Trải qua 4874 năm dựng nước (năm 2879 trước Công nguyên đến năm Ất Hợi này - 1995 sau Công nguyên). Lúc thăng khi trầm, nước ta đã mang nhiều tên khác nhau:
Thời Kinh dương Vương lập nước đến Lạc Long quân có tên Xích Qủy, rồi 18 đời Vua Hùng lấy tên Văn Lang.
Khoảng thời gian này kéo dài 3.137 năm (2879 trước Công nguyên tới 258 trước Công nguyên).
50 năm dưới triều An Dương Vương (257 trước Công nguyên đến 207 trước Công nguyên) mang tên Âu Lạc.
Đời Triệu – với 5 triều đại (Triệu Vũ Vương, Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương, Triệu Ái Vương, Triệu Dương Vương) đổi là Nam Việt (năm 207 trước Công nguyên tới 111 trước Công nguyên).
Bắc thuộc lần thứ nhất, mang tên Giao Chỉ, kéo dài 150 năm (111 trước công nguyên đến năm 39 sau công nguyên).
Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Trị vì đến năm 43. Thời gian không dài. Song là “dấu soi chói lọi” hiếm thấy trong lịch sử nhân loại, dấy lên truyền thống hiểm hách “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của nước ta. Thuở đó, đất nước mình được gọi là Triệu.
Tiếp theo, lại đắm chìm trong Bắc thuộc lần thứ 2 (từ năm 43 đến năm 544) với cái tên Giao Châu.
Năm 544, Lý Bôn nổi dậy, lập nên triều Tiền Lý, đặt tên nước là Vạn Xuân. Trải qua các đời Triệu Việt Vương (549 - 571), Lý Nam Đế (Hậu Lý) từ 571 đến 602, Vạn Xuân lại rơi vào vòng Bắc thuộc lần thứ 3. Kẻ cướp nước đổi tên nước nhà thành An Nam.
Vượt qua trăm khó, nghìn khó, người dân nước ta quyết vùng lên giành độc lập: Cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền thành công năm 939, trả lại Xuân cho Vạn Xuân. Tổ quốc ta giữ tên ấy 16 năm (939- 965) qua Tiền Ngô đến Hậu Ngô.
Rồi đổi thành Đại Cồ Việt (năm 966) dưới triều nhà Đinh (966 - 980), Nhà Tiền Lê (980 -1009) và đầu nhà hậu Lý (1028).
Lên ngôi thay Lý Thái Tôn, năm 1054, Lý Thái Tôn lấy tên nước là Đại Việt.
Sau triều Lý, tới triều Trần, mãi đến năm 1400, khi Qúy Ly lên ngôi và cuối đời Hậu Trần (1413), tên nước là Đại Ngu (có nghĩa sự yên vui lớn).
Từ 1414 đến 1427, lai Bắc thuộc lần thứ tư. Và kẻ cướp nước rắp tâm miền đất Phương
Không chịu “An” có Nguyễn Trãi làm quân sư, Lê Lợi giành độc lập cho Tổ quốc sau nhiều năm “nằm gai, nếm mật” đặt quốc hiệu là Đại Việt (1428).
Tên nước Đại Việt trải dài 374 năm (1428 đến đến 1802) qua các thời Hậu Lê, Mạc và Tây Sơn.
“Cõng rắn cắn gà nhà” năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Sau 2 lần cử sứ thần đi gặp vua nhà Thanh…đề nghị chấp nhận tên nước là Nam Việt không được đồng ý, trao đổi mãi, năm 1804 hai bên thống nhất dùng hai chữ Việt Nam đặt tên cho nước ta. Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, lại đổi thành Đại
Thực dân Pháp chính thức đặt nền đô hộ trên Tổ quốc mình (từ 1883 đến 1945), đằng đẵng hơn 60 năm ấy, nước ta bị xóa tên trên bản đồ thế giới: Nói tới ta, nhiều lắm, thiên hạ gọi người nước mình là dân… “An – nam – mít”.
Phải đợi đến sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ra đời, người dân nước mình mới thật sự tự hào trở lại cái tên Việt Nam đã được Nguyễn Trãi nói tới trong Dư địa chí viết theo lệnh của Lê Thái Tông năm 1434 do đích thân Ức Trai soạn thảo (Nguyễn Thiên Tùng tập chú, Nguyễn Thiên Tích cân án, Lý Tử Tấn thông luận).
Trong Vân đài loại ngữ xuất bản năm 1773 (được NXB Văn hóa – Hà Nội dịch và in lần thứ nhất năm 1962) gồm 9 chương, đến điều 19 (trong 111 điều) chương 6 - Âm tự - khi nói về tục ngữ nước ta, nhà bác học Lê Qúy Đôn đã dùng cụm từ Việt Nam và ghi thêm ở sách Nhất thống chí của nhà Minh các tác giả - có lúc – từng dùng hai chữ Việt Nam những lần kể về cây cỏ xứ ta.
Chúng ta thấy như được Phan Huy Chú (1782 - 1840) truyền thêm cho niềm tự hào về con người - đất nước mình mỗi lần đọc lại lời Tựa của “bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam” (1). Lịch triều hiến chương loại chí trong đó có đoạn nhà sử học kiêm nhà văn này viết: “Nước Việt ta – từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần phong hộ đã mở, đời nào…có chế độ của thời ấy. Đến nhà Lê kiến thiết kỹ càng, phép tắc đầy đủ, thân dân các nước và văn hóa, nhân tài đều thịnh, không kém gì Trung Hoa…”.
Chúng ta sực nhớ lại 4 câu tứ tuyệt xuất hiện bên sông Như Nguyệt năm 1077.
“
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư?”
Vẫn theo Phan Huy Chú, từ cuối thế kỷ thứ 14 (đời nhà Trần), Hồ Tông Thốc đã viết tập sử mang tên Việt
Những ai đã đọc “Trình tiên sinh quốc ngữ” – tương truyền là của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - ắt còn nhớ ngay trang mở đầu sách này, vị trạng nguyên từng khẳng định “sức dân như nước…phải dùng dân để kết mới vững bền” đã viết câu: “Việt Nam khởi tổ xây nền”.
Vậy là: tên nước Việt Nam dứt khoát không phải Gia Long đặt ra; mà tên này – Việt Nam – chậm nhất, đã xuất hiện trong ngôn ngữ người dân nước mình cách đây từ hơn 500 năm. Sự thật lịch sử đó càng tô đậm thêm niềm tự hào và lòng yêu nước thắm thiết của ta với Tổ quốc Việt
V.L
_________
(1) Trích “Lời nói đầu” bản dịch Lịch triều hiến chương loại chí của Viện sử học - 1960