T |
ừ những tư liệu lịch sử chỉ được ghi lại rất tóm lược, cố gắng hệ thống hoá lại, và liên hệ với bối cảnh lúc bấy giờ, thấy rằng trong 16 năm được chính thức lo việc nước tân cho đến lúc hi sinh tai trận chiến, cụ Lâm Hoằng đã góp phần trách nhiệm của mình trong nhiều mặt hoạt đọng quan trọng:
- Về nội trị:
- Trong khoảng trên dưới mười lăm năm ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, cụ đảm đương trách nhiệm trông coi việc nội trị ở địa phương và theo chức trách từng cương vị hồi đó, thì phải lo chính trị, giáo dục, phong tục, đến toàn bộ việc hộ và việc hình. Trong nhiệm vụ trên, đã có hai trường hợp đặc biệt được chính sử ghi lại như sau:
1/ Năm 1874, theo Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tự kỷ, tập 33 trang 45, bản dịch, thì lúc ấy có một số người thuộc dân tộc ít người miền núi muốn được đi học và đi thi. Vua Tự Đức ra lệnh cho quan địa phương lo tổ chức việc học cho họ, cụ thể là tìm người đỗ tú tài hoặc có học tại chỗ và biết tiếng dân tộc, đặc chức Giáo thụ để dạy học. Yêu cầu này cần được giải quyết cho Nghệ Tỉnh, cho nên vua đã “ chuẩn cho khâm phái đại thần Lê Dụ, quyên Hộ Tổng đốc Anh Tĩnh, bắt phải cùng bố Chánh Trần Nhượng. Án sát Lâm Hoằng là một trong những người đầu tiên đã góp phần trách nhiệm vào việc tổ chức giáo dục mở mang văn hoá cho các dân tộc miền núi Nghệ Tỉnh”.
2/ Năm 1878, theo Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tứ kỷ, tập 34, trang 158, bản dịch, cho biết thì “Khi ấy hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đói to, bọn côn đồ đi cướp ăn. Vua cho là Tuần phủ Quảng Nam Chu Đình Kế văn thư câu nệ quá, biết việc hơi chậm, Bố chính Trần Văn Kế tuổi già sức yếu, Bố chính Quảng Ngãi Trà Quý Bình bị bệnh hút thuốc phiện, Án sát Phạm Doãn Dịch mới đến chưa chưa am hiểu”, Cho nên đã lệnh: “ đổi chuyển Đình Kế về Bộ Lễ, bắt Văn Kế phải về hưu, Quý Bình phải giải chức chờ xét, Doãn Địch phải điệu về kinh, đồng thời “cho Quang Lộc tự khanh, Biện Lý Bộ lễ Lâm Hoằng làm Hộ lý Tuần phủ Nam Ngãi, chọn ngay viên làm được việc đi thay để kịp cứu chữa, ở tỉnh và phủ huyện người nào nhu nhược, tham lam giảo quyệt thì cho quan cai trị mới phái đến xét rõ hoặc tâu trị tội, dân đói có muốn đến hạt phủ Thừa Thiên xin phát chẩn và làm thuê ính sống đều cho”. Có nghĩa là cụ Lâm Hoằng đã được Vua giao một trách nhiệm cấp bách nặng nề, khi dân tình lâm nạn đói to, cướp bóc, khốn khổ, quan chức địa phương trì trệ, bất lực, bê bối tham nhũng đều bị cách thức, thải hồi, chuyển đổi. Cụ được nhà vua trao quyền điều hành tối cao tại chổ để kịp thời cứu chữa, vừa cứu dân ra khỏi tai hoạ đói, cướp, lại vừa xem xét thanh lọc, tổ chức quan lại trong các quan lại địa hạt cho được trong sạch để làm việc được tốt hơn. Trách nhiệm to lớn và khó khăn ấy, ắt không thể giao cho bất cứ quan vị triều đình cao chức não cũng được, mà phải chọn đúng người có đue đức dộ bản lĩnh: Thương dân, nghiêm lệnh, công bằng vô tư, tháo vát, tổ chức giỏi và quyết định nhanh. Lịch sử ghi nhận trách nhiệm vì dân ấy đã được trao cho quan triều tam phẩm Lâm Hoằng với sự tin cậy của nhà vua, lúc ấy cụ đa 55 tuổi, mới ra làm quan được mười năm.
- Về ngoại giao:
Sách Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tứ kỷ, tập 33 trang 301, bản dịch cho biết: “Tháng sáu âm lịch, vua tự đức sai quân sang nước Quân Thanh. Lấy quang lộc tự khanh sung làm việc nội các Bùi Ân Niên, gia hành Hữu Thị Lang Bộ lễ sung làm Chánh sứ, Hồng lô tự khanh Lâm Hoằng sung giáp phó sứ, Thị giảng học sĩ Lê Cát Sung ất phó sứ thứ hai. Khi Ân Niên ra đi, Vua làm thjơ ban cho, lại bảo rằng bậc đại trượng phu mang đồ lễ vật ra ngoài, rất khó khăn trọng đại. nếu việc nào có ích cho nước nhà , làm được rất tốt, cần phải cùng lòng giúp nhau. Như người xưa có năm điều tốt mới là không hổ thẹn”. Ghi chú: 5 điều tốt là thơ khen sứ thần ở thơ “Hoàng hoa” trong Kinh Thi gồm: Tư tư, tư đạc, tư tuần, tư tu, tư mưu.
Sách quốc triều chánh biên cho biết rõ thêm về đường đi và thời gian về của đoàn sứ bộ ấy như sau:
Quyển thứ 5- Dự Tông Anh Hoàng đế - Niên hiệu tự đức, trang 384, bản dịch nói trên ghi: Năm Bính Tý thứ 29 (1876) tháng sáu khiến Bùi Ân Niên tức Bùi Dị, Lâm Hoằng, Lê Cát sung sứ bộ qua Tàu dâng đồ cống. Và trang 389, bản dịch lại ghi nốt: “ Năm Mậu Dần thứ 31 (1878), tháng Bốn Bùì Ân Niên đi sứ Tàu về, tháng Tám năm Bính Tý qua Nam Quan, tháng Ba năm nay về đến Nam Quan”.
Sự việc chỉ ghi giản đơn như vậy, nhưng thực chất nhiệm vụ của sứ bộ lại không bình thường. Vì rằng, nhắc lại năm 1874, Vua Tự Đức đã phải ký với quân Pháp hoà ước Giáp Tuất để được trả lại bốn tỉnh: Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương đã bị đánh chiếm năm 1872, nhưng đổi lại phải chịu điều khoản rất nặng nề là: “Vua nước Nam phải đoán nhận y theo chính lược ngoại giao của nước Pháp” (Khoản 3 của hoà ước, trích trong Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim), có nghĩa là đã mất quyền độc lậph tự chủ về ngoại giao. Cũng có nghĩa là Quan hệ của triều cống của triều Nguyễn đối với triều mãn thanh như lệ cũ trước đây phải bãi bỏ, và như vậy Pháp được thuận lợi để tiép tục âm mưu xâm lược Việt Nam mà không phải bị Mãn Thanh làm trở ngại. Để vớ vát thua thiệt, Tự Đức giữ lệ cũ, cử sứ bộ lấy cớ đi cống tàu, Nhưng chính là mong được nhà Thanh giúp khi lâm biến bị quân Pháp đánh. Bây giờ, do ta không ở trong thời cuộc ấy, nên dễ nhận thấy rằng đó là một ảo tưởng của vua Tự Đức , vì chưa bao giờ các thiên triều Trung Hoa lại hết bá chủ nước ta và ngay hồi đó bản thân nhà Mãn Thanh cũng đang bị các đế quốc Pháp, Anh…uy hiếp, đánh chiếm một số đất đai, chưa đủ sức tự bảo về mình, làm sao giúp nỗi nước khác. Nhưng với triều Nguyễn trong cuộc lúc bấy giờ, thật ra cũng kgông thể có con đường ngoại giao nào khác nữa, như kẻ chết đuối vẫn mong bíu lấy cọng rơm. Trong tình huống đầy mâu thuẫn ấy, chắc công việc của sứ bộ theo ngầm ý của Tự Đức giao phải vấp nhiều khó khăn lớn, như chính vua Tự Đức đã thú nhận khi tiễn đoàn. Không rõ tâm trạng của các vị sứ giả ra sao, nhưg qua lời dặn như trên của nhà vua cũng có thể nghĩ rằng lòng các cụ nặng trĩu mối lo, lo nước còn mất, lo việc không thành, lo mình sợ uất. Và các cụ cũng đã mất gần hai mươi năm mới về lại cửa ải Tổ Quốc, trong thời gian ấy thì quân Pháp tiếp tục tìm cớ gây sự, uy hiếp nhà vua và triều đình, chuẩn bị mở các cuộc đánh chiếm mới ở Bắc Kỳ. Rõ ràng nhiệm vụ ngầm của sứ bộ không thể nào đát được, nhưng riêng cụ Lâm Hoằng thì chắc rằng không phạm điều gì sai sót, cho nên ngay trong năm 1878 sau khi về nước cụ lại đi giữ chức hộ lý tuần phủ Nam Ngãi để cấp tốc tổ chức cứu đói và chống cướp bốc cho dân như đã được ghi trên, nghĩa là cụ đã được tín nhiệm với trọng trách lớn.
- Văn hoá , xã hội, kiến thiết:
Với chức biện lý, cụ Lâm Hoằng đã có thời gian ngắn tham gia việc của bộ Lễ, là bộ chuyên trách các mặt nghi lễ, văn hoá, xã hội, giáo dục thời đó, nhưng không thấy việc gì đặc biệt được sử ghi, ngaòi việc tổ chức việc dạy học cho người dân tốc miền núi ở Nghệ Tỉnh năm 1874 đã kể trên.
Với việc chức Tham Tri, cụ Lâm Hoằng có nhiệm vụ lớn ở bộ công, là bộ chuyên trách mọi mặt xây dựng, kiến thiết trang bị, kể cả việc rất quan biếu cho quốc phòng là “xây thành, đào hào, tu tạo tàu bè. Trong nhiệm vụ này, đặc biệt trong Đại Nam thực lục chính biên , đẹ tứ kỷ tâo 35 trang 118, bản dịch, có ghi một số trọng yếu như sau: “năm 1882, Tham tri bộ Công là Lâm Hoằng tâu nói: “Cửa biển Thuận An là cửa ngõ Kinh Sư, sự phòng bị là rất quan yếu, phải lo sửa sang, xem xét đề phòng sự không ngờ. Những đồ dùng ở bãi biển ấy trong đó mục nát hư hỏng kể đến trăm nghìn, tu bổ không phải mười ngày kịp được, chợt có sự biết trông cậy vào đâu? Việc phòng bị trước khi mưa vẫn còn sơ sài, không nghiêm trị bằng quân luật, sợ sau này không răn chừa, việc quân, việc nước còn ra sao? Vua cho lời nói ấy không phải là không kiến thức, bảo các quan giữ bờ biển sửa sang thế nào cho đều làm thoả đáng, phải cẩn mật, được chắc chắn…”. Có nghĩa là cương vị Tham Tri Bo Công, mối quan tâm là cụ Lâm Hoằng là việc lo quốc phòng, với trách nhiệm lúc bấy giờ cụ đã thẳng thắn tâu Vua thấy sự hỏng nát trong trang bị khi tài quân sự, xin Vua cho củng cố, tăng cường, và đã được Vua nghe, lệnh cho các quan giữ bờ biển lúc ấy thực hiện. Tiếc rằng sau đó, vì quá sợ Pháp kiêm cớ gây sự, nghe theo lời khuyên hèn yấu cua Trần Tiễn Thành, vua Tự Đức lại thay đổi ý kiến, bãi bỏ việc đắp luỹ thêm quân ở cửa biển Thuận An”.
Về quân sự:
Vua Tự Đức vừa mới mất. Nhân cơ hội triều đình bối rối, Pháp đưa quân đến cửa Thuận An nhằm đánh chiếm cửa ngõ cuối cùng vào kinh đô Huế. Trong tình thế cấp bách đó, khoảng cuối tháng sáu, đầu tháng bảy âm lịch (1883) cụ Lâm Hoằng được cử xuống tăng cường cho bộ chỉ huy Thuận An với chức Phó phòng huyện cửa biển ấy. Có nghĩa đang từ một quan văn ở triều, cụ đã ra đi nhận nhiệm vụ của một tướng tiền phương, ở nơi sắp xãy ra trận tấn công mới mạnh nhất của địch, không những ở chỉ trách đấu và oanh liệt hy sinh cùng với tưỡng sĩ trận vong. Cụ đã hoàn thành sứ mệnh của một đại thần, văn quan kiêm võ tướng, kiên quyết bảo vệ non sông, hào hùng xông trận và anh dũng cùng chết với thành khi kết thúc cuộc tử chiến.
Tóm lại kết thúc cuộc đời ở tuổi sáu mươi, cũng đã đúng lúc Tổ Quốc thân yêu sắp bị rơi hẳn vào vào đêm tối. Trải qua 16 năm nhận chức tước triều đình, Cụ Lâm Hoằng không làm quan vì sanh, vì lợi, mà chỉ một lòng một dạ góp hết phần trách nhiệm của mình vì mnước vì dân, đang gặp vận suy vong không thể nào cứu vãn nỗi, đến phút cuối cùng đã anh dũng hiến dâng mình cho Tổ quốc, trả nợ núi sông, trọn vẹn tiết danh để lại tiếng thơm muôn thuở.
L.C.Đ