Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Con chữ quay về

T

ôi không ưa tính cách của người phụ nữ ấy nhưng hoàn cảnh buộc tôi phải cắp cặp đi theo. 

Tôi - một nhà văn được đào tạo hẳn hoi ở trường viết văn Nguyễn Du, một thời vang bóng, có nhiều truyện, nhiều thơ, nhiều bài báo góc cạnh. Không hiểu sao mấy năm gần đây chữ nghĩa bỏ tôi chạy mất dép. Tôi chán đời, chán cả bản thân. Ôi, cái ngiệp văn chương, không buồn, không vui, không cả lòng trắc ẩn làm sao có tác phẩm?             

Sáng nào cũng vậy, 7 giờ sáng mọi người phải có mặt ở cơ quan để đọc báo, chấm công rồi ai về phòng nấy. 9 giờ sáng, không ai bảo ai tất cả đều lục tục ra bàn uống trà. Đây là lúc cao điểm của mọi ý tưởng.  

Cơ quan tôi thuộc dạng lấy thu bù chi. Thu chủ yếu là tờ báo. Mỗi tháng một kỳ, tiền thu về không đủ để trang trải. Đồng tiền nhuận bút còm cõi đến mức cộng tác viên chán viết, tờ báo ngày càng vắng bóng cây đa cây đề. Tội nghiệp nhất là bộ phận phát hành, đôi khi như đi ăn xin. Những giám đốc thân thiết với cơ quan chúng tôi thì dễ dàng, nhưng với những nơi khác được họ đặt mua báo thuờng xuyên bộ phận phát hành phải tốn bao công sức. Tội nghiệp cô Hoa, mỗi lần xong việc, cô ấy về mồm cứ ngoai đi ngoai lại đến chục lần ”Em phải thể dục không thì sái cả mồm. Các anh, các chị có cách gì không chứ đi phát hành kiểu này em không còn sức nhai cơm được nữa”....

Túng thì phải tính. Ý tưởng của Lan, kế toán trưởng được mọi nguời tán đồng. Thủ trưởng, thủ phó ủng hộ tuyệt đối, trưởng phòng thì qụy lụy xun xoe quá mức. Tan cuộc trà, Lan gọi tôi lại” Em báo với thủ trưởng rồi, họ nhất trí cử chị đi với em. Chị là nhà báo, lại xinh đẹp, cái vẻ bụi bụi của chị đến em cũng còn mê nữa là”...

Một tuần sau chúng tôi cơm đùm gạo bới ra Hà Nội. Khổ thân tôi khi ở trên tàu phải ngồi cùng với hai cậu trai trẻ. Hễ cứ mở mồm là hai từ đ. mạ tuôn ra đầu câu, giữa câu, cuối câu. Có khi hứng khởi từ đệm còn tăng gấp hai ba lần. Lan bấm tôi cười như nắc nẻ. Khi tàu gần dừng, tôi nhìn hai chàng thanh niên tủm tỉm cười ”Chắc lúc về đến cơ quan gặp thủ truởng, chị buột miệng chửi tục trước rồi mới chào thủ trưởng thì chết. Hai cậu con trai ngượng nghịu nhìn nhau rồi xách vội túi lùi lũi đi nhanh. Lan đập mạnh vào vai tôi ”Chị hóm thật. Chúng tôi về nhà nghỉ tắm giặt, ăn cơm rồi ngủ một giấc thật sâu. 

Sáng hôm sau Lan thức tôi dậy, điểm ra quân đầu tiên là công ty xuất khẩu bao bì. Nhiệm vụ của tôi là làm sao để giám đốc ký cho mua 3 tấn bìa carton. Lan cùng tôi đến công ty. Đưa tôi đến trước phòng giám đốc, Lan ghé vào tai tôi: Phải chiến thắng. Tôi gõ cửa, không nghe tiếng trả lời. Một lúc tôi đẩy cửa bước vào.  Người đàn ông to con trắng trẻo ngồi ở bàn chăm chú viết. Không ngẩng đầu lên, ông ta đưa tay ra hiệu mời tôi ngồi. Tôi quan sát ông ta, ông khoảng 50 tuổi, miệng hơi nhỏ, môi hồng chứng tỏ ông ta không hề hút thuốc. Mười phút trôi qua, ông ta vẫn không ngẩng đầu lên, tôi bắt đầu sốt ruột và cơn tự ái đã cuộn réo trong tôi. Tôi nhìn xoáy vào ông ta. Hình như ánh mắt của tôi đã làm ông ta nhột. Ông ta  bỏ bút. Một thoáng ngạc nhiên, ông ta nhìn tôi rôi xin lỗi. Tôi không nói gì  đưa tờ trình cho ông ta. Ông ta cầm tờ trình, gọi điện. Một lát sau trợ lý tới, anh ta nói nhỏ vào tai ông, ông cười rồi gật đầu với trợ lý. Ông quay lại bàn rót nước mời tôi. Ông hỏi chuyện cơ quan tôi, ông nói ông rất yêu quý văn nghệ sỹ. Ông làm thơ và đã có nhiều bài được đăng trên báo văn nghệ. Tôi thấy ông không đến nỗi nào.

Ông ký vào tờ trình của tôi, tặng tôi tập thơ của ông, bắt tay tôi rất thân thiện. Lan đón tôi ở phòng hành chính, ôm chầm lấy tôi. Chưa ra khỏi cổng thì cậu trưởng phòng chạy theo giữ lại “Giám đốc mời cơm hai chị”. Tôi muốn từ chối nhưng thấy Lan vui quá đành nhận lời. Bữa cơm ông mời chúng tôi giản di, chừng mực, sau đó ông đưa chúng tôi đi ăn kem. Ông còn chỉ cho Lan cách làm kinh tế cho cơ quan. Ông chia tay còn mua bánh cho chúng tôi mang về để đêm ăn cho đỡ đói. Tôi cảm động sự chân tình của ông. Về tới phòng Lan ca ngợi tôi hết lời, tôi không nói gì nhưng cũng thấy vui vui...

Sáng hôm sau, Lan bảo tôi ở nhà để đi giải quyết vụ bìa. Quá trưa Lan về vui như hội. Lan bảo phải về ngay để bay vô Sài gòn. Nhờ chị mà cơ quan có đường làm ăn, đường dây của ông ấy siêu lắm... Lan cứ huyên thuyên, còn tôi chẳng hiểu mô tê chi cả. Khi đã ngồi trên tàu, Lan kể cho tôi nghe về 3 tấn bìa. Xin giá cung cấp, bán giá chợ đen đó là cách làm kinh tế của Lan. Khi gần đến nhà Lan đưa cho tôi 500 ngàn, Lan bảo đó là tiền thưởng riêng cho tôi, tôi vẫn có một suất nữa như mọi người khi công đoàn phát. Suốt đêm đó tôi không ngủ, số tiền Lan đưa như cái dằm xước qua đầu ngón tay tôi. Tôi không muốn nhận số tiền đó, không muốn tý nào…

Tôi đến cơ quan muộn hơn ngày thường một chút, tôi không ngờ mọi người đón chào nhiệt tình thế. Lan báo cáo công việc đã làm và chuyến đi  vô nam gấp rút sắp tới. Cả cơ quan chăm chú nghe như nuốt lấy từng lời. Tiếng vỗ tay rào rào khi Lan đưa cho công đoàn 10 triệu để chi cho mọi người. Thủ trưởng, thủ phó đều bị lu mờ trước một bà tướng Lan - người mở  đường đi làm kinh tế cho cơ quan...

Hai hôm sau chúng tôi tiến vào Sài gòn, nhiêm vụ lần này là phải in nợ sách. Nghe  nói ông giám đốc này keo lắm. Lan cử tôi lo tầng trên, Lan lo tầng dưới. Tối hôm đó Lan gọi một số bạn của Lan tới nhờ dắt đường chỉ lối. Chưa tới bảy giờ chúng tôi đã dậy, ăn sáng qua loa rồi đến nhà in.

Chờ đến hai tiếng đồng hồ chúng tôi mới được gặp giám đốc. Lan trình bày những khó khăn của cơ quan và xin giúp đỡ. Ông ta nghe, mặt lạnh như tiền, thỉnh thoảng lại liếc xéo về phía tôi. Lan tiếp tục nói, tôi bắt đầu cảm thấy khó chơi. Bản năng đàn bà mách bảo tôi, bạn bè tôi thường nói tôi có đôi mắt hút hồn người khác, lúc gay go này chắc phải dùng đến nó. Tôi ngước nhìn ông ta vẻ chăm chú, hình như có  tác dụng vì ông ta nhìn về phía tôi nhiều hơn. Chợt ông ấy ngắt lời Lan rồi quay sang tôi ”xin lỗi... chị là...” Lan như người chết đuối vớ được phao ”… Xin lỗi anh, em quên giới thiệu. Đây là chị Tuệ Anh, nhà báo, nhà thơ số một của tỉnh em. Ông ta bắt chặt tay tôi, nói nhiều về khó khăn của công ty ông. Tôi buột miệng “Văn nghệ sỹ cũng phải xuống đường tập làm kinh tế, anh thấy tội ngiệp không?” Tôi kể cho ông nghe những chuyện cười ra nước mắt xoay quanh đề tài đó rồi ông hẹn  ngày mai...

Lan bắt đầu lo, tôi bảo Lan cứ yên tâm nhưng trong lòng vẫn thấy nôn nao. Sáng ra chúng tôi đã có mặt. Đến giờ làm việc ông ấy mời chúng tôi vào. Ông đưa cho Lan bản hợp đồng ”Tôi phải phá rào đấy, tôi không muốn nhà văn phải vất vả. Anh Thịnh giám đốc bao bì ở Hà Nội vừa điện vào cho tôi, tôi không thể tư chối”...Lan xuống phòng kế toán, ông mời tôi uống trà rồi ông kể về tình bạn của ông với ông Thịnh ở Hà Nội. Tôi thầm cảm ơn ông Thịnh đã tận tình với chúng tôi. Ông chia tay tôi, hẹn ngày vào lấy sách. Chúng tôi trở về khách sạn, Lan nhảy ào lên giường lăn qua lăn về cười khanh khách.

Hoàn thành công việc quá xuất sắc, Lan chiêu đãi bạn bè. Lan được dịp trổ tài, hát, ngâm thơ. Mọi người đều vui, đều say. Tôi càng uống càng tỉnh.  Tôi xé mảnh giấy ghi những câu thơ bất chợt hiện ra trong đầu, sao những câu thơ buồn thế?...

Hôm sau chúng tôi trở về cơ quan, còn một tháng nữa mới đến ngày lấy sách. Cả cơ quan vui như tết, ngồi đâu cũng bàn tán về chiến công của chúng tôi. Tôi lẩn tránh trả lời những câu hỏi không phải là ngiệp vụ của tôi. Càng ngày Lan càng thích tôi nhưng không hiểu sao tôi lại muốn từ bỏ công việc đang làm. Một thứ cảm xúc là lạ trống rỗng sau thành công, sau những lời khen của Lan, của mọi người dần rõ nét trong tôi... Tôi lại bị cuốn vào công việc, cuốn vào sự hứng khởi của Lan. Chúng tôi lại lên đường vào Sài Gòn nhận sách và phát hành luôn trong đó. Sắp tết rồi, chuyến đi này cả cơ quan hy vọng vào chúng tôi. Tôi lo lắng thật sự. Việc đầu tiên là đến xưởng in, tôi thở phào khi nhìn thấy cuốn sách in khá đẹp. Lan lại triệu bạn bè đến nhờ giúp đỡ, họ giới thiệu cho Lan ông Ngô, Giám đốc phát hành của thành phố. Sáng hôm sau Lan cùng bạn tới công ty phát hành sách để làm quen. Tôi đang định ra phố thì Lan cùng anh bạn về, mặt mũi nhăn nhó. Lan quăng cái xách lên bàn rồi kéo tôi ra hành lang, nhìn tôi Lan lắc đầu chán nản. Chết rồi chị ơi, hắn từ chối thẳng thừng. May mà em chưa để chị đi sáng nay, giờ chỉ trông cậy vô một mình chị nữa thôi, chị tìm cách đi.  

Tôi  bối rối, tôi chưa nghĩ ra được cách nào nhưng nghĩ đến cơ quan đã đặt niềm tin vào chúng tôi trước khi đi nên tôi phải thử. Hai giờ chiều tôi đến cơ quan, tôi gõ cửa: “Mời vào”. Ông ta phát âm to và trầm. Tôi tự giới thiệu về mình, ông ta mời tôi ngồi rồi hỏi tôi cần việc gì. Tôi im lặng, tự nhiên tự đáy lòng mình một nỗi gì đó, như sự tủi thân dồn lên mắt tôi cay xè và nước mắt trào ra. Ông ta hốt hoảng thật sự, đưa khăn giấy cho tôi, giọng ông run run: Chị cứ bình tĩnh nói, đừng khóc, tôi sợ nước mắt lắm.” Không hiểu sao nước mắt tôi cứ chảy, tôi thương thân phận mình, thương cả cơ quan chỉ trông cậy vào cuốn sách này. Tôi nói cho ông ấy hiểu khó khăn của chúng tôi. Cây bút và tấm lòng, đó là  tất cả tài sản của chúng tôi. “Xin anh đừng quay lưng lại với cuốn sách”. Tôi chào ông, ra về lòng buồn  rười rượi. Lan đón tôi, thấy mắt đỏ hoe, Lan sửng sốt:” Không hy vọng gì hả chị? “Tôi đã nói bằng cả tấm lòng, được hay không phải chờ” Hai ngày trôi qua đối với chúng tôi dài vô tận. Ngày thứ ba, bạn của Lan chạy ào vào phòng chúng tôi: “Tốt rồi. Tối nay ông ấy mời cơm hai chị” Tôi như trút được gánh nặng và đột nhiên cảm thấy thân xác mình rệu rã như trong giấc mơ bị rượt đuổi. Lan ký được hợp đồng ngay trong bữa cơm chiều hôm đó. Ông ấy bảo tôi: “Tôi chưa bao giờ gặp phải một khách hàng như chị, tấm chân tình của chị đã thuyết phục được tôi.” Bán được sách, trả được nợ cho xưởng in xong, Lan mời cơm đối tác và bạn bè. Ông Ngô tới, suốt buổi tiệc ông ấy cứ im lặng nhìn tôi, thỉnh thoảng ông chạm cốc và mỉm cười. Cuộc vui nào rồi cũng có lúc kết thúc, ông chia  tay chúng tôi, tặng riêng tôi cái hộp nhỏ: “Chị sẽ hiểu món quà của tôi...” Chúng tôi trở về với thắng lợi ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Lan trở thành thần tượng của cơ quan. Cái được lớn nhất của tôi trong chuyến đi là có thêm những người bạn hiểu biết và sẻ chia, sự đồng cảm cao thượng đó đã giúp tôi nhìn lại mình. Tôi ngắm cây bút máy đắt tiền và chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ dễ thương của ông giám đốc phát hành tặng tôi. Lòng tự trọng nghề nghiệp quẫy mạnh trong tôi. Tôi đã hiểu thâm ý món quà của ông. Tôi ngồi xuống chiếc bàn quen thuộc của mình, nhắm mắt. Những con chữ bỏ tôi nay lại trở về, cuồn cuộn vòng quanh tôi, khoác vào vai tôi chiếc áo kết bằng những cánh mai vàng.  

K.Q

>


�� 0 �� 

                                                         *

Công trình hoàn thiện đã hai tuần, vẫn không thấy ông chủ đâu. Bạn thợ giục anh đi thanh toán số tiền công giai đoạn ba, để chia nhau đong gạo.

Bà chủ nhìn anh vô cảm: “Ông xã nhà tôi có việc đột xuất phải đi công tác xa, không biết bao giờ về. Ông có dặn tôi lấy tiền in sách cho anh với giá rẻ nhất hai mươi lăm ngàn đồng một cuốn, nhân với một ngàn cuốn vị chi là hai mươi lăm triệu đồng, trừ vào tiền công xây nhà.”

Anh ngạc nhiên, choáng váng:

- Ông chủ in sách của tôi, không trả tiền nhuận bút, còn bắt tôi trả tiền nữa sao?

Bà chủ càng ngạc nhiên hơn: 

- Anh xây nhà, anh lấy tiền công. Chúng tôi in sách cho anh sao lại không lấy tiền? Không lấy tiền thì tiền đâu để mua giấy mực, trả tiền công nhân, hao mòn máy móc, đóng thuế nhà nước, chưa kể đến cái khoản chạy giấy phép xuất bản cho anh nữa đấy. Không có cái uy như ông xã nhà tôi, thơ như của anh, mục thất cũng không xin được giấy phép xuất bản.

Bà chỉ những thùng giấy lớn hình khối, chất đống ở góc nhà:

- Thơ của anh đấy, một nghìn cuốn, không hơn không kém, khuân về đi!

Bà chép miệng:

- Chậc! Thơ! Thơ! Thơ với thẩn, ai cũng thơ, ai cũng cho mình là thiên tài, ai cũng in, rồi chẳng ai đọc, chẳng biết bán cho ai. Nhà giàu in, nhà nghèo cũng in, in ra để làm oách, tốn tiền!

                                                         *      

Bước ra khỏi quầy sách, anh thấy nản. Ngược chiều anh có mấy người đang bước vào. Một người đàn ông khoác một chiếc áo cũ, sờn, dán nhấm lỗ chỗ bờ vai. Một người đàn bà mang một đôi dép nhựa vẹt gót, đứt quai hậu. Họ mang những túi nặng như anh. Không đợi họ nói, ông chủ quán liếc nhìn họ, hỏi trống không:

- Bán sách? Thơ?

Anh nghe tiếng trả lời nhỏ nhẹ như cầu khẩn:

- Dạ!    

                                                          * 

Ra giữa cầu, anh lặng nhìn dòng nước ô nhiễm, đen ngòm, thối hoắc. Phía bên kia bờ, biệt thự của ông chủ bút vươn mái đỏ lên mây. Một con đại bàng trên đỉnh, dang rộng cánh, vễnh cái mỏ nhọn, thách thức. Tòm! Anh ném túi thơ xuống sông. Một cột nước dựng lên, bắn ngược về phía anh. May quá, anh đứng cao, không vấy bẩn. Mặt nước lại trở về dạng thái cũ, như chưa hề có chuyện gì xẩy ra.

Dòng sông đen ngòm, thối hoắc, nặng nề chảy.  

 

Kim Quý
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 217 tháng 10/2012

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/05

25° - 27°

Mưa

08/05

24° - 26°

Mưa

09/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground