Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Đảng bộ Quảng Trị - 80 năm truyền thống vẻ vang

N

gày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Quá trình 80 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ Quảng Trị gắn liền với lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy chiếm thời gian không dài so với lịch sử một vùng đất, nhưng chặng đường trải qua 80 năm của Đảng bộ Quảng Trị đã để lại nhiều thành tựu to lớn, ghi đậm những dấu ấn hào hùng trong trang sử vẻ vang của dân tộc.

Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Sớm được tiếp nhận ánh sáng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, nên ngay từ những năm 1926, Quảng Trị hình thành nhiều tổ chức yêu nước. Tháng 11/1929, 3 chi bộ Đảng Cộng sản là An Tiêm, Tường Vân (Triệu Phong), Tân Tường (Cam Lộ) được thành lập. Đây là 3 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ Quảng Trị, đánh dấu bước trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh nhà.

Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra ®êi. Sự kiện trọng đại này đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của tỉnh nhà, nhiều chi bộ Đảng được thành lập và phát triển ở hầu khắp các phủ, huyện trong tỉnh, làm hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng.

Sau quá trình chuẩn bị, ngày 21/4/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Thế Tiết, Nguyễn Hữu Mão, Trần Hữu Dực, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị được thành lập, trở thành một trong những địa phương có tổ chức Đảng sớm nhất ở Trung Kỳ.

Vừa mới được ra đời, Đảng bộ Quảng Trị đã tổ chức lãnh đạo nhân dân kh¸ng chiÕn.Hưởng ứng cao trào 1930-1931, phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển sôi nổi. Ở khắp nơi treo cờ Đảng, rải truyền đơn, nông dân chống thuế, đòi chia ruộng đất, chống phu phen, tạp dịch, công nhân đòi tăng tiền công, đòi ngày làm việc 8 giờ, tiểu thương bãi chợ, đòi giảm thuế. Cuộc vận động cách mạng thời kỳ 1936 - 1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, toàn tỉnh đã diễn ra nhiều cuộc mít tinh, hội họp, biểu tình chống chính sách sưu cao, thuế nặng, phản đối chế độ thống trị hà khắc của thực dân. Mặc dù bị đàn áp, khủng bố, phong trào đấu tranh vẫn duy trì ở các địa bàn trong toàn tỉnh, với nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt làm cho kẻ thù phải lúng túng, hoảng sợ...

Phong trào cách mạng Quảng Trị trong thời kỳ 1936-1939 thực sự là một cao trào có tính chất dân chủ rộng rãi. Hệ thống Đảng được củng cố từ trên xuống dưới, tập hợp đông đảo các tầng lớp trong một mặt trận rộng rãi, với sự liên minh công nông bền vững.

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thực hiện chính sách phát xít, bắt bớ, đàn áp phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, tháng 12/1939 Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị cán bộ quyết định chuyển toàn bộ tổ chức của Đảng và các đoàn thể nhân dân vào hoạt động bí mật và bất hợp pháp.

Qua hơn 4 năm hoạt động liên tục trong hoàn cảnh bí mật, bị khủng bố dữ dội và liên tiếp, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị vẫn không ngừng phát triển về số lượng, duy trì hoạt động, cung cấp nhiều cán bộ cho các tỉnh khác. Mặc dù cơ quan lãnh đạo thay đổi nhiều lần, có thời gian bị gián đoạn, không liên lạc được với cấp trên nhưng Đảng bộ vẫn nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất, chủ động công tác, gắn bó với quần chúng, cơ sở cách mạng vẫn được giữ vững, phong trào không bị dập tắt, tạo điều kiện thuận lợi và các tiền đề quan trọng cho cao trào cách mạng tháng Tám.

Thời kỳ 1939 - 1945, vượt qua thực tế đấu tranh với bao thử thách khốc liệt, Đảng bộ tăng cường hoạt động, đảng viên tích cực bám trụ, dựa vào quần chúng, xây dựng cơ sở Đảng. Trước tình hình Nhật đảo chính Pháp (đêm 9/3/1945), Tỉnh uỷ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vạch rõ bản chất của Nhật, đẩy mạnh công tác vận động quần chúng phát triển tổ chức Việt Minh, chuẩn bị lực lượng vũ trang, sẵn sàng đón thời cơ khởi nghĩa. Với khí thế sục sôi cách mạng tháng Tám, đêm 22, rạng s¸ng ngày 23/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng đã nổ ra và kết thúc thắng lợi. Chính quyền cách mạng được thành lập, đánh dấu sự đổi đời của nhân dân Quảng Trị hơn 80 năm trời sống trong cảnh nô lệ thực dân.

Chính quyền cách mạng được thành lập, trước muôn vàn khó khăn thử thách, song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, chỉ sau một thời gian ngắn hệ thống chính quyền từ tỉnh đến phủ, huyện và cơ sở nhanh chóng được thành lập và kiện toàn. Trong tỉnh  khắp nơi dấy lên phong trào nhường cơm, xẻ áo, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Phong trào chống nạn mù chữ nhanh chóng lôi cuốn toàn dân trong tỉnh tham gia. Sau gần một năm, Quảng Trị đã thanh toán được nạn mù chữ cho hàng vạn người dưới tuổi 45.

Tháng 1- 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp lan khắp quê hương Quảng Trị. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ chủ trương bám đất, bám dân, xây dựng lực lượng dân quân du kích. Nhờ đó, ở tất cả các huyện, phong trào dân quân du kích ngày càng phát triển mạnh mẽ, liên tục quấy rối tiêu hao qu©n địch. Kết hợp với phong trào diệt ác, trừ gian, phá tề, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, các cấp uỷ và chính quyền vận động nhân dân: “Không đi phu, đi lính, không tiếp tế, dẫn đường cho địch”, phát động phong trào tăng gia sản xuất trong nhân dân và lực lượng vũ trang. Chiến khu Ba Lòng được xây dựng, các cấp uỷ đảng vừa lãnh đạo nhân dân kháng chiến, vừa chú trọng xây dựng đời sống mới, nền văn hoá mới, củng cố niềm tin trong nhân dân. Nhờ vậy, bộ đội địa phương, dân quân du kích Quảng Trị không ngừng lớn mạnh, tập trung vµ đã đánh thắng địch trên các chiến trường, tiêu hao nhiều binh lực địch. Càng đánh càng m¹nh, càng đánh càng thắng, quân và dân Quảng Trị đã góp phần tích cực trong chiến công chung của qu©n d©n Bình Trị Thiên và cả nước, hoàn thành thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Từ tháng 7 năm 1954, Đảng bộ Quảng Trị hoạt động trong điều kiện hết sức đặc biệt. Ở Vĩnh Linh, một bộ phận máu thịt của Quảng Trị được giải phóng, nhân dân đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ở các huyện, thị phía Nam, tỉnh uỷ Quảng Trị tiếp tục lãnh đạo nhân dân chuyển hướng đấu tranh chính trị, chống Mỹ-nguỵ để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Vượt qua những năm khó khăn ác liệt nhất của phong trào cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị bền bỉ đấu tranh chống chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, vận động nhân dân “Một tấc không đi, một ly không rời”, kiên quyết bảo tồn lực lượng cách mạng. Quán triệt đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng, Đảng bộ đã bám chắc vào quần chúng, vừa chiến đấu vừa xây dựng thực lực cách mạng, chuyển phong trào từ thế phòng thủ sang thế tiến công, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Chiến dịch Xuân - hè năm 1972 kết thúc thắng lợi, ngày 1/5/1972 Quảng Trị được giải phóng, đánh dấu sự thất bại thảm hại của quan thầy Mỹ -nguỵ và tay sai. Trước sự ngoan cố và liều lĩnh của kẻ thù tái chiếm thị xã Quảng Trị, quân và dân Quảng Trị cùng với bộ đội chủ lực đã kiên cường bám trụ chiến đấu, giữ Thành Cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm đỏ lửa, thách thức với hàng vạn tấn đạn bom. Mùa xuân năm 1975, trong bừng bừng khí thế tiến công cách mạng, quân và dân Quảng Trị nổi dậy đấu ranh giải phóng phần đất còn lại, góp phần giải phóng Thừa Thiên- Huế, cùng cả nước cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sự nghiệp chống Mỹ cứu nước toàn thắng, đã ghi lại những dấu ấn lịch sử vẻ vang, khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng kiên cường, ý chí chiến đấu anh dũng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, Quảng Trị cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới, bắt tay vào việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của giai đoạn cách mạng mới. Từ nhiệm vụ lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, trưởng thành trong việc nắm bắt quy luật của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, quy luật của chiến tranh nhân dân, Đảng bộ Quảng Trị yêu cầu phải nhanh chống chuyển sang chỉ đạo và tổ chức thực hiện những công việc mới mẻ, khó khăn và trọng đại của sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa, quản lý toàn diện các lĩnh vực hoạt động đa dạng trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội để tiến kịp cùng cả nước.

Từ năm 1986, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VI về sự nghiệp đổi mới đất nước, thời gian đầu Quảng Trị còn nằm trong đơn vị hành chính tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Trị  được tái lập, mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách, nhất là về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa; xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, đội ngũ cán bộ thiếu... song dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, cán bộ và nhân dân Quảng Trị đã bắt tay vào khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh tàn phá, ra sức ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và từng bước đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế -xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ thứ XI (1990-1995), nhiệm kỳ thứ XII (1995-2000) đã định hướng toàn Đảng bộ phải tập trung năng lực sản xuất, ổn định tình hình, kịp thời giải quyết những khó khăn, bức xúc trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Như việc khôi phục và nâng cấp kết cấu hạ tầng cơ sở, coi nông nghiệp là mặt trận đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp- thương mại dịch vụ; phát triển sản xuất kết hợp với đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, dịch vụ và du lịch, tích cực giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân... Với sự nổ lực phấn đấu, chúng ta đã đạt và vượt các chỉ tiêu về kế hoạch kinh tế, GDP tăng trưởng bình quân là7,2%.

Bước vào thế kỷ 21, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, nền kinh tế - xã hội Quảng Trị ghi đậm dấu ấn của Nghị quyết Đại hội bộ tỉnh  lần thứ XIII (2000-2005) và lần thứ XIV (2005-2010) với quyết tâm đẩy nhanh một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong toàn tỉnh. Tỉnh ủy qua hai nhiệm kỳ đã xây dựng và ban hành nhiều Chương trình công tác trọng tâm, các đề án, nghị quyết chuyên đề, lựa chọn những khâu đột phá mới với những giải pháp, bước đi phù hợp với tình hình, đặc điểm của tỉnh; đồng thời hướng dẫn các huyện thị và cơ sở xây dựng chương trình, đề án sát hợp với điều kiện của địa phương, của từng vùng kinh tế miền đồi núi, miền biển, miền cát, tạo sự đồng bộ, liên thông trong việc thực hiện chương trình, đề án từ tỉnh đến cơ sở. Nhờ xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, áp dụng các giải pháp đồng bộ đã khơi dậy được sức sản xuất trong nhân dân, huy động nhiều nguồn lực nên Quảng Trị đã có sự phát triển mới, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Xác định văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, Đảng ta triển khai thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Sau 3 năm triển khai thực hiện đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, hội viên trong toàn tỉnh. Cuộc vận động đã đạt được những kết quả tích cực, lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác xây dựng Đảng. Thực hiện tốt nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh gắn với nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hệ thống chính trị, đặc biệt là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; tiếp tục mở rộng và nâng cao quan hệ đối ngoại, xây dựng tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

80 năm chiến đấu và xây dựng, Đảng bộ nhân dân Quảng Trị dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đã vượt qua bao khó khăn thách thức, giành những thắng lợi và thành tựu quan trọng và thật đáng tự hào. Những thành tựu to lớn đó đã khẳng định vai trò, vị trí của Quảng Trị đối với đất nước, khẳng định ý chí tự lực tự cường, bản lĩnh và sức sống của Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị.

Phát huy truyền thống vΠvang, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị nhất định sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển, sánh vai cùng các địa phương trong cả nước vững bước đi lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ''vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

            T.Q.H

 

 
 
Từ Quang Hóa
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 185 tháng 02/2010

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

21 Giờ trước

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

21 Giờ trước

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

21 Giờ trước

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

21 Giờ trước

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/04

25° - 27°

Mưa

01/05

24° - 26°

Mưa

02/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground