Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tiểu phỉ Vàng Pao, bảo vệ dân Lào

S

au lời đề nghị chân thành, thân tình của chúng tôi, cựu chiến binh Phan Thanh Linh nguyên là tình nguyện quân Việt Nam ở Lào vừa nhấm nháp ly rượu do người bạn thân ở Lào gửi tặng vừa đăm chiêu, hồi tưởng lại những sự kiện khó quên, những kỷ niệm sâu sắc nhất trong những năm tháng cầm súng chiến đấu vào sinh ra tử trên chiến trường Trung Lào để tiễu trừ lũ phỉ Vàng Pao. Với dòng kí ức, kỷ niệm tuôn trào anh dẫn dắt chúng tôi đi vào câu chuyện.

Như các anh đã biết, năm 1979 lũ quỷ diệt chủng Khơ Me Đỏ bị quân dân Campuchia với sự giúp đỡ vô tư, quý giá của quân tình nguyện Việt Nam đánh tan, cứu đất nước Chùa Tháp thoát khỏi họa diệt vong, cuộc sống được hồi sinh thì một bộ phận tàn quân Pôn Pốt chạy trốn sang Lào gia nhập vào đội ngũ thổ phỉ Vàng Pao tiếp tục quấy nhiễu, giết chóc những người dân Lào và dân Việt hiền lành, lương thiện đang sinh sống trên đất nước Triệu Voi, nhất là ở các vùng biên giới Việt Lào, vùng rừng sâu núi thẳm đèo cao.

Tôi gia nhập đội quân tình nguyện tháng 8 năm 1980 thuộc đơn vị C5D8E830F968 là sư đoàn làm nhiện vụ quốc tế cao cả ở nước bạn Lào. Đơn vị tôi đóng quân ở bản Mày và bản Na Kè cách thị trấn Đồng Hến tỉnh Savanakhet mười lăm cây số. Chúng tôi vừa xây dựng doanh trại vừa chiến đấu chống bọn thổ phỉ thường xuyên rình rập, tập kích đánh lén chúng tôi và giết hại thường dân vô tội. Vừa hành quân sang nước bạn Lào được chín ngày, đơn vị chúng tôi đã nhận nhiệm vụ truy lùng, tiêu diệt lũ thổ phỉ Vàng Pao cùng tàn quân Khơ Me Đỏ đang hoành hành đốt, cướp, giết, hiếp trên vùng rừng rậm núi đồi bao la, hẻo lánh gần như vô chủ. Đơn vị tình nguyện quân chúng tôi gặp môn vàn gian khổ khó khăn: Không ai biết tiếng Lào thành thạo, không thuộc địa hình, địa vật, đường đi lối lại giữa vùng rừng núi bạt ngàn, hoang vu. Khí hậu mùa khô ở Lào rất khắc nghiệt, nắng nóng oi bức, thiếu nước ngọt trầm trọng. Công tác hậu cần vận chuyển tiếp tế gặp nhiều trở ngại khó khắn. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đơn vị chúng tôi đã đẩy mạnh, tăng cường công tác dân vận trong nhân dân các bộ tộc Lào và đồng bào Việt định cư sinh sống ở đây. Từ đó chúng tôi đã liên lạc, phối hợp chiến đấu cùng một số đơn vị du kích Lào mới được thành lập trong vùng. Tôi nhớ mãi một du kích Lào là anh Bun Hơn ở bản Na Kè xã Na Thon huyện Đồng Hến có vợ vừa sinh con chưa tròn tháng cũng đã thường xuyên làm liên lạc dẫn đường cho đơn vị tôi vượt núi, bằng rừng, đi tắt, đón đầu để mai phục, tập kích bất ngờ tiêu diệt lũ phỉ Vàng Pao – Pôn Pốt ở Savanakhet trong những năm 80 của thế kỷ XX. Anh có dáng người tầm thước, nước da bánh mật, đôi mắt tinh nhanh, đôi tai thính nhạy, lại thông thuộc địa hình, địa bàn đường đi lối lại như thuộc lòng bàn tay nên hoàn thành rất tốt nhiệm vụ giao liên dẫn đường cho đơn vị tôi phát hiện, truy lùng, tìm diệt bọn thổ phỉ ngăn chặn hành động tội ác của bọn chúng: tập kích vào làng bản đốt nhà, cướp của, giết người, bắt phụ nữ mang đi… Với sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của du kích cùng người dân Lào và Việt kiều đơn vị chúng tôi đã loại trừ, bắt sống, gọi hàng hàng ngàn tên phỉ Vàng Pao tàn quân Khơ Me Đỏ cứu sống và giải phóng hàng vạn người dân lương thiện thuộc các bộ tộc: Lào Lum, Lào Thơng, Lào Cang và Việt kiều sinh sống lâu năm ở Lào. Tâm khảm tôi luôn khắc ghi kỷ niệm sâu đậm, không bao giờ phai nhạt với đơn vị du kích Lào trong đó có anh Đào Hương. Hôm ấy giữa mùa hè năm 1981 vùng Trung Lào đang vào mùa khô hạn, nắng nóng như thiêu như đốt, tất cả các khe suối vùng này đều khô cạn nước. Cái nóng bức, mệt nhọc nhất là cái đói, cái khát làm đơn vị chúng tôi được anh Đào Hương dẫn đường đang kiệt sức trên đường truy lùng, tìm diệt lũ phỉ Vàng Pao vừa gây tội ác dã man ở các bản Chi La Mông, Na Kè, Na Thon, Kờ Long… huyện Đồng Hến. Chúng tôi tạm dừng chân giữa rừng khọc cỏ le không cháy. Anh Đào Hương dẫn chúng tôi đi tìm nước để nấu cơm. Dưới cái nắng gay gắt, mặt trời như đổ lửa thiêu đốt mọi vật trên mặt đất khô cằn vùng Trung Lào, chúng tôi tỏa đi khắp nơi mà vẫn không tìm thấy nước. Đang trong cơn đói lả, khát cháy họng nhiều người đã thở dài tuyệt vọng thì bỗng có ám hiệu “đã tìm thấy nước” của anh Đào Hương. Quên cả đói khát mệt nhọc chúng tôi vội vàng chạy đến một dòng suối sâu đã khô cạn nước nhưng còn sót lại cái hố trâu đầm với vũng nước bùn đục ngầu, thum thủm mùi nước đái và phân trâu. Trong hoàn cảnh cực kỳ khắc nghiệt có một không hai ấy chúng tôi đành gạn bớt bùn phân lấy nước nồng nặc mùi hôi để nấu cơm ăn, nước uống cho đơn vị. Khi cơm chín với màu nâu đỏ, chúng tôi phải lấy môi gạt bỏ lớp cơm dính bùn đen trên mặt và dưới đáy nồi rồi chia nhau ăn lớp cơm giữa nồi đầy mùi hôi thối. Vừa bịt mũi nhai cơm tôi vừa mỉm cười hỏi Đào Hương:

- Xẹp bò? (Ngon không?). Anh vui vẻ trả lời:

- Xẹp lai! (Ngon lắm!)

Thế là mọi người bật lên tiếng cười lạc quan yêu đời để đạp bằng vượt qua bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiện vụ vinh quang.

Ngay sau bữa cơm nhớ đời ấy đơn vị tôi cấp tốc hành quân, truy lùng, tìm diệt, bức hàng mấy toán phỉ Vàng Pao ở xã Na Thon huyện Đồng Hến. Tôi cùng đơn vị vào bản Na Kè để tiếp tục phục kích, truy lùng. Khi bước vào ngôi nhà trong bản chúng tôi gặp một cô gái Lào đang buồn rầu, lo âu bên cạnh người anh trai đang đau rất nặng, lâu ngày chẳng có thuốc men chạy chữa đành phó mặc sinh mệnh cho trời phật, thần linh. Sau khi hỏi han, làm quen chúng tôi mới biết cô tên Sao Nang mồ côi cả cha lẫn mẹ hiện ở với người anh đang đau nặng. Tôi hỏi cô Sao Nang:

- Anh cô đau đã lâu chưa? Có thuốc men gì để uống không? Vừa hỏi tôi vừa sờ tay lên trán, lên ngực người bệnh thấy rất nóng biết anh đang bị sốt rét nặng có thể tử vong nhưng không có thuốc gì để uống. Ngay lập tức tôi mở ba lô lấy cơ số thuốc quy ninh mà đơn vị cấp cho khi đi chiến đấu ở vùng rừng thiêng nước độc để đưa cho anh uống. Đến chiều tối anh đỡ bệnh giảm sốt ngay. Qua ngày hôm sau thì đã đứng dậy đi lại được, tử thần đã rời xa anh. Hai anh em Sao Nang vô cùng xúc động, vô cùng biết ơn những anh bộ đội Cụ Hồ tình nguyện sang Lào tiễu phỉ Vàng Pao cứu sống dân Lào thoát khỏi tử thần súng đạn và bệnh tật. Cảm phục, mếm mộ các anh tình nguyện quân Việt Nam, tối hôm đó dân bản Na Kè xã Na Thon đã tập trung đến nhà Sao Nang để chúc mừng và cảm ơn những chiến sĩ Việt Nam nặng tình, nặng nghĩa đã thật sự thương yêu người Lào như anh em ruột thịt một nhà.

Hơn 30 năm đã trôi qua nhưng mỗi lần hồi tưởng lại những kỷ niệm sâu sắc về những năm tháng làm tình nguyện quân, vào sinh ra tử trên các chiến trường Lào để tiễu trừ lũ phỉ Vàng Pao, tàn quân Pôn Pốt bảo vệ sinh mạng tài sản, gìn giữ cuộc sống yên bình hạnh phúc cho nhân dân Lào. Chúng tôi chân thành biết ơn, khắc sâu hình ảnh nhiều chiến sĩ du kích và người dân Lào như anh Bun Hơn, Đào Hương, anh em cô Sao Nang, Sao Khiêng… cùng biết bao người dân Lào lương thiện, hiền lành khác đã chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, giúp đỡ đùm bọc chúng tôi trong những trận chiến đấu ác liệt sống chết với kẻ thù chung. Chúng tôi lại càng thấm thía sâu sắc với bài thơ về tình nghĩa Việt – Lào cao cả cô đọng, súc tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại:

“Thương nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua

Việt Lào hai nước chúng ta

Tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long”

N.X.P 

 

Nguyễn Xuân Hùng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 217 tháng 10/2012

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground