Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Nén tâm hương tưởng nhớ cố Hòa thượng Thích Chánh Liêm

N

hư nhiều người ở tuổi thất thập khác, tôi thường suy ngẫm, chiêm nghiệm về những gì đã trãi qua và những người đã cùng sống. Có một người mà tôi thường nhớ tới với một tình cảm thân thiết và lòng kính trọng sâu sắc – Đó là Cố hòa thượng Thích Chánh Liêm.

Tính đến hôm nay đã là 605 ngày Hòa thượng xả bỏ nhục thân chốn hồng trần để về nơi liên đài xứ Phật.Nhưng chết không phải là hết. Phật pháp có cách lý giải riêng, rằng: “Sanh giả không hề tử giả không”. Còn với xã hội thì thước đo lại là gía trị của những ngày đã sống như văn hào Lỗ Tấn đúc kết: “Người ta chỉ thực sự sống khi đã sống được trong lòng người khác”. Vì hòa thượng “đã sống được trong lòng nhiều người khác” khi còn sống nên du đã mất vẫn “thực sự sống” trong tâm thức của bao người. Bằng chứng của điều đó là một đám tang lớn chưa từng có ở Đông hà, là biết bao khuôm mặt thẩn thờ, xót đau với bao dòng lệ bên giác linh của Người ra đi cũng như tình cảm vẫn vẹn nguyên đến hôm nay của bao người dành cho hòa thương.

Tôi không có duyên được quen biết với Hòa thượng thời trai trẻ nhưng lại là có duyên được gần gũi, tâm sự, sẻ chia và hợp tác với hòa thượng trong gần 30 năm cuối đời. Với tôi, âu đó là một may mắn để được mở rộng thêm hiểu biết và được soi vào tấm gương sáng để tự điều chỉnh chính mình. Cảm ơn sự an bài đó và xin cảm ơn hòa thượng!.

Tôi hiểu rằng: Không có và không thể có sự hoàn hảo tuyệt đối với một con người cụ thể. Nhưng rõ ràng hòa thượng là một đấng chân tu mà tôi thật lòng kính trọng và học hỏi được nhiều điều.

Trước hết, với đạo, đây là một hòa thượng mẫu mực có công lớn trong việc hoằng dương Phật pháp tại quê nhà. Từ việc vận động giảng đạo pháp cho đạo hữu, tăng ni, phật tử đến việc khai sơn lập tự, nỗ lực ngày đêm xây nên Hải Đức Sơn Tự, Đại An Tự, Vạn Phật Tháp nhất là việc trực  tiếp dưỡng dục, hướng dẫn, đào tạo nên những học trò kế tục xứng đáng hôm nay. Vì vậy, thật xúc động khi trong ngày vĩnh biệt, học trò của Hòa thượng “Lệ chảy đôi dòng – Bờ vai trĩu nặng, ngập lòng nhớ thương” vật vã, xót xa bên giác linh người thầy chí kính của mình. Bởi vì, trên từng nấc thang của bước đường giác ngộ, thầy trò đã cùng sẽ chia bữa rau bữa cháo, đã đỗ biết bao mồ hôi để trồng cà, trồng dưa, trồng mít, làm tương, làm chao, làm hương, làm nấm chắt chiu sống từng ngày nhưng lại vô cùng ấm áp bởi tình cảm của một người ông, người cha và sự mẫn tuệ của một người thầy. Vì vậy, với họ:

Thân tứ đại trả về cho tứ đại

Cội chơn tâm vẫn hiện hữu giữa sông ngàn

Hơn 2000 năm tồn tại, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, lúc thái bình thịnh trị cũng như lúc bão giông khói lửa để vừa chấn hưng đạo mạch vừa góp phần làm tốt tươi đạo đời. Vì vậy, nếu với Đạo, hòa thượng tân trung, tận lức cống hiến thì với đời hòa thượng đã đóng góp lớp cho khối đại đoàn kết toàn dân; là một công dân mẫu mực; một đại biểu có trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và là một Ủy viên uy tín  và có nhiều đóng góp của Tỉnh hội khuyến học. Thật ra, từ trong nội dung giáo lý đạo Phật, những giá trị về văn hóa và đạo đức đã góp phần tích cực để xây dựng nên văn hóa mới, con người mới, nhất là lối sống khoan dung, hòa hiếu, vị tha và hướng thiện. Được gần hòa thượng, trực tiếp thấy được những việc làm từ thiện, trực tiếp nghe về những phát biểu về tình hình chung đặc biệt là trong 9 năm trực tiếp đồng hành khi làm khuyến học, tôi đọc được chữ Tấm rất lớn đối với đời của ồng.  Có một chi tiết mà t ôi không thể nào quên. Đó là những ngày ông lâm trọng bệnh, tôi vào thăm, hòa thượng nói: “Hội khuyến học làm được nhiều ciệc tốt đẹp quá. Tôi rất tiếc vì sức khỏe và điều kiện mà không đóng góp được là bao”. Nhìn khuôn mặt nhất là đôi mắt ueu tư của Hòa thượng, tôi xúc động vô cùng vì hòa thượng chân thành quá và cũng khiêm tốn quá. Tôi đạp: “Xin thầy đừng nghĩ thế. Thật ra, Ban từ thiện của Phật giáo đã làm được rất nhiều việc lớn và chỉ riêng việc thầy trực tiếp cùng Hội lo toan công việc này đã là một sự tập hợp và động viên lớn lao”. Tôi hiểu câu nói ấy của Hòa thượng là một sự thôi thúc từ bên trong bởi nhiệt huyết muốn đóng góp cho đời.

Với đạo, với đời là vậy – còn với mọi người thì Hòa thượng thật sự là một Bồ tát giữa đời thường. Trong những lần tâm sự, tôi biết Hòa thượng thường trăn trở, lo nghĩ nhiều cho đạo hữu, cho dân nhất là những lúc gặp bão lụt, hạn hán, mất mùa. Quả thật, ông đã sống với trĩu nặng chữ Tâm và chữ tâm đó trước hết giành cho những cảnh ngộ thương tâm những mảnh đời bất hanh. Người dân Đông Hà đều biết về những năm 70 đầy gian khó của đời sống, vị Hòa thượng tuổi đã nhiều, sức đã yếu vẫn không quản ngại nắng mưa miệt mài nhiều ngày tháng, trên một chiếc xe đạp cũ kỹ, với chiếc rựa trong tay, ngày lên đồi tìm đào cây thuốc, hàng đêm thao thức bào chế để trị bệnh cho người nghèo. Khi đưa tay đón nhận những thang thuốc ấy cũng là khi đón nhận tấm lòng trắc ẩn đầy nhân ái của Hòa thượng, làm sao mỗi người có thể quên. Đã có những gia đình có người thân qua đời nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà giờ mất, giờ liệm và giờ hạ huyệt không thuận. Thế là Hòa thượng không quản ngại mệt nhọc, mưa nắng, đêm tối trực tiếp lên tận mộ làm các thủ tục cầu an cho cả nhà. Hòa thượng không chờ mong sự báo đạp nhưng các gia đình thì ghi lòng tạc dạ việc làm phúc đức này. Là nhà sư, ông ý thức sâu sắc ý ngĩa của việc khai trí, mở mang hiểu biết cho mọi người. Vì vậy, cùng với những việc làm trực tiếp, ông đã động viên khích lệ chúng tôi rất nhiều trong công việc khuyến học. Ông lưu ý chúng tôi: Của cho thì lệ thuộc vào tiền của vận động được nhưng sách cho là do mình tổ chức. Phải thật tình cảm và tôn trọng người được nhận. Có một việc mà chúng tôi nhớ mãi đó là khi Tổ Phật tử chính tâm chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào để bàn giao các “Mái ấm khuyến học” và trao tiền đỡ đầu dài hạn cho trẻ nghèo, mồ côi. Đó cũng là lúc Hòa thượng đang lâm bệnh nhưng vẫn quyết định tổ chức một bữa tiệc chay kèm theo các loại bánh chay và Hòa thượng sẽ chủ trì buổi tiếp. Vì quá băn khoăn với sức khỏe của Hòa thượng, tôi xin hủy chương trình nhưng ông nhất quyết không nghe. Thế là trong 2 giờ liền, dù với thể trạng mệt mỏi, khuôn mặt nhợt nhạt, giọng nói khá yếu, Hòa thượng nói “Lấy tấm lòng để đáp trả tấm lòng thôi. Họ là phụ nữ, đi hàng ngàn cây số, bỏ ra hàng trăm triệu đồng để giúp con trẻ nghèo của mình thì việc mệt nhọc của tôi nhỏ bé hơn nhiều”. Tôi rưng rưng trong lòng và tự nghĩ: Vô ngã vị tha của Đạo phật là từ những hành động cụ thể như vậy đó.

Nếu với mọi người, Hòa thượng luôn thương yêu, khoan dung, chu đáo, tận tụy thì với chính mình ông rất khắt khe, giữ gìn và thực sự khiêm tốn. Cả đời tu luyện nơi của thiền đã cho ông một trí tuệ mẫn tiệp và một nhân chách mẫu mực. “Trí túc- tri chỉ”, ông đã tự cân bằng, sống thật chững chạc và hợp lý với đời. Sự thuyết phục của ông đối với tôi trước hết là sự chân thật và khiêm tốn. Có một nhà tư tưởng đã nói: “Giá trị của mỗi con người là một phân số, trong đó là giá trị đích thực là tử số còn giá trị tư tưởng ra là mẫu số”. Với hòa thượng, sự chân thật và khiêm tốn đã làm cho “tử số” càng lớn và “mẫu số” gần như bị tiệt tiêu. Tôi được nghe nói : thiền là phải thiền trí, thần tâm, thiền khẩu và thiền hành vi. Hòa thượng đã cho tôi một tấm gương thiền toàn diện đó.

Đức phật tổ đã từng dạy: Chiến thắng bản thân bao giờ cũng rất khó khăn vì vậy đây là chiến thắng vẽ vang nhất. Được gần hòa thượng, tôi thấy từ bữa ăn, nơi ở, trang phục đến các điều kiện sinh hoạt đều rất đơn sơ, đạm bạc gần như khổ hạnh. Tôi càng khâm phục ý chí chịu đựng, khâm phục lối sông thanh cao và tự nghĩ đó chính là sự chiến thắng bản thân mình của Hòa thượng để “quên mình cho tất cả”. Như một ngôi sao tự phát sáng, sức thuyết phục và khả năng lan tỏa của ông thật lớn. Âu đó là kết quả tất yếu của những năm tháng dài gian khó tu luyện vậy.

***

Khi khép lại nhưng dòng này, tôi nhớ cách đây 5 năm, Tổ Phật tử chính tâm chùa Quán Sứ (Hà Nội) tự đóng góp để xây Tịnh xá cùng nhau tụ tập đã xin Hòa thượng một câu để khắc trước cửa ra vào. Sau một đêm suy nghĩ, Hòa thượng trả lời “Nam mô a di đà phật”.

Tuy hiểu rất ít về giáo lý Phật nhưng tôi nghĩ: ở đó chứa đựng chiều sâu của triết lý vô lượng quang, vô lượng thọ nhưng cũng đồng thời là lời khuyên, lời chúc thân thiết của Hòa thượng già cho Tổ.

Hôm nay, tôi xin được nhắc lại câu: Nam mô a di đà phật để như là một nén tâm hương kính tưởng nhớ và cũng là lời chúc, chúc Hòa thượng thanh thản và nhẹ bước về nơi Liên đài xứ Phật. Đồng thời cũng xin được mượn câu thwo của học trò Hòa thượng đọc khi vĩnh biệt để làm câu kết:

Hoa vẫn nở trên đại dương sóng cả

 

Hạnh nguyện Thầy vẫn tỏa rạng giữa núi sông

T.ST

 

 

Trương Sĩ Tiến
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 193 tháng 10/2010

Mới nhất

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

17 Giờ trước

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

17 Giờ trước

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

17 Giờ trước

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Những người đàn bà tháng Tư năm Bảy lăm

17 Giờ trước

Gần nửa thế kỉ nay, nhiều người viết về lứa trẻ sinh ra dịp 30 tháng 4 năm 1975,

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/04

25° - 27°

Mưa

01/05

24° - 26°

Mưa

02/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground