Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nữ thiện xạ số một ngày ấy bây giờ

Đ

ặt chân đến Trung Hải Gio Linh khi nắng chiều đã xuồi xuội vàng trên những triền cỏ ven sông. Ngôi nhà nhỏ sâu hun hút phía cuối làng Xuân Long đang soi mình hiền hòa xuống dòng sông Bến Hải. Vùng quê bình dị yên hàn như bao vùng quê khác giữa một huyện Gio Linh ngút ngàn màu xanh cây trái đang phát triển từng ngày. Nhưng với tôi lại có lý do để đến nơi đây một lần nữa. Bởi trước đó, trong một lần cùng đồng nghiệp đi thực tế được ông Bí thư Đảng ủy xã giới thiệu khá đặc biệt về một nữ y tá thôn gần bốn mươi năm chữa bệnh cứu người, 9 lần được Đảng và Nhà nước phong tặng Dũng sĩ diệt Mỹ và nhiều Huân, Huy chương khác… Vâng! Người tôi muốn nhắc đến đó là bà Hoàng Thị Chẩm nữ xạ thủ số một bên bờ sông tuyến năm xưa.

Tuổi nhỏ nhưng chí lớn.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình  giàu truyền thống cách mạng; cha bị bọn địch bắt ở tù, mẹ làm cơ sở nuôi dấu cán bộ cách mạng, hai chú ruột hy sinh trong kháng chiến và cô ruột là bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Từ lúc còn nhỏ bà đã đi chăn trâu cắt cỏ làm ở khắp làng trên xóm dưới không nề hà làm mọi việc có thể để kiếm tiền nuôi em và phụ giúp gia đình. Sống trong vùng địch tạm chiếm, hàng ngày chứng kiến sự vô cớ bắt bớ đàn áp tù đày những người dân lành vô tội, bà vô cùng căm phẩn trước tội ác của bọn cướp nước và luôn ấp ủ khát vọng góp một chút sức lực nhỏ bé của mình vào cuộc kháng chiến giải phóng quê hương. Tuy còn bé nhưng tính tình hiếu động thông minh và bộc lộ bản lĩnh gan dạ nên được các chú các anh nằm hầm bí mật trong nhà dìu dắt giác ngộ.

 Một buổi chiều yên ắng hơn những buổi chiều khác mặt trời đã dần lặn về phía núi, thỉnh thoảng đâu đó những tiếng bom vang lên nghe chua chát. Trên đường đi chăn trâu cắt cỏ từ cánh đồng về đến đầu làng được chú cán bộ là người quen nằm hầm bí mật trong nhà gọi lại và hướng dẫn đưa một lá thư đến đặt vào vị trí… sát mé bờ sông Bến Hải, nhớ phải bình tĩnh và trở về nhà an toàn nhé. Một ánh mắt thoáng nhìn bối rối rồi bà vui vẻ nhận lời thực hiện “nhiệm vụ”. Đây là thử thách đầu tiên mở đường cho sự nghiệp hoạt động cách mạng của nữ xạ thủ sau này. Bà tiếp lời: “…rứa là tui được làm cách mạng từ đó”.

 Nhiệm vụ hàng ngày của bà làm liên lạc đưa thư từ và ra tín hiệu (mà sau này bà mới biết đó là các tài liệu mật) giữa các cơ sở cách mạng trong làng, trong xã. Công việc tuy không nặng nề với một đứa trẻ nhưng đòi hỏi phải có sự thông minh nhanh nhẹn linh hoạt trong mọi tình huống để tránh sự nhòm ngó theo dõi của địch. Bằng các phương pháp ngụy trang khác nhau như: Cho vào các vật dụng trong vai người đi chợ, hái măng, mót củi… bà đã qua mắt hàng trăm chốt địch mà chúng không hề hay biết. Nhiều lần nhận nhiệm vụ vào tận Đông Hà, Huế cách xa hàng chục hàng trăm cây số, mà vẫn đảm bảo an toàn bí mật tuyệt đối. Bà kể tiếp: “Có một lần tui đem thư vô tới nơi, lúc về lại lạc đường bị bọn địch chặn lại xét hỏi rứa là tui khóc lóc làm như một đứa trẻ đi lạc đang tìm đường về… rồi tui thoát thân”.

Ngày 19-5-1967 giặc mở một trận càn biến ba xã Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn (thuộc huyện Trung Lương cũ) thành vành đai trắng để dễ bề kiểm soát các phong trào đấu tranh của nhân dân. Chúng thỏa sức đốt phá làng mạc bắt bớ những ai mà chúng có thể nghi ngờ là “tay” “chân” của cách mạng. Chúng dồn dân vào các khu trại tập trung Tân Tường - Cam Lộ, trong đó có bà và gia đình. Những ngày sống ở trại tập trung trong lòng như có lửa đốt bởi nhiệm vụ còn dang dở, quê hương đang còn chìm trong lửa đạn của quân thù. Bà quyết định tìm mọi cách liên lạc để về với tổ chức tiếp tục chiến đấu. Sau mấy ngày dò hỏi tìm đường bà đã về tới quê nhà trước sự ngỡ ngàng của bà con lối xóm, anh em đồng chí đồng đội. Để chứng minh tuổi nhỏ nhưng chí lớn, thỏa lòng mong ước khát vọng ấp ủ bấy lâu, Hoàng Thị Chẩm đã xin gia nhập khẩu đội 12ly7 thuộc sư đoàn 308 trực tiếp ra chiến trường.

Trận đánh vang dội.

 Những năm 1962-1972 trên mặt trận Gio Linh, vùng giới tuyến tạm thời chia cắt đất nước theo vĩ tuyến 17. Đế quốc Mỹ đã huy động tất cả những phương tiện chiến tranh vũ khí giết người hiện đại bậc nhất để đối phó với lực lượng cách mạng. Lập hàng rào điện tử Mc Namara mà chúng coi là “con mắt thần” quan sát trên giới tuyến. Mở những trận càn quét đốt phá làng mạc dồn dân vào các trại tập trung chia tách lực cách mạng hồng dễ bề kiểm soát nắm thế chủ động trên chiến trường. Đặc biệt chúng bố trí một lực lượng không quân hùng hậu tinh nhuệ ngày đêm oanh tạc bắn phá điên cuồng vào những mục tiêu mà chúng nghi ngờ lực lượng cách mạng đang chốt giữ. Biến nơi đây thành vành đai trắng nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

Trước tình hình đó để bảo vệ giới tuyến. Khẩu đội 12ly7 do Hoàng Thị Chẩm chỉ huy được cấp trên điều động bí mật phối hợp với nhiều đơn vị khác trực chiến, trực tiếp bắn máy bay địch trên những “điểm nóng” dọc theo giới tuyến. Khẩu đội 12ly7 do bà chỉ huy đã đánh chặn đẩy lùi hàng chục cuộc tấn công của địch với qui mô lớn vào các cơ sở cách mạng của ta.

Qua hàng chục trận đánh lớn nhỏ, in đậm thẳm sâu trong kí ức của bà cho đến tận bây giờ là trận đánh trực diện cam go quyết liệt nhất vào ngày 15/12/1970.

Địch mở một trận càn có xe tăng và máy bay yểm trợ chia thành nhiều mũi tấn công vào các cứ điểm xung yếu của ta. Trong đó Xuân Long là cứ điểm tập kết nhiều vũ khí quân trang quân dụng, lương thực thực phẩm của ta từ bờ bắc sông Bến Hải qua để chi viện cho chiến trường bắc Đường Chín. Khẩu đội 12ly7 được cấp trên điều động phối hợp cùng các đơn vị khác, đánh chặn mũi tấn công của địch từ phía tây xuống qua sông Cánh Hòm vào Xuân Long. Quân địch đã tiến lại gần, tương quan lực lượng dồn ta vào thế hoàn toàn bất lợi. Lúc này chỉ còn hai phương án lựa chọn tốt nhất đánh hoặc rút lui an toàn. Nếu đánh thì ta tổn thất rất nặng nề nhưng rút lui về hầm bí mật an toàn thì cơ sở cách mạng sẽ rơi vào tay địch. Một tình thế gần như tiến thoái lưỡng nan. Thời gian lúc này như đông cứng lại, căng thẳng đến nghẹt thở. Nhưng với cương vị là khẩu đội trưởng và bản tính gan dạ quyết đoán được tôi luyện qua chiến trường, Hoàng Thị Chẩm hạ lệnh chiến đấu dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng quyết tử. Bà ra hiệu lệnh cho hạ nồng khẩu 12ly7 xuống ngang tầm bắn bộ binh, đặt tất cả những thùng đạn xung quanh mình quyết không cho địch bắt sống, bí mật sẵn sàng chờ chúng xông lên. Khi mục tiêu đã vào tầm ngắm, Hoàng Thị Chẩm đặt tay vào cò cùng đồng đội “nhắm thẳng quân thù” nhả đạn liên tục làm chúng không kịp trở tay. Cứ thế hết lượt đạn này đến lượt khác trong thế giằng co hơn nửa giờ đồng hồ địch không vượt qua nổi cửa ngõ do khẩu đội chốt giữ đành cho quân rút lui bỏ lại một xe tăng bị cháy và nhiều xác giặc. Trận đánh giữa ban ngày, thắng giòn giả đã tạo khí thế thêm cho cách mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu quật khởi cho nhân dân ta đứng lên phá ách kìm kẹp của địch để giành lại quê hương.

Hơn ba mươi năm chiến tranh đã lùi vào quá khứ, những mất mát hi sinh đã được hàn gắn, nhưng những gì mà khẩu đội 12ly7 ngày ấy cùng quân dân cả nước không tiếc máu xương làm nên khúc ca khải hoàn thống nhất đất nước mùa xuân năm 1975 sẽ còn vọng mãi trong âm vang lịch sử đấu tranh vì một Việt Nam trường tồn vĩnh cửu.

Tấm gương về sự sẽ chia

Năm 1973, khi quê hương được giải phóng nữ xạ thủ Hoàng Thị Chẩm được cấp trên cử đi học lớp y tá đầu tiên tại huyện Vĩnh Linh. Khi tốt nghiệp bà được điều về bệnh viện tuyến trên công tác. Nhưng bà bảo: “tui là người của xã cử đi học, nên tui phải về chung tay phục vụ kiến thiết lại quê hương…”. Vậy là bà khăn gói trở lại quê hương công tác cho đến lúc nghỉ hưu.

Bây giờ ở tuổi 61 trông bà còn rất khỏe và nhanh nhẹn, ngày đêm miệt mài ngược xuôi như con thoi khắp làng trên xã dưới để chữa bệnh cứu người. Ở độ tuổi ấy đáng ra bà phải được nghỉ ngơi, phải nhận được sự chăm sóc giúp đỡ của mọi người và xã hội nhưng bà không hề chú ý đến điều đó. Bà bảo rằng: “Khi mô ông trời còn cho tui sức khỏe là tui còn tiếp tục chữa bệnh cứu giúp người khác…”. Bước ra từ cuộc chiến tranh với bao đau thương mất mát hy sinh bà thấm đẩm và thấu hiểu hơn ai hết giá trị của sự sống. Đất nước quê hương còn nghèo, vẫn còn đó nhiều nạn nhân chiến tranh, nhiều bệnh nhân là thương bệnh binh cùng chung chiến hào năm xưa đang cần sự chăm sóc giúp đỡ của bà để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Nhìn người phụ nữ đôn hậu chất phác đã từng là nỗi ám ảnh của địch trên chiến trường giới tuyến năm xưa nay trở về đời thường tận tụy với công việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, có lẽ tất cả những ai đã gặp bà cũng như tôi, đều dành cho bà một sự cảm phục sẽ chia và một lòng kính trọng.

L.T

 

LÊ THI
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 204 tháng 09/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground