Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Quốc hội Việt Nam, trách nhiệm to lớn, sứ mệnh vẻ vang

C

ách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được ra đời, ngày 06/01/1946, hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên khắp mọi miền Tổ quốc không phân biệt nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn ng­ười đại diện cho mình vào Quốc hội khóa I, cơ quan quyền lực tối cao của nước Việt Nam non trẻ vừa giành được độc lập.

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I đã thu được thắng lợi to lớn. Kết quả là cả nước đã bầu được 333 đại biểu, với thành phần thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân, vì lợi ích của dân tộc, của đất nước.

Thắng lợi của Tổng tuyển cử thể hiện ý chí sắt đá và quyết tâm không gì lay chuyển nổi của nhân dân ta là độc lập, tự do và dân chủ. Thắng lợi đó khẳng định đường lối đúng đắn và tầm nhìn chiến lược sáng suốt của TƯ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong những lúc đất nước đứng trước những khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi, nhưng với sự chỉ đạo khôn khéo, mềm dẻo, có nguyên tắc, TƯ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm tổ chức Tổng tuyển cử và Tổng tuyển cử thành công rực rỡ.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 đã đi vào lịch sử nước nhà như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam ở trong nước và trên trường quốc tế.

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, đến nay Quốc hội (QH) đã trải qua XI khóa hoạt động và có thể chia thành bốn thời kỳ căn cứ vào bốn bản Hiến pháp mà QH đã ban hành.

Thời kỳ năm 1946 - 1960,QH Khóa I (1946 - 1960) đã có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng nhà nước dân chủ cộng hòa từ những năm tháng đầu tiên sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. QH đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, đưa miền Bắc tiến dần từng bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, tạo thế và lực cho cách mạng Việt Nam tiến lên, đánh bại chiến tranh của Mỹ và tay sai.

 Thời kỳ 1960 - 1980, QH hoạt động theo Hiến pháp 1959, được QH thông qua ngày 31.12.1959 và đã trải qua 5 khóa hoạt động, từ khoá ii cho đến khoá VI:

QH Khóa II (1960-1964) được bầu ngày 8.5.1960 có 362 đại biểu trúng cử cùng với Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) miền Nam được lưu nhiệm theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 11 QH Khóa I. Nhiệm kỳ QH Khóa II là 4 năm và QH đã có 8 kỳ họp. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “QH Khóa II này là Quốc hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”.

QH Khóa III (1964-1971) có 455 đại biểu, trong đó có 366 đại biểu được bầu ngày 26.4.1964 và 89 ĐBQH Khóa I thuộc các tỉnh miền Nam được lưu nhiệm. Do hoàn cảnh chiến tranh, nhiệm kỳ QH Khóa III đã kéo dài 7 năm và chỉ có 7 kỳ họp.

QH Khóa IV (1971-1975), có 420 đại biểu được bầu ngày 11.4.1971 với nhiệm kỳ 4 năm và đã có 5 kỳ họp. QH Khóa V (1975-1976) có 424 đại biểu, được bầu ngày 6.4.1975, hoạt động hơn 1 năm và có 2 kỳ họp diễn ra trong tình hình miền Nam vừa hoàn toàn giải phóng (30.4.1975). Kỳ họp thứ 2, QH khoá V đã thảo luận và nhất trí thông qua nghị quyết phê chuẩn kết quả của Hội nghị Hiệp thương, mở ra thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam thống nhất.

QH Khóa VI (1976-1981) được bầu ngày 25.4.1976 là QH của nước Việt Nam thống nhất. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đã tham gia cuộc tổng tuyển cử và bầu ra 492 đại biểu.

Tại kỳ họp thứ nhất, QH đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quy định quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, quốc huy mang dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghÜa Việt Nam” và Quốc ca là bài “Tiến quân ca”. Để thể hiện tính liên tục của Nhà nước qua các giai đoạn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, QH đã quy định khóa QH của nước Việt Nam thống nhất là QH Khóa VI và chính thức đặt tên cho thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh; Quy định Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất là Hà Nội. Đồng thời, QH đã ra nghị quyết về việc thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thời kỳ 1980 - 1992, đây là thời kỳ QH được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1980 và trải qua 2 khoá hoạt động, khoá VII và khoá VIII. Hiến pháp năm 1980 quy định QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. QH quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

QH Khóa VII (1981-1987) được bầu ngày 26.4.1981, có 496 đại biểu. QH Khóa VIII (1987-1992) được bầu ra ngày 19.4.1987, có 504 đại biểu, là QH của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra.

Thời kỳ từ năm 1992 đến nay: Đây là thời kỳ QH được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1992 và đã trải qua gần 3 nhiệm kỳ hoạt động. QH Khóa IX (1992-1997) được bầu ngày 19.7.1992, có 395 đại biểu và nhiệm kỳ hoạt động là 5 năm. QH Khóa X (1997-2002) được bầu ngày 20.7.1997, gồm 450 đại biểu.

Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của QH các khóa trước, QH Khóa X đã tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, CNH - HĐH đất nước. QH khóa XI (2002-2007) bầu ngày 19.5.2002 là khóa QH đầu tiên trong thiên niên kỷ mới, có 498 đại biểu trúng cử với số cử tri đi bầu đạt tỷ lệ 99,73%, cao nhất từ trước đến nay.

Nhiệm kỳ QH Khóa XI diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước được triển khai một cách toàn diện, mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hoạt động của QH khóa XI có nhiều đổi mới rất quan trọng. Tính đến tháng 12 năm 2005, QH khóa XI đã trải qua 8 kỳ họp, có 58 văn bản luật và hàng chục pháp lệnh được ban hành. Số lượng các văn bản luật được ban hành trong một kỳ họp đã tăng nhiều hơn so với trước.

Qua hơn 61 năm hình thành và phát triển, QH Việt Nam đã tiếp tục lớn mạnh không ngừng, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện các quyền lập hiến và lập pháp; quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Với trọng năng hoạt động lập pháp, QH luôn đặc biệt quan tâm, nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời góp phần củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước; góp phần quan trọng phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Với chức năng hoạt động giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước đã được tiến hành chủ động, tích cực; đổi mới cả về nội dung, phương thức tiến hành nên hiệu lực và hiệu quả hoạt động của QH được nâng cao. Nội dung giám sát đã tập trung vào các vấn đề bức xúc đang được nhân dân quan tâm…Những đổi mới trong hoạt động chất vấn tại kỳ họp QH đã góp phần làm cho sinh hoạt của QH trở nên sôi nổi, thiết thực, được nhân dân hoan nghênh và đồng tình, ủng hộ. Hoạt động giám sát cña QH đã góp phần thúc đẩy việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đồng thời, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Với chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đã được QH thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn. Các Nghị quyết của QH về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước; về các công trình quan trọng quốc gia; về chính sách dân tộc; về an ninh, quốc phòng và đối ngoại… đã góp phần vào việc duy trì sự ổn định và phát triển đất nước.

Cùng với sự lớn mạnh của QH cả nước, hoạt động của các ĐBQH được bầu cử trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng đã trải qua những chặng đường hết sức vẻ vang.

Ngay từ QH khoá I, tỉnh Quảng Trị đã có 03 đại biểu được bầu đó là các ông Lê Văn Hiểu, ông Trần Mạnh Quỳ, ông Đặng Thí. Sau đó, ông Lê Văn Hiểu, chủ nhiệm Việt Minh Quảng Trị bị địch sát hại.

Các ông Trần Hữu Dực, Trần Quỳnh, những người con ưu tú của quê hương Quảng Trị  được bầu làm đại biểu QH khoá I tại đơn vị bầu cử thành phố Huế và tỉnh Phú Yên.

Quốc hội khóa II (giai đoạn 1960 - 1964) với đặc điểm tình hình đất nước bị chia cắt làm hai miền. Các đại biểu của tỉnh Quảng Trị khóa I được tiếp tục lưu nhiệm tại QH khóa II và Khu vực Vĩnh Linh cũng đã bầu được 03 đại biểu. Cũng tại khoá này, có nhiều đại biểu quê ở tỉnh Quảng Trị được bầu vào QH ở các địa phương khác.

Từ khoá III, khoá IV, khoá V (giai đoạn 1964 đến 1975) đất nước vẫn còn bị chia cắt, một số đại biểu khóa I tỉnh Quảng Trị tiếp tục lưu nhiệm đến khóa III và có 09 đại biểu được bầu cử ở Khu vực Vĩnh Linh trong 03 khoá.

Từ khoá VI, VII và VIII (năm 1976 đến năm 1992), QH thống nhất trong cả nước và hoạt động trong hoàn cảnh đất nước hoà bình. Cũng trong thời gian này, từ năm 1976 đến 1989, Quảng Trị được hợp nhất trong tỉnh Bình Trị Thiên. Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Trị Thiên trong 3 khoá có 57 đại biểu, trong đó, đại biểu được bầu tại khu vực Quảng Trị có 18 đại biểu.

Tháng 7 năm 1989, tỉnh nhà được lập lại, có 05 ĐBQH khoá VIII tỉnh Bình Trị Thiên được tách ra thành lập Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị.

Trong 3 khoá: Khoá IX, khoá X và khoá XI (từ năm 1992 đến nay) Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị có 15 đại biểu được bầu.

Trong 11 khoá của QH, số đại biểu được bầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 39 vị, số đại biểu quê Quảng Trị được bầu ở các địa phương khác có 13 vị. Có đại biểu tham gia nhiều khoá QH, tiêu biểu như đồng chí Lê Duẩn tham gia 6 khoá (từ khoá II đến khoá VII) tại Hà Nội; Đồng chí Trần Hữu Dực tham gia 7 khoá (từ khoá I đến khoá VII) tại các khu vực Huế, Thừa Thiên, Hoà Bình, Bình Trị Thiên; Đồng chí Trần Quỳnh tham gia 7 khoá (từ khoá I đến khoá VII) tại các tỉnh Phú Yên, Ninh Bình, Nam Hà, Thuận Hải; Đồng chí Đặng Thí tham gia 8 khoá (từ khoá I đến khoá VIII) tại Quảng Trị và Thanh Hoá...

Nhìn lại truyền thống thống vẽ vang và trọng trách to lớn hơn 61 năm qua của QH Việt Nam, chúng ta càng thêm tự hào bởi trong thành tích chung của QH cả nước có phần đóng góp công sức của các ĐBQH được bầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chúng ta.

Trong những năm qua, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị không ngừng được củng cố và ngày càng phát triển. Số lượng đại biểu qua các khóa được tăng lên đáp ứng được yêu cầ trong giai đoạn cách mạng mới. Từ năm 2003 đến nay, đoàn có đại biểu hoạt động chuyên trách, và từ tháng 6 năm 2004 có văn phòng riêng giúp việc.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh khoá XI đã bước đầu thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật. Đoàn đã thực hiện tốt việc tiếp công dân định kỳ và thường xuyên, tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp, tham gia tích cực công tác xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát...thể hiện được vai trò là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri.

Với kết quả đạt được và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của 11 khoá của Đoàn QH Quảng Trị, với sự sáng suốt của cử tri lựa chọn ĐBQH bầu trong đợt này và nhận được sự ủng hộ, giám sát, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, của nhân dân cả nước, cả tỉnh, tin tưởng rằng QH khoá XII nói chung và Đoàn ĐBQH Quảng Trị nói riêng sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, nỗ lực phấn đấu làm tròn trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó.

 

                                                                               T.Q.H

 

 

 

Từ Quang Hóa
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 152 tháng 05/2007

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground