Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Cỏ

i ơi…!” - Một tiếng kêu trong vắt vang lên rồi đứt ra nghẽn lại sau tiếng nấc.

Tôi giật mình tỉnh dậy, nước mắt tràn ra từ bao giờ. Hình như tiếng kêu đó vang lên trong một giấc mơ còn mờ ảo tan trong trùng trùng vô thức…

Tôi đã đọc đâu đó, người ta nói rằng: một nửa giấc mơ của bạn sẽ mất đi sau năm phút di chuyển. Bởi thế tôi cố gắng không xê dịch cơ thể, tĩnh lặng trong âm thanh của buổi sáng còn tờ mờ sương, chẳng dám nhìn vào những tán lá động, chỉ để cố nhớ lại giấc mơ kỳ lạ nào vừa đi qua mà làm sự yếu đuối trong tôi bật khóc. Thế nhưng, điều mà khoa học chứng minh kia dường như ngược lại. Tôi hầu như không thể nhớ những giấc mơ của mình khi vừa tỉnh dậy dù cảm giác vẫn còn lưng chừng đâu đó. Có thể vài phút nữa thôi nó sẽ hiện về, hoặc là một lúc nào đó khi ta đang đi hay đang tĩnh lặng vô thức.

Dì Thu trở mình, từng cơn ho dài kéo lên rồi đứt. Dì nằm ngủ ở gian bếp. Căn bệnh thấp khớp vẫn đêm đêm hành hạ dì bao năm nay. Chiếc giường tôi đang nằm là của em trai Thảo. Cậu ấy lấy vợ ở Campuchia, một năm về nhà vài ngày rồi lại đi. Người ta bảo cậu bị bùa mê tình. Năm đó đi làm việc ở Campuchia cậu đã yêu một cô gái người Chăm. Khi có ý định chia tay và trở về nước cô gái đã buộc chặt cậu bằng thứ mà người ta gọi là bùa mê tình khiến năm nào dù có về nhà thăm mẹ thì vài ngày sau cậu cũng tự quay trở lại. Buổi sáng thức dậy không thấy con đâu là dì biết nó đang trên đường trở lại mảnh đất xa xôi ấy. Dì Thu sống cô đơn trong căn nhà lạnh lẽo nhưng dì vẫn phải sống và hy vọng ngày con trai trở về.

Tôi và Thảo cùng uống chung một bầu sữa mẹ. Sinh tôi chưa bao lâu thì mẹ bị mất sữa. Nội nói phải kiếm bằng được sữa mẹ cho tôi. Ba đi khắp nơi tìm người xin cho tôi bú nhờ. Nhà dì Thu ở cách nhà tôi một con sông. Ngày đó ba vẫn chèo thuyền đưa hai mẹ con tôi qua nhà dì Thu. Tôi sống được khỏe mạnh cũng nhờ dòng sữa ấm áp của dì. Nội bảo, công ơn dì Thu không bao giờ được quên. Người lớn còn hứa với nhau sau này cho tôi và Thảo cưới nhau để nối tiếp cái duyên nợ ấy.

Chúng tôi lên lớp năm thì ba Thảo mất vì tai nạn. Khi mà tôi còn chưa biết cầm cái chổi quét nhà thì Thảo đã thay mẹ chăm em, vừa làm việc nhà vừa học bài.

Lớn lên, biết chèo thuyền, tôi thường chèo qua nhà Thảo chơi, chở Thảo đi hái sen, vớt bèo cho lợn. Thảo dịu dàng, mỏng manh. Khuôn mặt em nhỏ nhắn, còn đôi mắt thì to tròn, đen nhánh. Mái tóc em không bao giờ dài quá lưng vì nó quá mảnh và yếu ớt như cái thân hình mảnh dẻ của em vậy.

Tôi thi đỗ đại học, còn Thảo ở nhà. Em nói nếu có thể thì năm sau em sẽ thi tiếp. Mỗi tháng tôi lại bắt chuyến tàu từ sáng sớm tinh mơ, chờ đợi rồi chen lấn mua vé để về nhà. Ga tàu cách nhà tôi vài cây số nhưng không xa nhà Thảo là mấy. Mỗi lần xuống tàu với tôi như một khoảnh khắc quá đẹp đẽ không thể nào quên. Khi tiếng còi tàu rít lên chưa dứt, mặc cho các cô nhân viên dặn phải ngồi yên, tôi cứ thấp thỏm nhìn ra cửa sổ nơi Thảo vẫn thường đứng đón tôi với chiếc xe đạp ấy, vào khoảng thời gian ấy, cùng chiếc nón thắt quai màu tím ôm lấy khuôn mặt em dịu dàng. Cái hình ảnh em đứng đó bình tĩnh chờ đợi tựa như cơn gió mát dịu thổi vào tim tôi một cảm giác yên bình mà chẳng nơi nào có được. Có những hôm tàu trễ cả tiếng đồng hồ, trưa nắng chang chang vẫn thấy em đứng đợi ở đó, trên giỏ xe còn có vài bông sen thật đẹp. Năm tháng trôi qua, thứ tình yêu không ngôn ngữ ấy đã nuôi lấy tâm hồn tôi vượt qua bao khó khăn, thử thách, đạp vỡ những cám dỗ đời thường và có những giây phút thực sự thăng hoa cho nghệ thuật. Tôi yêu em thứ tình yêu tinh khiết, mộc mạc như hoa cỏ nội đồng, với một tình thương khó lời nào diễn tả hết.

Em cùng tôi ngồi trên cỏ nhìn ra bàu sen. Những búp sen màu hồng nhạt vươn cao trên mặt nước. Bên dưới, những chiếc lá trải rộng xanh ngắt như bàn tay cứng cáp che chắn, nâng niu cho những bông sen luôn sạch sẽ, đẹp rạng ngời. Thảo nói em thích nhất là hoa sen. Tôi ghé vào tai em tinh nghịch:

- Anh thì thích Thảo. - Em nghiêng đầu thắc mắc:

- Thế anh không thích hoa sen sao? - Tôi giả bộ thở dài, nhoài người nhìn ra phía bàu sen và nói:

- Anh xin lỗi hoa sen nhé. Hoa sen thật đẹp! Nhưng người con gái ngồi đây lại giống hệt hoa sen, mà anh lại thích cô ấy mất rồi…

Thảo ngại ngùng bâng mặt rúc vào ngực tôi. Đôi khi tôi cảm thấy em xem tôi như người anh, muốn tựa, muốn ôm nhưng chưa lần nào em dám khóc, dẫu qua ánh mắt tôi đoán biết em có điều gì ấp ủ. Thảo hái một lá cỏ đặt vào lồng bàn tay rồi khe khẽ:

- Em chỉ muốn là cỏ, một nhánh cỏ nhỏ bé giữa đời. Cỏ rất bình thường, không đẹp, không sặc sỡ và chẳng ai chú ý đến. Nó chỉ sống đủ thời gian cần thiết, một cuộc sống bình lặng, ý nghĩa rồi tự lụi tàn.

- Em nói sao buồn quá! Nhưng em biết không, hương cỏ chẳng có gì đặc biệt nhưng ai đã yêu nó thì dẫu đi đâu về đâu họ cũng chỉ muốn trở về để được ngửi thấy mùi quê hương đồng nội mà thôi…

Những cuộc tranh luận của chúng tôi bao giờ cũng đưa đến kết quả là tôi thương em nhiều hơn. Dẫu hoàn cảnh khiến em có những suy nghĩ buồn nhưng tôi biết, đằng sau đó vẫn là Thảo của tôi, một cô gái nhân hậu, chịu khó và hơn ai hết, em mang vẻ đẹp một người con gái thôn quê mộc mạc, dịu hiền.

*  *  *

Năn nỉ mãi Thảo mới chịu làm mẫu cho tôi vẽ. Em chèo thuyền hái sen, cái hình ảnh rất đỗi bình dị, quen thuộc ấy bỗng nhiên trong giây phút thiêng liêng của nghệ thuật trở nên đẹp lạ lùng. Bàn tay nhỏ gầy của em nhẹ khua xuống mặt nước cho thuyền trôi thật chậm, chiếc áo bà ba, chiếc nón buộc dây màu tim tím…tất cả đều rất chậm rãi in vào trí nhớ tôi. Có những khoảnh khắc tôi mải ngắm em mà quên mất mình phải vẽ. Thảo rất ít cười, tuy rằng với tôi nụ cười em thật đẹp. Em không có má đồng tiền, không có chiếc răng khểnh duyên dáng nhưng tôi tôn thờ làm sao những giây phút được ngắm nụ cười rất khẽ của em.

Lần đó trời mưa nên tranh vẫn chưa vẽ xong. Tôi nhờ Thảo giữ hộ, đợi một buổi sáng thời tiết thật đẹp lại cùng em đến bàu sen vẽ tiếp.

Cứ mỗi lần tiếng còi tàu vang lên, chiếc tàu bắt đầu cựa quậy trên đường ray lòng tôi lại thấy buồn và dường như tôi cũng nhìn thấy điều đó trong ánh mắt em dõi theo. Chia tay em tôi trở lại trường, lao vào vẽ như một kẻ điên, cố gắng dành được kết quả tốt nhất làm món quà tặng em. Nếu biết đó là lần cuối cùng được gặp em thì tôi đã không bao giờ bước lên chuyến tàu ngày hôm đó.

Tiếng còi tàu rít lên giục giã, lòng tôi bỗng nhiên cảm thấy sợ, có bao giờ tôi sẽ không còn được thấy em đứng đó đợi tôi như em vẫn. Bước xuống chuyến tàu cuối cùng của cuộc đời sinh viên, tôi cố đợi cho sân ga vắng vẻ, nhìn quanh vẫn không thấy em đâu. Tôi tự an ủi lòng mình hẳn là em không biết hôm nay tôi về. Tôi vội vã, băng qua đường ray chạy nhanh về nhà em. Như mọi lần tôi gọi Thảo ơi, dì Thu ơi… Dì Thu đang ngồi ở cửa nhà, có vẻ như dì đang khóc, vội vàng lấy tay áo lau nước mắt. Không kịp đợi dì đáp lại, có điều gì đó thật kỳ lạ, tôi lần theo mùi trầm hương đang tỏa từ trong nhà ra. Chiếc ba lô và cọ vẽ rơi lả tả theo bước chân tôi vô hồn. Đằng sau những bình hoa sen nở to là làn khói nghi ngút bay lên. Khuôn mặt Thảo dần hiện ra bên một đài sen rụng cánh. Đôi mắt em mở to nhìn tôi. Nụ cười em, thứ mà tôi tôn thờ vì vẫn luôn làm tôi cảm thấy ấm áp, thân thương, nay lại chạm vào trái tim tôi sao nhói đau đến thế. Tôi không đứng vững nữa, càng không dám nhìn thêm vào khuôn mặt em. Dì Thu đến bên cạnh tôi từ lúc nào, nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng. Có thể lúc ấy dì đang nghĩ rằng trong vòng tay dì là Thảo. Còn tôi, tôi khao khát dù chỉ một lần nữa thôi được em tựa vào ngực rồi gọi tiếng “anh” khẽ như một cô bé. Tôi muốn được chở che cho em suốt đời. Nhưng cái cơ hội đó em cũng không cho tôi một lần được nói ra…

Dì Thu khóc, hơi thở của dì đứt ra từng mảnh rồi tan như làn khói giữa không trung. Dì Thu vốn rất hay cười. Dì thường nói, tiếng cười sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn, nhọc nhằn. Phải chăm lo cho hai chị em nên dì luôn bận rộn từ sáng sớm đến tận khuya. Khi trời vẫn còn mờ sương dì đã gánh xôi đi bán rong hàng chục cây số. Buổi chiều trở về lại tất tưởi ra đồng. Thảo bệnh nhưng em đã dấu những cơn đau một mình chịu đựng. Dường như em đã gắn cho mình một số mệnh và lặng lẽ sống cùng nó. Một buổi chiều muộn làm đồng trở về dì Thu thấy con đang nằm im trên giường, mềm mại, mỏng manh như một lá cỏ mùa thu. Sự ra đi của Thảo dường như đã mang theo cả nụ cười còn lại của dì.

*  *  *

Tôi ngồi dậy lau nước mắt, ra múc nước giếng rửa mặt. Một mùi thơm thân quen chợt tràn lên sống mũi như luồng cảm xúc mênh mang gợi bao niềm thương nhớ. Mùi hương cỏ tan vào trong gió rủ nhau về tắm gội miền ký ức tôi vào buổi ban mai nắng hồng. Và đâu đó những mảnh ghép giấc mơ kia hiện về, tôi lại ngẩn ngơ trong miền vô thức. Tôi thấy mình đang chào tạm biệt bạn bè rồi vội vàng chạy về nhà thật nhanh. Chạy mãi, chạy mãi với một ý chí rất cao như thể cần phải trở về để làm một việc gì đó còn dang dở. Rồi tôi thấy mình đang đứng trên một cây cầu, đúng ra là trên những guồng nước liên tiếp nhau quay tít, dưới kia là dòng suối đang cuộn chảy. Tôi cố gắng lách qua từng guồng nước để tiến về phía trước. Bỗng nhiên, kẻ vượt guồng nước lại bị lạc vào giữa một khu rừng, lạ thay khu rừng chỉ toàn cây cỏ không một tiếng động của muông thú hay bất cứ âm thanh gì của sự sống. Sự lặng yên đến ớn lạnh kéo dài trong một thời gian mà tôi nghĩ đối với một giấc mơ thì nó không hề ngắn. Có lẽ lúc đó linh hồn tôi đang bay lơ lững trong chính giấc mơ của mình tìm một lời giải. Một lúc sau tôi thấy mình xuất hiện cạnh một con đường có xe cộ và nhiều người qua lại. Sự sống thì sôi động nhưng tất cả đều xa lạ tựa như những hình thể chuyển động, song vô cảm. Tôi kể về những nơi tôi vừa đi qua và hỏi đường, hầu như tất cả những con người kia nhìn tôi với ánh mắt khó hiểu. Tôi không nghe thấy họ nói gì, cũng không nghe thấy tôi đang hỏi đường về đâu. Hình như cả tôi và họ không hề hiểu nhau và có lẽ chẳng thể hiểu nhau. Sự hoang mang khiến tôi đứng lặng yên trong giây lát. Có cái gì đó ôm chặt lấy chân tôi, một đứa bé nhỏ xíu, như vừa mọc lên từ lồng đất. Tôi nói nó mọc lên vì tôi chẳng hề cảm thấy sự tồn tại của nó trước đó. Đôi mắt nó sáng trong như thiên thần nhìn lên tôi đầy thương cảm. Nó nhìn tôi một hồi lâu, còn đôi tay thì mỗi lúc một siết chặt. Hai đôi mắt cứ nhìn nhau như thế rồi bỗng nhiên một tiếng kêu vang lên “ới ơi…!” từ khuôn miệng bé xinh, trong veo như một giọt sương mai đọng trên nhánh cỏ non chưa ai chạm đến. Tiếng kêu cao vút rồi đứt gãy bởi một tiếng nấc. Và nước mắt tôi trào ra. Giấc mơ tan…

*  *  *

Đã hai năm trôi qua. Mỗi lần về nhà tôi vẫn thường sang thăm dì Thu nhưng chưa lần nào ngủ lại. Đã có lần dì nhắc tôi về bức tranh ngày xưa còn dang dở, nhưng dường như mỗi khi tôi có ý định mang nó ra để hoàn thành thì một cảm giác xót xa bỗng trào dâng chặn đứng suy nghĩ đó. Lần này tôi muốn vẽ. Lẽ nào giấc mơ kia do chính Thảo mang đến, hay em muốn nhắc nhở tôi hãy làm tiếp cái việc mà tôi đã cố chạy thật nhanh để trở về thực hiện. Tôi nhớ ra mùi hương trong cái khoảnh khắc mình đang bay lên giữa không gian tĩnh lặng của giấc mơ, đó là mùi của cỏ, mùi hương rất nhẹ và rất đỗi thân quen.

Tôi mang bức tranh ra bàu sen đặt lên giá vẽ. Hình bóng của Thảo, tất cả khung cảnh ngày ấy hiện về trước mắt tôi như còn đây. Tôi khuấy nhẹ lên bức tranh một làn nước mỏng, có lẽ chừng đó đã đủ vì chính Thảo mới là linh hồn và dường như em đang ở đấy, trên chiếc thuyền nhỏ rẽ nước qua những đám sen đang vươn lên trong nắng sớm. Ngắm em trong tranh nước mắt tôi khẽ rơi xuống đám cỏ. Tôi ngồi bệt xuống và lướt nhẹ tay lên làn cỏ êm như tấm nhung mềm, nhớ có lần em nói chỉ muốn làm nhánh cỏ giữa đời…

Tôi lồng bức tranh vào khung kính gắn vào chính giữa Gallery, cái thế giới yên tĩnh mà tôi từng mơ ước giờ đã có. Nhiều vị khách muốn mua bức tranh Cỏ với giá cao nhưng tôi sẽ không bao giờ bán tác phẩm quý giá nhất đời mình. Một số người vẫn hay đặt câu hỏi “Tại sao trong tranh không hề có dấu vết một ngọn cỏ nào mà lại đặt tên là Cỏ?” Tôi chỉ cười và nói “Đơn giản vì đó là Cỏ.”

Tôi ngắm em hàng giờ, trong tranh. Tôi biết rằng rồi đây tôi sẽ già, còn em sẽ mãi đẹp như thế, dịu dàng, tinh khôi như thế.

Mỗi lần ở lại phòng tranh, đêm khuya thức giấc tôi lại ra ngồi giữa phòng hút thuốc. Trong làn khói thuốc mơ màng tôi thấy em từ trong tranh bước ra đưa tay tiến lại gần tôi, bàn tay em nhỏ gầy, mềm mại tựa lá cỏ mùa thu…

N.D.H 

 

i ơi…!” - Một tiếng kêu trong vắt vang lên rồi đứt ra nghẽn lại sau tiếng nấc.

Tôi giật mình tỉnh dậy, nước mắt tràn ra từ bao giờ. Hình như tiếng kêu đó vang lên trong một giấc mơ còn mờ ảo tan trong trùng trùng vô thức…

Tôi đã đọc đâu đó, người ta nói rằng: một nửa giấc mơ của bạn sẽ mất đi sau năm phút di chuyển. Bởi thế tôi cố gắng không xê dịch cơ thể, tĩnh lặng trong âm thanh của buổi sáng còn tờ mờ sương, chẳng dám nhìn vào những tán lá động, chỉ để cố nhớ lại giấc mơ kỳ lạ nào vừa đi qua mà làm sự yếu đuối trong tôi bật khóc. Thế nhưng, điều mà khoa học chứng minh kia dường như ngược lại. Tôi hầu như không thể nhớ những giấc mơ của mình khi vừa tỉnh dậy dù cảm giác vẫn còn lưng chừng đâu đó. Có thể vài phút nữa thôi nó sẽ hiện về, hoặc là một lúc nào đó khi ta đang đi hay đang tĩnh lặng vô thức.

Dì Thu trở mình, từng cơn ho dài kéo lên rồi đứt. Dì nằm ngủ ở gian bếp. Căn bệnh thấp khớp vẫn đêm đêm hành hạ dì bao năm nay. Chiếc giường tôi đang nằm là của em trai Thảo. Cậu ấy lấy vợ ở Campuchia, một năm về nhà vài ngày rồi lại đi. Người ta bảo cậu bị bùa mê tình. Năm đó đi làm việc ở Campuchia cậu đã yêu một cô gái người Chăm. Khi có ý định chia tay và trở về nước cô gái đã buộc chặt cậu bằng thứ mà người ta gọi là bùa mê tình khiến năm nào dù có về nhà thăm mẹ thì vài ngày sau cậu cũng tự quay trở lại. Buổi sáng thức dậy không thấy con đâu là dì biết nó đang trên đường trở lại mảnh đất xa xôi ấy. Dì Thu sống cô đơn trong căn nhà lạnh lẽo nhưng dì vẫn phải sống và hy vọng ngày con trai trở về.

Tôi và Thảo cùng uống chung một bầu sữa mẹ. Sinh tôi chưa bao lâu thì mẹ bị mất sữa. Nội nói phải kiếm bằng được sữa mẹ cho tôi. Ba đi khắp nơi tìm người xin cho tôi bú nhờ. Nhà dì Thu ở cách nhà tôi một con sông. Ngày đó ba vẫn chèo thuyền đưa hai mẹ con tôi qua nhà dì Thu. Tôi sống được khỏe mạnh cũng nhờ dòng sữa ấm áp của dì. Nội bảo, công ơn dì Thu không bao giờ được quên. Người lớn còn hứa với nhau sau này cho tôi và Thảo cưới nhau để nối tiếp cái duyên nợ ấy.

Chúng tôi lên lớp năm thì ba Thảo mất vì tai nạn. Khi mà tôi còn chưa biết cầm cái chổi quét nhà thì Thảo đã thay mẹ chăm em, vừa làm việc nhà vừa học bài.

Lớn lên, biết chèo thuyền, tôi thường chèo qua nhà Thảo chơi, chở Thảo đi hái sen, vớt bèo cho lợn. Thảo dịu dàng, mỏng manh. Khuôn mặt em nhỏ nhắn, còn đôi mắt thì to tròn, đen nhánh. Mái tóc em không bao giờ dài quá lưng vì nó quá mảnh và yếu ớt như cái thân hình mảnh dẻ của em vậy.

Tôi thi đỗ đại học, còn Thảo ở nhà. Em nói nếu có thể thì năm sau em sẽ thi tiếp. Mỗi tháng tôi lại bắt chuyến tàu từ sáng sớm tinh mơ, chờ đợi rồi chen lấn mua vé để về nhà. Ga tàu cách nhà tôi vài cây số nhưng không xa nhà Thảo là mấy. Mỗi lần xuống tàu với tôi như một khoảnh khắc quá đẹp đẽ không thể nào quên. Khi tiếng còi tàu rít lên chưa dứt, mặc cho các cô nhân viên dặn phải ngồi yên, tôi cứ thấp thỏm nhìn ra cửa sổ nơi Thảo vẫn thường đứng đón tôi với chiếc xe đạp ấy, vào khoảng thời gian ấy, cùng chiếc nón thắt quai màu tím ôm lấy khuôn mặt em dịu dàng. Cái hình ảnh em đứng đó bình tĩnh chờ đợi tựa như cơn gió mát dịu thổi vào tim tôi một cảm giác yên bình mà chẳng nơi nào có được. Có những hôm tàu trễ cả tiếng đồng hồ, trưa nắng chang chang vẫn thấy em đứng đợi ở đó, trên giỏ xe còn có vài bông sen thật đẹp. Năm tháng trôi qua, thứ tình yêu không ngôn ngữ ấy đã nuôi lấy tâm hồn tôi vượt qua bao khó khăn, thử thách, đạp vỡ những cám dỗ đời thường và có những giây phút thực sự thăng hoa cho nghệ thuật. Tôi yêu em thứ tình yêu tinh khiết, mộc mạc như hoa cỏ nội đồng, với một tình thương khó lời nào diễn tả hết.

Em cùng tôi ngồi trên cỏ nhìn ra bàu sen. Những búp sen màu hồng nhạt vươn cao trên mặt nước. Bên dưới, những chiếc lá trải rộng xanh ngắt như bàn tay cứng cáp che chắn, nâng niu cho những bông sen luôn sạch sẽ, đẹp rạng ngời. Thảo nói em thích nhất là hoa sen. Tôi ghé vào tai em tinh nghịch:

- Anh thì thích Thảo. - Em nghiêng đầu thắc mắc:

- Thế anh không thích hoa sen sao? - Tôi giả bộ thở dài, nhoài người nhìn ra phía bàu sen và nói:

- Anh xin lỗi hoa sen nhé. Hoa sen thật đẹp! Nhưng người con gái ngồi đây lại giống hệt hoa sen, mà anh lại thích cô ấy mất rồi…

Thảo ngại ngùng bâng mặt rúc vào ngực tôi. Đôi khi tôi cảm thấy em xem tôi như người anh, muốn tựa, muốn ôm nhưng chưa lần nào em dám khóc, dẫu qua ánh mắt tôi đoán biết em có điều gì ấp ủ. Thảo hái một lá cỏ đặt vào lồng bàn tay rồi khe khẽ:

- Em chỉ muốn là cỏ, một nhánh cỏ nhỏ bé giữa đời. Cỏ rất bình thường, không đẹp, không sặc sỡ và chẳng ai chú ý đến. Nó chỉ sống đủ thời gian cần thiết, một cuộc sống bình lặng, ý nghĩa rồi tự lụi tàn.

- Em nói sao buồn quá! Nhưng em biết không, hương cỏ chẳng có gì đặc biệt nhưng ai đã yêu nó thì dẫu đi đâu về đâu họ cũng chỉ muốn trở về để được ngửi thấy mùi quê hương đồng nội mà thôi…

Những cuộc tranh luận của chúng tôi bao giờ cũng đưa đến kết quả là tôi thương em nhiều hơn. Dẫu hoàn cảnh khiến em có những suy nghĩ buồn nhưng tôi biết, đằng sau đó vẫn là Thảo của tôi, một cô gái nhân hậu, chịu khó và hơn ai hết, em mang vẻ đẹp một người con gái thôn quê mộc mạc, dịu hiền.

*  *  *

Năn nỉ mãi Thảo mới chịu làm mẫu cho tôi vẽ. Em chèo thuyền hái sen, cái hình ảnh rất đỗi bình dị, quen thuộc ấy bỗng nhiên trong giây phút thiêng liêng của nghệ thuật trở nên đẹp lạ lùng. Bàn tay nhỏ gầy của em nhẹ khua xuống mặt nước cho thuyền trôi thật chậm, chiếc áo bà ba, chiếc nón buộc dây màu tim tím…tất cả đều rất chậm rãi in vào trí nhớ tôi. Có những khoảnh khắc tôi mải ngắm em mà quên mất mình phải vẽ. Thảo rất ít cười, tuy rằng với tôi nụ cười em thật đẹp. Em không có má đồng tiền, không có chiếc răng khểnh duyên dáng nhưng tôi tôn thờ làm sao những giây phút được ngắm nụ cười rất khẽ của em.

Lần đó trời mưa nên tranh vẫn chưa vẽ xong. Tôi nhờ Thảo giữ hộ, đợi một buổi sáng thời tiết thật đẹp lại cùng em đến bàu sen vẽ tiếp.

Cứ mỗi lần tiếng còi tàu vang lên, chiếc tàu bắt đầu cựa quậy trên đường ray lòng tôi lại thấy buồn và dường như tôi cũng nhìn thấy điều đó trong ánh mắt em dõi theo. Chia tay em tôi trở lại trường, lao vào vẽ như một kẻ điên, cố gắng dành được kết quả tốt nhất làm món quà tặng em. Nếu biết đó là lần cuối cùng được gặp em thì tôi đã không bao giờ bước lên chuyến tàu ngày hôm đó.

Tiếng còi tàu rít lên giục giã, lòng tôi bỗng nhiên cảm thấy sợ, có bao giờ tôi sẽ không còn được thấy em đứng đó đợi tôi như em vẫn. Bước xuống chuyến tàu cuối cùng của cuộc đời sinh viên, tôi cố đợi cho sân ga vắng vẻ, nhìn quanh vẫn không thấy em đâu. Tôi tự an ủi lòng mình hẳn là em không biết hôm nay tôi về. Tôi vội vã, băng qua đường ray chạy nhanh về nhà em. Như mọi lần tôi gọi Thảo ơi, dì Thu ơi… Dì Thu đang ngồi ở cửa nhà, có vẻ như dì đang khóc, vội vàng lấy tay áo lau nước mắt. Không kịp đợi dì đáp lại, có điều gì đó thật kỳ lạ, tôi lần theo mùi trầm hương đang tỏa từ trong nhà ra. Chiếc ba lô và cọ vẽ rơi lả tả theo bước chân tôi vô hồn. Đằng sau những bình hoa sen nở to là làn khói nghi ngút bay lên. Khuôn mặt Thảo dần hiện ra bên một đài sen rụng cánh. Đôi mắt em mở to nhìn tôi. Nụ cười em, thứ mà tôi tôn thờ vì vẫn luôn làm tôi cảm thấy ấm áp, thân thương, nay lại chạm vào trái tim tôi sao nhói đau đến thế. Tôi không đứng vững nữa, càng không dám nhìn thêm vào khuôn mặt em. Dì Thu đến bên cạnh tôi từ lúc nào, nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng. Có thể lúc ấy dì đang nghĩ rằng trong vòng tay dì là Thảo. Còn tôi, tôi khao khát dù chỉ một lần nữa thôi được em tựa vào ngực rồi gọi tiếng “anh” khẽ như một cô bé. Tôi muốn được chở che cho em suốt đời. Nhưng cái cơ hội đó em cũng không cho tôi một lần được nói ra…

Dì Thu khóc, hơi thở của dì đứt ra từng mảnh rồi tan như làn khói giữa không trung. Dì Thu vốn rất hay cười. Dì thường nói, tiếng cười sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn, nhọc nhằn. Phải chăm lo cho hai chị em nên dì luôn bận rộn từ sáng sớm đến tận khuya. Khi trời vẫn còn mờ sương dì đã gánh xôi đi bán rong hàng chục cây số. Buổi chiều trở về lại tất tưởi ra đồng. Thảo bệnh nhưng em đã dấu những cơn đau một mình chịu đựng. Dường như em đã gắn cho mình một số mệnh và lặng lẽ sống cùng nó. Một buổi chiều muộn làm đồng trở về dì Thu thấy con đang nằm im trên giường, mềm mại, mỏng manh như một lá cỏ mùa thu. Sự ra đi của Thảo dường như đã mang theo cả nụ cười còn lại của dì.

*  *  *

Tôi ngồi dậy lau nước mắt, ra múc nước giếng rửa mặt. Một mùi thơm thân quen chợt tràn lên sống mũi như luồng cảm xúc mênh mang gợi bao niềm thương nhớ. Mùi hương cỏ tan vào trong gió rủ nhau về tắm gội miền ký ức tôi vào buổi ban mai nắng hồng. Và đâu đó những mảnh ghép giấc mơ kia hiện về, tôi lại ngẩn ngơ trong miền vô thức. Tôi thấy mình đang chào tạm biệt bạn bè rồi vội vàng chạy về nhà thật nhanh. Chạy mãi, chạy mãi với một ý chí rất cao như thể cần phải trở về để làm một việc gì đó còn dang dở. Rồi tôi thấy mình đang đứng trên một cây cầu, đúng ra là trên những guồng nước liên tiếp nhau quay tít, dưới kia là dòng suối đang cuộn chảy. Tôi cố gắng lách qua từng guồng nước để tiến về phía trước. Bỗng nhiên, kẻ vượt guồng nước lại bị lạc vào giữa một khu rừng, lạ thay khu rừng chỉ toàn cây cỏ không một tiếng động của muông thú hay bất cứ âm thanh gì của sự sống. Sự lặng yên đến ớn lạnh kéo dài trong một thời gian mà tôi nghĩ đối với một giấc mơ thì nó không hề ngắn. Có lẽ lúc đó linh hồn tôi đang bay lơ lững trong chính giấc mơ của mình tìm một lời giải. Một lúc sau tôi thấy mình xuất hiện cạnh một con đường có xe cộ và nhiều người qua lại. Sự sống thì sôi động nhưng tất cả đều xa lạ tựa như những hình thể chuyển động, song vô cảm. Tôi kể về những nơi tôi vừa đi qua và hỏi đường, hầu như tất cả những con người kia nhìn tôi với ánh mắt khó hiểu. Tôi không nghe thấy họ nói gì, cũng không nghe thấy tôi đang hỏi đường về đâu. Hình như cả tôi và họ không hề hiểu nhau và có lẽ chẳng thể hiểu nhau. Sự hoang mang khiến tôi đứng lặng yên trong giây lát. Có cái gì đó ôm chặt lấy chân tôi, một đứa bé nhỏ xíu, như vừa mọc lên từ lồng đất. Tôi nói nó mọc lên vì tôi chẳng hề cảm thấy sự tồn tại của nó trước đó. Đôi mắt nó sáng trong như thiên thần nhìn lên tôi đầy thương cảm. Nó nhìn tôi một hồi lâu, còn đôi tay thì mỗi lúc một siết chặt. Hai đôi mắt cứ nhìn nhau như thế rồi bỗng nhiên một tiếng kêu vang lên “ới ơi…!” từ khuôn miệng bé xinh, trong veo như một giọt sương mai đọng trên nhánh cỏ non chưa ai chạm đến. Tiếng kêu cao vút rồi đứt gãy bởi một tiếng nấc. Và nước mắt tôi trào ra. Giấc mơ tan…

*  *  *

Đã hai năm trôi qua. Mỗi lần về nhà tôi vẫn thường sang thăm dì Thu nhưng chưa lần nào ngủ lại. Đã có lần dì nhắc tôi về bức tranh ngày xưa còn dang dở, nhưng dường như mỗi khi tôi có ý định mang nó ra để hoàn thành thì một cảm giác xót xa bỗng trào dâng chặn đứng suy nghĩ đó. Lần này tôi muốn vẽ. Lẽ nào giấc mơ kia do chính Thảo mang đến, hay em muốn nhắc nhở tôi hãy làm tiếp cái việc mà tôi đã cố chạy thật nhanh để trở về thực hiện. Tôi nhớ ra mùi hương trong cái khoảnh khắc mình đang bay lên giữa không gian tĩnh lặng của giấc mơ, đó là mùi của cỏ, mùi hương rất nhẹ và rất đỗi thân quen.

Tôi mang bức tranh ra bàu sen đặt lên giá vẽ. Hình bóng của Thảo, tất cả khung cảnh ngày ấy hiện về trước mắt tôi như còn đây. Tôi khuấy nhẹ lên bức tranh một làn nước mỏng, có lẽ chừng đó đã đủ vì chính Thảo mới là linh hồn và dường như em đang ở đấy, trên chiếc thuyền nhỏ rẽ nước qua những đám sen đang vươn lên trong nắng sớm. Ngắm em trong tranh nước mắt tôi khẽ rơi xuống đám cỏ. Tôi ngồi bệt xuống và lướt nhẹ tay lên làn cỏ êm như tấm nhung mềm, nhớ có lần em nói chỉ muốn làm nhánh cỏ giữa đời…

Tôi lồng bức tranh vào khung kính gắn vào chính giữa Gallery, cái thế giới yên tĩnh mà tôi từng mơ ước giờ đã có. Nhiều vị khách muốn mua bức tranh Cỏ với giá cao nhưng tôi sẽ không bao giờ bán tác phẩm quý giá nhất đời mình. Một số người vẫn hay đặt câu hỏi “Tại sao trong tranh không hề có dấu vết một ngọn cỏ nào mà lại đặt tên là Cỏ?” Tôi chỉ cười và nói “Đơn giản vì đó là Cỏ.”

Tôi ngắm em hàng giờ, trong tranh. Tôi biết rằng rồi đây tôi sẽ già, còn em sẽ mãi đẹp như thế, dịu dàng, tinh khôi như thế.

Mỗi lần ở lại phòng tranh, đêm khuya thức giấc tôi lại ra ngồi giữa phòng hút thuốc. Trong làn khói thuốc mơ màng tôi thấy em từ trong tranh bước ra đưa tay tiến lại gần tôi, bàn tay em nhỏ gầy, mềm mại tựa lá cỏ mùa thu…

N.D.H 

 

Ngô Diệu Hằng
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 223 tháng 04/2013

Mới nhất

Đại hội Phân hội Nhiếp ảnh khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

19/05/2024 lúc 01:23

TCCV Online - Chiều ngày 18/5/2024, Phân hội Nhiếp ảnh, Hội VHNT Quảng Trị đã tổ chức Đại hội khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Dùng - Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị. Dự đại hội còn có đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan và đông đảo hội viên Phân hội Nhiếp ảnh…

Thương lắm gánh đậu hũ của mẹ

17/05/2024 lúc 05:07

“Ai đậu hũ không? Ai đậu hũ không?”, những tiếng rao của mẹ văng vẳng vang lên từ đầu con hẻm nhỏ.

Vẹt ngực hồng

17/05/2024 lúc 05:04

Cái rét đã đi qua lâu rồi, nắng nóng đến sớm hơn mọi năm vậy mà hôm nay bà già mới chịu mang chăn ra phơi để thơm tho cất gọn trong góc tủ.

Bận lòng cơm cháy

17/05/2024 lúc 05:01

Ba bảo nhạt miệng, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, giá có miếng cơm cháy ở đây rồi chấm tí mắm ruốc thì hết sẩy. Bữa đi, mạ có đùm theo cho ba hũ ruốc nhưng gói không kỹ nên bị tịch thu. Hũ ruốc đó, ba đinh ninh sẽ giúp mình mặn miệng trong những ngày nếm thức ăn ở phố.

Nhớ một thời theo dấu chân Bác Hồ từng đi qua

15/05/2024 lúc 00:32

Trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, một trong những vấn đề Bác Hồ kính

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/05

25° - 27°

Mưa

22/05

24° - 26°

Mưa

23/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground