói học thầy không tày học bạn. Bạn dễ hỏi, dễ nói…

Lời bác dặn chị Hồng cũng coi như bác dặn tôi và suốt đời tôi đã theo lời dạy ấy, luôn luôn tìm tòi học hỏi, luôn luôn vượt qua khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.

Vào những năm 1949 - 1953, gia đình bác Duẩn rời làng Hậu Kiên về lại Bích La Đông để ở. Gia đình bác lúc ấy có ông cụ, bác gái và ba người chị. Chị Cừ lớn hơn tôi vài ba tuổi và sau này là chị dâu, vợ của anh con bác đồng cố với tôi.

Chị Hồng (ở nhà còn có tên là Sửu, có lẽ do sinh năm Đinh Sửu), nhỏ hơn tôi một tuổi. Chị Muội là con gái út. Gia đình bác còn có một người con trai. Anh tên là Lê Hãn. Tôi chưa từng gặp anh bao giờ. Sau này, tôi được biết anh là sĩ quan cấp tá của Quân đội nhân dân Việt Nam và đã nghỉ hưu.

Bác gái buôn bán nhỏ, một gánh hàng xén trên vai, ban ngày thì về chợ, ban đêm dọn bán tại nhà. Ông cụ khi về làng vẫn chuyên nghề làm thuốc dán (loại thuốc nấu bằng lá cây để dán) chữa các bệnh mụn nhọt.

Bác ở cách nhà tôi ba nóc nhà nên chúng tôi thường qua lại vui chơi trò chuyện cùng nhau. Hơn nữa, tôi thường được mẹ sai qua nhà bác mua hàng khi thì muối, ớt, khi thì cái kim, sợi chỉ nên việc tiếp xúc càng nhiều hơn. Lạ một cái là tôi không thấy chị nào đi học. Vào những năm đó, lứa tuổi chúng tôi thường về chợ Cạn để theo học lớp 5, lớp 6, tức là cấp hai. Thuở ấy, vùng cát Triệu Sơn bây giờ có một trường cấp hai không hoàn chỉnh, do thầy Nguyễn Kham làm hiệu trưởng. Tôi theo học ở đó được hai năm. Lớp 5, lớp 6, sau đó mới ra trường Thiếu sinh quân liên Khu 4.

Tôi còn có hai lần được gặp và phục vụ bác nữa. Đó là vào tháng 7 năm 1975, bác về thăm Quảng Trị và theo nguyện vọng, bác muốn về thăm làng Hậu Kiên và Bích La Đông.

Lúc đó, quê hương vừa giải phóng, bom mình trên đường đi còn nhiều, chưa dọn hết. Vì vậy, việc đưa một lãnh tụ đi lại quả là không đơn giản. Tôi còn nhớ, Tỉnh ủy phải huy động lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an) rà soát bom mìn, tìm đường an toàn nhất để đưa bác đi. Cuối cùng, phương án được chọn là về đường Ba Bến để qua thôn Hậu Kiên và Bích La Đông.

 Thời gian đó, tôi là Phó Chánh văn phòng Tỉnh ủy nên được cử đi theo phục vụ nhưng bác không nhận ra nên tôi cũng không dám thưa với bác. Bởi vì hai bác cháu gặp nhau lần gần nhất là tháng 7 năm 1958, cách đó đã 18 năm. May mắn là anh Lương Chí Hiền, Tỉnh ủy viên, chính trị viên Tỉnh đội giới thiệu.

- Đây là đồng chí Lê Bá Tạo, người làng Bích La. Bác ồ lên một tiếng rồi nói: - Cháu con cậu Tuyển. Tôi nhớ ra rồi. Bây giờ cháu làm gì ở đây? Tôi thưa với bác công việc mình làm. Bác vui vẻ và khen: - Tốt, tốt. Gắng nhé, cố gắng nhé.

- Thế vợ con cháu làm gì, ở đâu? Tôi thưa với bác: Cháu đã có ba đứa con và vợ hiện đang làm ở ngân hàng tại Thanh Hóa.

Bác cười: - Vậy là vợ chồng cùng nghề.

Sau đó, vào năm 1978, tôi lại có dịp phục vụ bác khi bác vào thăm Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Thiên. Tôi được văn phòng Tỉnh ủy Bình Trị Thiên phân công phục vụ bác khi bác về thăm làng Hậu Kiên. Tại làng Hậu Kiên nơi ngôi nhà cũ, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị, đặc biệt là Đảng bộ và nhân dân Triệu Hải đã phục dựng lại ngôi nhà mà gia đình bác đã xây dựng từ những năm rời làng Bích La lên chợ Sãi, tức Hậu Kiên. Đêm ấy, bác đã ở lại ngôi nhà cũ, thấy bác vui vẻ và phấn khởi nên anh chị em phục vụ chúng tôi mạnh dạn hỏi: - Thưa bác, nhà này đã giống với ngôi nhà ngày xưa chưa ạ?

- Rất giống. Tốt lắm. Tôi nhớ ngày xưa bên phải ngôi nhà còn có một cái cối giã gạo. Bác gái làm nghề hàng xáo mà.

Rồi bác kể về những đức tính tốt đẹp của nhân dân làng Hậu Kiên ngày đó. Lần phục vụ này tôi được bác khen: - Cháu Tạo làm tốt lắm. Bác cám ơn nhé. Bác gửi lời hỏi thăm vợ và các con của cháu…

Những lần gặp bác là những lần để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp, học được nhiều điều từ lời bác dạy. Tôi nhận ra ở bác là một con người đầy lòng nhân ái với quê hương, làng mạc, với con cháu xa gần.

Ngày bác mất, tôi không ra Hà Nội được nên tại Huế, tôi đã thắp nén hương hướng về Bắc và thưa với bác: Cháu nguyện trở thành một cán bộ ngân hàng liêm khiết, một Đảng viên tốt của Đảng mà bác đã xây dựng và lãnh đạo. Cháu hứa sẽ không làm điều gì sai trái với quê hương, với làng xóm, nơi mà bác đã một đời trân trọng và yêu quý.

                                                                                           L.B.T

LÊ BÁ TẠO Lê Bá Tạo
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 270

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground