Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Vấn vương chèo cạn làng Tùng

 TCCV Online - Giữ làm sao để hết đời mình, đời sau con cháu vẫn yêu tha thiết, gắn hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp phát triển bó và duy trì nét văn hóa đặc sắc chèo cạn làng Tùng Luật như bao thế hệ đã lưu truyền, ấy là niềm đau đáu của những nghệ nhân hiếm hoi còn lại của đội chèo cạn làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh.

 Thế đất “Phụng hàm thơ” sinh anh hào, tài tử

 Làng Tùng Luật vốn thuộc huyện Minh Linh, ra đời từ thời nhà Lý, vào năm 1906. Người dân làng Tùng Luật bao đời vẫn tự hào bởi làng yên vị trên thế đất “Phụng hàm thơ”, nghĩa là con chim Phụng Hoàng ngậm thơ trong miệng. Chính thế đất phong thủy hữu tình này đã sản sinh ra những bậc anh hào, tài tử, giai nhân và thế hệ hậu duệ nổi danh trong làng nghệ thuật cả nước như NSND Châu Loan, NSND Lệ Thi, NSƯT Kim Phú, NSND Kim Quý, NSƯT Châu Dinh và các nghệ sĩ Thu Sen, Ái Chủng, Trần Duyến, Thanh Thảo... 

Cũng chính mảnh đất này là cái nôi của điệu chèo cạn, trải bao dâu bể được truyền lại đến bây giờ. Với chèo cạn nổi tiếng của làng Tùng, đến bây giờ người làng cũng chỉ biết truyền tai nhau rằng đã có từ trăm năm trước, liên quan đến địa thế của làng vốn từng là một cảng thị sầm uất, nằm ngay mé biển, thường có xác cá Voi, cá Ông chết ngoài biển trôi dạt vào bờ. Mỗi lần như vậy người làng thường tổ chức lễ trang trọng tiễn đưa vong linh các thần ngư về trời, trong buổi lễ đó không thể thiếu thủ tục hát đưa linh, về sau này hát đưa linh trở thành một phần không thể thiếu của chèo cạn.

 Những bậc cao niên của làng kể rằng, ông tổ nghề của chèo cạn làng Tùng là ông Nguyễn Hữu Như Bá (sinh năm 1840), thời tuổi trẻ hành nghề bốc thuốc nam nên có điều kiện chu du lục tỉnh Nam kỳ. Đi nhiều nơi, lại sẵn máu văn nghệ trong người, ông chú tâm học thêm những làn điệu dân ca vùng Trung bộ, rồi tìm thầy học cả hát Bội, học các loại nhạc cụ dân tộc và làn điệu dân ca Bình Trị Thiên để truyền lại cho con cháu trong dòng tộc. Không những thế, ông thành lập hẳn một gánh hát với 14 diễn viên là con cháu trong nhà, biểu diễn từ năm 1880, đánh dấu một sự kiện đặc biệt lúc bấy giờ. 

Vào năm 1887, thể theo nguyện vọng của 12 dòng họ trong làng, ông Nguyễn Hữu Như Bá đã thành lập một đội chèo có quy mô, vừa đi biểu diễn, vừa phục vụ tang gia. Đội chèo này hoạt động cho đến năm 1947, khi mặt trận ở Huế vỡ thì mới tạm ngừng hoạt động. Dẫu vậy, với niềm đam mê đã chảy trong huyết quản, những nghệ nhân trong làng vẫn thường xuyên duy trì hát chèo cạn trong những buổi sinh hoạt cộng đồng và nuôi quyết tâm một ngày sẽ khôi phục lại đội chèo để nối dài nét văn hóa truyền thống đặc trưng tốt đẹp của làng.

 Giữ hồn chèo cạn vọng đời sau

 “Chèo cạn Tùng Luật vốn từng bị thất truyền trong quá khứ, mới chỉ được phục hồi khoảng chừng 15 năm trở lại đây, do công rất lớn của cố nghệ nhân Nguyễn Ái Chủng”, ông Lê Thanh Hiền, người hát lĩnh xướng của đội chèo cạn Tùng Luật rất tâm huyết khi được hỏi về chèo cạn làng Tùng. Chèo cạn chia làm hai loại, một loại là chèo cạn đưa linh (đưa linh hồn người chết về với suối vàng trước lúc di quan) và dùng để đưa cố (cá ông voi) về với biển khơi, một loại hình khác nữa là chèo cạn cầu mùa thường tổ chức vào rằm tháng 2.

 Đội chèo cạn gồm có 15 người (1 ông lái, 1 ông mũi, 1 ông tát nước, 12 ba trạo), các nghệ nhân người cầm chịch, người cầm chèo, người tát nước, người đứng mũi... rồi nhịp nhàng hát theo những bè cao, bè thấp... nhằm mô phỏng lại những chuyến đi biển của ngư dân. Người cầm chịch trong các đội chèo cạn bắt buộc phải hát được các điệu hò mái nhì, hò nện và hiện tại ông Hiền là người đảm nhiệm vị trí quan trọng này. So với các miền biển khác, lễ hội chèo cạn làng Tùng Luật còn có những nét đặc trưng như tay chèo của ba trạo (12 tay chèo) phải có ngoắc tay làm cho động tác chèo trở nên mạnh mẽ hơn nhằm tái hiện lại hình ảnh những người đi biển vượt qua sóng biển một cách sinh động nhất. 

Đồng thời chèo cạn ở đây còn kết hợp với hò lý ngư, hò mái đẩy để cho ba trạo lấy hơi. Ở chèo cạn làng Tùng, thuyền được hình thành bởi sự sắp xếp của các ba trạo và được diễn ra trên một phạm vi rộng là sân làng. Vào rằm tháng 2, làng Tùng Luật có truyền thống tổ chức lễ hội cầu mùa, cầu mong cho dân làng thuận chèo mát mái, được mùa cá tôm. Trong phần hội, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.

 Ông Lê Thanh Hiền say sưa kể, không quên đệm vào những câu hát diễn xướng trong lễ cầu ngư như điệu hò mái nhì: “Cần câu trúc, ống câu trắc, lưỡi câu bạc mà chạc câu tơ/Tôi móc miếng mồi tôm bạc thả xuống, con cá nọ hắn vẫn làm ngơ/Huống chi bên tê/ Cần câu tre với chạc vải, thì ngồi chờ, ơ hơ hơ….công với uổng ơ công…”. Với hình thức hò đưa linh phục vụ trong các đám hiếu, ngoài chức năng xố con, người đảm trách nhiệm vụ hò “cái” còn phải diễn xướng chèo cạn lúc ở nhà, lúc chèo thuyền đưa linh trên sông, lúc nện đất lấp mồ.

 Chèo cạn đưa linh rất có ý nghĩa trong các đám hiếu, bởi sự tinh tế trong vận dụng một loại hình sinh hoạt văn hóa có tính lễ hội vào trong đám tang. “Vấn vương cái nghĩa cái tình/Thương người đã khuất nên mình lệ rơi/ Nhớ khi vào lộng ra khơi/ Chén sóng bữa gió lưng phơi nắng trời...”, đấy là những câu hát bội trong đám hiếu mà chúng tôi thường khởi xướng để bắt đầu và thường những giai điệu này rất lay động lòng người”, ông Hiền xướng một đoạn hò đưa linh và diễn giải.

 Ngoài phục vụ cho đám hiếu trong làng, những năm trở lại đây, đội chèo cạn làng Tùng Luật cũng thường xuyên được mời đi phục vụ hò đưa linh tại các đám hiếu ở khắp các địa phương trong tỉnh. Hiện tại, đội chèo cạn của làng Tùng Luật có 25 thành viên, trong đó 20 nữ, một đội biểu diễn thường có 18 nữ hát múa, một nhạc công, một người nam diễn xướng, một người chơi đàn nhị, một người đánh trống chỉ huy…

 Một số nghệ nhân lâu năm đã có tuổi như ông Thanh Hiền là người hát chính, ông Nguyễn Minh Thai chơi các loại nhạc cụ là đàn nhị, đàn bầu, đàn nguyệt, ông Nguyễn Hữu Xuân Nhật là em ruột cố nghệ nhân Nguyễn Ái Chủng chuyên hát song ca… cũng đều đã có tuổi. “Bây giờ tôi cố gắng truyền dạy phần hát cho con trai mình để sau này không còn sức đi hát nữa thì cũng có người nối nghiệp, phần đánh trống chỉ huy vốn do nghệ nhân Nguyễn Ái Chủng đảm trách cũng đã tìm được anh Hồ Ngọc Phước thay thế, nhưng về phần việc của ông Nguyễn Minh Thai là chơi các loại nhạc cụ dân tộc thì hiện vẫn chưa đào tạo được lớp kế cận. Quan trọng nhất là không có nguồn kinh phí nào để tổ chức truyền dạy.

 Thêm vào đó, lớp trẻ bây giờ cũng không mấy mặn mà với chèo cạn, chỉ thích nhạc trẻ nên không biết sau này có gìn giữ được chèo cạn làng Tùng lâu dài không”, ông Hiền tâm tư. Trước khi nghệ nhân Nguyễn Ái Chủng mất, ông tập hợp các anh chị em trong đội chèo cạn làng Tùng lại để dặn dò những việc còn chưa làm được. Ông canh cánh nỗi lo sau này mình mất chèo cạn không còn được duy trì, không có người tổ chức hò đưa linh trong đám hiếu của mình và tiếc nuối vì bao dự định còn đang dang dở.

 Đến khi ông Chủng mất, ông Lê Thanh Hiền cùng các anh chị em trong đội họp lại, bàn với nhau bằng mọi giá phải duy trì và tiếp nối những việc mà ông Chủng đã dày công gây dựng đối với chèo cạn Tùng Luật. Và việc cấp bách trước mắt là phải tổ chức nghi lễ hò đưa linh thật chu đáo, bài bản đối với đám hiếu của người thầy có công rất lớn trong việc phục dựng nét văn hóa truyền thống của làng.

 Chèo cạn làng Tùng Luật còn được truyền nối hay không vẫn là niềm đau đáu của những người đầy tâm huyết như ông Hiền, ông Thai, ông Nhật, bà Loan…Và rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành để giữ gìn và phát huy một bộ môn nghệ thuật có ý nghĩa gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương.

                                                                                                               T.T

Nguồn Báo Quảng Trị

Thanh Trúc
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 276 tháng 09/2017

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground