T |
hơ ta hiện nay đang kỳ cởi mở, đó là điều đáng mừng. Những cánh chim thơ cảm thấy vui vì có được cả một bầu trời để sáng tạo. Theo tôi nó chưa rơi vào cực đoan, nhưng đã bắt đầu phân một bên, thơ là sản phẩm chung của mọi người, bởi vậy cần sáng tạo trên cái nền hướng như trước nay.
Một bên, thơ là của riêng cõi hồn tôi, một người thậm chí không cần đến một người. Trắc nghiệm chi thấy phẩm chất thơ trái nhau. Một bên là: Sự giản dị dễ hiểu, hình tượng, có lõi cấu trúc. Một bên là: Không giản dị như bình thường (thậm chí không dễ hiểu như nếp cảm xưa nay), không hình tượng hoặc không hình tượng dễ nhận biết như xưa nay, không có lõi cấu trúc như xưa nay. Tôi nói vui với mấy anh bạn cũng là nhà thơ: Xem trên sản phẩm tức tác phẩm xuất hiện và trắc nghiệm bước đầu qua một số bạn đọc thơ, thì hiện nổi lên ba “ông Thơ” tiêu biểu cho các chính kếin: Một – Nhà thơ Hữu Thinh, với hai trường ca được giải thưởng, tập thơ mới Thư mùa đông với Phan Thiết có anh tôi, Nghe tiếng cuốc kêu, với :
… Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồn một chút đã cô đơn
… đất đi qua biển thì mau
Người đi qua nỗi khổ đau thì dài …
Đã mở rộng thêm được nhiều kích lối thơ ta quen dùng lâu nay, đem được gien trội cho Thơ.
Một thi sĩ Hoàng cầm, tiêu biểu như là Lá Diêu Bông với cái hồn của nó. Thực ra, hồn thơ này vẫn chia hai nữa Thực và Ảo. Nhưng xem ra hai nửa này khá giao hoà.
Em mười hai tuổi tìm theo chị
Qua cầu bà Sấm bến cô mưa…
Có gì giống và có gì khác giữa Hữu Thỉnh và Hoàng Cầm. Tìm ra được điều này thiết nghĩ cũng đã góp phần gỡ ra một nút nhỏ trong đám rối tơ vò thơ hiện nay.
Trường hợp thơ Lê Đạt. Cái quý là anh đã đưa ra cái “Bóng chữ” lạ của mình một cách khá đàng hoàng. Chỉ có cái phần tơ rất nhỏ giống Hữu Thỉnh, phần nhiều hơn giống Hoàng Cầm, phần lớn còn lại là của riêng anh. Nhờ vậy, anh đã có một chính kiến Thơ. Lê Đạt có thể là một trường hợp làm ta tìm hiểu thú vị, chứ không làm ta say mê, say lòng.
Tôi đã nói trên ba trường hợp tiêu biểu về thơ ta hiện nay. Vừa qua hình như có hiện tượng là thấy những gì nằm ngoài cái dòng thơ quen dùng đều được xếp vào phần “Thơ sáng tạo”. cả những câu ú a ú ớ, thậm chí bí hiểm tắc tị hoàn toàn cũng được xem xét như là sáng tạo Thơ. Tôi có cảm giác như là cái phần mới của một nhà thơ Hoàng Hưng, một nhà thơ Đặng Đình Hưng, chưa nên xem xét như là phần sáng tạo của Thơ. Hay trường hợp một vài tập thơ được bạn đọc chú ý hoặc đã có dư luận trên một vài trang báo khá sôi động cũng vậy, nên xếp vào lối thơ quen biết, có khác đôi điều gì đó về cách nói, cách sắp xếp câu chữ, chứ chưa đặt chân sang được cái phần mỹ cảm khác của thơ. Ngay như Lê Đạt, có thể được coi là một sự sáng tạo Thơ, nhưng nhiều độc giả vẫn muốn nhà thơ lạ này nói thật ra lòng mình. Biết đâu, đến một lúc nào đó, chính nhà thơ, chính nhà thơ sẽ thốt lên như cách nói của Phu Xích: “Hỡi các bạn yêu Thơ tôi, hãy cảnh giác, ngay đối với Thơ tôi”. Điều này thuộc về tâm sự thật của nhà thơ.
Phê bình thơ vừa rồi có đánh động nhưng xem rma chưa chạm vào thực tiễn Thơ. Nhiều bài lớn, bài dài có cảm như tác giả “trích ngang” luận văn, luận án của mình ở đâu đó, chớ chưa “nhập”. Các bài Đỗ Minh Tuấn và một số tác giả khá thuộc loại bài này. Các bài lý luận của nhà sáng tác như Trần Mạnh Hào, xem ra “nhập cuộc” hơn nhưng còn lại nặng cái phần riêng “xa xót”của người sáng tác. Bài của tác giả Đặng Tiến vừa rồi về thơ Lê Đạt, nêu được một cách mới để trắc nghiệm Thơ, nhưng cần chờ đợi thêm. Tôi có cảm giác độc giả yêu thơ đang chờ bài viết sâu sắc, công phu của các bậc lý luận thơ nhuần nhuyễn như Lê Đình Kỵ, Hoàng Như Mai… Tất nhiên lúc này ta càng thấy nhớ những người Thơ như Chế Lan Viên, Xuân Diệu!
Ngày xuân, xin được các nhà thơ và bạn đọc trao đổi.
P.C.V