Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 30/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tướng ngụy Võ Văn Giai nói về thất bại ở Quảng Trị 1972

G

iai kể: “Cuối năm Tân Hợi (1971) đầu năm Nhâm Tý (1972) nghĩa là đúng lúc dân Việt ta chuẩn bị đón tết cổ truyền thì không hiểu dư luận từ đâu tung tin rằng: ”Thôi đừng gói bánh chưng bánh tét làm gì. Để lá mà gói xương gói thịt. Tết này Cộng quân sẽ tấn công như Mậu Thân, quân Mỹ rút rồi Việt Nam Cộng hòa làm sao chống nổi”. Ở một số cơ quan cấp trên như Bộ Tổng tham mưu và quân đoàn 1 phụ trách hoạch chiến khu vực có xuống thị sát vùng chiến thuật, nhưng không đưa ra được một chủ trương dứt khoát, khả dĩ để cấp dưới soạn thảo một kế hoạch tương ứng phòng chống sự tiến công của đối phương. Mà đi đến đâu họ cũng chỉ đại khái rằng: “Phải luôn đề phòng, coi chừng bị tấn công, ăn tết tại chổ, cấm phép…”. Khi chỉ còn vài ngày nữa là tết, tướng Weatmoreladn đại diện cho Nhà Trắng đến Việt Nam thẩm định tình hình tại vùng I chiến thuật mới đưa ra một lời nhận định có vẻ dứt khoát: “Tôi cam đoan với các bạn rằng sắp tớ Việt cộng sẽ mở một cuộc tiến công có thể là vào Công Tum hay Quảng Trị, hay cả hai nơi ấy cùng một lúc”. Sau lời cảnh báo của WeaTy, tổng tham mưu trưởng và quân đoàn một cũng báo động các đơn vị chuẩn bị đối phó với một cuộc tiến công trong tết Nhâm Tý.

Nhưng mọi dự đoán đều qua đi trong nỗi phấp phỏng lo sợ của quân sĩ trên sa trường. Tới đầu tháng 3 năm 1972 (nghĩa là chỉ còn gần một tháng quân giải phóng tiến công Quảng Trị), các tướng lĩnh và cơ quan tham mưu quân đoàn 1 mới ước định được một số địch tình cụ thể ở phía Bắc vùng 1 chiến thuật, Bộ Tổng tham mưu khẳng định: Từ đầu tháng 01 năm 1972 đến nay, quân giải phóng đã bí mật chuẩn bị chiến trường. Họ đã sửa chữa và nối liền con đường từ Bắc Rào Thành qua sân bay Tà Cơn xuyên Đường 9 tới Sa Trầm (Lào). Trên đoạn đường 9 từ Cà Lu đến Rào Quán, có nhiều dấu vết hoạt độngc ủa đối phương. Ở căn cứ Đầu Mầu hoặc điểm cao 554 (Fuler) có thể nghe rõ tiếng máy xe ủi làm đường. Ngoài ra các tin tức từ không thám, không ảnh cò cho biết phía Bắc sông Bến Hải có sự hoạt động mạnh của nhiều đoàn xe vận tải, có cả xe xích và không dưới 10 khẩu đại pháo 130 ly… Thông qua các sự kiện ấy, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 đoán định Việt cộng sẽ mở một cuộc tiến công vào đầu mùa hè với lực lượng pháo bộ không lớn và thiếu vắng những đơn vị tinh nhuệ. Họ cho rằng, ngoài các trung đoàn “địa phương quen thuộc” (27, 31, 46), có thể Cộng sản quân sẽ tăng phái sư đoàn 304 và một vài tiểu đoàn chiến xạ, đặc công là cùng. Còn hầu hết các đơn vị thiện chiến Bắc Việt đang tập trung ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Từ cách nhìn nhận ấy, Bộ tư lệnh quân đoàn 1 đã giao cho Sư đoàn 3 phải giữ vững vùng trách nhiệm, đánh trả lại các cuộc tiến công nhỏ lẻ. Nếu xảy ra tác chiến lớn quân đoàn sẽ tăng phái thêm các lữ đoàn thủy quân lục chiến và thiết đoàn chiến xa 20. Các vùng thâm sơn, phi pháo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và quân đội Hoa Kỳ sẽ tự do oanh kích tận diệt các mục tiêu của đối phương. Trường hợp địch không mở cao điểm thì sư đoàn 3 sử dụng các lực lượng sẵn có mở các cuộc hành quân nóng lấn càng xa càng tốt, sao cho việc phòng thủ không bị rơi vào thế bị động.

Trong một cuộc họp trung tuần tháng 3. 1972 giữa các chỉ huy trưởng trấn ải Quảng Trị, Bộ Tư lệnh sư đoàn 3 với tư cách phụ trách vùng, thông qua các nguồn tin trinh sát và tình báo đã xác định khu vực chủ yếu hiện nay Cộng quân có thể tấn công là hướng Bắc và Tây – Tây Bắc, bao gồm Cồn Tiên, Cam Lộ, cao điểm 544, Đầu Mầu, Tân Lâm, Động Tri, Ba Hồ. Từ cách xác địnha ấy, Bộ tư lệnh sư đoàn 3 đã thiết lập phương án tác chiến mới với hoàng loạt biện pháp. Tổ chức chốt kích trong tầm pháo binh hỗ trợ, thả các toán thám báo và thăm dò hậu phương địch; Ban ngày cơ động pháo tác xạ, tối kéo về vị trí cũ. Cùng với nhiệm vụ trên, Bộ tư lệnh sư đoàn quyết định mở một vài cuộc hành quân tảo thanh với lực lượng chọn lựa từ cấp tiểu đoàn, trung đoàn sát nhập lại nhằm phá thế chuẩn bị, chặn đứng mọi cuộc tiến công của đối phương.

Mọi kế hoạch tác chiến đều dự tính triển khai từ đầu tháng 04 đến hết tháng 7 với những ý tưởng hết sức tốt đẹp. Đến nỗi Tỉnh trưởng Phan Bá Hoàng sau khi cùng tôi thị sát một số tiền đồn phía cực Bắc về đã vui mừng thốt lên: “Tình hình an ninh Quảng Trị đã đạt tới 100%” và “Và việc phát triển bình định đã hoàn thành”.

Nhưng cũng đúng vào cái thời điểm như có vẻ thanh bình ấy, Cộng quân đã bất ngờ mở cuộc tiến công lớn chưa từng có bằng “cuộc chiến quy ước” vào tỉnh Quảng Trị.

Mở đầu cuộc tiến công quy mô lớn (10 giờ ngày 30.3.1972) hai tiểu đoàn của trung đoàn 27 Công quân (một tiểu đoàn phục kích ở Động Mã, một tiểu đoàn phục kích ở Khe Gió) đã đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn (tiểu đoàn 2 trung đoàn 56 và tiểu đoàn 1 trung đoàn 2) trong khi đang thay đổi vị trí đồn trú. Tình thế phức tạp mỗi lúc một tăng. Đặc biệt vào hồi 11 giờ 30 phút cùng ngày, hàng loạt  trận địa pháo tầm xa của đối phương bất thần bắn phá hầu hết phòng tuyến kéo dài từ Dốc Miếu, Quán Ngang ở phía Đông Bắc đến Cồn Tiên, Đầu Mầu, Tân Lâm ở phía Tây. Nguy hiểm nhất là sau các đợt pháo bắn, bộ binh và chiến xa Cộng quân đã bắt đầu tràn lên các cứ điểm.

Để nhanh chóng xử lý các tình huống đang diễn ra, sáng ngày 31.3.1792, Bộ tư lệnh sư đoàn đã họp phiên khẩn cấp với sự có mặt của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm tư lệnh vùng 1 và  các cố vấn Mỹ tại căn cứ Ái Tử. Sau khi nghe tôi công bố tình hình ở khu vực Đường 9 – Quảng Trị  trong vòng 24 giờ qua, tướng Lãm bậm môi hậm hực chẳng nói chẳng rằng, bỏ mặc chúng tôi ngồi chờ thỉnh thị. Đến khi tướng Lãm chuẩn bị thuyết trình thì bất ngờ đạn pháo 130 ly của Cộng quân rơi vào sân bay Ái Tử. Tiếng nổ làm rung chuyển căn hầm chỉ huy nửa nổi nửa chìm nằm cận sân bay. Tướng Lãm cho dừng họp, sơ tán. Sau đó ông ra về không để lại một chỉ thị, một mệnh lệnh dứt khoát. Là tư lệnh mặt trận, nắm trong tay trọng trách một vùng chiến lược trọng yếu và vận mệnh của hơn hai chục nghìn binh sĩ, tôi rất bất bình với hàm ý “sống chết mặc bay” của tướng Lãm. Tôi lại càng sốt ruột hơn khi chiều hôm đó hay tin sư đoàn 320 Cộng quân, có chiến xa và pháo binh yểm trợ đã tràn ngập căn cứ C2, A1 (tức Cồn Tiên và Bái Sơn). Thêm nữa, sườn trái phía Tây Nam (Động Tri – Ba Hồ) do lữ đoàn thủy quân lục chiến 369 trấn giữ đã bị Cộng quân uy hiếp. Làm thế nào bây giờ? Tôi bật lên tiếng kêu thảng thốt giữa các sĩ quan tham mưu. Nhưng ngay sau đó tôi đã ghìm lại. Tôi hiểu rằng tình hình đã bắt đầu bi đát. Tôi đốc thúc sĩ quan tác chiến kêu trên tăng viện, trên cứ trả lời “chờ đã”. Tôi điện xuống dưới bảo binh sĩ tử thủ, họ chử thề: “Mẹ kiếp, mấy ông có giỏi xuống mà tử thủ”. Cuối cùng cực chẳng đã tôi hội ý với các cố vấn Mỹ thống nhất cho hai trung đoàn 2, 57 rút về lập tuyến án ngữ phía đông nam sông Đông Hà. Lệnh phát ra lúc 18 giờ ngày 31.3.1972 và được cấp dưới hoàn tất trong đêm.

7 giờ sáng ngày 1.4.1972, trong khi tôi đang chờ sương mai tan trên các cứ điểm dọc Đường 9 để thị sát thì bất ngờ hàng loạt căn cứ từ Cam Lộ, Tân Lâm, Ba Hồ bị Công quân tấn kích mạnh. Để giữ tình thế không bị xấu thêm, tôi quyết định điều thiết đoàn 11 lên tăng viện cho trung đoàn 56. Biết là chiến sĩ đoàn 11 sẽ gặp khó khăn trên đường hành tiến (vì Cam Lộ đang bị tấn công) tôi đã cho một tiểu đoàn địa phương chốt giữ lộ trình bảo vệ. Tuy nhiên mọi cố gắng của tôi đã tan thành mây khói. Thiết đoàn 11 như con rắn bị quân giải phóng băm ra từng khúc. Đầu ở Thượng Xuân mà đuôi vẫn còn ở cây số 5 đường 9. Trong thế khốn quẫn đó, tôi đã buộc phải ra lệnh cho thiết đoàn 11 co lại chống đỡ Cộng quân bảo toàn lực lượng.

Tưởng tình hình tồi tệ sẽ dừng lại ở đó, song tôi đã nhầm. Sáng ngày 2.4, trung đoàn 56 ở căn cứ 241 (Tân Lâm) bị quân giải phóng tấn kích mạnh. Họ có kêu tăng viện, nhưng tôi đã vô phương vì lực lượng không còn. Tôi còn đang loay hoay tìm kế cứu vãn thì nhậ tin “lữ đoàn thủy quân lục chiến 396 án ngữ Động Tri, Ba Hồ bị Cộng quân vây ép đã tự động tháo lui về Mai Lộc”. Hơn một tiếng sau tin sét đánh nữa làm tôi choáng váng: “Toàn bộ Trung đoàn 56 đã phản chiến ra đầu hàng quân giải phóng”.

Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ở Quảng Trị, ngày 4.4, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Lắm, Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Xuân Lãm và các cố vấn cấp cao Hoa Kỳ đã đến căn cứ Dạ Lê (Huế) để “cứu xét phía Bắc vùng 1 chiến thuật”. Trong phiên họp quan trọng này, họ đã bắt tôi thuyết trình lại diễn biến từ đầu tháng 3 tới nay. Biết mình đã ở vào thế yếu, nhưng tôi vẫn mạnh dạn phê phán các cấp chỉ huy trực tiếp và liên đới đã tắc trách bỏ mặc cấp dưới trong lúc “nước sôi lửa bỏng” nên đã dẫn tới tình trạng bi đát trên… Tôi đang trình bày thì ông Thiệu cắt ngang. Có lẽ ông Thiệu và một số tướng lĩnh đi cùng không muốn nghe thêm những điều đã biết mà các ông ấy chỉ muốn biết sắp tới phải có diệu kế gì để ngăn chặn tình hình đang ngày một tồi tệ. Do vậy, sau khi nghe các tướng lĩnh thảo luận, “đưa ra những biện pháp hữu hiệu” Thiệu nhất trí và ra chỉ thị: “Quảng Trị là một chiến trường tốt, cực tốt! Trời đã phú cho chúng ta địa thế thuận lợi đó. Chúng ta hãy dùng lực lượng mạnh củ thiết giáp, dù thủy quân lục chiến với sự yểm trợ của không lực Hoa Kỳ và không lực Việt Nam Cộng hòa mở trận quyết chiến tiêu diệt hết bọn Cộng sản xâm lăng. Tổng thống Ních-Xơn đã hứa rằng bộ binh Hoa Kỳ sẽ yểm trợ mạnh. Trung tướng Mạnh về nói đại tướng Viên sắp xếp lực lượng đưa toàn bộ thằng dù ra Quảng Trị. Trung tướng Lãm lo phân chia trách nhiệm vùng hoạt động, đưa sư đoàn 3 về phía Đông quốc lộ 1, còn phía Tây hãy giao cho thủy quân lục chiến và dù”.

Với quyết tâm và chỉ lệnh của Tổng thống Thiệu, trong niềm hy vọng mong  manh ngõ hầu cứu vãn tình thế bi đát, tôi đã mạnh dan trình bày những quan niệm, những chiến thuật rút ra từ thực tế, rằng chúng ta phải bỏ ngay chiến thuật chốt giữvij trí (phòng thủ cố định) bằng chiến thuật lưu động toàn bộ trên những kháng tuyến chính, kháng tuyến phụ, vì đây là một cuộc tiến công quy ước có trận tuyến diện đối diện… Tổng thống nghe rất chăm chú và tôi rất mừng là ông đã đồng ý kế hoạch và nguyên tắc sử dụng chiến thuật mới… Nhưng ông nhấn mạnh: Phải ráng giữ đất, trường hợp phải lùi một bước thì phải phá sạch những gì trước mặt, đẩy hết dân về sau, không để lọt một thứ gì về tay Cộng sản. Cuối cùng ông cùng các tướng thống nhất giao cho tôi tiếp tục làm tư lệnh mặt trận. Tôi hiểu đó là “con đường mở” để lập công chuộc lại lỗi lầm của mình.

Nhưng tất cả những cố gắng đều trở thành vô vọng và thảm bại. Sự thật cay đắng đó suy xét cho cùng là do tôi hoặc không cũng được. Rõ ràng Tổng thống Thiệu trong phiên họp có hứa sẽ tăng phái dư đoàn – lực lượngtổng dự bị chiến lược và thiện chiến nhất ra Quảng Trị. Song thực tế lại khác. Để thay thế “Anh cả đỏ” (Sư dù) đang bị sa lầy ở Tây Nguyên và Bình Long, người ta đã đưa ra Quảng Trị hai liên đoàn biệt động quân (4, 5) và hai thiết đoàn (17, 20) thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh chiến đấu ra Quagr Trị. Sư đoàn thủy quân lục chiến của tướng Khang tiếng là tăng cường cho Quảng trị, nhưng 3 lữ đoàn đống ở 3 nơi. Hai lữ đóng ở thành Huế và Mỹ Chánh. Lữ 147 thay vị chốt giữ Mai Lộc, họ lại kéo về căn cứ Phượng Hoàng (phía Tây sân bay Ái Tử). Việc điều binh lủng củng và chấp hành kỹ luật không nghiêm đã dẫn tới hậu quả khôn lường. Mặc dù chiến thuật tân kỳ, chốt kết hợp với di động, lập nhiều kháng tuyến chính, phụ đã tỏ ra hiệu nghiệm, đánh bật được hầu hết các đợt tấn công trong tuần lễ đầu của đối phương. Nhưng khi chiến thật đã bị lộ, Việt cộng tiến công mạnh, bản lĩnh can trường sa sút, kỹ luật kém đã dẫn đến thất bại nặng nề. Ngày 27 tahngs 4, cụm căn cứ Đông Hà do đại tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy bao gồm 2 liên đoàn biệt động, 1 trung đoàn 57 bộ binh và thiết đoàn 17 kỵ binh đã bị thất thủ trước sự tiến công mạnh mẽ của sư đoàn 308 Cộng sản. Trung đoàn 2 trấn giữu Cửa Việt thiếu hỏa lực chi viện cũng bị đánh tan. Cụm căn cứ Ái Tử còn lại ở Bắc sông Thạch Hãn rơi vào thế cô lập. Biết không thể cứu vãn được tình thế, tối 28 tháng 4 toi ra lệnh cho các đơn vị rút lui về phòng tuyễn Mỹ Chánh. Công điện vừa phát qua máy Secure-Vicice của Mỹ thì Bộ tư lệnh quân đoàn 1 bắt được đã ra lệnh chặn lại. Vào hồi 22 giờ cùng ngày, tướng Lãm đã gửi công điện số 258 với nội dung: Sư đoàn 3 và các đơn vị tăng phái phải tử thủ Quảng Trị bằng mọi giá. Lệnh đến tôi phải chấp hành. Nhưng thử hỏi làm sao mà tử thủ được khi trong tôi chỉ còn toán quân thất trận, bạc nhược, vũ khí , khí tài đã vứt bỏ hết. Và chính cái thời gian dừng lại lập tuyến phòng thủ “tử thủ” ở thị xã Quảng Trị đã dẫn tới thời cơ cho Cộng quân xuyên cắt đường 1 gây nên cảnh khủng khiếp trên “đại lộ kinh hoàng” đầu tháng 5-1972 từ Nam thị xã Quảng Trị tới cầu Mỹ Chánh (Thừa Thiên).

 

٭ ٭ ٭

Lời kể gần như kêu than của tướng Giai xem ra cũng có lý phần nào giải bày được nỗi oan trái trước những lời nhận xét độc địa của các quan chức Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Nhưng có một điều quan trọng nhất quyết định cho sự thất bại của đạo quân được coi là mạnh và có kinh nghiệm phòng thủ lại được trang bị tới tận răng là: Quân giải phóng miền Nam – đối tượng tác chiến của Mỹ ngụy, được sự đùm bọc che chở của nhân dân, thông qua quá trình tôi luyện trong cuộc chiến tranh nhân dân chống xâm lược, giải phóng dân tộc đã lớn mạnh không ngừng kể cả về nhận thức mục đích chiến đấu và trang bị kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu. Chính sức mạnh tổng hợp đó đã dánh bại mọi kháng cự của địch, giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ được gọi là “bất khả xâm phạm” ở vùng 1 chiến thuật.

T.T.H

TRẦN TIẾN HOẠT
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 91 tháng 04/2002

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

28/04/2024 lúc 16:28

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

01/05

25° - 27°

Mưa

02/05

24° - 26°

Mưa

03/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground