Bài viết “có một thời đại mới trong thi ca” (văn nghệ số 33, 13-8-1994) của Trần Mạnh Hảo có mục tiêu lớn nhất là khẳng định cho được: trong lịch sử đương đại, thi ca (theo cách gọi của T.M.H) cách mạng đã làm nên một “thời đại mới” trong toàn bộ lịch sử thi ca Việt Nam. Thiết nghĩ, chúng ta nên tôn trọng ý kiến và mục tiêu lớn nhất của con người phát biểu và những người đồng tình ý kiến này. Có lẽ, lấy một ý kiến cá nhân một nhà thơ mới làm phê bình thơ để mà xác định một hướng quan tâm một vấn đề lớn của lịch sử văn chương xem ra hơi vội vàng và bất tiện. Công việc đặt vấn đề có hay không có một thời đại mới trong thơ Việt
Trên thực tế, anh Trần Mạnh Hảo cũng như tất cả những người đồng tình, ủng hộ anh đều chưa đủ công sức khẳng định cho xong rằng “có một thời đại mới trong thi ca”. Nghĩ về thực tế này, tôi đồng ý với ý kiến của anh Phạm Xuân Nguyên trong nhận xét cung cách chứng minh cho luận điểm “có một thời đại mới trong thi ca” của Trần Mạnh Hảo, trong nhiều thập kỷ qua đã có quá nhiều và dường như chúng có đặc quyền ghê gớm trong chiếm lĩnh phát ngôn thi đàn của ta. Có lẽ nếu chịu lắng nghe ý kiến của anh Nguyên phê phán cung cách chứng minh của Trần Mạnh Hảo trong bài viết có một thời đại mới trong thi ca thì chắc chắn có sự kiện đáng ghi nhận này: trong lịch sử đàn thi Việt Nam, anh Trần Mạnh Hảo là nhà phê bình cuối cùng của “Phương pháp luận” có đẻ được đâu mà đòi đánh” hay…đại loại như vậy theo cách gọi khôi hài của anh Phạm Xuân Nguyên. Nhưng lại có một thực tế này cần phải quan tâm ở đây: thực tiễn thi học hiện đại Việt
Khi phê phán cung cách viện “ngọn cờ, viện “máu” ra để bệnh vực cho thơ cách mạng của Trần Mạnh Hảo, anh Phạm Xuân Nguyên có lô gích biện chứng vừa khá chặt chẽ vừa khá giản dị. Nhưng trong khi phải nhanh chóng phê phán ý kiến của Trần Mạnh Hảo, Phạm Xuân Nguyên đã không tránh khỏi sơ suất. Anh Nguyên, dường như, trong mấy câu viết ngắn , có ý thừa nhận (ít nhất là không phủ định hoàn toàn) vai trò vị trí của “ngọn cờ” và “máu” trong câu chuyện làm ra thơ. Nhưng đọc kỹ lưỡng trước những câu viết ngắn này, chúng ta thấy nhà khoa học Phạm Xuân Nguyên chỉ ưa duy tìm ngay vào phía có bóng dáng thành tựu chứ không cần, hoặc có cần nhưng cần nhẹ nhàng, thứ yếu thôi, vai trò, vị trí đặc điểm sinh thành ra thơ, cũng như thành tựu của thơ. Tôi nghĩ, chắc chắn trong phương pháp luận của mình, cơ bản, Anh Nguyên không phải như thế. Anh đã và đang làm công việc xem xét thành tựu nghệ thuật các trào lưu thơ Việt
Có lẽ khỏi bàn câu chuyện lấy “ngọn cờ”, lấy “máu” ra bênh vực, phủ nhận thành tựu thơ mà Trần Mạnh Hảo và Phạm Xuân Nguyên đụng phải nhau. Mọi người đã được đọc rõ và ký nhận định tổng quát về thơ Việt Nam hiện đại của Phạm Xuân Nguyên, công bố và “để ngỏ” cuối bài viêt “.” Nghĩ về thơ và không chỉ về thơ. Tôi đoán chắc, để triệt để chính xác, công bằng, nhà thi học Phạm Xuân Nguyên đã không bỏ qua sự xem xét kỹ lưỡng những đặc thù nghệ thuật (đặc biệt là thi pháp chung) của các trào lưu thơ cách mạng (thơ miền Bắc). Nếu toàn bộ tiến trình xem xét này, anh Nguyên không có ý gì đến vị trí, vai trò tác động làm nên hai đặc điểm riêng cơ bản của thơ cách mạng, rõ nhất là từ những năm 1960, một thiên hướng trí tuệ thời- đại- hóa thơ và, hai là: đời- sống- hóa thơ. Ở đây, vì ít thời giờ, xin cho tôi làm một cách hình dung hai thiên hướng này: thiên hướng trí-tuệ-thời- đại hóa đã có một trong những ngọn cờ tiêu biểu là thơ Chế Lan Viên. Ông này, theo cảm giác của tôi, có thế chưa chắc chắn đúng, anh Hảo coi như một bậc thầy, một thần tượng sáng tạo thi pháp (qua bài viết “Có một...” của anh Hảo).Tôi kiên trì đồng ý cách gọi: con đường trí tuệ hóa thơ của Chế Lan Viên là “con đường trơn lầy” (của nhà phê bình Lê Đình Kỵ). Có lẽ từ Chế Lan Viên và đội ngũ đông đảo những người chịu ảnh hưởng của ông, chúng ta ai cũng hình dung ra thiên hướng trí- tuệ -thời- đại hóa thơ của trào lưu thơ cách mạng. Thiên hướng này có cái được nhưng cũng có cái hỏng, Toàn bộ tiến trình đã có của nó đã qua và sẽ còn tới mục tiêu không ngờ là thì phản -thi. Biểu hiện Phản- thi rõ rệt nhất là các vị đưa luận lý, các phương pháp luận triết học (ví dụ nhơ tam đoạn luận) vào thơ. Cũng vì ít thì giờ ở bài viết này, xin nêu một ví dụ: đoạn thơ của Chế Lan Viên mà Trần Manh Hảo đưa dẫn chứng một cách hùng hồn “phát minh” của Chế Lan Viên là đoạn thơ viết về biển. Đoạn này, Chế Lan Viên chỉ làm công việc phân tích cái màu xanh của biển chứ chưa dựng nổi hình tượng biển. Nói một cách độ lượng, Chế Lan Viên nếu có dựng hình tượng biển thì mới dựng ở dạng phân tích. Ai đời, người đi phân tích cái đẹp của nhân tình mà được gọi là kẻ đã dựng được hình tượng của nàng? Sứ mạng duy nhất cao cả của thơ là sứ mạng tạo dựng hình tượng chứ đâu phải là sứ mạng phân tích hình tượng đời sống! Như vậy, chắc Phạm Xuân Nguyên, trong khi quan tâm xem xét thơ cách mạng, chắc chắn có xem xét đến thiên hướng trí -tuệ- thời- đại hóa của nó. Tôi đoán chắc (đoán thôi vì đã được đọc toàn bộ công trình của anh Nguyên đâu) anh Nguyên phải tính đến chuyện vì sao “ngọn cờ” lại không đưa thơ cách mạng ra khỏi cảnh “nội xác” của thơ mới? Làm công việc này mà thành đạt thì vĩ đại và thú vị biết bao. Thiên hướng “đời – sông hóa thi ca, thực chất là thiên hướng “vị nhân sinh” nhưng nó có đặc thù riêng của thơ cách mạng. Trước hết là làm nên cai TA trong thơ cách mạng. Hình như anh Vũ Quân Phương có chớm nói tới cái hạn chế của cái TA này trong trường hợp nói về Tố Hữu. Một đạo diến nữa của thiên hướng “đời sống hóa” thơ là đưa chất liệu đời sống càng tươi rói càng tốt vào thơ, là đưa những phát hiện tình, ý của đời sống tâm lý xã hội vào thơ, càng sáng tỏ nguyên chất phát hiện càng tốt…Thiên hướng này không sao tránh khỏi tiến trình thực dụng hóa thơ một cách sa đà. Đầy rẫy những hình tượng nguyên dạng văn xuôi, văn vần trong thơ được người ta khoái trí trầm trồ là… Hình tượng thơ tuyệt vời, độc đáo. Có lẽ thiên hướng đời sống hóa thơ có cái mạnh, cái được, nhưng chắc chắn có cái này là hỏng: đưa thơ sà xuống văn xuôi, đẻ ra một “loại thơ” mà ta gọi là “thơ văn xuôi”. Làm gì trong cõi sống loài người lại có thơ văn xuôi! Có chăng nó là văn xuôi viết văn và không cách dòng cho câu đấy thôi.
Như vậy, với công việc của Phạm Xuân Nguyên, khi xem xét thơ cách mạng không thoát khỏi “xác” thơ mới, chắc chắn phải tính đến ngã đường tìm thoát của hai thiên hướng kể trên. Không nên xem nhẹ, xem thường sinh cảnh của trào lưu thơ nào đâu, anh Nguyên ạ. Chắc chắn khi anh xem xét nhóm Xuân Thu nhã tập và nhóm Sáng tạo, cũng không thể không để ý đến “ngọn cờ” và đến “máu” của họ (tôi lưu ý, “máu”trong những trường hợp này cũng là yếu tố trả giá, chứ không phải “máu” nghĩa đen, của chúng).
Bây giờ, xin cho tôi bàn đại lược về nhận định tổng quát về thơ Việt
Là một bạn đọc có say mê thú vị hai anh Trần Mạnh Hảo và Phạm Xuân Nguyên, tôi xin phép cứ chân quê, một mạc thổ lộ cảm giác hơi lo lắng này; xác minh có hay không có đổi mới hình thức nghệ thuật thơ là chuyện còn quá to tát với cả hai anh. Hai anh đã và sẽ làm được thì chúng tôi rất mừng. Tôi còn lo nữa là hình như các nhà thi học Việt Nam ta hay mắc cái tật sợ hãi và xa lánh bản thể luận trong tổng số các phương pháp khoa học cần có để làm thi học. Chắc anh Phạm Xuân Nguyên không ở không trường hợp này. Tôi hình dung anh Nguyên cơ bản và chủ yếu xem xét đổi mới có hay không đổi mới hình thức nghệ thuật thơ. Nói chất lượng thơ là chất lượng hình tượng thơ “cũng là nói nguyên tắc bao trùm nhất để xem xét có hay không có nghệ thuật thơ. Bởi vì bản chất của thơ đừng nên hy vọng tìm thấy ngoài bản chất hình tượng thơ. Chờ có dại gì mà xa rời nguyên tắc này, quên các cấu trúc vĩnh cửu của hình tượng thơ mà chuyên tâm vào ngôn từ, lớp lang ngôn từ thuần túy để tránh xa những hiểm họa nhận thức khôn lường. Tôi có thật cảm giác lo lắng như đã thổ lộ. Chắc đến khi được đọc cả công trình của anh Phạm Xuân Nguyên, chắc chắn tôi sẽ hết lo, sẽ thở vào nhẹ nhõm. Nhân đây cũng xin anh Hảo và anh Nguyên, chúng ta đừng gọi thơ là thi ca nữa, yếu tố “ca” có nguy cơ làm hại phẩm giá của thơ đấy. Ở đời có nhiều thứ là “ca” lắm mà chả phải là thơ. Thơ đích thực chả thấy “ca” gì cả!
21-8-1994
N.D.C