Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Sức mạnh của thực lực trong cách mạng tháng Tám

T

rong bài phát biểu của đồng chí Phạm Văn Đồng, nguyên cố vấn BCH Trung ương Đảng, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 65 ngày thành lập Đảng (3.2.1930 - 3.2.1995) có nói: "Sự kiện quan trọng bậc nhất được viết bằng chữ vàng chói lọi và cuộc cách mạng tháng Tám (1945) đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam mới - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là cái mốc đánh dấu sự quá độ từ chế độ áp bức, bốc lột trong cả lịch sử nước ta chuyển sang một chế độ hoàn toàn khác, một chế độ mới chưa có ở nước ta và nhiều nước. (1)

Cách mạng tháng Tám Việt Nam là bước phát triển cao nhất của phong trào 1925 - 1945, là một trong những đỉnh cao nhất của cách mạng Việt Nam, trước hết nó không tách rời đường lối chiến lược Cách mạng chung. Đường lối chiến lược đúng đắn là nguồn sức mạnh của chúng ta và thực lực cách mạng là bản chất giai câos của Đảng ta, là yếu tố quyết định thắng lợi Cách mạng tháng Tám.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là công lao to lớn của toàn Đảng và Hồ Chủ Tịch vĩ đại, là thắng lợi của sự bùng nổ về lóng yêu nước, về khí phách "Thà chết chứ không chịu làm nô lệ" về lòng dũng cảm, trí thông minh, tài nang sáng tạo của một dân tộc vốn có truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, đưa lại những thành quả mà ngày nay, nhớ lại, mọi người chúng ta đều tự hào và bạn bè gần xa đều ngượng mộ.

Dưới nền đô hộ, thống trị của thực dân Pháp và bọn Nam Triều phong kiến, nhân dân Việt Nam tuy mỗi tầng lớp, mỗi giai cấp với mức độ khác nhau, đều là dân mất nước, bị áp bức bóc lột, đầu độc, kìm hãm trong vòng nô lệ không khác các dân tộc bị thống trị khác. Nhất là nhân dân lao động mà đại bộ phận là công nhân và đông đảo nông dân.

Trong điều kiện như vậy, nhiệm vụ cách mạng được đề ra là phải đánh đổ đế quốc phong kiến để được giải phóng và xây dựng chế độ xã hội mới. Khi nhiệm vụ đã đề ra thì phải có lực lượng để thực hiện và lực lưuowngj đó phải tương xứng với nhiệm vụ để đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, vũ trang, kinh tế, văn hóa, xã hội… để từng bước giành quyền lợi từ trong tay địch về cho quần chúng, vừa làm suy yếu địch, vừa làm cho ta mạnh thêm, đi đến chỗ ta mạnh hơn hẳn địch và đánh đổ chúng.

Điều kiện khách quan, thời cơ rất quan trọng, nhưng điều kiện chủ quan tức là lực lượng cách mạng mới là nhân tố quyết định chủ yếu. Nếu không có lực lượng cách mạng, đường lối chỉ trở thành khẩu hiệu, nằm trên giấy. Lực lượng cách mạng ấy bao gồm sức lãnh đạo của Đảng và sức chiến đấu của các tổ chức quần chúng. Không có lực lượng hùng hậu ấy thì dù có mấy "cơ hội ngàn năm có một" đi nữa cũng không có Cách mạng tháng Tám. Khi lực lượng cách mạng có đủ mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối và Đảng nhằm đúng thời cơ khi quân thù lâm vào tình trạng khốn quẩn, bọn thân Nhật và các tổ chức tay sai của chúng đã phân hóa không còn đủ sức chống cự. Hàng chục sư đoàn quân lính Nhật ở Huế, ở Đà Nẵng hà hàng ngàn tên khác đóng khắp các tỉnh miền Trung, ở dọc đường 9 và Đông Hà trước đó có tư tưởng đề kháng rất cao, cho rằng chỉ hàng Đồng minh không hàng Việt Minh, chỉ hàng Trung ương không hàng địa phương, bắt chước theo kiểu hàng Hán bất hàng Tào, phải chịu khoanh tay ngồi nhìn án binh bất động. Vua Bảo Đại phải chịu "giao Quốc quyền" cho cách mạng, nội các Trần Trọng Kim, đem hết sức tàn cũng không cứu nỗi tình thế. Các nhóm chính trị thân Nhật được mật thám Nhật che chở bàn kế hoạch yêu cầu Mỹ giúp đỡ không tranh chấp nỗi quần chúng với ta; tổ chức Tân Việt Nam, tổ chức Thanh niên tiền tuyến phải tự giải tán, theo ra mặt trận Việt Minh v.v… Tóm lại không có sức mạnh của quần chúng cách mạng không có thực lực không đủ mạnh, giai cấp thống trị không bao giờ tự nguyện giao chính quyền cho cách mạng. Ccha mnagj tháng Tám ở Quảng Trị đã tiến hành bằng bạo lực cách mạng như cả nước, là toàn dân nỗi dậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang (dân quân du kích, tự về chiến đấu, nghĩa quân v.v…) kết hợp với lực lượng chính trị, đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị (biểu tình thị uy, biểu dương lực lượng) của hàng vạn quần chúng ở nông thôn và thành phố thị xã, thị trấn là những đòn tấn công quyết liệt vào chính quyền đế quốc và tay sai để giành chính quyền trong toàn tỉnh, trong đó đấu tranh chính trị có tác dụng quyết định chủ yếu, lực lượng vũ trang tuy còn ít đấu tranh vũ trang chưa xuất hiện, nhưng đóng vai trò rất quan  trọng không thể thiếu được.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Suốt cả một quá trình vận động cách mạng các tổ chức Đảng ở Quảng Trị đã coi trọng công tác vận động quần chúng để xây dựng lực lượng nhằm động viên, tập hợp sức lực, trí tuệ, tài năng của đông đảo quần chúng thành đội quân chính trị toàn diện, vô địch. Đảng đã không mỏi mệt giáo dục quần chúng để tổ chức họ lại, từ ô hợp, rời rạc yếu đuối đến tổ chức có hệ thống thống nhấy, rắn chắc như một loại hợp kim đặc biệt có thể chọc thủng bất cứ thành trì kiên cố nào.

Lênin nói: "Phải tự nguyện chịu mọi hy sinh, vượt qua những trở  lực lớn lao nhất để tiến hành một công tác tuyên truyền và cổ động có hệ thống bền bỉ, dẻo dai và nhẫn nại chính ngay trong các cơ quan, các hội, các tổ chức - thậm chí trong các tổ chức phản động nhất - nghĩa là bất cứ ở chỗ nào có quần chúng vô sản và nửa vô sản" (2)

Ngay từ lúc các tổ chức Đảng ở Quảng Trị mới thành lập, nhiệm vụ công tác vận động quần chúng đã đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó, các đảng viên đã đi vào quần chúng lao động ở thành thị, nông thôn , xí nghiệp, đồn điền, trường học, trại lính v.v… để rèn luyện mình và tuyên truyền vận động quần chúng xây dựng lực lượng cách mạng. Do đó lực lượng cách mạng ngày càng sâu rộng, càng về sau lực lượng càng mạnh càng được nhân dân gấp bội cho đến khi khởi nghĩa dành chính quyền.

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công ở Quảng Trị là do lực lượng cách mạng tích lũy được từ lâu, về trước nhất là lúc có Đảng lãnh đạo, là kết quả của một quá trình được nuôi dưỡng và chuẩn bị qua hai cuộc tổng diễn tập trong những năm 1930 - 1931 và 1936 - 1939. Lực lượng ấy là do quần chúng tự giác sẵn sàng, không phải tự phát nổi dậy, ồ ạt trong mấy ngày, càng không phải do phát xít Nhật đầu hàng mới nẩy ra. Chính nhờ có lực lượng ấy  mà khởi nghĩa giành chính quyền đã thắng lợi. Tính từ ngày 22/8 đến 23/8 việc khởi nghĩa giành chính quyền trong tỉnh chỉ có hai ngày. Cuộc khởi nghĩa đó nổ ra đúng lúc, đúng thời cơ trong đó ngày 23/8 là ngày có một không hai trong lịch sử tỉnh nhà. Trong ngày đó, lực lượng so sánh giữa ta và địch thay đổi nhanh chóng có lợi cho ta, nên hàng chục vạn quần chúng lao động ở Quảng Trị và các huyện lỵ, các thôn xã đều đồng loạt nỗi dậy, với khí thế xung thiên, lật đổ chính quyền thân Nhật, kiểm soát toàn bộ đất đai từ truông nhà Hồ đến sông ô Lâu (Mỹ Chánh), từ biển Đông cho đến sát biên giới Việt - Lào, làm chủ thị xã, nông thôn trong tỉnh. Chính quyền cách mạng của nhân dân được thành lập từ tỉnh, huyện, xã, thôn. Tự trị an được hoàn toàn đảm bảo.

Cuộc cách mạng tháng Tám và sự ra đơi của chính quyền cách mạng là ngày hội lớn , đánh dấu sự giải phóng con người khỏi mọi chế độ áp bức, bốc lột mọi sự kìm hãm để phát huy mọi tiềm nắng sẳn có trong mọi con người, vươn lên đấu tranh cho tương lai tươi sáng của một chân trời tự do.

Trong công cuộc đổi mới, ngọn lửa của cách mạng tháng Tám luôn luôn tỏa sáng trên mỗi chặng đường của chúng ta đang đi. Cách mạng tháng Tám luôn luôn cổ vũ tiếp sức cho nhân dân ta phấn đấu mục tiêu dân giàu, nước mạng, xã hội công bằng, văn minh…

                                                                                   L.K.Q

________________

(1) Tạp chí Cộng sản tháng 2/1995. TV14

(2) Lê Nin toàn tập 13 tiếng Nga xuất bản lần thứ 4 trang 22-23

Lê Kim Quế
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 59 tháng 08/1999

Mới nhất

Đồng cảm “Bốn mùa thương nhớ”

23/12/2024 lúc 17:07

Trong cuộc sống của con người thì sự ăn quan trọng vào bậc nhất. Cổ nhân có câu, dịch nghĩa ý rằng: Nước lấy dân làm trời, dân lấy ăn làm trời. Ăn không chỉ để sống, để tồn tại, để lao động, cống hiến mà còn là để khoái khẩu, để thưởng thức, suy ngẫm và trải nghiệm, đó là quan trọng như trải nghiệm ăn uống. Sự ăn không chỉ thỏa mãn đời sống vật dục tất yếu, bình thường và lành mạnh mà còn là văn hóa, hồn vía, là tâm tình, kỷ niệm, là da diết muôn vàn, đến nỗi một người Quảng Trị xa xứ như ký giả Nguyễn Linh Giang dường như cứ luôn mang mang tâm trạng hồi cố, hoài niệm theo Bốn mùa thương nhớ (tập tản văn, NXB Thanh Niên, 2024).

Ký ức chiến tranh trong truyện ngắn Văn Xương

23/12/2024 lúc 17:04

Văn Xương (tên thật Nguyễn Văn Bốn) không phải là một tác giả xuất hiện sớm và có thành tựu sáng tác nổi bật ở Việt Nam. Anh sinh năm 1959 và thuộc lớp những người cầm bút của thời kỳ đổi mới. Những truyện ngắn đầu tiên của anh được giới thiệu trên một số tạp chí, báo địa phương và trung ương khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã lùi xa.

Theo những bước quân hành

23/12/2024 lúc 17:00

Chủ đề người lính là một đề tài lớn, xuyên suốt trong dòng chảy văn học cách mạng Việt Nam và kéo dài đến hôm nay. Đó là một hiện thực khách quan bởi lịch sử đất nước gắn với trường kỳ kháng chiến; và khi xây dựng cuộc sống mới, thì người lính luôn là lực lượng xung kích đi đầu, đồng hành cùng nhân dân. Có thể hình dung sự vẻ vang ấy qua những tác phẩm trong tập sách Vang mãi khúc quân hành (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2024).

Nắng trên thành cổ; Người lính hát

23/12/2024 lúc 16:56

Nắng trên thành cổ Một rêu phong trên tường thành muôn năm cũMột nguyện cầu dài trong chấp chới tiếng chuông xaMột thanh xuân giữa ầm

Trăng biên giới; Có một nơi xa nào

23/12/2024 lúc 16:54

Trăng biên giới Ánh trăng là ánh đènĐêm tuần tra biên giớiBước chân không biết mỏiTrăng làm bạn thân quen Trăng lên cao dốc đứngNhìn rõ những

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/12

25° - 27°

Mưa

28/12

24° - 26°

Mưa

29/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground