Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chuyện tình của Diễm Châu

M

ưa nặng hạt.Gió thổi lạnh buốt.

Mũ xe máy không có kính, mưa xoáy vào da thịt như những mủi kim châm. Bọc ni lông buộc sau xe máy của Diễm Châu bị rơi xuống đường. Phải chạy thêm một đoạn mới cua được xe lại lấy cái bọc bị rơi. Trong gói toàn là măng khô và nấm mộc nhĩ phụ huynh biếu cô giáo về ăn Tết. Diễm Châu là giáo viên dạy cấp 2 ở một xã miền núi. Em là cô giáo miền xuôi đã bám trụ với đồng bào Vân Kều, Pa cô đã hơn 5 năm để dạy cái chữ cho con em họ. Ai cũng quý mến cô giáo hiền dịu, vui tính, hết lòng yêu thương trẻ. Học trò cứ mong cô ở lại mãi với chúng.

Khi gói hàng của Diễm Châu rơi xuống thì cũng là lúc có một thanh niên đi xe máy xuôi chiều dừng xe và nhặt lên để đưa cho chủ. Cầm gói hàng, Diễm Châu ngạc nhiên:

          - Ơ!... anh là…?.

          Chàng thanh niên ngớ ra:

          - À… em…?.

          Họ nhận ra nhau và nhìn nhau thiện cảm.

          Diễm Châu thấy mặt nóng ran, ngường ngượng trước cử chỉ ân cần, thận trọng của anh buộc lại gói hàng vào sau xe của mình. Đây là lần thứ hai anh chị gặp  nhau cũng trên đoạn đường này, đều ở vào hoàn cảnh mà anh phải giúp đỡ chị. Lần trước là vào kỳ nghỉ hè, Diễm Châu đang đi xe máy, phải tránh mấy con trâu từ bên mép đường băng qua nên xe vấp vào viên đá, loạng choạng nghiêng xuống. Anh thanh niên đi ngược chiều từ thành phố lên liền vội vã đỡ cô dậy. Cô xấu hổ đỏ mặt vì nách áo bị bung chỉ. Diễm Châu cảm ơn anh rồi vội vã xin phép đi luôn. Diễm Châu ân hận vì quên hỏi tên và địa chỉ của người con trai có lòng tốt ấy. Lần này như có sự sắp xếp từ đâu đó mà Diễm Châu gặp lại anh - Đức Thắng - tên người con trai này.

Hai người cùng xuôi đường về thành phố Đông Hà. Qua câu chuyện dọc đường, Diễm Châu biết Đức Thắng công tác tại hải quan cửa khẩu, ở với bố mẹ tại một phường của thành phố. Còn Diễm Châu quê ở một xã vùng đất đỏ Vĩnh Linh. Họ chỉ ở cách nhau hơn 40 cây số. Đến đoạn chia tay, họ ghi số điện thoại của nhau và cùng hò hẹn đến chơi trong dịp Tết. Trai chưa vợ, gái chưa chồng, có lẽ trời xe duyên cho anh chị hòa hợp một nhà? Cả hai người từ khi gặp nhau, ai nấy thấy lòng chộn rộn, lâng lâng khó tả. Sợi dây nhớ nhung bắt đầu hình thành giữa hai trái tim đang đập rộn ràng.

Ngày mùng hai Tết, Đức Thắng tìm đến nhà Diễm Châu. Trong bộ áo quần com lê đúng một, anh đẹp như một chú rễ. Vì có hẹn trước nên hôm nay cả nhà Diễm Châu đón anh. Diễm Châu mang bộ váy hợp mốt của gái thành phố, trông cô đẹp như một bông hoa, không giống như khi gặp nhau vội vã, nhìn nhau cũng chưa kỹ, đừng nói chi đến chiêm ngưỡng vẽ đẹp thầm kín và duyên dáng của em. Suýt nữa thì Đức Thắng không nhận ra cô gái mà mình đã gặp và cảm tình. Hôm ấy nói là cả nhà nhưng cũng chỉ có mẹ và anh trai của Diễm Châu ở hải quân về nghĩ Tết. Bố Diễm Châu mất đã 5 năm. Qua câu chuyện đầu xuân, gia đình Diễm Châu biết Đức Thắng chưa lập gia đình, là con út của một gia đình mà bố mẹ đã nghĩ hưu. Đức Thắng là bộ đội chuyển ngành về hải quan đã 3 năm, hiện là nhân viên trong đội chống buôn lậu qua biên giới. Đôi tai tài gái sắc chưa ngõ chuyện yêu đương nhưng xem ra mẹ và anh của Diễm Châu đã thấy mát mẻ trong lòng và mong thầm cho chúng nên đôi đẹp lứa. Khi Đức Thắng chuẩn bị xin phép ra về thì từ ngoài ngõ có một chiếc ô tô 4 chỗ ngồi dừng lại. Đôi vợ chồng trên xe bước xuống với dáng vẻ sang trọng. Thì ra, vợ chồng dì ruột của Diễm Châu từ Đà Nẵng ra thăm Tết. Bước vào nhà, nhìn thấy Đức Thắng, bà dì ngờ ngợ: “Hình như đã gặp người này ở đâu rồi?”. Bà cố nhớ lại. Đức Thắng xin phép ra về. Diễm Châu tiễn anh ra tận cuối ngõ và nhìn theo rất âu yếm đến khi anh khuất mới vào nhà.

Bà dì nhớ ra và hỏi Diễm Châu:

- Cái tay vừa rồi có phải là hải quan cửa khẩu không?

 - Dạ đúng. Nhưng sao hở dì?

- Chết rồi! Sao cháu lại quen nó. Đó là cái thằng mất nết nhất mà dì gặp. Hai lần nó tịch thu hàng của dì đấy. Nghe nói người quen của nó đi buôn hàng lậu nó cũng không chừa.

Diễm Châu ngạc nhiên:

- Sao lại thế? Dì buôn lậu à?

- Thì dì mua hàng từ Lào về, thuê người mang hàng vượt sông, trốn chui trốn lũi ban đêm để tránh cửa khẩu. Thế mà cái thằng ấy đầu têu cả nhóm kiên quyết bắt tịch thu hàng. Xin gì nó cũng không nghe. Dì dúi cho cả nhóm trăm triệu bạc mà nó còn cảnh cáo dì là hối lộ… Cái thứ không có tính người ấy mà cháu cũng quen được à? Dì không muốn thấy nó.

Diễm Châu hơi buồn:

- Dì nói thế thì cháu biết thế. Nhưng anh ấy có làm sai đâu?

- Dì nói vậy mà cháu không hiểu gì hết. Hay yêu nó rồi? Yêu gì cái loại ấy, hả?.

Bà dì bực bội. Tự nhiên không khí mất vui. Anh trai của Diễm Châu bảo:

- Dì bỏ qua chuyện ấy đi. Đừng làm ngày Tết mất hên.

Thế là bà dì ngồi giữa bàn nói giọng cay cú:

- Tao đi buôn từ Nam chí Bắc, qua cửa khẩu nào hàng vẫn trót lọt. Các bước làm thủ tục hải quan tao lạ gì. Tốn tiền nhưng còn hàng. Đằng này đút tiền nó không lấy, chỉ tịch thu hàng. Đúng là thằng khốn nạn.

Thì ra bà dì buôn lậu mất hơn nửa tỷ tiền hàng khi trốn qua cửa khẩu. Chính Đức Thắng là người gây ra “tai họa” đó. Bà nói như trút cơn giận dữ:

 - Thằng còng làm cho thằng ngay ăn. Mình lủi khắp xó xỉn mua hàng chứ trộm cắp đâu. Đi qua cửa khẩu lại vấp phải chúng nó chặn, khám xét đủ trò. Không biết cách nôn tiền ra thì trắng tay. Mất tiền thì xót nhưng vẫn còn hàng bán gỡ lại, còn hơn gặp cái thằng ấy…

Anh ruột Diễm Châu hiểu hết chuyện, cười với dì:

- Việc họ mặc kệ họ, dì đi buôn đàng hoàng, sợ gì?

- Mày nói thế mà được à? Đi buôn mà đàng hoàng là chuyện không tưởng. Không trốn thuế thì được mấy đồng lời? Nói thật chứ, chúng nó không phải ở cái ngành ấy thì làm sao nhiều tên giàu sụ. Có tên gửi ngân hàng trên chục tỷ, rồi nhà lầu, xe hơi riêng. Không phải ăn hối lộ thì làm mọt xương cũng không có thu nhập như thế - Bà quay lại với Diễm Châu: - Cái thằng cháu quen ấy là hâm, dở ương, dở gàn, không nói là ngu. Nếu yêu nó là khổ một đời cháu ạ. Đời nào lại có kẻ không thích tiền, mà lại tiền thiên hạ cống nộp? Mèo mà chê mỡ, đồ ngớ ngẫn.

Mấy ngày Tết qua mau. Diễm Châu trở lại với trường. Chuyện rắc rối của bà dì, Diễm Châu không hé răng với Đức Thắng. Trong lòng cô, Đức Thắng là người có bản lĩnh, có đạo đức. Họ vẫn đi lại với nhau, tình cảm ngày càng gắn bó, mặn mà. Hai cơ quan đều vun vén cho họ nên duyên. Tình yêu tự nó đến như nước âm thầm trong đất tưới cho cây xanh tốt. Có những đêm được nghĩ, Đức Thắng đến trường thăm Diễm Châu. Ngôi trường ở miền núi tĩnh lặng. Học sinh ở xa, chỉ có giáo viên nội trú quây quần, đầm ấm. Tiếng mang “tác”, tiếng rừng cây gió hú, tiếng suối xa lúc khoan lúc nhặt… tạo nên âm thanh miền sơn cước vào đêm nghe buồn buồn, nao nao trong lòng. Diễm Châu đã quen và lưu luyến với âm thanh ấy, đi đâu xa lại nhớ. Đức Thắng đã từng len lõi đường rừng ban đêm, ẩn nấp dọc triền sông rậm rì cây cối để chống buôn lậu nên rất quen với thứ âm thanh riêng có của nơi này. Giữa thanh vắng của núi rừng, họ nói đến tình yêu, đến tương lai với niềm đam mê, rung động của con tim.

Gia đình Đức Thắng đã đến nhà Diễm Châu để dắt đường dẫn lối cho chúng nên duyên chồng vợ. Đến với vùng đất đỏ Vĩnh Linh, được người yêu dẫn đi bãi tắm Cửa Tùng, địa đạo Vĩnh Mốc, Rú Lịnh… Đức Thắng rất ngỡ ngàng. Xứ sở tiêu, chè, cao su xanh ngút mắt, nơi đã sinh ra người con gái nết na, dịu dàng để cho anh mê mẩn tìm về. Nước da bồ quân của Diễm Châu phảng phất màu nắng gió nơi cô đã sinh ra, lớn lên, mặn mà duyên dáng. Đức Thắng thầm cảm ơn xứ sở này đã trao cho anh một người con gái mang nét đẹp của hương đồng gió nội và tâm hồn trong veo như giọt sương mai trên những búp chè.

Gia đình Đức Thắng không ở trung tâm thành phố, cũng có nét vừa nông thôn, vừa thành phố, gần gủi xiết bao. Nói là cán bộ hải quan nhưng gia đình anh không phải giàu có. Mọi phương tiện sinh hoạt trong nhà cũng giống gia đình Diễm Châu. Bà dì nói đúng. Nhưng theo cách hiểu của Diễm Châu thì Đức Thắng là cán bộ hải quan biết giữ mình, không tham lam trước cám dỗ vật chất để rồi chính những kẻ hối lộ khinh bỉ, nguyền rủa sau lưng. Diễm Châu càng kính trọng và yêu anh hơn.

Cấp trên đã nhìn nhận rất rõ về Đức Thắng. Anh được cất nhắc, đề bạt làm đội trưởng chống buôn lậu qua cửa khẩu. Bà dì ở Đà Nẵng vẫn điện ra gia đình Diễm Châu thăm hỏi và lúc nào cũng đá qua chuyện yêu đương của đứa cháu yêu. Khi nghe mẹ Diễm Châu nói người yêu của Diễm Châu bây giờ là đội trưởng chống buôn lậu thì bà dì bỗng chột dạ. Có một lần bà dì nói với Diễm Châu qua điện thoại:

- Cháu và nó có hợp nhau không? Hình như nó là thằng “thần kinh”? liệu nghe chưa, chuyện trăm năm không đùa.

Diễm Châu trả lời dì quả quyết và tự tin:

- Dì ơi! Sao anh ấy mà “thần kinh” hở dì? Sống với anh ấy cháu không sợ giữa chừng phải vào nhà đá thăm chồng - Thế rồi Diễm Châu lại đùa với dì:

Dì còn biết nói sao được nữa. Nhưng bà không còn gay gắt với cháu gái đã thực sự lớn khôn. Bà lẫm nhẫm một mình: “Nó nói phải. Ối thằng tham lam, ăn hối lộ, tham nhũng, đi tù mọt gông, khổ vợ con, ô nhục cả dòng họ hai bên…”.

Bà dì nghĩ và thán phục cháu gái. Thời nay, bọn trẻ yêu nhau theo kiểu “mì ăn liền”, “đi tàu nhanh” nhan nhãn. Chúng nó trẻ người non dạ, coi hạnh phúc vợ chồng là trò đùa, thích thì lấy, không thích thì thôi, không cần tìm hiểu gốc gác, thỏa thích xong là chán bỏ nhau. Không ít cặp trai gái còn yêu thử, sống thử vợ chồng, không hợp thì “bai” như cơm bữa. Nhiều học sinh cấp 3 đã sành điệu chăn gối. Khối đứa nạo thai nhiều lần, hậu quả vô sinh, kêu trời không thấu. Trong cặp sách nhiều nữ sinh cấp 3 có cả hộp bao cao su OK. Ngay cả một số học sinh gái cấp 2 mà bao cao su đã thường trực trong cặp. Ôi trời ơi! Thời nay sao có những chuyện khủng khiếp quá. Nói ra nghe nhức nhối. Nhiều gia đình có con gái hư, phải bế cháu ngoại không có bố để mẹ nó mãi mê “kiếm tiền” khắp nơi. Con cái đã làm cho nhiều gia đình không cất mặt nổi với thiên hạ.

Thế nhưng với cháu gái của bà và Đức Thắng, chúng yêu nhau bằng trái tim và cả lý trí, lòng chung thủy. Hai gia đình giữ nề nếp, theo thủ tục từng bước để cho đôi trẻ nên duyên, còn có một thời gian tìm hiểu, nhìn nhận kỹ về nhau để đến khi “ván đã đóng thuyền” không còn ân hận.

Mới đó mà đã gần một năm kể từ lúc anh chị bén duyên. Tết này, họ sẽ tổ chức đám cưới. Chỉ còn vẻn vẹn một tháng nữa là anh chị hòa hợp một nhà - ngày vui nhất của đời người. Cái ngày chính thức bên này có rễ, bên kia có con dâu đang đến gần. Từ khi gặp được Diễm Châu, Đức Thắng làm việc hăng hái hơn, phấn chấn hơn, trong lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui. Cô ấy chính là mùa xuân của anh. Đơn vị anh đã có danh sách khen thưởng cả năm. Đức Thắng ngoài số tiền thưởng chung của đơn vị, còn được thêm một khoản về thành tích chống buôn lậu. Lại thêm một tin vui, anh đã được cấp trên cất nhắc, bổ nhiệm làm phó trạm hải quan cửa khẩu, sắp nhận quyết định. Những niềm vui ấy nói với gia đình đôi bên rằng: anh đang làm đúng chức năng một cán bộ hải quan. Diễm Châu là người sung sướng nhất. Vì chính em đã biết chọn cho mình một đức lang quân để cùng chia xẻ buồn vui cho đến trọn đời… Anh là bờ vai vững chải để cho em nương tựa trong cuộc sống trăm năm.

Bà dì ở Đà Nẵng trên chuyến đi ra phía Bắc để buôn hàng Tết. Khi đến cửa khẩu thì nghe tin mấy vị cán bộ hải quan ở đó mới bị công an bắt về tội nhận hối lộ, bảo lãnh hàng lậu qua biên giới. Thế là bể mánh, “đường dây” hợp tác chìm của bà bị đứt. Tết này bà mất một khoản thu nhập không nhỏ. Bà buồn bả trở về Đà Nẵng ngay. Bà điện cho Diễm Châu:

- Cháu à! Đám cưới của cháu, dì dượng sẽ ra trước một ngày. Dì rất mừng cho cháu. Chuyện dì cháu nói với nhau bữa trước, đừng cho nó biết nhé.

Diễm Châu bất ngờ trước thái độ đổi khác của dì. Chính trong lòng dì thừa nhận đứa cháu rễ của bà là một người tốt thực sự, chắc chắn sẽ mang lại hạnh phúc cho đứa cháu yêu của bà.

Diễm Châu cảm động:

- Dì ơi! Ít bữa nữa cháu và anh ấy vào thăm dì dượng và gửi thiếp mời luôn…

Mùa xuân đang ngập tràn trong lòng Diễm Châu. Cô rạo rực cất tiếng hát khe khẽ bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Nắng ấm đã trãi rộng khắp bản làng, đồi nương, vờn bay trong điệp trùng màu lá tươi non của núi rừng. Trời đẹp quá! Diễm Châu thấy mùa xuân đến sớm hơn mọi năm.

                                                                                                    L.N.H

 

Lê Nguyên Hồng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 197 tháng 02/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground