Đ |
ặng Huy Trứ, một nhà yêu nước, một nhà thơ lớn, một trong những danh nhân Việt Nam, “một trong những ngôi sao trên vòm trời trí thức nước ta càng nhìn càng sáng”. Cả cuộc đời ông là vì nền độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự canh tân và sự tự cường để đất nước thoát khỏi cái nhục không bằng người, là khí phách đám nói lên sự thực, dám làm theo lẽ phải, dám đấu tranh cho chính nghĩa”.
Chúng ta có thể nhìn thấy ở ông tấm gương về nhân cách, đặc biệt là tư tưởng nhân văn của ông, trong đó có vấn đề coi dân là gốc của nước và tấm lòng thương dân sâu sắc, tất cả chỉ vì cho con người, một vấn đề có tính chất quyết định trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Nét nổi bật ở con người Đặng Huy Trứ trước hết là tấm lòng thương cảm đối với đời sống khổ cực của nhân dân.
Ông thấy rõ vai trò quan trọng của nhân dân:
Dân ta đủ sức xoay trời lại
Chẳng dám khoa chỉ chuyện vá trời
“Quân đội là nanh vuốt có quan hệ đến sự thắng bại, nhưng nhân dân mới là huyết mạch, quyêt định sự an nguy của đất nước”.
“Từ xưa nhân hoà là điều quan trọng bậc nhất, Thiên thời, địa lợi cũng từ đó mà sinh ra”.
Sơn hào, hải vị trong bữa ăn là dân cung cấp. Đền, đài, lăng miếu là do dân xây. Đê điều, cầu cống là do mồ hôi nước mắt của dân mà có. Đánh giặc, giữ nước là bằng xương máu của dân. Lê Nin dạy: “Một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản là lòng tin vô hạn vào quần chúng, và sự tin yêu sâu sắc đối với quần chúng phải là tình cảm chi đ"ạo từ ý nghĩa và việc làm của người cộng sản”. Điều này không phải ai cũng thực hiện được, nhận thức được. Vào thời Đặng Huy Trứ cũng vậy. Hầu hết các quan thời phong kiến đều tự cho mình là “phụ mẫu” của dân để ban ơn cho dân. Nhưng đối với ông thì trái lại, ống rất coi trọng dân, coi dân như cha mẹ và tự coi mình là “con của thứ dân”. Mạnh Tử nói: “Dân vi quý... quân vi khinh”, có nghĩa là: “Lợi ích của dân là trên hết… của vua không đáng kể”. Quả thật lòng yêu nước thương dân là động lực thôi thúc mọi suy nghĩ và hành động của ông.
Cũng như bao làng quê khác ở Thừa Thiên Huế, quê hương ông cũng có những người dân suốt đời lam lũ, lo toan nghèo khó nhưng sống đầy tình nghĩa. Chính vì thế mà hơn ai hết, ông hiểu rõ dân mình, một nắng hai sương, vất vả trên đồng ruộng ngày đêm.
Thấy một ông lão còng lưng vác than, ông cảm thấy xót xa. Ông chân thành yêu quê hương tha thiết và quý trongh những người lao động.
Ông cho rằng: Miếng cơm ăn, tấm áo đều là từ mỡ đầu trên thân người mà ra. Phải đền ơn trả nghĩa cho dân. Nhờ sống gần gũi với nhân dân, ông đã hiểu rất rõ tâm tư và nguyện vọng của nhân dân. Cùng ăn, cùng ở với nhân dân, ông cảm thấy cái mà nhân dân cần, suy nghĩ với những ý nghĩ của dân, và nói lên những ý muốn của nhân dân. Ông chia sẻ với họ nỗi vất vả, niềm vui và nỗi lo như chính người trong cuộc. Đối với ông, con người là quý, không được đánh mắng người ta:
Thiên địa chi tính, nhân vi quý
Ngã diệc nhân giã, bi diệc nhân
Hà sự triêu triêu tứ tiên mạ…
(Đạo trời đất: con người là quý
Ta là người, họ cũng là người
Cớ sao dáng nào cũng mắng chửi?)
Từ người già đến trẻ con, từ người nông dân làm ruộng đến cô gái chăn tằm, người phụ nữ dạy chữ… đều được ông nhắc tới với sự cảm thông sâu sắc. Ông còn thấy ở trong những con người ấy có một sự đoàn kết chặt chẽ. Trong quan hệ hàng ngày, người trong thôn xóm nương tựa vào nhau. Họ giúp nhau lợp nhà, tận tình với nhau mỗi khi có hoạn nạn, hoặc có việc tang ma, giỗ, tết…
Chính từ lòng yêu nhân dân đó mà hình ảnh quê hương, đất nước luôn được ông nhắc tới với một tình cảm đặc biệt thắm thiết.
Phù Ninh, Phú Lễ lại yên dân
Nóng lạnh, đông hè quan bước chân
Hoặc:
Gạo thiếu gì đâu ức vạn kho
Trăng thơm An Cựu ít nơi so
Khi ở nước ngoài (Hồng Kông), ông nghĩ đến quê hương , mong “sao cho quê hương được vui khắp mọi nhà”. Cái rét ở xứ người cũng làm ông nghĩ đến quê nhà, lo cho dân mình rét.
Sống trong xã hội thời bấy giờ, kẻ sĩ có hai con đường, dạy học và làm quan. Đặng Huy Trứ ở trong hoàn cảnh đó cũng không thể nào khác, chỉ có khác là chỗ cách ứng xử của mọi người. Ra làm quan, ông có thái độ rất rõ, với tâm niệm: “Dân không chăm sóc chớ làm quan”. Ngay lúc còn dạy học và tiếp tục học, ông nói: “Học để thành người có tài giúp nước, giúp dân chứ không giống những kẻ chỉ muốn thành cử nhân, tiến sĩ mà kỳ thực da báo thân dê, trong lòng rỗng tuếch”.
Bởi thế, sau này ra làm quan, suốt đời ông cũng không ngoài mục đích “ích nước lợi dân”. Đối với Đặng Huy Trứ, để nhân dân đói khổ, thiếu thốn chính là tội lỗi của những kẻ làm quan. Ông nói: “Làm cho dân giàu nước mạnh đâu phải là công việc chẳng cần lo toan nhiều… Cuộc sống của dân khổ nhất là đó rét, trắc ẩn động đến cả bốn mối (nhân, lễ, nghĩa, trí) trong lòng chúng ta. Người quân tử và người có lòng nhân gặp cảnh ngộ này phải hết sức giúp dân, chớ có từ nan…”.
Trước cảnh thiên tai hoành hành, bão lụt liên miên, dân tình đói khổ, ông tự hỏi:
Trời kia sao quá ghét lương dân?
Hạn tạm vừa thưa, bão lại gần
Đau lòng trào nước mắt, thương lấy dân một vùng. Ông tự trách mình:
Trải việc mới hay tài học cạn
Văn chương chống bãp nổi bao giờ
Rồi ông cầu trời: Xin ban cho mưa rào, rồi mưa dầm, mưa nhỏ.
Lúc thóc nay được mùa, dân qua thời khốn khổ. Tự trách như vậy, cầu trời như vậy, nhưng không bất lực, ông càng tích cực hơn bằng những việc làm cụ thể để lo cho dân.
Ông lo việc chẩn cấp, cứu đói cho dân, lập kho nghĩa thương. Ông viết “chước phòng ngừa đói kém, mất mùa tốt nhất là tính sâu xa. Sinh mệnh của dân là ở thóc lúa. Việc lớn của vị quan giỏi là lo chăm dân. Hàng năm việc trước tiên là lo tích trữ thóc vào kho vì không nói trời làm lụt hay hạn”. Đồng thời kêu gọi mọi người tương trợ lẫn nhau:
Nhà giảm bớt một phần ăn
Dân đói nay no được mấy đoàn
Hết lo cho người sống, ông lại cho người chết, ông lập nghĩa trang để thu thập những người chết vô thừa nhận, những mồ mả ở nơi gò hoang không có chủ, rồi mai táng. Ông cho rằng: “Mộ hoang có chỗ quy táng thì chữ NHÂN mới thực đạt đến chữ NGHĨA.
Một tấm lòng nhân ái của một ông quan thời đó đâu phải là nhiều. Tình thương yêu, tinh thần trách nhiệm của ông đối với nhân dân thật là tuyệt vời, thật là vô hạn mà đời phải ghi nhớ học tập.
Đặng Huy Trứ là một con người luôn luôn đứng về phía nhân dân. Nơi cửu trùng ngày đêm đau da diết vì cảnh dân không yên. Chăm chỉ hay nhởn nhơ vui chơi đến sự hưng vong chỉ trong chốc lát. Ông dám làm, dám chịu trách nhiệm cũng chỉ vì dân. Làm quan, ông hiểu rõ lòng dân, nỗi khổ của dân, ông muốn nói lên nỗi lòng đó “Chúa thượng muốn nghe, muốn thấy những điều ngoài ngàn dặm. Những điều u uất của dân cần được trình bày trước cửu trùng . Huống chi nay giữ chức quan có trách nhiệm phải nói lên, cầm bút phải biết quyền lực của ngòi bút”. Trong một bản thỉnh cầu gởi lên vua, ông đã thẳng tay vạch tội ác bọn quan lại và cường hào, nhất là từ cấp huyện trở xuống. Đó là tệ cướp ruộng, thu thuế không có biên lai, cướp trâu bò, đồ đạc tiền của nhân dân… “Hàng ngày, nhân dân phải chịu hàng trăm thứ đóng góp, nào thuốc, nào tiền, nào nhân lực cho bộ máy quan liêu, lại chịu thêm sự tham nhũng này nữa có bọn cường hào thì sống sao nổi: Đói rét, chết chóc, ly tan, tan nát nhà cửa là những chuyện xảy ra hàng ngày coi như số phận vĩnh cửu của người dân vậy”.
Những việc như thuế, người đương thời ngay cả nhà vua đều coi là “đâu đâu chẳng có” là “ chuyện bình thường” Nhưng đặng Huy Trứ thì nghĩ khác: “Vỗ yên nhân dân, giáo dục nhà lại, đều là việc khó, nhưng với tấm lòng chân thành vì nhân dân mà ông nghiêm khắc lên án bọn quan sâu mọt. Ông gọi chúng là “quân mặt dày”, bọn “tô mày vẽ mặt” ăn bám nhân dân. Ông khuyên rằng: “Muốn bồi bổ khó mạch cho nhà, cho nước thì việc đầu tiên phải chặt đứt mầm móng cội rễ của tư lợi và dục vọng… khoảng cách giữa địa ngục và thiên đường rất gần, sợi tóc khó lọt”.
Làm quan là phải chăm lo cho dân, phải “thức đến tàn canh, dậy trước lại. Ăn rành một món, khổ cùng dân” .
Theo ông, trong hoàn cảnh đời sống khó khăn, “hàng năm thu chi đủ chi. Một vị quan nhất phẩm lương bổng hàng năm không bằng ba phần mười lương bổng của một viên tri phủ, tri hyện nhà Thanh …” thì phải làm thế nào? Lấy của Nhà nước chăng? Bọn trộm cắp còn không thể làm. Dùng bạo lực và mánh khoé để lấy của liêu thuộc và dân dưới quyền chăng? Bọn quan tham nhũng còn không thể làm. Thì lấy ở đâu?
“Đối với của mang đến thì hư tâm mà ứng xử. Có thể nhận thì nhận, không thể nhận thì không lấy … Nhận theo điều nghĩa, nhận rồi thì biết tiết kiệm; giữ mình ở khoảng không đục cũng không trong, mức dừng ở giữa, không hoang, không bủn xỉn như vậy là được. Nếu bảo phải thanh liêm hoàn toàn thì cái khi tiết phải giữ gìn một cách gian khổ ấy không thể lâu bền được”
Làm công việc buôn bán, hàng ngày tiếp xúc với số lượng tiền và hàng, nếu không giữ được phẩm chất đạo đức: cán, cân, cương trực, công liêm thì sẽ không tránh được những việc tham ô, biến của công thành của tư.
Suốt đời vì độc lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đứng trước nạn ngoại xâm Đặng Huy Trứ đã sớm xác định ý chí của mình: “Biên cương bị chiếm chưa khôi phục được đó là điều tôi đau khỏ nhất”. Đối với quân xâm lược chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng. Không thể hoà! Không thể nhường! Việc lợi ích nhất của quốc gia, việc triều đình cần bàn nhiều nhất, việc sử quan cần ghi chép cũng chỉ có một việc là chống Tây. Vì vậy ông rất quan tâm về vấn đề quân sự. Ông là một trong số những người nhận thức được rằng:”Muốn thắng được kẻ thù thì phải hiểu rõ chúng”. Thực dân Pháp từ phương Tây đến với “tàu đồng chạy như bay, súng bắn xuyên cả thành đá”. Cho nên, ông luôn suy nghĩ, mưu việc những vùng đã mất vào tay kẻ thù.
Triều đình thì giảng hoà, nhưng dân thì quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước, Đặng Huy Trứ đứng về phía nhân dân. Đó chính là lương tâm của người trí thức, là trách nhiệm của kẻ làm quan. Mặc dù ông tự cho mình “tài hèn sức mọn”, song ông đã dũng cảm dâng điều trần “làm gì đủ ăn quân sớm trừ giặc Tây”. Rất tiếc, cũng như những bản điều trần khác, nhà vua không nghe theo lời ông. Cuối cùng, ông bị bệnh và qua đời trong đau khổ, băn khoăn khi chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Cũng với việc lo bảo vệ đất nước, Đặng Huy Tử, là một con người chủ trương canh tân, chấn hưng mọi mặt để làm cho dân giàu nước mạnh. Ông chú ý đến việc mở mang dân trí, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, đa phá những tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập… trộm cướp, yên dân làng, là việc trọng yếu nhất.
Đường biển, đường bộ, đi Đông, đi Tây là vâng theo lệnh của vua… cho nên phải tính toán cẩn thận để tích luỹ cho nhà Nước, cũng là tiết kiệm cho dân.
Ông coi nội thương lẫn ngoại thương, khuyên dân trao đổi sản phẩm làm nên giàu có xuất phát từ cái lợi chung.
Trong thời gian ở nước ngoài, Đặng Huy Trứ ra sức học tập để gặp gỡ tiếp xúc, trao đổi ý kiến với trí thức của xứ người với hoài bão duy tân nước nhà.
Ông đã đề ra một kế hoạch “tự cường, tự trị” để đuổi theo các nước tiên tiến như: Lập cục cơ khí, đặc biệt là cơ sở đóng tàu, mở xưởng đúc gang thép, chế tạo máy móc lập cục dạy nghề, đúc súng ống như Ba Tư làm cho lòng người một chí như Nga La Tư, luyện tập cưỡi ngựa bắn súng, xây dụng thuỷ quân, huấn luyện quân đội, dạy kỹ thuật hàng hải cho thuỷ thủ như nước Nhật, cho thanh niên sang nước Anh học quân sự, cứ người ra cho thủy thủ như nước Nhật, cho thanh niên sang nước Anh học quân sự, cử người ra nước ngoài tìm hiểu cách tự cường tự chủ của họ. Với tầm nhìn xa trông rộng, nhạy cảm với thời cuộc, Đặng Huy Trứ đã trở thành “một trong những người trồng mầm khai hoá đầu tiên ở Việt Nam”, như lời đánh giá của cụ Phan Bội Châu.
Xuất phát từ lợi ích của nhân dân, lo cho công việc của đất nước, ông hết sức quý trọng nhân tài, chọn lựa và sử dụng nhân tài. Theo ông, ngoài năng lực phẩm chất, người làm quan phải được mọi người tin yêu. “Trên có vua, dưới có dân. Mỡ dầu bổng lộc nuôi thân ta. Trong có thể làm dân sống yên vui, đục, giúp gì được xóm làng. Thiệt cho mình, ích cho dân, dân sẽ tin yêu, đào khoét dân để cho mình được no béo, dân sẽ ta thán. Dân ta thán hay tin yêu đều cho mình…”.
Ông nói: “Chức phận kẻ bề tôi đem thân thờ vua không bằng tìm người thờ vua. Đạo trị nước không lo không có phép trị, chỉ lo không có người”.
Có thể nói suốt đời Đặng Huy Trứ đã đóng góp tích cực cho đất nước về nhiều mặt: giáo dục, văn hoá, chính trị kinh tế, ngoại giao, quân sự… Ông là trí thức yêu nước, thương dân; thể hiện một nhân cách cứng rắn trước những thăng trầm của thời cuộc.
Đ.H.H