Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 04/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thêm một dấu ấn tình hữu nghị trong sáng thủy chung với nước bạn Lào

T

hảng hoặc trên một số diễn đàn còn có ý kiến cho rằng: quá nhiều cuộc thi dẫn đến không thi thì không được mà thi thì cũng chẳng có ý nghĩa gì? Vượt qua những suy nghĩ thông thường đó, cuộc thi tìm hiểu “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam” là một minh chứng nếu cuộc thi thực sự có ý nghĩa, bổ ích, thiết thực lại được tổ chức công phu chắc chắn sẽ tạo được sự đồng thuận, sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Cuộc thi là dấu ấn tình hữu nghị trong sáng thuỷ chung.

          Với mỗi người dân Việt Nam và người dân của nước bạn Lào láng giềng thân thuộc hai câu nói nổi tiếng:“Việt - Lào, hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kayxỏn Phômvihản kính mến đã khắc sâu vào tâm khảm.

Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, có nét tương đồng về các điều kiện dân cư, xã hội và lịch sử; đặc biệt trong tiến trình lịch sử, cả hai dân tộc đều phải ngoan cường chống ngoại xâm, trong đó có một thời gian khá dài cùng kẻ thù chung, cùng chung chiến hào để bảo vệ nền độc lập dân tộc của mỗi nước. Nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào may mắn và tự hào có người bạn láng giềng, vừa là đồng chí vừa là anh em, đồng cam cộng khổ, chia ngọt xẻ bùi “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Người dân Lào thì coi nhân dân Việt Nam là “Bản cạy, hươn khiêng” nghĩa là “bản kề, nhà cạnh”. Đó chính là mạch nguồn tạo nên dòng sông lớn - mối quan hệ đặc biệt, hiếm có và trở thành một điển hình, một tấm gương mẫu mực về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung trong sáng và hiệu quả hai nước Việt-Lào.

Sâu thẳm là vậy, nguồn cội là vậy cho nên, chỉ sau 104 ngày, kể từ khi phát động cuộc thi, toàn tỉnh đã có gần 10,5 vạn người tham gia thi viết. Mỗi đơn vị, mỗi cách làm, mỗi người dự thi đến với cuộc thi với một cảm xúc khác nhau nhưng cùng chung một mục đích thể hiện tình cảm trong sáng, thuỷ chung với nước bạn Lào anh em, góp phần đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử, gây chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào của các thế lực thù địch.

Cuộc thi lần này, hầu như góp mặt đầy đủ các thành phần xã hội, trong đó chiếm tỷ lệ khá cao là đảng viên và cựu chiến binh, đặc biệt là những người đã từng sống và chiến đấu tại nước bạn Lào.

Hơn 10,5 vạn bài thi là hơn 10, 5 vạn tấm lòng đại diện cho hơn 62 vạn người dân Quảng Trị trân trọngmối quan hệ đặc biệt hiếm có Việt -Lào. Vì vậy, trong bài thi, dù là kỹ sư, cán bộ hay những người nông dân “chân lấm tay bùn”, dù là người dân miền ngược hay miền xuôi, từ vùng biển đến biên giới đến hải đảo xa xôi... ai cũng dùng những ngôn từ đẹp nhất, thật lòng nhất, để ca ngợi, để nâng niu tình cảm đặc biệt Việt-Lào.

Đó có thể là kỷ niệm da diết đến nao lòng của những cựu lính tình nguyện năm xưa; đó cũng có thể là những ước mong của những người chưa một lần may mắn hạnh phúc được đặt chân lên mảnh đất Triệu Voi, xứ sở của hoa Chăm Pa tươi đẹp. Và cũng không ít cảm xúc tươi mới của các bạn trẻ- họ là con em của những người lính tình nguyện năm xưa nay được vinh dự nối tiếp truỳên thống cha ông đang cùng Đảng và Nhân dân các bộ tộc Lào xây dựng đất nước Lào phồn vinh hạnh phúc. Có nhiều cụ đã vào tuổi 90, mắt mờ, tóc bạc, tay run. Có những em nói chưa tròn chữ. Có những anh, những chị lâu nay, chỉ quen với cày cuốc, lam lũ với ruộng đồng, với công việc thợ nề, thợ sắt, bán buôn...bươn chải với cuộc sống mưu sinh lần này vẫn hào hứng tham gia cuộc thi. Điều gì đã làm họ háo hức như vậy ?

Chị Lê Thị Thuận, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Vĩnh Thuỷ, huyện Vĩnh Linh, cho chúng tôi biết: Mặc dù bận rộn, nhưng khi Đảng uỷ phát động cuộc thi ai cũng muốn hiểu nhiều, biết nhiều về mối quan hệ đặc biệt Việt -Lào. Chính vì vậy, xã có 940 hội viên thì có đến 855 chị em dự thi. Ai cũng muốn bài thi của mình hay và đẹp, nên sau việc đồng áng, nội trợ là họ quay vào tìm hiểu sách báo, tài liệu, sưu tầm các bài phát biểu, các mẫu chuyện về mối quan hệ của nhân dân hai nước Việt-Lào. Không ít người đã lên bà, lên cố nhưng vẫn tham gia thi để động viên, lôi cuốn con cháu cùng thi. Với ông Nguyễn Quang Tám, nguyên là sĩ quan Quân đội nhân dân, chuyên gia quân sự Nam Lào, bí danh Khăm tày Xy Vy Lay (nghĩa là vàng phía nam trong sáng) tham gia cuộc thi ông như được sống lại với những kỷ niệm chứa chan nghĩa tình hai nước Việt-Laò ông kể: Hồi đó, ông đang công tác tại bản Na thôn của nước bạn Lào thì nghe tin Bác Hồ qua đời, ông bật khóc và những người dân Lào có mặt tại đó cũng khóc nức nở. Trong không khí thương đau, già làng BunPòm nói: Ngài Hồ Chí Minh mất đi như chúng tôi mất cha, như dân bản mất hết nhà cửa, nương rẫy. Ngài Xuphanavông mất người bạn chí thân. Sông suối ở Trường Sơn cạn hết nước...” Còn ông Lê Thuận Hoan, đội 4, Hoà Nam, Vĩnh Long (Vĩnh Linh) một cựu chiến binh có nhiều năm hoạt động trong đội quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, bộc bạch: “Tôi đã tham gia cuộc thi bằng chính tình yêu thương của tôi đối với nước bạn Lào. Cuộc thi đã để lại trong tôi những trải nghiệm thú vị. Những hình ảnh tốt đẹp của mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào từ những năm chiến tranh gian khổ đến ngày hoà bình xây dựng đất nước.”, “Đây là một cuộc sinh hoạt chính trị lớn nhằm tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Đồng thời, tạo điều kiện cho toàn thể nhân dân hai nước tham gia tìm hiểu một cách cụ thể lịch sử, tình cảm thiêng liêng của hai nước anh em”. Bà Trần Thị Quýt, một cựu chiến binh, ở tại khu phố Tây Trì, thành phố Đông Hà thì xúc động “Khi nhắc đến ba tiếng “Lào-Việt Nam”, trong trái tim tôi trào lên một tình cảm rất đỗi thân thương và gần gũi. Ba tiếng ấy như chạm vào những cung bậc cảm xúc lạ kỳ, như một sợi dây liên kết vô hình, đưa tôi đến với một niềm tin, niềm tự hào thiết tha về tình hữu nghị sắt son, bền chặt, một mối thâm tình, một tình cảm thiêng liêng, gắn kết giữa hai dân tộc anh em Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam”. Đã vào tuổi 80, sức yếu, lực kiệt nhưng khi nói về cuộc thi tìm hiểu mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam chất lính trong ông Nguyễn Hồng Khai (Xã Hải Thượng), chất của người lính tình nguyện năm xưa bỗng ùa cả dậy. Vậy là ông tham gia cuộc thi: “Bằng ký ức sự hiểu biết về con người Lào, đất nước Lào, lịch sử dân tộc Lào tôi mạo muội ghi chép lại những gì có trong tôi, trong người lính được vinh dự tham gia chiến trường C năm xưa. Chắc chắn lời văn chưa hấp dẫn cuốn hút nhiều nhưng đó là những gì mà người lính như tôi có được, nhằm góp một phần tình cảm, nhân sinh quan về mối quan hệ Việt-Lào, thứ tình cảm hữu nghị anh em khó có thể nơi nào sánh được.” Cùng chung cảm xúc với ông Nguyễn Hồng Khai, ông Trần Trọng Tâm (thôn tùng Luật, xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh) 80 tuổi, cũng đã tự mình viết bài để tham gia cuộc thi cho “có trước, có sau”. Và thế là, tuy tay không còn vững, mắt thì đã mờ nhưng các ông đã viết tay gần 50 trang giấy để dự thi, mặc dù ai cũng biết rằng con cái ông rất sẵn lòng “làm vi tính” cho ông. Còn với Thương binh Lê Minh Đức (Thị xã Quảng Trị) thì lại khác, tham gia cuộc thi ông muốn viết nhiều nhưng cực một nỗi trời nóng mà căn bệnh chấn thương sọ não hành hạ nên ông không thể viết hết 4000 từ mà phải dùng tranh để thay lời. Tuy nhiên ông hứa là một đảng viên ông sẵn lòng làm bất cứ việc gì có thể để vun đắp tình hũu nghị Việt-Lào. Ông Phạm Lý Chánh (97 tuổi, thị xã Quảng Trị) thì đến với cuộc thi như một lẽ thường tình bởi: Trong kháng chiến chống Pháp, trong khi truy kích địch ông bị bổ sái chân không đi được phải nhờ bà mẹ Lào nuôi 21 ngày. Khi lành bệnh gia đình còn bảo người con trai luồn rừng đưa ông trở về đơn vị. Chính vì vậy trước khi vào “thi” ông Phạm Lý Chánh viết: “Nói đến đất nước Lào tôi yêu quý không khác nào tôi yêu quý đất nước Việt Nam”. Không được may mắn như các bác, các anh, các chị đã đồng cam cộng khổ với nhân dân Lào, bạn Trần Thị Thu Hồng (Chi bộ trường THCS Mạc Đỉnh Chi, Hải Lệ, thị xã Quảng Trị)  nhưng trong tiềm thức của mình, đất nước và con người Lào rất đổi bình dị, gần gũi và thân thương  như người Việt mình. Là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giới tuyến- “Luỹ thép”- Vĩnh Linh”, ông ông Trương Anh Tuấn ở khóm Thống Nhất, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh Quảng Trị thấu nỗi đau của chiến tranh và sự ủng hộ của bạn bè đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh ái quốc. Những người bạn tốt của chúng ta nhiều lắm. Nhưng với bạn Lào là mối quan hệ đặc biệt, là người bạn đặc biệt. Chính vì ý nghĩa quốc tế ấy, nên không chỉ ông mà ông còn động viên các con tích cực tham gia thi. Có mấy bận, các con ông tề tựu, bên chuyện làm ăn, học hành... chuyện thi “Việt-Lào” cũng là một đề tài không kém phần rôm rã. Theo gương ông, các con của ông cũng chăm chỉ sưu tầm tư liệu để hưởng ứng cuộc thi một cách nhiệt tình.

Còn đối với em Trần Thị Nhật Anh (lớp 10A8, Trường THPT thị xã Quảng Trị) những cảm xúc chân thành của em với nước bạn Lào chỉ qua lời kể của bố đó là Thượng tá Trần Quốc Bảng vốn là chiến sĩ quân tình nguyện Việt -Lào. Vậy là bố đã trở thành chiếc cầu nối để rồi từ yêu bố, thương bố, kính trọng bố Trần Thị Nhật Anh hiểu thêm đất nước, nhân dân nước bạn Lào.Em Nguyễn Quỳnh Nga (học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh) thì tham gia cuộc thi với lý do thật đơn giản bởi vì bố em là Bộ đội Biên phòng. Mà đã là bộ đội Biên phòng thì không thể không gắn bó với người dân biên giới, trong đó có nhân dân Lào.

Và còn nhiều, nhiều nữa những cảm xúc chân thành...

Chính từ suy nghĩ đó, những ngưòi tham gia cuộc thi đã bỏ lại sau lưng bao khó khăn vất và đời thường, cũng không bận tâm lắm với việc có giải thưởng hay không có giải mà đến với cuộc thi với cả tấm lòng. Bởi họ nghĩ rằng, đây là một cuộc thi mà tất cả những người dự thi đều đạt giải. Vì ít nhất thông qua cuộc thi này, mỗi người có cơ hội  hiểu thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, cùng nhau ôn lại truyền thống liên minh chiến đấu đặc biệt, sự ủng hộ giúp đỡ chí tình, chí nghĩa giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước trong những năm qua, góp phần củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai nước, thấm nhuần sâu sắc hơn nữa ý nghĩa to lớn của việc thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa hai nước để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong tình hình mới.

                                                                                   N.T.A


 

 

Nguyễn Trí Ánh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 218 tháng 11/2012

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

05/05

25° - 27°

Mưa

06/05

24° - 26°

Mưa

07/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground