Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mùa xuân nói chuyện cây đào

Đ

ào là một loài cây hoa thường nở về mùa xuân, sắc hoa hồng tươi, người ngắm hoa đào thường có cảm giác thanh thản. Chẳng thế mà Đào Uyên Minh (1) đã làm bài “Đào hoa nguyên ký” để thể hiện ước mơ về cuộc sống lành mạnh, dũng cảm giữa thiên nhiên tươi đẹp với một rừng hoa đào tươi sắc. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Đào Uyên Minh dựng nên một câu chuyện người đánh cá ở Vũ Lăng đi lạc vào suối hoa đào, gặp cảnh sống yên vui hạnh phúc của những người dân lao động. Cuộc sống ở đây thật giản dị. Họ sống bằng nền kinh tế tự cung, tự cấp và bằng tình cảm tương thân, tương ái. Phải chăng trong cái thanh khiết của rừng hoa đào mà lòng  người thấy thanh thản chẳng gợn lên một ý nghĩ đố kỵ.

Với cây đào người Trung Quốc cổ xưa quan niệm: Nó là sự kết tụ chất tinh hoa của ngũ hành tương sinh. Nên cây đào có thể xua tan tà khí, chế ngự được quái vật. Ai ngắm hoa đào trong lòng sẽ tiêu tan mối sầu hận (2).

Cũng nói về cây đào sách “Kim lâu tử” có chép một truyện rằng: Ở vùng miền Đông nam Trung Quốc có một ngọn núi tên gọi là Đào Đô Sơn. Uy nghi trên đỉnh núi này là một cây đào rất lớn, cành lá xum xuê. Trên cây đào ấy có một con gà thần tên gọi là Thiên Kê. Án ngữ dưới gốc là hai vị thần trừ ác có tên là Uất Lũy và Thần Đồ. Hằng ngày khi mặt trời chiếu thẳng vào chính giữa ngọn đào thì Thiên Khê cất tiếng gáy vang lừng cả khu rừng. Tiếp theo tiếng gáy của Thiên Khê là một bản giao hưởng của gió rừng, và hợp ca của lũ gà rừng cất lên. Bỗng nhiên không gian đặc quánh chướng khí của một vùng sơn cước loãng dần ra nhường lại sức sống, sự sinh sôi cho cả khu rừng. Những con ác qui chuyên phá hoại cuộc sống của vùng sơn cước đề bị hai vợ chồng thần dưới gốc cây đào bắt đi cho hổ ăn thịt. Chính câu chuyện này về sau  trở thành một điểm tíchliên quan đến việc trừ tà bằng “đào phù”  (vễ bùa vào hai mảnh gỗ đào treo trước cửa nhà ngày tết Nguyên Đán), hay đẽo tượng  hoặc hình nhân bằng gỗ đào dùng trong tế tự.

Cho đến nay nhân dân ta và nhân dan Trung Quốc ngày tết Nguyên Đán hay cắm hoa đào chắc ngoài ý nghĩa thưởng thức sắc đẹp của hoa đào còn ngụ ý để trừ tà ma tà uế khí.

Trong sách “Hán Vũ cố sự” có ghi: khi Hán Đế Vũ sửa sang lại vườn hoa thượng uyển, đình thần các nơi gửi các giống hoa quý về trồng, trong đó có ba giống đào quý: đó là giống Tươg hạch tử văn đào; sương đào; và Kim thành đào.

Sách “ Lục Thiếp’’  chép rằng nước Ba Tư có một giống đào quí tên Bà đạm.

Giống đào này cao sáu trượng, bề ngang to khoảng bốn, năm thước. Lá của nó to hơn giống đào thường. Tháng ba hoa nở, cánh hoa rụng hết thì kết trái. Quả đào này không tròn nên cũng gọi là Thiên đào. Người vùng tây vực rất quývà coi là hiếm.

Một giống đào khác tên gọi là Đào nô được ghi trong sách “Bản thảo “ rằng:giống này khi quả chín không rụng, nó dính mãi vào cành cho hết mùa đông. Đến tháng giêng người ta bức về đẻ dãi khách quý.

Giống Bích đào này cũng được nhắc đén trong “Doãn hỷ nội truyền”. Loại đào này bà Thái Chân vương mẫu đem  đãi Lão  Tử khi ông đến thăm nhà bà.

Còn quả tiên đào của Vương Mãu đang ở thiên giới. Sách “Hán Cổ vũ sự’’ nói:Tây vương mãu đến thăm Hán Vũ Đế. Bà cầm theo bảy quả đào tiên. Bà ăn hai quả còn năm quả đưa cho nhà vua. Hán Vũ ĐẾ ăn xong liền cất năm hạt đào đi. Thấy vậy Vương mẫu hỏi rằng: “Nhà vua cất hạt đào để làm gì”? Hán Vũ Đế trả lời rằng: “Đây là giống đào quíy nên cất đi để trồng ở vườn thượng uyển”. Vương mẫu cười mà nói: “Giống đào này ba ngàn năm mới ra quả một lần, không thể đem trồng ở hạ giới được”.

Sách “thập châu ký” thì ghi: Đông hải có độ sách sơn. Trên núi có một cây đào lớn, canhf lá xoè ra đến mấy ngàn dặm, tên gọi Bàn Đào.

Trong vườn thượng uyển của Đường Huyền Tông có trồng giống Thiên điệp đào. Mỗi kỳ hoa nở, Đường Huyền Tông cùng với Dương Quý Phi vừa ăn yến vừa thưởng thức hoa đào. Có lần Huyền Tông nói: “Cỏ Huyên giúp người ta quên nỗi lo âu, còn hoa đào có thể làm cho người ta quên đi sầu hận”. Nói xong nhà vua bẻ một nhánh hoa đào gài lên mũ Dương Quý Phi rồi bình phẩm rằng: “Hoa đào làm cho người đàn bà đẹp hơn”.

Sách “Thần kinh dị” còn nói về giống đào rất kỳ lạ. Giống đào ấy cao năm mươi trượng, lá dài tám thước, rộng năm thước, quả lớn lạ thường.  Đường kính của quả đào to ba thước hai tấc. Người nào ăn hạt đào ấy sẽ trường thọ.

Một loại đào nữa chắc chưa ai thấy nhưng được ghi trong sách “Thập di ký”. Sách viết rằng: Ở bàng đường sơn,cách Phù Tang năm vạn dặm, nơi đây mặt trời không soi tới, đất lạnh nên cây đào to hàng ngàn ôm, nở hoa xanh đậm, một vạn năm mới có quả.

Trong các sách xưa bình luận: Hoa đào không những có vẻ đẹp quyến rũ tự nhiên như người con gái mà nó còn như một vị thuốc thần diệu.

Sách “Thái thanh chư huỷ mộc phương” nói:Ngâm hoa đào vào rượu để uống, có thể trừ được bách bệnh, sắc mặt trở nên hồng hào xinh đẹp.

“Kim thành tuế tiết lục”  thì ghi: ở đất Lạc Dương mỗi lần gặp tiết hàn thực, người ta thường ăn cháo hoa đào gọi là “đào hoa chúc” để chống khí lạnh.

 Trong sách “Hoa sử” có viết một câu chuyện: Cháu gái của Phan Văn Chính mắc bệnh cuồng, bị nhốt trong phòng. Ngoài phòng có một cây đào nở hoa tươi thắ. Có một đêm nàng phá cửa sổ thoát ra ngoài rồi trèo lên cây đào hái hết hoa mà ăn. Từ đó bệnh cuồng tự nhiên khỏi bặt. 

Hoa đào với tuyết rửa mặt còn làm cho da mịn màng, sạch sẽ, nát mặt trở nên sáng tươi và thêm hồng hào thêm lên. Sách “Ngu thế nan sử  học” chép: Vợ của Lư sĩ thâm là người có tài năng và học vấn. Đến ngày xuân bà lấy hoa đào hoà lẫn với tuyết cho các con rửa mặt rồi ngâm rằng:

Thủ hồng hoa, thủ bạch tuyết.

Dữ nhì tẩy diện tác quang duyệt,

Thủ bạch tuyết, thủ hồng hoa

Dữ nhi tẩy diện tác hoa nghiêm,

Thủ hoa hồng, thủ tuyết bạch,

Dữ nhi tẩy diện tác quang trạch

Thủ tuyết bạch, thư hoa hồng,

Dữ như tẩy diện tác hoa dung”

Dịch nghĩa là:

(Lấy màu hồng của hoa, lấy màu trắng của tuyết

Rửa mặt cho con, làm gương mặt thêm tươi sáng.

Lấy màu trắng của tuyết, lấy màu hồng của hoa,

Rửa mặt cho con, làm sắc mặt đẹp như hoa.

Lấy màu hồng của hoa, lấy màu trắng của tuyết

Rửa mặt cho con, làm mặt thêm mịn màng.

Lấy màu trắng của tuyết, lấy màu hồng của hoa,

Rửa mặt con ta, làm cho dung mạo tươi như hoa)

Hoa Đào không những làm tăng thêm sắc đẹp cho con người mà còn dự vào việc kết tóc xe duyên trăm năm cho con người. Sách “Lệ trình tâho” còn ghi lại xuất xứ bài thơ Đường “Đề tích sở kiến xứ” nổi tiếng của Thôi Hộ. Vào tiết thanh minh Thôi Hộ đi chơi một mình đến khi cảm thấy rất khát nước, bèn gõ cửa một ngôi nhà van đường. Một người con gái dáng điệu thướt tha mở cửa bước ra. Cả vườn đào hồng rực vẻ quyến rũ đến say lòng làm cho Thôi Hộ ngẩn ngơ. Sau khi uống xong chén trà thơm cô gái mang ra, Thôi Hộ vẫn thấy ngất ngây không muốn rời vì đang băn khoăn mặt người hay hoa đào “tương ánh hồng” cho nhau. Tuy vậy nhung đến lúc phải cáo từ.

Đúng ngày này năm sau Thôi Hộ lại đến gõ cửa cũ. Tất cả im ắng, củă đóng then cài, tịnh không một tiếng người. Lòng buôn mang mác, chàng tiến đến bên cánh cửa đề bốn câu thơ:

“Kim niên tích nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiểu đông phong”

Dịch là:

(Ngày này năm trước trong cửa này

Mặt người cùng hoa đào phản chiếu ánh hồng cho nhau

Mặt người nào biết dâu trông

Hoa đào vẫn đấy gió đông cười tình)

Một nagỳ sau Thôi Hộ quay trở lại, bỗng nghe có tiếng khóc bia i đơn chiếc, Thôi Hộ xô cửa bước vào, liền gặp bà cửa già. Cụ đau đớn nói tỏng tiếng khóc: “Anh có phải là Thôi Hộ không ? Con gái tôi xem xong bài thơ của anh liền bỏ ăn và chết rồi”. Thôi Hộ cảm động bước vào trong nhà thấy cô gái ngừng thở nhưng nét mặt hãy còn tươi. Chàng nói rằng: “Thôi Hộ đã tới đây !” Nói rồi chàng chiếu đôi mắt của mình vào đôi mắt còn nhắm nghiền của người con gái. Như có một thứ thuốc thần, người con gái đa tình ấy cựa mình rồi từ từ mở mắt. Bốn mắt họ soi vào nhau đắm đuối. Sau này Thôi Hộ đã kết duyên trăm năm với người con gái ấy.

Câu chuyện về đào, về hoa đào còn rất nhiều điều lý thú. Ngày nay, chúng ta chẳng ai ngồi mơ được ăn quả đào tiên của Vương mẫu, nếm hạt đào lớn để được trường thọ; lẫn quả đào chứa đầy pháp thuật của Trương Lăng, hoặc đi đến chốn Bằng đường sơn để mục kích cây đào kỳ dị hoa nở sắc xanh mà chúng ta chỉ mong muốn tết này được chọn một nhành mai hay một nhành đào có thể đứng vững chãi. Nếu là mai thì có sắc vàng tươi, nếu là đào thì có sắc hồng tươi thắm để cắm vào lọ lộc bình lớn giưũa nhà – không phải là để xua tà khí, đuổỉ ma quỷ mà là đón xuân cùng hoa đào “tương ánh hồng” tạo nên vè đẹp nên thơ, niềm vui hân hoan tỏng những ngày đón tết.

                                                                    T.T.T 

Trần Thị Thanh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 17 tháng 02/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

1 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

4 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground