Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thằng cu Cam

B

a lại định múc canh mang sang cho bà Mừng à? Con không cho đâu! Không cho!
Thằng cu Cam nhoài người giành lại bát canh cua nổi gạch vàng hươm trên tay anh Nhã. Sợ đổ, anh phải đặt nó xuống bàn.

- Con sao thế ? - Anh Nhã kinh ngạc hỏi - Canh còn nhiều. nBa giã cả một giỏ bự, ăn sao hết ?

- Không hết cũng ứ cho. Ai bảo bà ấy mắng con là "đồ chuột nhắt". Mà con chỉ chiu qua vườn bà để bắt...chứ có...

- Ờ, thế cũng tại con một phần. Lẽ ra con phải theo lối cổng chính đi vào đoàng hoàng, chứ ai lại chiu như một con chuột nhắt vậy - Anh Nhã cười hề hề, đặt một cánh tay lên mái tóc vàng như râu ngô của cậu con trai. - Tuy vậy, ba cũng phải thưa lại với bà Mừng để từ rày bà lhông gọi con như thế nữa. Còn bây giờ chúng ta phải bưng canh sang biếu bà. Bà đang ốm, ăn cơm với rau luộc nuốt sao nổi.

Nhưng anh Nhã chưa kịp đặt tay vào bát canh, thằng cu Cam đã vồ ngay lấy, đổ vào nồi, rồi nhìn ba bằng ánh mắt vừa van xin vừa thách thức.

"Thằng bé trước đây ngoan ngoãn thế, mà sao mới qua một trận ốm được ba mẹ quá nuông chiều, đâm ra hư thân mất nết dữ tợn". Anh Nhã tự nhủ, rồi xới cơm để cho cu Cam ăn trước. Trong lúc nó ăn, anh lẻn ra quán mua một gói mì tôm mang biếu bà Mừng.

Ăn cơm chiều xong, như thường lệ, anh Nhã lại cùng cu Cam đi dạo chơi, sau đó một hồi đuổi bắt lũ chuồn bầu, chuồn ớt thoắt đậu thoắt bay trên các ngọn cây điền ven đê, hai cha con anh lại kéo nhau xuống sông chơi trò ném lia thia. Chơi chán, họ tìm đến cây bàng ba tán ven bờ sông ngồi nghỉ.

- Con có nhận ra ai đây không? - Anh Nhã lấy một tấm ảnh đã bạc màu có hình hai chú bộ  đội bá vai nhau, trỏ vào người bên phải - Sao, con không nhận ra ba à ?

- Ba đó ư ? - Thằng cu Cam liếc ngang, liếc dọc - Sao khác bây giờ thế nhỉ ?

- Chuyện! Đã hăm lăm năm rồi còn gì ? Hồi đó ba mới mười tám tuổi.

- Thế người đứng bên trái là ai ?

- Bác Toản, Nguyễn Quốc Toản cùng nhập ngũ một đợt với ba hồi  1967 và từ đấy cho đến 1972 hai người luôn cùng ở một trung đội.

- Chắc bác với ba quý nhau lắm nhỉ ?

- Tất nhiên - Anh Nhã lại xoa đầu con, tiếp - Ba với Bác Toản quý nhau vì nhiều lẽ. Thứ nhất là cùng làng. Ở ngoài mặt trận mà có bạn đồng hương cùng làng hiếm lắm nhé. Thứ hai, bác và ba có nhiều cảnh ngộ giống nhau. Cả hai đều con một, đều mồ côi cha từ bé và đều có mẹ ở vậy tảo tần nuôi con cho đến ngày khôn lớn. Thứ ba, ba với bác ấy rất hợp tính nhau, suốt ngần ấy năm trời chẳng hề to tiếng với nhau lần nào.

- Ơ, vậy mà giữa con với thằng Thọ, thằng Cường thì cách vài hôm lại đấm nhau một trận !

- Chúng mày thì nói làm gì - Anh Nhã trề môi dưới ra tiếp - Đã là bạn bè thì như ba với bác ấy, một ngày mà không nhìn thấy nhau thì không yên...Chao ôi. Những ngày ấy mà không được bác Toản săn sóc thì bệnh kiết lỵ với sốt rét ác tính đã giết chết ba từ tám đời hoánh nào rồi. Đó là chưa kể đến đận ba bị thương hồi tháng hai năm 1968.

- Cái đận ấy thế nào ba ? - Cu Cam bất chợt ôm ngang lưng anh Nhã.

- Cứ bình tĩnh để ba nói cho mà nghe. Đận ấy, ba với bác Toản nhận nhiệm vụ đi trinh sát một  đồn giặc ở miền Tây Quảng Trị, không may ba vấp phải mìn định hướng.

- Rồi ba bị thương nặng ?

- Đúng thế ! Như vậy là còn may, lẽ ra bỏ mạng nữa đấy chứ. Con có biết sau tiếng nổ là chuyện gì xảy ra không ? Xì...Mày thì biết cái quái gì ...Thì các cỡ súng nhỏ, súng to của tụi lính trong đồn cứ nhằm vào chổ đó mà vãi đạn. Trước tình hình ấy, người khác thì có thể bỏ mặc ba lại đó mà chạy thoát thân một mình. Nhưng bác Toản thì không. Bác ấy bò đến chổ ba nằm chết ngất, đem ba ra khỏi "túi đạn", rồi cõng ba lên lưng rẽ lối, vạch đường đi suốt đêm mới về đến đơn vị.

Anh Nhã dừng lại, bật lửa châm thuốc lá. Với ánh mắt lờ đờ của một người đang ru lòng trong ký ức xa xăm, anh lại kể cho con nghe nhiều kỷ niệm êm đềm giữa mình với bác Toản thời gian ở chiến trường.

- Có một đận, con ạ, -Sau khi châm điếu thuốc thứ hai và rít một hơi thật sâu, nhả khói lên trời thành những vòng soắn ốc, anh nói tiếp - Ba nhớ rất rỏ là hôm đó hai người ngồi dựa lưng vào một gốc câu sung bên bờ sông Tê - lê, chẳng hiểu do gì xui khiến mà bác Toản với ba thề với nhau thế này. Đến ngày hoà bình, nếu hai đứa cùng sống hoặc cùng chết thì chẳng nói làm gì, nhược bằng một mất một còn, thì đứa trở về phải đối xử với mẹ đứa kia như chính mẹ đẻ của mình.

- Bây giờ bác Toản ở đâu, ba ?

- Hy sinh rồi - Anh Nhã nuốt khan nước bọt và cảm nhận hết mất chữ "hy sinh rồi" ấy đè nặng lồng ngực của thằng cu Cam - Ờ, sao mắt ba đỏ hoe thế kia ?

- Không sao đâu ba ạ - Cu Cam xỉ mũi liên tục, hỏi: - Bác ấy hy sinh lâu chưa?

- Trên hai chục năm rồi. Bác ấy hy sinh trong đợt mở đột phá khẩu cho bộ đội ào vào đồn giặc - Cố lấy giọng tự nhiên anh Nhã tiếp - Tiếc rằng, quả bộc phá ấy đã không bạt tung toàn bộ cái hàng rào phía trong cùng. Bác Toản đành nằm lên đống dây thép gai bùng nhùng kia để làm cầu cho bộ đội xông lên. Và...bác ấy đã...hy sinh...không phải vì đạn...giặc, mà vì....chính những bước chân...chân...

Giọng anh Nhã tắc nghẹn lại. Anh bật dậy như có lò xo, chạy như ma đuổi ra bờ sông. Thằng cu Cam cũng lon ton chạy theo. Linh tính báo cho nó biết, câu chuyện vừa kể của ba còn ẩn giấu một điều rất hệ trọng, khiến nó thấy nhẹ bẫng cả người.

- Ba ơi,  ba!

- À, con - Nghe gọi, anh Nhã ngoái lại và dang rộng  hai tay ôm cu Cam vào lòng - Ờ, sao con có vẻ xúc động thế?

- Không sao đâu, ba  ạ. Thế mẹ bác Toản ở đâu, ba?

 Anh Nhã nhìn con đăm đăm:

- Mẹ bác ấy ở gần nhà ta đó thôi:

- Ở gần nhà ta ? Ai vậy. Hay là là là...?

- Hay là cái gì? Trời! Sao con tôi lại run thế này?

- Mẹ bác Toản là bà Mừng, đúng không?

- Đúng đó!

Bất thình linhg, thằng cu Cam quẫy ra khỏi vòng tay của ba và nhìn ba như một người xa lạ:

- Vậy sao lâu nay ba không nói cho con biết?

- Tại vì... cu Cam còn bé quá đó thôi: À này, thế cu Cam cần biết chuyện đó để làm gì?

- Thế mà còn hỏi! - Bất đồ cu Cam nói to như thét.

- Sao kia?

- Nếu biết vậy thì bữa ăn nào con cũng múc canh mang sang biếu bà, chứ sao nữa?

Và cu Cam oà lên khóc.

Anh Nhã rút khăn mùi xoa lau mặt cho con và thấy con mình chợt lớn khôn lên rất nhiều qua những giọt nước mắt đang lăn trên cặp má phúng phính của nó.

H.B.T

 

 

Hoàng Bình Trọng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 157 tháng 10/2007

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground