Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cơm mới

B

ữa tiệc sắp tàn - Thức ăn ê hề bừa ra cùng chai lọ. Nói dại, có phải không sợ những căn bệnh chết người, có thể gom lại của vứt đi này mà hầm lên,, hổ lốn làm một nồi súp to tướng, với bánh mỳ thì ăn thật ngon. Hoặc lại rượu - Theo chân lý của gã nát rượu. Uống say, sáng mai ngủ dậy mà váng đầu, nếu ăn canh lá khoai, uống nước chanh thật là đại ngu, mà phải học cách leo núi và xuống núi. Uống cho tít lên đỉnh núi, thì phải trượt từ đỉnh xuống cho nó hạ thấp cái đỉnh của tối qua.

Lại nói mâm tiệc ê hề…Chỉ háo hức lúc đầu. Khi rượu vào lưng lửng, các cục rựa mận, xương hầm mà thịt mọc sâu như rễ vào các thớ, vì họ hay lịch sự mà không tiện dùng tay không biết nữa, nên xếp vào một cái đĩa lúc đầu vào tiệc đặt bát cho lịch sự. Còn may đấy, có gã cái thói của tập thể làm bẩn nhiều càng tốt. Ví dụ hút thuốc lá có gạt tàn, nhưng cứ vẩy xuống đất, sinh ra cái quán thì phải phục vụ, phải quét dọn chứ, hưởng lương không làm à. Xương xẩu, giấy lau tay ném xuống gầm bàn, khăn lau bàn lau tay cho nó sướng. Rồi chúng nó phải lo mà giặt chứ. Bọn nó còn hấp lại, đóng giấy bóng cho lần sau dùng mà ... Mượn rượu ngà ngà còn là khối chuyện. Cái đầu cá to bằng hai nắm đấm của nhà vô địch quyền Anh thế mà mút mát để lại, trông tiếc đứt ruột nhưng không ai dám có lòng khuyên ai. Lịch sự thật và lịch sự giả. Giả thử, tôi mà lấy cái túi giấy bóng gói lại và nói đùa rằng để tôi đưa về hầm với món tàu khoai môn ngon tuyệt chưa chắc đã có người tin. Và thậm chí chỉ là đùa thôi, nhưng tin ấy sẽ loang nhanh còn hơn tin trên truyền hình có một vụ xicăngđan. Từ thời thượng cổ, không có phương tiện truyền thông đại chúng người ta đã sử dụng sự tuyên truyền miệng để diệt nhau, để làm "chính trị" theo cái cách cổ điển rồi.

Cái đầu gà, trách "tên đao phủ", có lẽ làm vội vàng mà không chặt ra làm ba, để to quá chừng, cho vào miệng che mất mũi, ai dám ăn. Vả lại, hãy coi chừng cái răng, còn phải giữ gìn lâu dài mà phục vụ việc ăn nói chứ lỵ. Thành ra, vẫn còn nguyên đai nguyên kiện, da bọc ngoài chờm ra, ứa chất mỡ; cái lưỡi vẫn thè ra khỏi miệng như thể ca sĩ có lưỡi dài đang lè ra khỏi miệng làm duyên. Chết tiệt cái anh đầu bếp không có thời giờ mà chặt bổ đôi mỏ đi, nhìn cái đầu mới hiếu thắng làm sao…không nhớ ai đã xơi cái đầu gà này, lại còn vô trách nhiệm thế không biết, dùng làm cái nút cắm trên chai Taigơ trông mới khôi hài.

Cái món cua bể, đặc sản; vâng là đặc sản của vùng biển, là cái đáng tin cậy mà. Nhưng có kẻ, ngồi cạnh tôi là dân ăn sành hay sao mà bảo nên ăn ghẹ, mới là đồ bể thật, chứ ăn cua này, chắc là nuôi công nghiệp. Thế là có sự tranh luận nhỏ về thứ nuôi công nghiệp và tự nhiên. Từ cua mà sang ngao, ốc sò cá hơn cả chai rượu vốt ca Hà Nội. Nhưng cái đó phải đợi một dịp khác thôi. Một chuyên đề khác vậy. Tôi đã nói cùng anh là một sự trao đổi nho nhỏ đại loại như Sêmina, chứ không diễn đàn, đao to búa lớn và biểu quyết đâu. Do vậy mà cua cũng nằm trong tình trạng là có vẻ không được mặn mà. Ví dụ như các khu công nghiệp của nước nhà là cua chẳng hạn, hấp dẫn đấy nhưng không có khả năng đánh bắt từ xa (xa bờ) đành nuôi bằng cám, bằng cả cá…mà chưa nói cái anh làm thức ăn cho cua không giữ được chữ tín nữa kia…Thành ra cua lại có vẻ thừa. Có thể do cái cuộc trao đổi kia, hoặc là bụng còn sạch ăn các món dễ trước. Ví dụ như nạm, tái thơm phức không mất công rửa tay mà cũng đành vội vàng đi tàu nhanh kẻo bị cụng, xin mời trăm phần trăm có mà mới vào tiệc đã lên đỉnh núi… Nhìn cái mớ càng cua mà tiếc ngẩn ngơ. Đã thế nhà bếp lại đưa cái kẹp rất là nhiêu khê. Người không quen dùng kẹp khó xoay xở lắm. Mạnh thì nát hết cả thịt cua, mà nhẹ thì không vỡ được. Có phải ý của tôi, cứ dùng khúc gỗ đè cái bàn ăn mà đập, ý ai đó chứ không phải ý của tôi. Tôi nhớ mà nói ra đấy. Cua cũng thừa, ta  nghĩ đến cái lý của ai kia là sai tuốt. Nào, con người tại sao lại khôn hơn các loài vật. Ví anh ta được ăn các thức ăn có chọn lọc. Cứ để tự nhiên thì xem có mà thành khỉ. Lại tiếc cái mớ cua trên bàn. Lại nhớ cái thời nắng chang chang ra đồng mò cua. Mẹ, chị và hàng xóm đánh cỏ vơ, mà vớ được cua là cho vào cạp quần. Có người còn bị cua bò vào bộ hạ cắp. Tôi thì không bị nhưng rõ ràng là anh Giáo đi thuỷ lợi kể lại cho cả làng nghe, ai cũng cười và lấy làm thán phục. - Cơm chứ! Dù gì thì cũng phải cho vào bụng chút ngũ cốc, đêm về lại đói. Ai đó nói câu này cứ như là một sáng kiến vậy. Thật ra, đến phút này không nhận ra những người cùng mâm của mình nữa rồi. Mặt mày đỏ phừng phừng, nói to, lời nói ra cả tai, tai nọ đẩy  tai kia, không rõ của ai nói nữa. Mặc dù cái đĩa xào miến với các thứ lòng thập cẩm đã ai đụng đũa vào đâu. Nhưng cách lý giải của bạn cùng mâm thì có nhiều thứ lòng xào chung thật tuyệt cú mèo, vào đến đâu biết đến đấy. Nhưng mà vị thật đặc biệt. Độ dai thì giống nhau, nhưng ngọt bùi cay đắng hà ra thơm phức. Cái anh khổ qua nhồi thịt cũng là độc đáo, người nào  đó bảo như một bài thơ tứ tuyệt, thật điêu hết chỗ nói. Có mà như thơ hai câu thì có. Sật! Sật lại Phật-Phầm-Phập… Một người khác chen vào, chắc là họ sành điệu về thơ, hoặc làm một bình luận viên bóng đá của tỉnh nhà. Nhưng mà món bánh mỳ đã anh nào ăn chưa. Bánh mỳ của lò này có tầm cỡ toàn quốc nữa đấy. Xôi nữa, xôi gấc, đồ cho cỡ khách đông thế này phải là nồi to nuôi quân của tiểu đoàn. Người ta bảo, đến mâm tiệc thì biết được tư tưởng hoặc là văn hoá nghề nghiệp là phải nhẽ. Người hay dự tiệc nói, cái khẩu khí có khác. Cái anh hôm qua đói vẹo bụng, bây giờ được thưởng thức cứ là hay chê ỏng chê ẹo, sau một vài đường bừa.

Cái món cơm đưa ra thì tiếng ào ào của bữa tiệc còn hơn chợ. Không ai nghe được lời của ai. Tiếng dô, tiếng leng keng và cả tiếng vỡ giọng của một vài nơi, một vài chỗ; có lẽ chạm vào lòng tự trọng, hoặc coi thường nhau, lúc thường thì chưa có dịp bộc lộ, phải chờ cái dịp tiệc tùng, có vỡ bát, rơi đũa cũng không ai trách cứ. Nhưng suy cho hết thì tôi cũng thuộc loại kém cỏi. Cả đời có được gọi ăn mà chưa bao giờ được Ngự Yến. Thằng cháu đi làm thợ mộc quanh năm gõ đùi côm cốp vào gỗ mà dám ăn yến rồi đấy. Nó bảo không cần học, có bằng cấp làm gì. Có bằng cấp, có giỏi mà người ta không cắt cử thì mất công học. Làm thợ giỏi vẫn hơn. Họ nghĩ cho mình, cứ đường lối mà xẻ. Anh tốt cho cái mộng nó vào ngàm vào đố, anh tồi cho nó hụt đi, sẵn keo dính vào, ăn uống dư thừa một ngày nào đó sẽ long mộng. Chắc là hắn nói điêu thôi. Xem bộ nó đi đường bào, đủng đỉnh thì biết, ngọt và điệu đàng lắm. Cứ mỗi nhát lại nháy cái mép thì hết chỗ chê. Phải là người yêu nghề lắm mới có cảm xúc chuyển động đến cơ mặt, mũi, miệng như vậy. Nó bảo, một bát con yến xào, chả biết yến thật hay bỡn, nước lỏng bỏng, bổ béo đâu không thấy, mất đứt một tháng thợ. Khổ nữa là cái bụng không quen chứa chất bổ nên suốt đêmTào Tháo đuổi. Phục cho vua chúa ngày xưa, ngày nào cũng yến ẩm mà chịu nổi.

Họ kháo nhau cơm này đặc biệt lắm. Cơm niêu chỉ là một loại điêu toa thôi. Nấu cả nồi to, tấp vào hun đấy. Lúc tiệc tối mắt, ai xem họ nấu đâu. Cơm này, gạo ngon nhưng không phải gạo chín, mà còn xanh. Nó thơm lừng. Cho vào miệng có cả hương vị của cánh đồng làng quê. Chuyện con cua con ốc, con chó con mèo, con rắn con rết, ngày xưa hiếm thực phẩm mà vẫn bị coi thường. Bây giờ đủ loại doạ dẫm của toàn cầu hoá, hiện đại hoá rồi. Mỹ và các nước thuộc các loại rồng châu Á. Nhưng sợ thực phẩm và thải công nghiệp. Ăn các loại nuôi công nghiệp, sợ vào bụng có gien lạ. Nhưng các khu công nghiệp lại yêu tha thiết. Chả hiểu đài A,B,C, hay anh nào nói nữa. Cái ông A là cái người được thể, chắc là có chức vụ hay đi ngoại quốc nên bình phẩm các loại rượu xem bề đáo để. Tay B kia, có phải làm Tổng biên tập gì đó không nhỉ? Chịu thôi. Bây giờ nhìn mặt các thượng đế ơn trời đều béo tốt, bệnh béo phì theo thống kê đã xâm thực đến nước mình. Còn C là cái anh quái nào mà cười sang vậy. Tiếng cười giống nhà thơ Đ, nhà báo Q…Chuyện cơm đặc biệt được đưa ra bàn. Thật rồi, xới cho mỗi nhà một chút, của quí không nên ăn nhiều. Lại bị say xỉn thành ra, cơm chưa vào tới miệng đã lên men.

Tôi được người bạn hiền cho lên xe ngựa chở về nhà. Thật sung sướng biết bao khi ta say mà được nằm trên vó ngựa. Tiếng lốp cốp của vó câu làm cho buồn da diết. Cái buồn chắp vào cái buồn muôn thuở của cố nhân.

Vợ đánh thức dậy thì chiều đã tàn. Một ánh nắng còn đọng trên tường nhà ai. Tiếng hót của con chim trong lồng sao mà phiêu lãng, vì lâu ngày bị giam cầm mà nhớ rừng xanh đến da diết. Tiếng sáo ống của nhà ai vặn ti vi to quá để dụ cho con trẻ ăn, nghe mà như nghiêng cả cánh đồng vào tận căn phòng ngủ. Lại tiếng của nghệ sỹ hài nào làm giả tiếng rống của bò gọi con? Giật mình nhớ lại bát cơm và còn dở… Hạt cơm xanh. Màu xanh không hề nhuộm thuốc.

Trong mơ hồ tôi cắp chiếc rá đã sứt cạp đi trên cánh đồng làng. Lúa thời ấy giống má còn chưa chọn lọc như bây giờ. Mạnh nhà nào chọn được giống lúa gì thì cấy giống lúa ấy. Nơi thì chín, nơi còn xanh, nơi thì còn đương ngậm đồng. Lại chưa lên hợp tác cấp cao. Chưa dùng máy ủi, chưa bờ liền bờ, thửa liền thửa, còn cả bậc thang mảnh cao mảnh thấp; nhìn xa như chiếc áo ấm nhiều màu.

Năm đó, làng đói. Nhà còn lúa ăn đến giáp vụ ít lắm. Mấy chị gái đã theo người về nhà chồng. Anh tôi yếu đuối, không được như người ta để bôn ba đi ngược Mường. Đói lắm, nhà có bát ăn bát để chuẩn bị lau chùi bàn thờ, vào mùa gặt. Vác thúng đi vay khắp mà không nhà nào có dư để đỡ đần lúc giáp hạt. Mẹ bảo, đi theo mẹ ra đồng gặt lúa. Tôi hỏi mẹ: - Lúa nhà mình đã chín đâu mà gặt. Mẹ cười, không hiểu vì thương con hay thẹn với ông trời mà nước mắt rơi lã chã. Ta ăn cơm mới con ạ! - Tôi thấy sống mũi mình cay cay, lẽo đẽo theo mẹ đón từng bông lúa đã ngậm đồng. Mẹ ăn bớt của thần nông một ít lúa. Con xem, hôm nay ta có cơm mới. Để cả nhén lúa còn ngậm đồng (mẹ bảo lúa chắc xanh), luộc lên bắt hạt lúa phải chín. Tuốt ra, cho vào chảo rang lên. Bây giờ thì tôi đã cảm được hương thơm dịu ngọt của hạt lúa.

Chập chiều, cũng mâm cũng bát đũa và hương khói. Mẹ khấn khứa. Tôi cũng không hiểu được mẹ khấn điều gì. Nhưng trong hương khói tôi cảm thấy rùng mình trong sự linh thiêng. Dường như các cô hồn lẩn quất đâu đây. Chắc đói kém mà lang thang không chịu làm ăn, muốn quấy rầy những kẻ nghèo hèn, không hiểu cái thơm tho, các ngài đã toạ hưởng hết chưa. Nhưng đến lúc ngồi vào mâm tôi cảm được sự ấm no đang lan truyền khắp cơ thể cô đơn và thơ dại. Mùi vị béo thơm ấy vào đến đâu, tôi cảm được người mình như khác đi, bay bổng. Tôi và các anh tôi ăn. Đói nên ăn không nhìn ai. Tôi không nhận ra dòng nước mắt tràn ra trên khuôn mặt nhăn nheo của mẹ. Cái nét mặt ấy, tận khi đã thành lão rồi, mỗi lúc sờ lên mặt mình, lại thấy nét mặt của mẹ lẩn quất đâu đây.

Tỉnh dậy, thì chiều đã muộn. Tôi nhớ có hai ba hũ rượu thuốc ngâm đã kỹ. Màu ngọt lừ như mật ong. Tôi muốn lấy lại cảm giác và dư vị của bát cơm mẹ mình nấu. Cái nhựa của gạo bắt cho chín. Chín đến ba lần. Ôi! Con người. Những cái của quá khứ, dùng để cứu sống nhau qua đói khát, lại thành đặc sản của lúc tiệc tùng. Cũng có thể, tôi là gã lẩn thẩn, cái óc bé không hình dung nổi sự vận hành của loài người. Thế thật. Nhưng dư vị của cánh đồng khi đưa vào miệng thì không mất. Cứ ngân nga mãi không thôi…


                                                                                                                     T.N.T

 

TỪ NGUYÊN TĨNH
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 205 tháng 10/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground