Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Những tấm lòng gửi về Quảng Trị

LTS. Cuộc thi Truyện ngắn do Toà soạn Tạp chí Cửa Việt tổ chức từ 30/4/2004 đến 30/7/2005 đã thành công tốt đẹp. Được sự hưởng ứng của đông đảo bạn viết trong cả nước chính là sự cộng hưởng, tạo ra chất lượng cuộc thi và cuối cùng ngoài kết quả là tình cảm keo sơn giữa bạn viết với toà soạn. Để có cái nhìn tổng quát toà soạn CV. trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Cao Tiến Lê, Trưởng ban chung khảo cuộc thi.

Q

uảng trị là nơi có vết cắt nhức nhối nhất trong lịch sử dân tộc trong thế kỷ XX.Nơi có con sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, là Thành Cổ, Bãi Hà, Bến Tắt, Vịnh Mốc, Vĩnh Thuỷ, Hồ Xá, Sa Lung, dốc 6 độ, là Gio Linh, Hải Lăng, Cam Lộ... mỗi tấc đất đều có dấu chân người cả nước đi qua và cùng chịu sự ác liệt, cay đắng và vinh quang. Quảng Trị như cây đàn một dây đọng lại trong tâm hồn mỗi người, chỉ cần làn gió nhẹ là rung lên ngân vang với quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhắc đến Quảng Trị từ người già, người trẻ, trong nước, ngoài nước đều tuôn trào những kỷ niệm, những tình cảm, sâu lắng, ân tình, đẫm nước mắt, nhắc nhở mình có món nợ chưa trả với Quảng Trị.

Bởi thế Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc thi truyện ngắn trên tạp chí Cửa Việt thì bài khắp cả nước tới tấp về. 446 truyện ngắn của 42 tỉnh thành. Người ở tuổi 80 có truyện gửi tới là bác Vũ Sắc ở Hà Nội. Người trẻ tuổi nhất là Hoàng Công Danh ở Quảng Trị, 18 tuổi. Trong đó có Đậu Vệ Nữ ở Quảng Bình gửi đến 16 truyện ngắn. 65% tác phẩm viết về Quảng Trị thời chiến tranh, hoặc số phận con người nối từ chiến tranh qua hoà bình. 35% tác phẩm viết về đương đại, gồm tâm lý xã hội, bảo vệ môi trường, trách nhiệm con người trước những khó khăn của Quảng Trị, của dân tộc.

Ban sơ khoả đã làm việc nghiêm túc, công bằng đã chọn ra được 43 truyên ngắn đưa vào chung khảo.

Ban chung khảo tuy cách xa; Người ở Hà Nội, người ở Quảng Trị, nhưng đã làm việc cẩn thận, chu đáo, với cách chấm độc lập, tôn trọng ý kiến của nhau. Chấm theo thang điểm 10 từ đó cộng lại chia thành điểm trung bình.

Quả là khó khăn với ban chung khảo bởi truyện nào cũng dào dạt nỗi nhớ thương, tình cảm con người, con người Quảng Trị hoặc đã sống và chiến đấu ở Quảng Trị. Các truyện vào chung kết đều có nội dung, kết cấu chặt chẽ, hiện đại, luận đề xã hội cao. Phông văn hoá sâu và rộng, tính chuyên nghiệp khá, nghệ thuật thể hiện xuất sắc. Quả là cuộc thi có tầm cỡ, đầy đủ bản sắc Quảng Trị.

Nhiều chuyện làm ban chung khảo bần thần, sửng sốt, rưng rưng. Ví như truyện ngắn Đối mặt với thời gian viết về cuộc sống hôm nay, nhưng mang vết thương thời chiến tranh. Không chỉ là vết thương thành sẹo trên cơ thể giữa hai người bạn đã bắn vào nhau, khi một bên là quân nguỵ, một bên là quân giải phóng. Hết chiến tranh vì ở chung một làng trên đất Quảng Trị, họ đã khó khăn vượt qua mặc cảm, hoà hợp như thời trẻ nhỏ, để cùng xây dựng vườn hoa Thành Cổ.

 Lòng nhân ái, bao dung, sự chung thuỷ tình nghĩa trước sau, âm ỉ của chất độc màu da cam, cụ thể từng con người phải chịu đựng như các truyện ngắn: Ngọn lửa hồng trong đêm, Chú Tuấn, Chuyện tình của chị tôi, Hiện thực và huyền ảo... Truyện ngắn Tình người cũng chỉ xảy ra ở Quảng Trị, chứ không thể xảy ra ở nơi nào khác. Một người  đàn bà ở phía Nam ra thành cổ Quảng Trị, không nơi ở, không tiền bạc, suốt ngày đi nhặt nhạnh từng đốt xương người, không biết xương của bên nào, bà nhặt hết, đắp thành những ngôi mộ, vì con bà đi lính nguỵ bị điều ra Thành Cổ, bà đi tìm hài cốt con bà. Nhưng xương con bà đã tan nát trong muôn vàn xương khác của hai phía. Còn bà mẹ nữa ở phía cách mạng, các con hy sinh khi giữ thành cổ Quảng Trị, được chính quyền xây cho căn nhà tình nghĩa. Bà mẹ cách mạng không ở một mình mà bà mời người đàn bà kia về ở nửa nhà. Bên này bà thờ con bà, những người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh, bên kia người đàn bà từ phía Nam ra ở, treo ảnh thờ con bà đã chết trong chiến tranh...

 Nhiều chuyện ngắn nói lên bản chất con người Quảng Trị, bản chất người lính được tôi luyện trong chiến tranh, ngày nay vẫn thế, dũng cảm chống lại bọn tham nhũng, bọn lâm tặc, bảo vệ rừng, bảo vệ sự công bằng như: Chim gõ kiến, Người nặng nợ, Rừng không cây...

Truyện ngắn Trưa vắng lại khác, đấy là lời viết của người sinh sau ngày giải phóng Quảng Trị hơn cả chục năm, nhưng với lối viết nhẹ nhàng, phong cách của thế hệ trẻ, quý quá khứ Quảng Trị, mến Quảng Trị hôm nay và yêu Quảng Trị tương lai...

Đặc điểm khác của cuộc thi này là trong các truyện ngắn ít theo lối mòn, có nhiều khám phá, chứa đựng điều tốt đẹp hoặc ranh giới giữa mỗi sự việc như Mùi tiền, Chú Tuấn, Tình Người, Chim gõ kiến... Nổi lên là truyện ngắn Viên gạch lạ. Đây là truyện ngắn viết về chiến tranh. Sống giữa vòng vây của địch, của sự kìm kẹp, mà vẫn giữ được chiếc đầu của một liệt sĩ, bị địch bắt. Cái hay, cái lạ của truyện không những cách bảo vệ liệt sĩ, mà còn liên quan đến đúc tượng. Tứ truyện nhất quán và chặt chẽ.

Cho điểm thế nào đây. Chọn truyện vào giải như thế nào đây. Đó là điều khó khăn và nhiều suy nghĩ của Ban chung khảo. Truyện hay, truyện khá thì nhiều, mà điều kiện tặng giải thì ít. Cuối cùng ban chung khảo cũng đã chọn ra được 12 giải, gồm 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C và 6 giải khuyến khích.

 Cuộc thi truyện ngắn 2004-2005 của Tạp Chí Cửa Việt đã khép lại, nhưng tiếng vang của cuộc thi vẫn mãi mãi trong lịch sử văn học Việt Nam, bởi có nhiều truyện ngắn hay, có tầm cỡ, nhắc nhở tình cảm người viết với đất nước, với Quảng Trị, với tình nghĩa nhân dân, đồng chí, đồng đội với trách nhiệm xây dựng Tổ quốc hôm nay.

 Xin trân trọng cảm ơn Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Quảng Trị đã chỉ đạo cho cuộc thi truyện ngắn thành công.

 Xin cảm ơn các nhà văn, các cây viết nhiệt tình đã đóng góp nhiều bài cho cuộc thi và đây không phải là những truyện ngắn mà là những tấm lòng gửi đến Quảng Trị, một địa danh mãi mãi ghi dấu trong lòng nhân dân cả nước.

                                                                           Hà Nội 10/2005

                                                                             C.T.L

Cao Tiến Lê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 134 tháng 11/2005

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

3 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground