Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Dọc bờ sông cũ

Đ

ồn trưởng đồn Biên phòng Cửa Tùng, trung tá Phạm Thế Nghĩa mời tôi về nghỉ với anh em trinh sát. “Nghỉ bên dưới nớ mát hơn, bác hè”. Tôi nhận được chia một khung trời biển rộng. Nắng trong veo và thị lực của tuổi thất thập vẫn còn nhìn được đảo Cồn Cỏ nhô lên chấm nhỏ phía chân trời. Ký ức còn nhìn lùi được ngót nửa thế kỷ. Nơi một chiến sĩ công an vũ trang ngày ấy dẫn tôi ra sát cửa sông, cửa biển. “Bắt đầu từ đây”. Anh ta nói có vậy và tôi thắc thỏm muốn biết tận cùng gốc rễ. “Cái gì bắt đầu từ đây?” “Sông hay nhiệm vụ của mỗi người?”. “Lịch sử hay…?”.

- Em mới về đây được mấy tháng. Phạm Thế Nghĩa mời tôi một ly nước chè xanh.

-  Ở đâu về?

- Dạ. Sa Trầm.

- Quê nghĩa ở đây à?

- Không, quê em ngoài Quảng Bình.

Tôi đã thấy nao nao. Dễ được hai ngày ra đây hóng gió, tắm biển rồi trở về tay không.

- Không sao đâu bác. Không còn một ai của thời mà bác muốn hỏi. Nhưng không thiếu một ai đã từng có mặt ở nơi này.

- Chắc không?

- Dạ chắc. Em đến nhận nhiệm vụ và cũng lo lo như bác. Nhưng rồi em gặp đủ.

- Ở đâu?

- Bác nghỉ ngơi chút đã. Rồi mời bác đọc cuốn lịch sử của đồn.

- Có cuốn sử của một đồn biên phòng. Nghe như sự lạ. Nhưng tôi ngoan ngoãn theo lời đồn trưởng.

Trưa ấy, gió Cửa Tùng nhè nhẹ hát ru tôi.

* * *

Tôi đọc khoảng chục cuốn sách của Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Thường là hồi ký, chuyên luận, nghiên cứu. Sách của tổng thống, bộ trưởng, tướng lĩnh và những tay trùm tình báo Mỹ. Thỏa mãn được trí tò mò. Không ít chuyện giật gân đáng kinh ngạc. Họ không kể toạc ra thì biết sao được. Song gộp tất cả mớ sách ấy, tôi thấy họ hết sức ngu ngơ. Họ dám buông vào thời gian một câu phi lý đến nực cười rằng biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17 này khi chưa biết vì sao tạo hóa sai một thần tướng uy linh xuống dạy dân Vĩnh Nam, Vĩnh Hoàng nói trạng. Và thầy giáo Mỹ dạy sai cho học trò đại học Boston “Hải Cụ và Hói Cụ là hai bến của sông Hiền Lương ở thượng nguồn”!

Cuốn sơ thảo lịch sử Đồn Công an giới tuyến Cửa Tùng tôi đọc hết nửa ngày. Cuốn sách vẫn còn nguyên trạng bản thảo. Lịch sử vẫn đang còn nguyên vẹn bóng dáng của các nhân chứng hơn là sự phán xét của các nhà biên soạn, biên khảo. Trinh nguyên như nước biển Cửa Tùng kia. Lịch sử đang nóng hổi trên từng trang giấy pơ-luya thời bao cấp và mờ tỏ nét chữ của một cái máy Remington đầu thế kỷ. Nhấp nhô từng bóng việc, bóng người của nửa thế kỷ đau thương và oai hùng.

Tôi đọc thong thả từng trang. Những trang đầu có bóng dáng tôi tham dự. những trang cuối thì bóng tôi xa dần. Tôi qua sông chỗ Hói Cụ, tôi vào Thạch Hãn, Ô Lâu. Tôi lãng du qua sông Soài Rạp, qua bến Rạch Tàu ngoài mũi đất. Để có ngày trở lại Cửa Tùng, tìm lại dấu chân mình in lên.

“Tập họp được một trăm người. Phát cho trăm cây súng. Giao cho nhiệm vụ canh giữ một con sông. Tên mới của sông là sông Tuyến. Tên mới của các chiến sĩ là Công an giới tuyến. Rải quân dọc 76 km từ nét sông róc rách lờ mờ trên Cù Bai đến vỡ òa sóng trắng Cửa Tùng”.

Lịch sử chép vậy vào trang mở đầu.

“Khoảng năm 1955, 56, cả dân tộc đến đây rồi khựng lại. Hóa ra mảnh đất có tên gọi là huyện Minh Linh thời lập nước giờ đây là hai nước có hai cờ. Hai màu sơn trên một ván cầu qua sông. Một giọng Quảng Trị mà hai ngữ điệu phát ra loa. Bên ni ôn hòa bên tê hằn học. Một Quảng Trị êm hòa giọng hò khoan đến vậy mà giờ rướm mãi cái vòng xoay chiết áp để những cái loa thùng phóng thanh toang toác kêu gào “Bắc tiến”.

“Một trăm người Việt Nam đến đây, phải chín mươi chín người buồn. Rồi quay về Hà Nội viết bút ký “Sông Tuyến”, viết khúc hát “Ven ven bờ Hiền Lương”, bố cục kịch bản pham “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”.

Cuộc sống chép vậy ở những trang đầu.

Tôi cũng đã đến đây. Đóng giả một chiến sĩ Công an vũ trang Cửa Tùng. Không phải canh gác gì. Nhiệm vụ duy nhất là đi xem. Chờ đến phiên Công an Cửa Tùng và Cảnh sát miền Nam ở đồn Cát Sơn đổi bờ. Nghĩa là chuyển việc canh gác, kiểm soát thuyền bè ra vào Cửa Tùng sang phía Bắc. Một sĩ quan và mấy nhân viên Cảnh sát đang ở đây. Có khu nhà riêng dành cho họ. Hết nhiệm vụ họ về ăn nghỉ ở đó. Thường chỉ gặp nhau ở sân bóng chuyền. Tôi để ý, quan sát kỹ viên sĩ quan. Ngày ấy tôi là diễn viên Đoàn kịch nói Tổng cục chính trị sắp vào vai trung úy Phương trong vở kịch Nổi Gió của Đào Hồng Cẩm. Và chuyến đi này, lần đến Cửa Tùng này là để thâm nhập thực tế. Như ông Nguyễn Tuân vào Hiền Lương để viết “Sông Tuyến”. Như ông Nguyễn Tài Tuệ vào nhìn hun hút sang Trung Giang, Cửa Việt mà tìm giai điệu cho ca khúc “Xa khơi”. Tôi chỉ thâu nắm được cái dáng dấp bên ngoài. Mà cũng chỉ cần có vậy. Nào ngờ, sang đến năm đầu của thế kỷ 21 này, tôi về đồn Biên phòng Cửa Tùng, về lại xã biển Vĩnh Quang và gặp lại “nguyên mẫu” một sĩ quan ngụy qua chuyện kể của ông Nguyễn Kế Bái, người đã từng là đồn trưởng Công an giới tuyến Cửa Tùng.

- Hắn là sĩ quan tình báo của sư đoàn 3, từ Quảng Trị ra đây. Đóng vai trò chỉ huy đồn Cát Sơn.

- Trước hắn là ai? Tôi hỏi lại.

- Khoảng hai năm, giới tuyến là một khái niệm trên hiệp định. Mình về đây, phải khắc phục từng bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng bên kí là một lũ ngu ngơ. Cái chi mình làm là họ làm theo

- Khoảng nào thì ngăn đường căm ngõ?

- Khi Diệm “lên ngôi”. Khi chính quyền miền Nam “đóng tuyến” và gào thét “Bắc tiến” om sòm. Mình nói chuyện phải trái, chuyện điều khoản 1, 2, 3 của Hiệp định Giơnevơ thì hắn nói “sang đây để kiểm soát thuyền bè chứ không phải sang chỉnh hắn”. Mình nói chuyện dân tình; chuyện con sông, bến đò thì hắn nói “quê hương chi của các ông”. Mình nói sẽ giải phóng miền Nam thì hắn la lên: “Thôi dẹp, quân đội Mỹ sẽ chà nát cái ý tưởng ngông ngạo đó của các ông”.

- Sống chung với một người vong bổn ấy là nỗi cơ cực.Phải không anh Bái?

- Một trong năm nhiệm vụ thiêng liêng của chúng tôi là”tranh thủ”

- Các anh có tranh thủ được ai không?

- Có chứ. Không nhớ hết nhưng có tên đã mềm lòng, nghe theo và sẵn sàng làm cho mình. Người của mình qua sông sát chân đồn Cát Sơn. Không phải chỉ một lần mà bất cứ khi nào cần.

- Trừ tên chỉ huy mà anh vừa kể.

- Không. Kể cả tên này nhưng phải hai mươi năm sau!

* * *

Ông Nguyễn Kế Bái kể:

- Năm 1978, tôi có nhiệm vụ tư khu 5 ra Hà Nội. Ông mở ngoặc cho tôi cái khái niệm rõ ràng về thời gian. Sau chiến thắng năm 1972, chúng tôi đã có mặt trong bốn mũi trinh sát của chiến trường.Chúng tôi đã có cuộc bàn giao nhiệm vụ biên phòng cho tỉnh Quảng Trị giải phóng. Ông Bái kể tiếp: Tôi dừng xe ở Đông Hà. Chỗ quán mụ Nhỏ. Thoáng thấy có người quen quen phía trước. Hình như người ấy cũng đã nhận ra tôi. Tôi vượt lên:

- Thấy anh quen quen.

- Tôi cũng nghĩ là đã gặp ông đâu đó.

Tôi nhận ra. Tôi chủ động:

- Ở đồn liên hiệp Cửa Tùng.

- Phải rồi. Ông là đồn trưởng Công an vũ trang.

- Anh là chỉ huy đồn Cát Sơn.

- Trời ơi! The phaneet (1)

Tôi kéo vợ chồng anh ta vào quán. ”Đặt bốn xuất cơm nghe”. Tôi nói với đồng chí lái xe. Rồi quay lại chuyện trò thăm hỏi.

Ngày đó ông ghét tôi lăm hí. Anh ta bắt chuyện trước.

- Tôi căm thù anh vì anh ngoan cố lắm. Tôi có thể giết anh nữa.Nhưng làm vậy thì sao có được cuộc tái ngộ này.

- Vâng. Cám ơn ông rất nhiều. Tụi tui bị nhồi đầy sọ. Rằng miền Nam của ông Diệm là một quốc gia. Rằng nước Mỹ là trang thần thoại cua sức mạnh. Nhưng…

- Nhưng sao?

- Sau khi Mỹ giết ông Diệm, chúng tôi suy sup. Suy sụp kéo theo suy sụp đến không gượng được. Tôi tìm cách tháo thân.

- Bây  giờ anh ở đâu?

- Tôi vê quê. Tôi là dân Triệu Phong mà ông.

Tôi gửi biếu cha mẹ anh ít qùa khi đã thanh toán đủ tiền bữa cơm ở quán mụ Nhỏ. Vợ chồng anh ta đổi giọng xưng em. Tôi lên xe. Qua Dốc Miếu,Trung Lương, Cao Xá rồi đến cầu Hiền Lương. Mặt ngoảnh về phía Cửa Tùng để lòng tôi ngoái về một thuở.

Đó là lộc đời nhú lên sau cây chiến thắng trưởng thành. To lớn, nhân hậu, vĩnh hằng hơn con số bị địch giết, bị diệt của một trận chớp nhoáng, một chiến dịch dài ngày.

Có lần vào Quảng Trị gặp đại tá biên phòng Nguyễn Thanh Hà. Anh vui vẻ nói “Không chỉ một người mà anh Bái đã kể với anh. Gần phố tôi ở có anh Cảnh sát ngụy miền Nam giờ bán chả. Lúc mới giải phóng, về gặp tôi, anh ta len lét sợ như rắn mồng năm”.

- Chính quyền ngụy Sài Gòn đổi hết lớp người này đến lớp người kia. Anh Hà kể: Minh tranh thủ hết. À quên, xin lỗi anh, cũng có một vài người cố sống, cố chết với quan thầy. Như trường hợp tên khang ở Bùi Chu, được điều về quận Trung lương sau chót.

- Anh có gặp lại không?

- Không. Anh Hà cười vang. Chắc hắn đã lần theo cái biên giới Hoa Kỳ  kéo đến… đầy láo xược và hoang tưởng mà trốn chạy vê một bang nào đó rồi!

* * *

Tôi lần theo sông.

Giá như rừng Quảng Trị không mưa và đường ô tô từ Khe Sanh lên không bị sa lầy, đứt đoạn thì chỉ huy sở Biên phòng của tỉnh đã cho tôi có hành trình đến Cù Bai. Tôi muốn từ đó xuôi về. Nơi đó mới là km 0 của con sông Tuyến. Con sông xa cũ của đời tôi. Tôi sẽ qua Cù Bạc, Bến Tắt, Phát Lát, Hói Cụ, Tiên An rồi đổ ra Huỳnh Thượng, Huỳnh Hạ mà về Hiền Lương. Bốn đồn và 12 trạm là thế trận Biên phòng trên sông. Là từng thước đất gắn bó với ba nghìn năm trăm cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ khoác áo Công an giới tuyến rồi Công an vũ trang đến biên phòng. Sắc phục đổi màu,đổi kiểu mấy lần. Mấy lần quân hàm đổi hình, đổi cỡ nhưng đôi măt hướng về Nam. Ý tưởng hướng về Nam. Xa là mũi Cà Mau. Gần là quê hương Quảng Trị.

Tôi đi nhờ một chuyến xe Lâm nghiệp và dừng chân ở cái nền đất thời xa xưa của một đồn Biên phòng. Lau lách phủ mờ lối ra sông nhưng  từ trên cao kéo cái bến đá trơn lỳ ấy vào thơ. Chỗ ấy là Hói Cụ. Khi về đến Đông Hà, gặp lại đại tá Nguyễn  Thanh Hà, tôi hỏi:

- Bên kia Hói Cụ, không có cảnh sát ngụy Sài Gòn à?

-                      Có chớ. Đối xứng dọc sông mà .

-                      Sao Đoàn Văn công quân khu Trị Thiên của tôi lội qua êm re?

-                      Năm nào?

-                      Giữa năm 1967.

-                      Nó chạy sạch rồi. Anh Hà lại cười vang.

Mỹ kéo quân về Quảng Trị. Ém dọc triền đồi từ Dốc Miếu lên Cồn Tiên. Ta cũng từ phía Cù Bai ép xuống. Mỹ ngỗ ngược muốn tỏ ra không bị hiệp nghị nào ràng buộc. Mỹ biến vùng nam vĩ tuyến 17 thành bạch địa. Giăng dài cái tên mắcnamara thành một phòng tuyến điện tử và rào gai. Cảnh sát giới tuyến của ngụy chuồn hết về phía sau trừ một đồn Hiền Lương chốt lại vì sĩ diện hơn là vì lời thề thốt danh dự và trách nhiệm. Anh Hà lại cười vang: Cũng chỉ trụ được đến đêm 29 tháng 8 năm ấy. Tụi tôi rất tiếc vì đã để “sổng” mất toán này.

Tôi đã đọ hết các cuốn sử đồn Biên phòng Cửa Tùng. Sang năm 1965 là chẳng còn chức năng liên hiệp nữa. Mặt trận nóng bỏng rồi. Kẻ thù đánh vào vị trí cố định này với nhịp độ ngày một tăng lên. Đã có lúc máy bay trên trời, pháo hạm ngoài Hạm đội 7, pháo từ Dốc Miếu, Quán Ngang, Cồn Tiên chụm nòng vào đây mà nhả đạn.

-                      Các anh về đâu? Tôi hỏi ông Nguyễn Kế Bái. Ông chỉ tay về phía làng:

-                      Về với dân.

-                      Thế kiểm soát thuyền bè vào ra bằng cách nào?

-                      Sông của mình, biển của mình rồi mà anh.

Mục tiêu của đồn Cửa Tùng ngày ấy là tạo thuận lợi cho dân các xã biển ra vào Cồn Cỏ. Bến kiểm soát liên hiệp đổi tên gọ là bến đò A. Bắc Cửa Tùng là nơi tập kết, nơi trú quân của các binh đoàn chủ lực vào Nam chiến đấu. Các tay sung Biên phòng còn ghếch nòng súng lên trời bắn phản lực Mỹ. Cuốn lịch sử đồn Biên phòng Cửa Tùng chép rõ ba dòng: “Ngày 12 tháng 2 năm 1965, các xạ thủ Nguyễn Văn Bảy, Đinh Tạ Ký bắn rơi một máy bay trinh sát phản lực RF 101 của không lực Hoa kỳ”.     

Sau trận thắng lớn ở Đường 9 – Nam Lào, đôi bờ sông Hiền Lương âm ỉ một mùa chiến dịch nữa. Cái bến đò A dưới chân đồn Cửa Tùng được đưa mười hai vạn đồng bào bên bờ Nam ra Vĩnh Linh, Quảng Bình theo diện K15. Các xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang đã có địa đạo để ém quân và tập kết một vạn năm nghìn tấn hàng. Đó là thứ vật chiến đấu sẽ biến thành bão lữa ập xuống Đông Hà, Quảng Trị một ngày đầu tháng Tư năm một ngàn chín trăm bảy mươi hai.

Và cùng với hỏa lực ấy, bốn mũi binh lực lên đường. Các chiến sĩ Biên phòng Vĩnh Linh chia thành bốn mũi. Họ mang bí số tư K1 đến K4. Đạo quân trinh sát này nhập vào các binh đoàn chủ lựclập chiến công ở Đông Hà, Quảng Trị rồi đi tiếp đến ngày toàn thắng, giải phóng miền Nam.

                                                                                                                        P.N.C

__________________

(1) Quả đất tròn  

PHẠM NGỌC CẢNH
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 91 tháng 04/2002

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

28/04/2024 lúc 16:28

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/05

25° - 27°

Mưa

02/05

24° - 26°

Mưa

03/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground