Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Mùa tôm, đêm giao thừa

Đ

êm nay là 30 tết. Chắc trong ấy cả làng đang vui xuân. Năm nay làng ăn tết to chưa từng thấy vì mấy năm lại đây gần một chục mùa tôm thẻ chân trắng đều trúng đậm. Làng dựng cây nêu, dựng đu tiên, dựng lều đánh bài chòi. Những trò chơi dân gian có tính cộng đồng đông đảo đang được phục hồi, được đón chào hào hứng, vui vẽ.

          Phục ngồi trên bờ nhìn bốn hồ tôm rộng hơn 2 héc ta của mình. Niềm vui sướng và nỗi buồn cứ lẫn lộn, miên man trong tình cảm của anh. Bên cạnh những hồ tôm của anh, phía dưới, phía trên  và xa tít về hai phía là  những hồ tôm của dân vùng biển. Có những hồ đã nuôi tôm vài năm, có những hồ mới đào, mới lót bạt chống thấm. Vào những đêm tối trời cả vùng biển nhấp nháy ánh đèn nêông rực rỡ cả một vùng. Đêm nay không ai bật điện, trăng rằm tròn và to như cái miệng thuyền thúng, sáng rờ rỡ. Chỉ hai mươi ngày nữa bốn hồ tôm của anh lại vào mùa thu hoạch mới. Anh sẽ lại có hơn một tỷ lãi ròng. Bốn cái hồ đầy ắp tôm lại yên lặng như trong lòng nước chẳng có con gì. Tôm ăn no, giờ này đang ken dày, bu bám vào nhau mà ngủ. Mặt hồ gợn những làn sóng lăn tăn, loang theo chiều gió biển thổi nhẹ nhàng như phả ra từ một chiếc quạt nan phe phẩy. Tiếp giáp bốn hồ tôm là một hồ cá rộng hơn hai héc ta. Đấy là một phần hồ tự nhiên còn lại sau khi anh đào hồ tôm. Phía giáp hồ tôm nước khá sâu. Càng lên  cao, giáp rừng phi lao, nước càng cạn. Cỏ lác mọc thành thảm dày. Mùa nước lụt cá từ thượng nguồn, từ các hồ nuôi phía trên bị vỡ bờ lùa về. Nước rút, cá tụm lại hồ của anh đủ loại. Cái hồ của anh trở thành hồ nuôi cá tự nhiên. Anh khỏi phải cho ăn. Cá ẩn nấp ở chỗ nước sâu, bơi lên chỗ cạn ăn cỏ lác, rong rêu,  ếch nhái, cào cào, châu chấu từ trên bờ nhảy xuống. Vậy mà mỗi mùa thu hoạch anh được năm sáu chục triệu. Dưới ánh điện rờ rỡ, cá nô giởn đuổi bắt nhau, có con phóng lên khỏi mặt nước, trông vui cả mắt. Có phải đời con người phải sống theo thiên định. Sông có khúc, đời có lúc, cái “lúc” của anh đã đến rồi sao. Bao nhiêu năm lăn lộn, “gánh cực mà đổ lên non, co chân mà chạy cực còn chạy theo”. Vậy mà bây giờ, qua hai năm, sáu vụ tôm thẻ chân trắng, anh có trong ngân hàng bảy tỷ. Số tiền đó sẽ còn tăng lên nhanh chóng.  Nhiều lúc như đêm nay anh tự hỏi: Không có tiền phải kiếm tiến để sống đã đành. Khi nhiều tiền, kiếm thêm tiền nữa để làm gì? Bạn bè khuyên nên xây một cái nhà thật đẹp, thật lớn. Xây nhà để làm gì? Người ta xây nàh để cha mẹ vợ con cùng ở. Anh chỉ có một mình. Nếu có nàh to đêm đêm anh cũng sống trong cái trại này để được cả trời, cả đất, được hưởng giò biển thổi vào mát rượi. Bao nhiêu năm sống thân tù tội, bây giờ anh khát khao được hưởng sự bao la khoáng đãng của biển trời rộng lớn. Có người khuyên anh nên mua ô tô con. Mua xe để làm gì? Nhiều người cũng trúng con tôm thẻ chân trắng như anh, cũng đã tậu ô tô nhưng để làm oai là chính. Một năm xe chỉ rời khỏi cổng nhà đôi ba lần. Có người chưa biết lái đã mua để ở hiên nhà ra vô mà ngắm. Từ chỗ anh lên thành phố, theo đường tắt chỉ hơn chục cây số, xe máy chạy vù một cái là đến nơi. Mỗi năm anh lên thành phố vài lần. Thức ăn cho tôm, thuốc phòng dịch bệnh, xăng dầu phụ tùng cho máy sục khí, mua con tôm giống, bán con tôm thành phẩm, đều có người dịch vụ mua bán tôm tại mép hồ. Anh chẳng có thói quen chơi bời, du lịch, nên không có nhu cầu mua xe. Không ít bọn đàn ông khuyên anh: Đời người ngắn lắm. Có tiền không xài, tiền cũng là giấy lộn, chết chẳng mang theo. Họ mách anh ở trên phố có động này, động nọ. Chỉ cần vài trăm ngàn là thoải mái với một em U16, U17 qua đêm. Cũng có lần tụi gái đó kéo về tận trại để “tham quan” nuôi tôm. Đúng là chúng nó trẻ trung, có đứa khá xinh đẹp, mặt tươi như hoa. Chúng gọi bậc cha, bậc chú là “anh” ngọt xớt, nói cười vui vẻ, chia nhau chui vào cái trại “đi tàu nhanh”. Tiếng thở hào hển, tiếng rên rỉ hứ! Hử! từ đó phát ra. Anh thấy lợm giọng.

          Cha mẹ ơi, con đã giàu rồi thì cha mẹ không còn để con phụng dưỡng. Con đi tù để cha mẹ phiền lòng mất sớm. Giá như nhà ta có nhiều anh em, đằng này con chỉ là con một. Giá như con kịp để lại cho cha mẹ một đứa cháu nội… Anh nhìn lên phía lưng đồi cát, dưới ánh điện vẫn nhìn rõ chiếc lăng khá đẹp anh vừa xây cho cha mẹ đang ấm lành hương khói. Dù ở trong lăng, cha mẹ vần nằm dưới đất. Mỗi lần nghĩ như vậy anh thấy xót lòng. Hình ảnh cha chới với hai bàn tay. Hình ảnh mẹ gục xuống mềm như một sợi bún. Con ơi! mẹ đây! Tiếng kêu thảm ấy vọng qua hơn hai mươi năm anh còn nghe rõ. Nhiều lúc lên thắp hương cho cha mẹ, anh nghẹn ngào chỉ nói được một lời: Con  đây! mẹ ơi! cha ơi!

          Em nữa, người vợ yêu quý của anh, bây giờ em ở đâu. Anh không trách dù em đã sĩ mắng anh, em đã đi theo người khác. Thân gái yếu mềm làm sao chờ nỗi một người mang án 20 năm tù giam. Anh chỉ nhớ những ngày cùng vợ đi xúc tép, kéo tôm ở cái hồ thuỷ ứ hôm nay anh cải tạo thành hồ nuôi tôm này. Những ngày vợ anh lui cui kiếm củi, cuốc nhặt rau dại dưới chân các đồi cát ven hồ. Mưa gió dầm dề, khuôn mặt vợ anh tím tái. Anh đã chém chết một người, chém bị thương nặng một người khác. Càng rủi cho anh, nạn nhân là con cái những kẻ có chức có quyền. Anh bị tuyên án tử hình nhưng nhờ luật sư phản đối quyết liệt, kháng nghị toà phúc thẩm, bản án được tuyên lại 20 năm. Anh ngồi tù17 năm… Bây giờ em ở đâu? Anh mong gặp lại vợ dù chỉ một lần. Chắc bây giờ con cái của em đã lớn. Chặng đời nào em lấy tôi, bao giờ em cũng khổ. Bây giờ em có đỡ hơn không?

          Và bao giờ cũng vậy, ý nghĩ cuối cùng của anh là quay về với Gái. Hình ảnh người đàn bà goá này cứ nhập vào anh tự nhiên như hương hoa bừng lên giữa màu xanh của lá.

***

Hơn 20 năm trước

Đó là một buổi trưa anh khấp khởi mượn xe đạp về cuối xã, giáp phố thị bán con cá quả nặng hơn hai cân mà rất may mắn và hiếm hoi anh đã bắt được. Chủ quán bưng con cá nằm trong chậu nước mà mắt vẫn lo lắng nhìn về cuối quán. Một lũ thanh niên choai choai đang uống rượu. Đứa nào mắt cũng đỏ như mắt cá chép ngâm nước mặn. Chúng chửi bới, hoa múa tay chân, nói tục không chừa một từ dơ bẩn nào. Phục không hiểu nỗi, ông chủ quán tuổi ngoài 40, to chắc như một võ sĩ Jumô lại khúm núm trước một thằng choai choai chừng 16 tuổi: “Em xin các anh. Uống thế có lẽ đủ rồi”. “Mã mẹ mày, các anh càng uống nhiều mày càng bán được nhiều rượu, càng nhiều tiền”. Mấy xu keng các anh đây có bao giờ quỵt của mày. Ông chủ quán run tay giót rượu vào chai cho chúng. Một ông già gầy gò, râu bạc và dài, đang ăn dở chiếc bánh mì thấy chướng. Đã nhiều lần ông dừng bữa ăn nhíu mày nhìn chúng, chừng như không chịu nỗi ông chống tay vào bàn đứng dậy lên tiếng:

- Này các chú, tuổi trẻ phải sinh hoạt cho nghiêm túc, ăn nói cho có văn hoá…

Ông già chưa nói hết câu cả nhóm choai choai đều bật dậy: “Tòi đâu ra thằng già không biết trời đất là gì thế này. Các anh đây hiểu đời lắm rồi, chẳng cần ai dạy. Còn lão mày các anh phải dạy để lần sau biết cách ăn nói”. Một thằng chụp lấy cổ ông già. Hai thằng xách hai chân ông nhấc bổng, vật ngữa ra. Ba bàn chân mang dày adidas đạp lên mặt, lên bụng khiến ông ngạt thở. “Này! ăn có văn hoá! Này! nói có văn hoá! Này! sinh hoạt nghiêm túc!... Cứ xong một câu nói chúng giật phăng một túm râu của ông già. Ông vùng vẫy nhưng không thể lăn ra khỏi những bàn chân đang đè xuống. Máu từ mũi ông tứa ra, loang xuống mũi, xuống cằm. Quán rất đông khách, mọi người đều đứng dậy, vội vã trả tiền rồi nổ máy, lên xe bỏ chạy. Nhiều người chưa ăn xong bữa, chưa kịp lấy tiền thừa. Đặt đồng tiền 50.000đ xuống bàn, dằn chiếc cốc lên trên rồi bỏ chạy. Họ đều là những nam thanh nữ tú, là công nhân quen quai búa có cánh tay như sắt, là những nông dân lực điền có bộ ngực vấp váp như gỗ lim, là công chức nhà nước oai vệ. Phút chốc trong quán đã vãn khách, chỉ còn ông già đang bị tra tấn, một bọn cuồng loạn và anh: hai bàn tay nắm chặt nỗi gân xanh. Hai hàm răng nghiến chặt. Mắt lồi lên. Hàm banh ra. Một thằng lột quần ông già ném ra cửa sổ. Cả lũ cười hô hố. Một thằng bóp mồm ông già cho há ra. Một thằng vạch quần đái vào mồm ông. “Rượu khôn không uống, xin mời uống “rượu ” dại này”. Cả lũ lại cười điên đảo. Ông già đau đớn, nhục nhã, bất lực vùng vẫy. Phục thít lên:

-         Buông ra, lũ chó đẻ!

- A! lại thêm một thằng nữa muốn chết!

          Một mũi dao găm đâm thằng vào mặt anh. Phục né được. Loé lên trước mặt anh là con dao thái thịt của ông chủ quán. Anh chộp lấy, nhằm thẳng vào đầu thằng đang đái bổ xuống. Máu màu đỏ và não màu trắng phọt ra. Anh đâm thẳng vào ngực thằng đang vặt râu ông già. Bọn côn đồ còn lại bỏ chạy. Anh gục xuống ông già. Hai người ôm nhau khóc. Khóc tức tưởi, khóc đâu đớn và tủi hờn.

***

          Ra tù, đứng trước cổng trại anh tự hỏi mình: đi đâu? Chẳng có nơi nào để đi, để đến, ngoại trừ bãi cát hoang hoá và cái hồ thuỷ ứ bỏ hoang. Nơi ấy anh đã từng có vợ. Nơi ấy có hai nấm mồ của cha mẹ anh, nơi ấy đã cho anh con dam, con tép, nắm rau, bát gạo để sống. Nơi ấy khi công an còng tay anh lôi đi, hàng xóm thương cảm nhìn theo. Vợ anh gào lên: Ngu ơi là ngu. Người ta bỏ chạy cả mình lại chiến đấu. Bây giờ thì rụ xương. Anh đổ khổ cho tôi rồi, chồng ơi là chồng.

          Anh quỳ xuống trước mấm mồ của cha mẹ lòng quặn thắt đau xót. Một thời gian đằng đẳng ở tù, tấm thân gầy gò tưởng không còn nước mắt, thế mà nước mắt vẫn chảy ra, đầm đìa khuôn mặt. Ở vùng quê này hết lụt lội càn qua lại gió lào, cát bay, cát nhảy, vậy mà mồ cha mẹ anh vẫn được đắp to tròn. Chân và thành mộ được đắp một lớp đá cuội, gạch ngói vụ, xỉ thân, xỉ vữa. Dưới chân mộ hai nắm chân nhang to. Vậy là quanh năm mồ cha mẹ anh vẫn được ấm hơi hương khói. Anh thầm cám ơn những tấm lòng vàng nào đó.

          - Anh đã về!

          Phục quay lại. Một người đàn bà đứng sau lưng anh tự lúc nào. “Tôi biết thế nào cũng có ngày anh về đây. Đi đâu được, mồ cha, mả mẹ ở nơi này.” “Chị là…” “Chị gì, em! Em là Gái. Cái Gái ngày xưa hay theo chân mẹ anh lên đồi chơi mỗi khi mẹ anh đi cuốc cỏ về đun”. “À, tôi nhớ ra rồi, bây giờ em khác quá.” Gái đã chạy theo chân Công an vừa khóc vừa nói: “Giết người cũng ba bảy loại giết người. Có những người như anh ấy bọn côn đồ mới khiếp sợ, mới không nẩy nòi thêm ra. Các anh liệu mà xử cho phải tình phải lý. “Chị Gái ấy à”. Dân làng kể cho anh nghe. Hai ngôi mộ của  ông già bà già anh chị ấy chăm sóc đó.

          Cứ mỗi mùa lũ lụt sạt lỡ, cào bằng, qua lũ chị ấy  đắp lại. Mười bảy năm, ba mươi tư lần đào, gánh đất đắp lại hai ngôi mộ. Vùng đất đó cũng được tay chị Gái giữ lại cho anh. Đất cát hoang hoá xưa không ai để ý tới, khi có dự án, phát triển con tôm và cây trồng vùng cát, đất hóa ra bạc, ra vàng. Mấy đời chủ tịch xã thay nhau đều không thu hồi được đất của anh. “Đất người ta ở bao đời không ai tranh chấp. Anh Phục có đi tù thì cũng có ngày ra. Lều trại người ta còn đó. Nhân cơ hội người ta đi tù mà chiếm đất người ta là thấp hèn. Anh ấy giết người cũng là giết kẻ ác. Trước đó bao nhiêu người cắn răng chịu đựng bọn quậy phá. Chúng nó đái ra ngõ, ỉa ra vườn cũng lui cui đi dọ, không ai dám hé răng. Từ ngày anh Phục trừng trị, thử hỏi có kẻ nào dám vác mặt về quậy làng ta?” Chị Gái nói như vậy đó. Mỗi lần lụt cuốn trôi cái lều của anh, qua lụt chị ấy mua kiếm tranh tre dựng lại để chứng tỏ đất này có chủ. Nước cuốn gió thổi chị ấy đã lợp đi lợp lại có đến hơn chục cái lều rồi đó. Cũng có bận một bọn người trên tỉnh đưa xe xích, máy xúc, máy ủi xuống định chiếm đất làm công trình “chăn nuôi công nghiệp”, chúng bảo đã xin ý kiến của trên. Chị đấu lý không được. Chị doạ chúng.

          - Thằng cha chủ đất này đã từng đâm chết một người, đâm ngắc ngoải một người nữa. Hắn mà ra tù, thấy người cướp đất chưa biết chuyện gì sẽ diễn ra. Một là bỏ tham vọng chiếm đất, hai là bỏ mạng, các anh chọn lấy một.

          Chiến tranh đi qua lâu rồi. Bây giờ nghe nói tới dao búa người ta sợ. Họ lặng lẽ kéo xe, kéo máy ra đi. “Anh lạ là vì sao chị ấy luôn bảo vệ anh? Anh là tội phạm của pháp luật riêng trong lòng chị ta anh vẫn là người anh hùng đáng kính”. Họ lại kể, “gần 5 năm sau ngày anh đi tù, chị Gái lấy chồng. Chồng chị ta luôn chạy hàng cho những đầu nậu buôn bán hải sản ở vùng này. Thấy anh ta khoẻ mạnh, một bà goá ở tận tỉnh thuê anh ta chuyên chạy hàng cho mình. Bà ta tập cho chồng  Gái đi xe. Cũng mở máy, vào số, tăng giảm ga, đạp phanh… ngã trầy gối, trầy mặt rồi cũng đi được. Từ đó hai người ôm lưng nhau rong ruổi bãi biển này qua bãi biển khác. Một hôm anh ta về nhà thâm tím mặt mày. “Chúng nó những ba thằng choai choai ép xe tôi vào vệ đường hỏi tôi vì sao mua hết cá mực của bãi nó. Chúng đấm vào mặt, giáng gậy vào đầu tôi.” “Rồi anh làm sao?” “Tôi vứt xe bỏ chạy vào công an xã cầu cứu”. Công an nói bây giờ chúng tôi có ra thì bọn chúng cũng chạy mất rồi”. “Đồ hèn! Nó biết dùng quả đấm sao anh không biết dùng gậy? Nó biết dùng gậy sao anh không dùng dao? Nó dùng dao thì anh dùng cuốc chỉa năm răng mà chống lại”. “Để rồi tôi cũng ngồi tù rục xương như thằng Phục à”. “Anh mà dám so sánh với anh Phục à? Anh không bằng cái móng tay. Phải có những người như anh Phục kẻ ác mới khiếp sợ”. Sau cái ngày đó, bà goá trên tỉnh sợ anh ta lại bị đòn đau. Họ chở nhau đi vùng khác làm ăn và mất tiêu, chẳng có tung tích gì, để lại cho chị Gái cái bụng bầu năm tháng.

***

          Cứ những đêm như thế này Phục không sao ngủ được. Anh nhớ cha mẹ, nhớ người vợ đã bỏ mình mà đi, nhớ những năm tháng ở tù cùng khổ và cuối cùng lại nhớ Gái. Phải nói cái cơ ngơi này, thành công này công đầu là của Gái. Sự xuất hiện của chị bên anh bao giờ cũng đúng lúc, cũng cần thiết. “Tôi đã giữ đất cho anh. Làm cho nó sinh sôi, giàu có là việc của anh”. “Tôi không có vốn”. “Thì bán đi một ít đất”. “Đất ma chê quỷ hờn này ai mua?”. “Đất cát trăng bây giờ không như trước nữa. Chỉ cần anh há mồm ra nói bán là có người hớp trên cổ, nhét tiền vào túi”.

          Anh nuôi con tôm càng xanh, sau sáu tháng chăm bẳm, vớt tôm lên bán, trừ đi trì lại mọi chi phí: Hoà vốn! Anh nuôi cua. Anh mừng vì nhiều năm qua mặt nước, sau mỗi tuần cua mỗi khác. Mỗi cân cua có giá hơn một trăm ngàn. Hàng chục tấn cua của bốn cái hồ rộng sẽ là một đống tiền, sẽ đựng bằng nhiều bao tải. Rồi một đêm trăng sáng, ngồi mơ tưởng mãi cũng mỏi, anh đi về phía đông hồ. Anh kinh ngạc vì trước mặt anh có những con gì bò lổm ngổm thành một tuyến dài từ mặt hồ, vượt qua bờ, qua tảng cát, kéo dài ra biển. càng ra xa càng toả rộng như cái đầu chổi xể khổng lồ. Anh chạy lại gần. Cua! Trời ơi cua! Chúng lũ lượt kéo nhau ra đi về đúng một hướng trăng mọc. Phía ấy là biển. Anh hốt hoảng vồ con cua gần nhất. Nó gương càng chống lại anh. Càng cua nghiến vào ngón tay bật máu. Anh lăng mạnh, con cua rơi tủm xuống bờ hồ, càng cua bị gãy vẫn nghiến chặt ngón tay. Anh đưa càng cua lên mồm cắm giập mới gỡ ra được. Mồm anh dây máu ngón tay. Anh bất lực ngồi xuống nhìm đàn cua từ từ bò đi. Chúng mày không chịu ở với tao, chúng mày đi đi, chúng mày cút đi. Tao đã mất một người vợ yêu. Tao đã mất một gia đình có bố mẹ. Bây giờ tao mất chúng mày. Tao chăm sóc chúng mày bao nhiêu tháng. Đói  tao cho ăn. Đau tao cho thuốc. Vậy mà chúng mày bỏ tao. Anh nhảy tùm xuống nước, lặn ngang lặn dọc, lặn chéo, lặn từ hồ này sang hồ khác. Đáy hồ rổng không, chẳng có con cua nào thuỷ chung với anh. Hoạ chăng chỉ còn lại con của gảy càng anh vừa ném lại đáy hồ những anh vẫn không tìm thấy. Rất có thể nó lại bò lên, lại ra đi với bầy đàn của nó.

          - Chán nãn rồi à?  - Gái nói với anh -  Nuôi con người phải hiểu con người. Nuôi con tôm, con cua phải hiểu con tôm, con cua. Bắt được con cua luộc ăn là một chuyện. Hiểu con cua là một chuyện khác. Anh chỉ mới hiểu nó ăn gì, nó bị bệnh gì, chữa bằng thuốc gì chưa đủ. Phải hiểu cái thế nó bò ngàng, bò dọc, cái cách nó đào hang, rạp nhau sinh con đẻ cái. Một năm có thể là vài năm nó có một ngày hội tụ. Mọi con cua đều ra đi, đó là một cuộc hành hương theo hướng trăng mọc về với cội nguồn. Cái đêm trăng này là một ngày như thế. Nó không phản bội anh. Nó có thể chết nhưng không thể không ra đi. Anh có thể hiểu đó như là tâm linh của loài cua.

          Gái đẩy ăng gô cơm có mấy con cá mắm lẹp và một bi đông nước vối về phía anh. “Từ tối đến chừ chưa ăn chi phải không? Người đàn ông không được nãn chí. Dù có mất bằng mấy anh cũng chỉ về lại vạch vôi. Ngày ra tù anh đã tận đáy. Ai đè đầu anh thấp hơn nữa đâu. Vấn đề là phải làm chi để trồi lên khỏi đáy”. Gái nói đúng. Anh đã mất tất cả khi bước vào tù. Mười bảy năm, mỗi tù nhân chỉ có nữa mét vuông. Anh vẫn sống được và trở về. Bây giờ anh có năm hồ cá tôm, có trời đất phóng khoáng và có Gái đang ngồi bên. Cái cô này mỗi khi tới là mang tới cho anh một vị ấm áp, nhẹ nhàng, thoải mái, anh không còn thấy cô đơn. Có khi anh ngỡ Gái như là vợ, như là em gái, có khi lại tưởng như là chị, là mẹ. Và bây giờ Gái đang làm chị. “Bây giờ Việt Nam đã nhập con tôm thẻ chân trắng giống Hawai. Ở miền Nam đã nuôi thành công. Tỉnh ta đã có người nuôi thắng lợi lớn. Anh hãy nuôi con tôm thẻ chân trắng. Người ta làm được mình làm được. Vòng quay của con tôm này chỉ ba tháng đạt 60 con một ký, nếu khó khăn, nuôi hai tháng rưỡi, đạt 80 con một ký. Thức ăn con giống, các viện giống cây con, các đại lý cho ứng trước, đến khi thu hoạch tôm mới trả lại. Vốn đầu tư nhờ thế mà nhẹ nhàng hơn.

          Phục lên Sở nông nghiệp xin tài liệu kỹ thuật nuôi con tôm thẻ chân trắng. Anh vào Nam, ra Bắc hỏi kinh  nghiệm của những người đã nuôi. Anh xin ở lại làm không công một muà cho một chủ hồ để có hiểu biết thực tế cách nuôi con tôm thẻ chân trắng.

***

Anh đang nghĩ miên man thì ánh mắt bắt gặp người đàn bà đang bước tới ở lưng đồi cát bạc. Gái, chỉ có Gái mới đến với anh vào giờ này. Nhưng sao bây giò, đêm đã khuya sắp gioa thừa rồi. “Em đến giờ này, trong nhà có việc gì không?” . “Em nhờ anh bắt con cá diếc”.“Em cần cá diếc để làm gì?” Gái lặng nhìn Phục một hồi lâu mới nói: “con bé sốt từ chiều đên giờ chưa ăn, nấu cháo cho nó”. Phục vội vàng dương cọng rớ, mắc lưới, dò dẫm xuống hồ cá. Gái nhìn Phục thấy thương. Con người này đã giàu có là thế vẫn hiền lành, chân chất như xưa. Cái gì đã làm cho anh bùng phát, chộp lấy dao. Gái tin là anh có tố chất mãnh liệt của người đàn ông ẩn dấu bên trong. Cất tới chục mẻ lưới, cá vào nhiều nhưng chỉ có mấy con diếc mới rạng. Anh lại đặt rớ xuống nước cho cá bơi ra. Lần này anh cất rớ, quay lên phía Gái anh nói nhỏ: Được rồi! Gái nhìn con cá diếc đang giẩy trên cát. Chị bắt lên xem rồi ném tủm xuống hồ. “Con này nhỏ, lại trắng bạch, trơn tuồn tuột”. Phục định xuống hồ cất con khác, Gái nói: “Thôi em về!” Chị lại đội ánh bạc lội qua tảng cát  bạc.

          Phục thấy lạ. Nấu cháo cho con bé mà con cá diếc to bằng ban tạy lại chê là nhỏ. Cá diếc mà lại chê trắng trơn tuồn tuột. Cá diếc có đỏ, cá xanh cũng chỉ một tý màu ở đuôi ở mắt, con nào mà chẳng trơn trắng. Hay là… Phục cười tủm một mình nhưng không tin cái ý nghĩa trong đầu mình là đúng. Cô ấy à, ghê ghớm lắm. Người làng kể, dạo anh đi tù, đã xẩy ra một chuyện đến bây giờ  ai cũng nhớ.

          Đêm ấy cũng là một đêm trăng rằm. Một anh chàng ở cuối xóm tới đám cửa nhà Gái. Em giúp anh một tay, ra biển khiêng hộ  lưới về, mọi lần vợ anh nó khiêng giúp một đầu đòn càn. Hôm nay nó đau. Để lưới ngoài biển thì cúng hải tặc, cả nhà anh còn nước đi ăn xin. “Thương tình Gái theo anh ta ra biển. Mỗi người một đầu đòn càn. Tay lưới mức vắt ngang chính giữa. Tuy có nặng nhưng hai người vẫn khiêng phăng phăng. Đến mép hồ cá, giáp rừng phi lao chắn cát, đột nhiên anh ta loạng quạng rồi ngã quỵ. Gái hoảng hốt hất đòn càn ra khỏi vai, quay lui đỡ anh ta dậy, chưa kịp hỏi anh có việc gì không thì hắn đã đè Gái xuống cát, phút chốc đã lột được quần chị ra. Gái biết không thể vùng vẫy “con trâu mộng” đang dằn mình trên bụng mình. Chị ép hai bàn tay sát sườn, nắm hai vốc cát co lên phía đầu rồi bất ngờ úp vào hai mắt hắn. Hắn rú lên, bật khỏi người chị nhảy tùm xuống hồ nước rửa mắt. Hắn đau xót, hoảng hốt, quay cuồng, loi choi trên mặt hồ như con cá bị dí điện. Gái vừa mặc quần vừa chỉ hắn mà đe: “Bận sau mà như thế chị không thèm làm mù hai mắt mày, chị xẻo luôn” Tai vách mạch rừng, hôm sau cả làng biết, đi đâu người ta cũng dỡn nhau. Liệu hồn kẻo bị xẻo. Từ đó cánh đàn ông vào làng, ra biển chỉ dám nhìn cái mông người đàn bà goá tròn lẳn mà nuốt nước bọt. Dù sao anh cũng phải bắt cho được con cá diếc to hơn. Với ai chứ với Gái không thể không làm mọi lời đề nghị.

          Nếu Gái không phải là người ghê ghớm, chắc chắn anh sẽ nói được lòng mình. Anh cô đơn. Em cũng cô đơn. Chúng ta cũng đã chịu nhiều đau khổ. Chúng ta thương nhau. Anh sẽ xây bao che cái nhà của em cho chắc. Sẽ đóng mấy bộ cửa cho chắc. Cứ thế mà ở cho ấm cúng, không cần xây cao, xây to. Anh và Gái sẽ chăm sóc con bé cho nên người, học giỏi. Rồi biết đâu, Gái sẽ đẻ cho anh vài đưa con khoẻ mạnh, xin đẹp. Nhưng mà, cô ấy ghê ghớm lắm. Mỗi lần xa Gái anh thấy nhớ ngồi cạnh Gái, anh thấy thương mà mồm không thổ lộ được. Có lúc anh lo sợ rằng: Suốt đời mình sẽ im lặng và như thế sẽ không có được Gái làm bạn đời...

***

Nhà Gái im ắng nhưng anh biết Gái chưa ngủ. “Gái ơi cá diếc đây này, con này to lắm”. “Anh vào nhà đi, để con cá dưới chân vại nước ấy.” “Mèo nó tha mất”. “Mỗi con mèo cái đây không tha thì thôi, mèo nào hiện lên mà tha cá diếc của anh”. Qua anh điện đường làng anh thấy con bé đang ngủ, thở nhè nhẹ. Anh khẻ vén màn, ấp lòng bàn tay lên trán con bé rồi nhẹ nhàng rút tay lại. “Con bé có sốt đâu?” “Khờ! Sốt thì có cơn, lúc nóng lúc lạnh. Bây giờ tôi đang sốt đây này” Phục quay lại định ấp tay lên trán Gái. Gái nhẹ nhàng nắm tay anh kéo xuống: “Người đâu mà đi Nam đi Bắc, đi đâu cũng đến, một quãng đường từ hồ tôm đến nhà em, mấy năm rồi mới đặt chân tới được. Chúng mình đã bề bộn tuổi rồi, thương nhau thì nói ai lại để em phải nói trước thế này”. Những cây hương trầm trên bàn thờ đang đượm đỏ, hương thầm nhẹ nhàng lan toả. Phục thấy rạo rực tấm  lòng. Anh nắm chặt bàn tay Gái, kéo Gái vào lòng mình. “Anh khờ quá, mai đã là mồng một chốc nữa anh kéo vài cân cá to, vài cân tôm, ngày mai em làm cổ, trước cúng tổ tiên kính cáo việc chúng mình, sau ta mời bà can làng xóm đến mững cho hai đứa mình. Mùa tôm này được lắm em ạ”.

 Họ cùng nhìn qua cửa sổ. phía xa trên phố thị từng chùm pháp hoa rực rỡ bay lên. Gần như cả Gái và Phục cùng lúc nói một lời vui sướng với nhau: Giao thừa đã đến.

                                                                                                      L.V.T

 

 

 

Đ

êm nay là 30 tết. Chắc trong ấy cả làng đang vui xuân. Năm nay làng ăn tết to chưa từng thấy vì mấy năm lại đây gần một chục mùa tôm thẻ chân trắng đều trúng đậm. Làng dựng cây nêu, dựng đu tiên, dựng lều đánh bài chòi. Những trò chơi dân gian có tính cộng đồng đông đảo đang được phục hồi, được đón chào hào hứng, vui vẽ.

          Phục ngồi trên bờ nhìn bốn hồ tôm rộng hơn 2 héc ta của mình. Niềm vui sướng và nỗi buồn cứ lẫn lộn, miên man trong tình cảm của anh. Bên cạnh những hồ tôm của anh, phía dưới, phía trên  và xa tít về hai phía là  những hồ tôm của dân vùng biển. Có những hồ đã nuôi tôm vài năm, có những hồ mới đào, mới lót bạt chống thấm. Vào những đêm tối trời cả vùng biển nhấp nháy ánh đèn nêông rực rỡ cả một vùng. Đêm nay không ai bật điện, trăng rằm tròn và to như cái miệng thuyền thúng, sáng rờ rỡ. Chỉ hai mươi ngày nữa bốn hồ tôm của anh lại vào mùa thu hoạch mới. Anh sẽ lại có hơn một tỷ lãi ròng. Bốn cái hồ đầy ắp tôm lại yên lặng như trong lòng nước chẳng có con gì. Tôm ăn no, giờ này đang ken dày, bu bám vào nhau mà ngủ. Mặt hồ gợn những làn sóng lăn tăn, loang theo chiều gió biển thổi nhẹ nhàng như phả ra từ một chiếc quạt nan phe phẩy. Tiếp giáp bốn hồ tôm là một hồ cá rộng hơn hai héc ta. Đấy là một phần hồ tự nhiên còn lại sau khi anh đào hồ tôm. Phía giáp hồ tôm nước khá sâu. Càng lên  cao, giáp rừng phi lao, nước càng cạn. Cỏ lác mọc thành thảm dày. Mùa nước lụt cá từ thượng nguồn, từ các hồ nuôi phía trên bị vỡ bờ lùa về. Nước rút, cá tụm lại hồ của anh đủ loại. Cái hồ của anh trở thành hồ nuôi cá tự nhiên. Anh khỏi phải cho ăn. Cá ẩn nấp ở chỗ nước sâu, bơi lên chỗ cạn ăn cỏ lác, rong rêu,  ếch nhái, cào cào, châu chấu từ trên bờ nhảy xuống. Vậy mà mỗi mùa thu hoạch anh được năm sáu chục triệu. Dưới ánh điện rờ rỡ, cá nô giởn đuổi bắt nhau, có con phóng lên khỏi mặt nước, trông vui cả mắt. Có phải đời con người phải sống theo thiên định. Sông có khúc, đời có lúc, cái “lúc” của anh đã đến rồi sao. Bao nhiêu năm lăn lộn, “gánh cực mà đổ lên non, co chân mà chạy cực còn chạy theo”. Vậy mà bây giờ, qua hai năm, sáu vụ tôm thẻ chân trắng, anh có trong ngân hàng bảy tỷ. Số tiền đó sẽ còn tăng lên nhanh chóng.  Nhiều lúc như đêm nay anh tự hỏi: Không có tiền phải kiếm tiến để sống đã đành. Khi nhiều tiền, kiếm thêm tiền nữa để làm gì? Bạn bè khuyên nên xây một cái nhà thật đẹp, thật lớn. Xây nhà để làm gì? Người ta xây nàh để cha mẹ vợ con cùng ở. Anh chỉ có một mình. Nếu có nàh to đêm đêm anh cũng sống trong cái trại này để được cả trời, cả đất, được hưởng giò biển thổi vào mát rượi. Bao nhiêu năm sống thân tù tội, bây giờ anh khát khao được hưởng sự bao la khoáng đãng của biển trời rộng lớn. Có người khuyên anh nên mua ô tô con. Mua xe để làm gì? Nhiều người cũng trúng con tôm thẻ chân trắng như anh, cũng đã tậu ô tô nhưng để làm oai là chính. Một năm xe chỉ rời khỏi cổng nhà đôi ba lần. Có người chưa biết lái đã mua để ở hiên nhà ra vô mà ngắm. Từ chỗ anh lên thành phố, theo đường tắt chỉ hơn chục cây số, xe máy chạy vù một cái là đến nơi. Mỗi năm anh lên thành phố vài lần. Thức ăn cho tôm, thuốc phòng dịch bệnh, xăng dầu phụ tùng cho máy sục khí, mua con tôm giống, bán con tôm thành phẩm, đều có người dịch vụ mua bán tôm tại mép hồ. Anh chẳng có thói quen chơi bời, du lịch, nên không có nhu cầu mua xe. Không ít bọn đàn ông khuyên anh: Đời người ngắn lắm. Có tiền không xài, tiền cũng là giấy lộn, chết chẳng mang theo. Họ mách anh ở trên phố có động này, động nọ. Chỉ cần vài trăm ngàn là thoải mái với một em U16, U17 qua đêm. Cũng có lần tụi gái đó kéo về tận trại để “tham quan” nuôi tôm. Đúng là chúng nó trẻ trung, có đứa khá xinh đẹp, mặt tươi như hoa. Chúng gọi bậc cha, bậc chú là “anh” ngọt xớt, nói cười vui vẻ, chia nhau chui vào cái trại “đi tàu nhanh”. Tiếng thở hào hển, tiếng rên rỉ hứ! Hử! từ đó phát ra. Anh thấy lợm giọng.

          Cha mẹ ơi, con đã giàu rồi thì cha mẹ không còn để con phụng dưỡng. Con đi tù để cha mẹ phiền lòng mất sớm. Giá như nhà ta có nhiều anh em, đằng này con chỉ là con một. Giá như con kịp để lại cho cha mẹ một đứa cháu nội… Anh nhìn lên phía lưng đồi cát, dưới ánh điện vẫn nhìn rõ chiếc lăng khá đẹp anh vừa xây cho cha mẹ đang ấm lành hương khói. Dù ở trong lăng, cha mẹ vần nằm dưới đất. Mỗi lần nghĩ như vậy anh thấy xót lòng. Hình ảnh cha chới với hai bàn tay. Hình ảnh mẹ gục xuống mềm như một sợi bún. Con ơi! mẹ đây! Tiếng kêu thảm ấy vọng qua hơn hai mươi năm anh còn nghe rõ. Nhiều lúc lên thắp hương cho cha mẹ, anh nghẹn ngào chỉ nói được một lời: Con  đây! mẹ ơi! cha ơi!

          Em nữa, người vợ yêu quý của anh, bây giờ em ở đâu. Anh không trách dù em đã sĩ mắng anh, em đã đi theo người khác. Thân gái yếu mềm làm sao chờ nỗi một người mang án 20 năm tù giam. Anh chỉ nhớ những ngày cùng vợ đi xúc tép, kéo tôm ở cái hồ thuỷ ứ hôm nay anh cải tạo thành hồ nuôi tôm này. Những ngày vợ anh lui cui kiếm củi, cuốc nhặt rau dại dưới chân các đồi cát ven hồ. Mưa gió dầm dề, khuôn mặt vợ anh tím tái. Anh đã chém chết một người, chém bị thương nặng một người khác. Càng rủi cho anh, nạn nhân là con cái những kẻ có chức có quyền. Anh bị tuyên án tử hình nhưng nhờ luật sư phản đối quyết liệt, kháng nghị toà phúc thẩm, bản án được tuyên lại 20 năm. Anh ngồi tù17 năm… Bây giờ em ở đâu? Anh mong gặp lại vợ dù chỉ một lần. Chắc bây giờ con cái của em đã lớn. Chặng đời nào em lấy tôi, bao giờ em cũng khổ. Bây giờ em có đỡ hơn không?

          Và bao giờ cũng vậy, ý nghĩ cuối cùng của anh là quay về với Gái. Hình ảnh người đàn bà goá này cứ nhập vào anh tự nhiên như hương hoa bừng lên giữa màu xanh của lá.

***

Hơn 20 năm trước

Đó là một buổi trưa anh khấp khởi mượn xe đạp về cuối xã, giáp phố thị bán con cá quả nặng hơn hai cân mà rất may mắn và hiếm hoi anh đã bắt được. Chủ quán bưng con cá nằm trong chậu nước mà mắt vẫn lo lắng nhìn về cuối quán. Một lũ thanh niên choai choai đang uống rượu. Đứa nào mắt cũng đỏ như mắt cá chép ngâm nước mặn. Chúng chửi bới, hoa múa tay chân, nói tục không chừa một từ dơ bẩn nào. Phục không hiểu nỗi, ông chủ quán tuổi ngoài 40, to chắc như một võ sĩ Jumô lại khúm núm trước một thằng choai choai chừng 16 tuổi: “Em xin các anh. Uống thế có lẽ đủ rồi”. “Mã mẹ mày, các anh càng uống nhiều mày càng bán được nhiều rượu, càng nhiều tiền”. Mấy xu keng các anh đây có bao giờ quỵt của mày. Ông chủ quán run tay giót rượu vào chai cho chúng. Một ông già gầy gò, râu bạc và dài, đang ăn dở chiếc bánh mì thấy chướng. Đã nhiều lần ông dừng bữa ăn nhíu mày nhìn chúng, chừng như không chịu nỗi ông chống tay vào bàn đứng dậy lên tiếng:

- Này các chú, tuổi trẻ phải sinh hoạt cho nghiêm túc, ăn nói cho có văn hoá…

Ông già chưa nói hết câu cả nhóm choai choai đều bật dậy: “Tòi đâu ra thằng già không biết trời đất là gì thế này. Các anh đây hiểu đời lắm rồi, chẳng cần ai dạy. Còn lão mày các anh phải dạy để lần sau biết cách ăn nói”. Một thằng chụp lấy cổ ông già. Hai thằng xách hai chân ông nhấc bổng, vật ngữa ra. Ba bàn chân mang dày adidas đạp lên mặt, lên bụng khiến ông ngạt thở. “Này! ăn có văn hoá! Này! nói có văn hoá! Này! sinh hoạt nghiêm túc!... Cứ xong một câu nói chúng giật phăng một túm râu của ông già. Ông vùng vẫy nhưng không thể lăn ra khỏi những bàn chân đang đè xuống. Máu từ mũi ông tứa ra, loang xuống mũi, xuống cằm. Quán rất đông khách, mọi người đều đứng dậy, vội vã trả tiền rồi nổ máy, lên xe bỏ chạy. Nhiều người chưa ăn xong bữa, chưa kịp lấy tiền thừa. Đặt đồng tiền 50.000đ xuống bàn, dằn chiếc cốc lên trên rồi bỏ chạy. Họ đều là những nam thanh nữ tú, là công nhân quen quai búa có cánh tay như sắt, là những nông dân lực điền có bộ ngực vấp váp như gỗ lim, là công chức nhà nước oai vệ. Phút chốc trong quán đã vãn khách, chỉ còn ông già đang bị tra tấn, một bọn cuồng loạn và anh: hai bàn tay nắm chặt nỗi gân xanh. Hai hàm răng nghiến chặt. Mắt lồi lên. Hàm banh ra. Một thằng lột quần ông già ném ra cửa sổ. Cả lũ cười hô hố. Một thằng bóp mồm ông già cho há ra. Một thằng vạch quần đái vào mồm ông. “Rượu khôn không uống, xin mời uống “rượu ” dại này”. Cả lũ lại cười điên đảo. Ông già đau đớn, nhục nhã, bất lực vùng vẫy. Phục thít lên:

-         Buông ra, lũ chó đẻ!

- A! lại thêm một thằng nữa muốn chết!

          Một mũi dao găm đâm thằng vào mặt anh. Phục né được. Loé lên trước mặt anh là con dao thái thịt của ông chủ quán. Anh chộp lấy, nhằm thẳng vào đầu thằng đang đái bổ xuống. Máu màu đỏ và não màu trắng phọt ra. Anh đâm thẳng vào ngực thằng đang vặt râu ông già. Bọn côn đồ còn lại bỏ chạy. Anh gục xuống ông già. Hai người ôm nhau khóc. Khóc tức tưởi, khóc đâu đớn và tủi hờn.

***

          Ra tù, đứng trước cổng trại anh tự hỏi mình: đi đâu? Chẳng có nơi nào để đi, để đến, ngoại trừ bãi cát hoang hoá và cái hồ thuỷ ứ bỏ hoang. Nơi ấy anh đã từng có vợ. Nơi ấy có hai nấm mồ của cha mẹ anh, nơi ấy đã cho anh con dam, con tép, nắm rau, bát gạo để sống. Nơi ấy khi công an còng tay anh lôi đi, hàng xóm thương cảm nhìn theo. Vợ anh gào lên: Ngu ơi là ngu. Người ta bỏ chạy cả mình lại chiến đấu. Bây giờ thì rụ xương. Anh đổ khổ cho tôi rồi, chồng ơi là chồng.

          Anh quỳ xuống trước mấm mồ của cha mẹ lòng quặn thắt đau xót. Một thời gian đằng đẳng ở tù, tấm thân gầy gò tưởng không còn nước mắt, thế mà nước mắt vẫn chảy ra, đầm đìa khuôn mặt. Ở vùng quê này hết lụt lội càn qua lại gió lào, cát bay, cát nhảy, vậy mà mồ cha mẹ anh vẫn được đắp to tròn. Chân và thành mộ được đắp một lớp đá cuội, gạch ngói vụ, xỉ thân, xỉ vữa. Dưới chân mộ hai nắm chân nhang to. Vậy là quanh năm mồ cha mẹ anh vẫn được ấm hơi hương khói. Anh thầm cám ơn những tấm lòng vàng nào đó.

          - Anh đã về!

          Phục quay lại. Một người đàn bà đứng sau lưng anh tự lúc nào. “Tôi biết thế nào cũng có ngày anh về đây. Đi đâu được, mồ cha, mả mẹ ở nơi này.” “Chị là…” “Chị gì, em! Em là Gái. Cái Gái ngày xưa hay theo chân mẹ anh lên đồi chơi mỗi khi mẹ anh đi cuốc cỏ về đun”. “À, tôi nhớ ra rồi, bây giờ em khác quá.” Gái đã chạy theo chân Công an vừa khóc vừa nói: “Giết người cũng ba bảy loại giết người. Có những người như anh ấy bọn côn đồ mới khiếp sợ, mới không nẩy nòi thêm ra. Các anh liệu mà xử cho phải tình phải lý. “Chị Gái ấy à”. Dân làng kể cho anh nghe. Hai ngôi mộ của  ông già bà già anh chị ấy chăm sóc đó.

          Cứ mỗi mùa lũ lụt sạt lỡ, cào bằng, qua lũ chị ấy  đắp lại. Mười bảy năm, ba mươi tư lần đào, gánh đất đắp lại hai ngôi mộ. Vùng đất đó cũng được tay chị Gái giữ lại cho anh. Đất cát hoang hoá xưa không ai để ý tới, khi có dự án, phát triển con tôm và cây trồng vùng cát, đất hóa ra bạc, ra vàng. Mấy đời chủ tịch xã thay nhau đều không thu hồi được đất của anh. “Đất người ta ở bao đời không ai tranh chấp. Anh Phục có đi tù thì cũng có ngày ra. Lều trại người ta còn đó. Nhân cơ hội người ta đi tù mà chiếm đất người ta là thấp hèn. Anh ấy giết người cũng là giết kẻ ác. Trước đó bao nhiêu người cắn răng chịu đựng bọn quậy phá. Chúng nó đái ra ngõ, ỉa ra vườn cũng lui cui đi dọ, không ai dám hé răng. Từ ngày anh Phục trừng trị, thử hỏi có kẻ nào dám vác mặt về quậy làng ta?” Chị Gái nói như vậy đó. Mỗi lần lụt cuốn trôi cái lều của anh, qua lụt chị ấy mua kiếm tranh tre dựng lại để chứng tỏ đất này có chủ. Nước cuốn gió thổi chị ấy đã lợp đi lợp lại có đến hơn chục cái lều rồi đó. Cũng có bận một bọn người trên tỉnh đưa xe xích, máy xúc, máy ủi xuống định chiếm đất làm công trình “chăn nuôi công nghiệp”, chúng bảo đã xin ý kiến của trên. Chị đấu lý không được. Chị doạ chúng.

          - Thằng cha chủ đất này đã từng đâm chết một người, đâm ngắc ngoải một người nữa. Hắn mà ra tù, thấy người cướp đất chưa biết chuyện gì sẽ diễn ra. Một là bỏ tham vọng chiếm đất, hai là bỏ mạng, các anh chọn lấy một.

          Chiến tranh đi qua lâu rồi. Bây giờ nghe nói tới dao búa người ta sợ. Họ lặng lẽ kéo xe, kéo máy ra đi. “Anh lạ là vì sao chị ấy luôn bảo vệ anh? Anh là tội phạm của pháp luật riêng trong lòng chị ta anh vẫn là người anh hùng đáng kính”. Họ lại kể, “gần 5 năm sau ngày anh đi tù, chị Gái lấy chồng. Chồng chị ta luôn chạy hàng cho những đầu nậu buôn bán hải sản ở vùng này. Thấy anh ta khoẻ mạnh, một bà goá ở tận tỉnh thuê anh ta chuyên chạy hàng cho mình. Bà ta tập cho chồng  Gái đi xe. Cũng mở máy, vào số, tăng giảm ga, đạp phanh… ngã trầy gối, trầy mặt rồi cũng đi được. Từ đó hai người ôm lưng nhau rong ruổi bãi biển này qua bãi biển khác. Một hôm anh ta về nhà thâm tím mặt mày. “Chúng nó những ba thằng choai choai ép xe tôi vào vệ đường hỏi tôi vì sao mua hết cá mực của bãi nó. Chúng đấm vào mặt, giáng gậy vào đầu tôi.” “Rồi anh làm sao?” “Tôi vứt xe bỏ chạy vào công an xã cầu cứu”. Công an nói bây giờ chúng tôi có ra thì bọn chúng cũng chạy mất rồi”. “Đồ hèn! Nó biết dùng quả đấm sao anh không biết dùng gậy? Nó biết dùng gậy sao anh không dùng dao? Nó dùng dao thì anh dùng cuốc chỉa năm răng mà chống lại”. “Để rồi tôi cũng ngồi tù rục xương như thằng Phục à”. “Anh mà dám so sánh với anh Phục à? Anh không bằng cái móng tay. Phải có những người như anh Phục kẻ ác mới khiếp sợ”. Sau cái ngày đó, bà goá trên tỉnh sợ anh ta lại bị đòn đau. Họ chở nhau đi vùng khác làm ăn và mất tiêu, chẳng có tung tích gì, để lại cho chị Gái cái bụng bầu năm tháng.

***

          Cứ những đêm như thế này Phục không sao ngủ được. Anh nhớ cha mẹ, nhớ người vợ đã bỏ mình mà đi, nhớ những năm tháng ở tù cùng khổ và cuối cùng lại nhớ Gái. Phải nói cái cơ ngơi này, thành công này công đầu là của Gái. Sự xuất hiện của chị bên anh bao giờ cũng đúng lúc, cũng cần thiết. “Tôi đã giữ đất cho anh. Làm cho nó sinh sôi, giàu có là việc của anh”. “Tôi không có vốn”. “Thì bán đi một ít đất”. “Đất ma chê quỷ hờn này ai mua?”. “Đất cát trăng bây giờ không như trước nữa. Chỉ cần anh há mồm ra nói bán là có người hớp trên cổ, nhét tiền vào túi”.

          Anh nuôi con tôm càng xanh, sau sáu tháng chăm bẳm, vớt tôm lên bán, trừ đi trì lại mọi chi phí: Hoà vốn! Anh nuôi cua. Anh mừng vì nhiều năm qua mặt nước, sau mỗi tuần cua mỗi khác. Mỗi cân cua có giá hơn một trăm ngàn. Hàng chục tấn cua của bốn cái hồ rộng sẽ là một đống tiền, sẽ đựng bằng nhiều bao tải. Rồi một đêm trăng sáng, ngồi mơ tưởng mãi cũng mỏi, anh đi về phía đông hồ. Anh kinh ngạc vì trước mặt anh có những con gì bò lổm ngổm thành một tuyến dài từ mặt hồ, vượt qua bờ, qua tảng cát, kéo dài ra biển. càng ra xa càng toả rộng như cái đầu chổi xể khổng lồ. Anh chạy lại gần. Cua! Trời ơi cua! Chúng lũ lượt kéo nhau ra đi về đúng một hướng trăng mọc. Phía ấy là biển. Anh hốt hoảng vồ con cua gần nhất. Nó gương càng chống lại anh. Càng cua nghiến vào ngón tay bật máu. Anh lăng mạnh, con cua rơi tủm xuống bờ hồ, càng cua bị gãy vẫn nghiến chặt ngón tay. Anh đưa càng cua lên mồm cắm giập mới gỡ ra được. Mồm anh dây máu ngón tay. Anh bất lực ngồi xuống nhìm đàn cua từ từ bò đi. Chúng mày không chịu ở với tao, chúng mày đi đi, chúng mày cút đi. Tao đã mất một người vợ yêu. Tao đã mất một gia đình có bố mẹ. Bây giờ tao mất chúng mày. Tao chăm sóc chúng mày bao nhiêu tháng. Đói  tao cho ăn. Đau tao cho thuốc. Vậy mà chúng mày bỏ tao. Anh nhảy tùm xuống nước, lặn ngang lặn dọc, lặn chéo, lặn từ hồ này sang hồ khác. Đáy hồ rổng không, chẳng có con cua nào thuỷ chung với anh. Hoạ chăng chỉ còn lại con của gảy càng anh vừa ném lại đáy hồ những anh vẫn không tìm thấy. Rất có thể nó lại bò lên, lại ra đi với bầy đàn của nó.

          - Chán nãn rồi à?  - Gái nói với anh -  Nuôi con người phải hiểu con người. Nuôi con tôm, con cua phải hiểu con tôm, con cua. Bắt được con cua luộc ăn là một chuyện. Hiểu con cua là một chuyện khác. Anh chỉ mới hiểu nó ăn gì, nó bị bệnh gì, chữa bằng thuốc gì chưa đủ. Phải hiểu cái thế nó bò ngàng, bò dọc, cái cách nó đào hang, rạp nhau sinh con đẻ cái. Một năm có thể là vài năm nó có một ngày hội tụ. Mọi con cua đều ra đi, đó là một cuộc hành hương theo hướng trăng mọc về với cội nguồn. Cái đêm trăng này là một ngày như thế. Nó không phản bội anh. Nó có thể chết nhưng không thể không ra đi. Anh có thể hiểu đó như là tâm linh của loài cua.

          Gái đẩy ăng gô cơm có mấy con cá mắm lẹp và một bi đông nước vối về phía anh. “Từ tối đến chừ chưa ăn chi phải không? Người đàn ông không được nãn chí. Dù có mất bằng mấy anh cũng chỉ về lại vạch vôi. Ngày ra tù anh đã tận đáy. Ai đè đầu anh thấp hơn nữa đâu. Vấn đề là phải làm chi để trồi lên khỏi đáy”. Gái nói đúng. Anh đã mất tất cả khi bước vào tù. Mười bảy năm, mỗi tù nhân chỉ có nữa mét vuông. Anh vẫn sống được và trở về. Bây giờ anh có năm hồ cá tôm, có trời đất phóng khoáng và có Gái đang ngồi bên. Cái cô này mỗi khi tới là mang tới cho anh một vị ấm áp, nhẹ nhàng, thoải mái, anh không còn thấy cô đơn. Có khi anh ngỡ Gái như là vợ, như là em gái, có khi lại tưởng như là chị, là mẹ. Và bây giờ Gái đang làm chị. “Bây giờ Việt Nam đã nhập con tôm thẻ chân trắng giống Hawai. Ở miền Nam đã nuôi thành công. Tỉnh ta đã có người nuôi thắng lợi lớn. Anh hãy nuôi con tôm thẻ chân trắng. Người ta làm được mình làm được. Vòng quay của con tôm này chỉ ba tháng đạt 60 con một ký, nếu khó khăn, nuôi hai tháng rưỡi, đạt 80 con một ký. Thức ăn con giống, các viện giống cây con, các đại lý cho ứng trước, đến khi thu hoạch tôm mới trả lại. Vốn đầu tư nhờ thế mà nhẹ nhàng hơn.

          Phục lên Sở nông nghiệp xin tài liệu kỹ thuật nuôi con tôm thẻ chân trắng. Anh vào Nam, ra Bắc hỏi kinh  nghiệm của những người đã nuôi. Anh xin ở lại làm không công một muà cho một chủ hồ để có hiểu biết thực tế cách nuôi con tôm thẻ chân trắng.

***

Anh đang nghĩ miên man thì ánh mắt bắt gặp người đàn bà đang bước tới ở lưng đồi cát bạc. Gái, chỉ có Gái mới đến với anh vào giờ này. Nhưng sao bây giò, đêm đã khuya sắp gioa thừa rồi. “Em đến giờ này, trong nhà có việc gì không?” . “Em nhờ anh bắt con cá diếc”.“Em cần cá diếc để làm gì?” Gái lặng nhìn Phục một hồi lâu mới nói: “con bé sốt từ chiều đên giờ chưa ăn, nấu cháo cho nó”. Phục vội vàng dương cọng rớ, mắc lưới, dò dẫm xuống hồ cá. Gái nhìn Phục thấy thương. Con người này đã giàu có là thế vẫn hiền lành, chân chất như xưa. Cái gì đã làm cho anh bùng phát, chộp lấy dao. Gái tin là anh có tố chất mãnh liệt của người đàn ông ẩn dấu bên trong. Cất tới chục mẻ lưới, cá vào nhiều nhưng chỉ có mấy con diếc mới rạng. Anh lại đặt rớ xuống nước cho cá bơi ra. Lần này anh cất rớ, quay lên phía Gái anh nói nhỏ: Được rồi! Gái nhìn con cá diếc đang giẩy trên cát. Chị bắt lên xem rồi ném tủm xuống hồ. “Con này nhỏ, lại trắng bạch, trơn tuồn tuột”. Phục định xuống hồ cất con khác, Gái nói: “Thôi em về!” Chị lại đội ánh bạc lội qua tảng cát  bạc.

          Phục thấy lạ. Nấu cháo cho con bé mà con cá diếc to bằng ban tạy lại chê là nhỏ. Cá diếc mà lại chê trắng trơn tuồn tuột. Cá diếc có đỏ, cá xanh cũng chỉ một tý màu ở đuôi ở mắt, con nào mà chẳng trơn trắng. Hay là… Phục cười tủm một mình nhưng không tin cái ý nghĩa trong đầu mình là đúng. Cô ấy à, ghê ghớm lắm. Người làng kể, dạo anh đi tù, đã xẩy ra một chuyện đến bây giờ  ai cũng nhớ.

          Đêm ấy cũng là một đêm trăng rằm. Một anh chàng ở cuối xóm tới đám cửa nhà Gái. Em giúp anh một tay, ra biển khiêng hộ  lưới về, mọi lần vợ anh nó khiêng giúp một đầu đòn càn. Hôm nay nó đau. Để lưới ngoài biển thì cúng hải tặc, cả nhà anh còn nước đi ăn xin. “Thương tình Gái theo anh ta ra biển. Mỗi người một đầu đòn càn. Tay lưới mức vắt ngang chính giữa. Tuy có nặng nhưng hai người vẫn khiêng phăng phăng. Đến mép hồ cá, giáp rừng phi lao chắn cát, đột nhiên anh ta loạng quạng rồi ngã quỵ. Gái hoảng hốt hất đòn càn ra khỏi vai, quay lui đỡ anh ta dậy, chưa kịp hỏi anh có việc gì không thì hắn đã đè Gái xuống cát, phút chốc đã lột được quần chị ra. Gái biết không thể vùng vẫy “con trâu mộng” đang dằn mình trên bụng mình. Chị ép hai bàn tay sát sườn, nắm hai vốc cát co lên phía đầu rồi bất ngờ úp vào hai mắt hắn. Hắn rú lên, bật khỏi người chị nhảy tùm xuống hồ nước rửa mắt. Hắn đau xót, hoảng hốt, quay cuồng, loi choi trên mặt hồ như con cá bị dí điện. Gái vừa mặc quần vừa chỉ hắn mà đe: “Bận sau mà như thế chị không thèm làm mù hai mắt mày, chị xẻo luôn” Tai vách mạch rừng, hôm sau cả làng biết, đi đâu người ta cũng dỡn nhau. Liệu hồn kẻo bị xẻo. Từ đó cánh đàn ông vào làng, ra biển chỉ dám nhìn cái mông người đàn bà goá tròn lẳn mà nuốt nước bọt. Dù sao anh cũng phải bắt cho được con cá diếc to hơn. Với ai chứ với Gái không thể không làm mọi lời đề nghị.

          Nếu Gái không phải là người ghê ghớm, chắc chắn anh sẽ nói được lòng mình. Anh cô đơn. Em cũng cô đơn. Chúng ta cũng đã chịu nhiều đau khổ. Chúng ta thương nhau. Anh sẽ xây bao che cái nhà của em cho chắc. Sẽ đóng mấy bộ cửa cho chắc. Cứ thế mà ở cho ấm cúng, không cần xây cao, xây to. Anh và Gái sẽ chăm sóc con bé cho nên người, học giỏi. Rồi biết đâu, Gái sẽ đẻ cho anh vài đưa con khoẻ mạnh, xin đẹp. Nhưng mà, cô ấy ghê ghớm lắm. Mỗi lần xa Gái anh thấy nhớ ngồi cạnh Gái, anh thấy thương mà mồm không thổ lộ được. Có lúc anh lo sợ rằng: Suốt đời mình sẽ im lặng và như thế sẽ không có được Gái làm bạn đời...

***

Nhà Gái im ắng nhưng anh biết Gái chưa ngủ. “Gái ơi cá diếc đây này, con này to lắm”. “Anh vào nhà đi, để con cá dưới chân vại nước ấy.” “Mèo nó tha mất”. “Mỗi con mèo cái đây không tha thì thôi, mèo nào hiện lên mà tha cá diếc của anh”. Qua anh điện đường làng anh thấy con bé đang ngủ, thở nhè nhẹ. Anh khẻ vén màn, ấp lòng bàn tay lên trán con bé rồi nhẹ nhàng rút tay lại. “Con bé có sốt đâu?” “Khờ! Sốt thì có cơn, lúc nóng lúc lạnh. Bây giờ tôi đang sốt đây này” Phục quay lại định ấp tay lên trán Gái. Gái nhẹ nhàng nắm tay anh kéo xuống: “Người đâu mà đi Nam đi Bắc, đi đâu cũng đến, một quãng đường từ hồ tôm đến nhà em, mấy năm rồi mới đặt chân tới được. Chúng mình đã bề bộn tuổi rồi, thương nhau thì nói ai lại để em phải nói trước thế này”. Những cây hương trầm trên bàn thờ đang đượm đỏ, hương thầm nhẹ nhàng lan toả. Phục thấy rạo rực tấm  lòng. Anh nắm chặt bàn tay Gái, kéo Gái vào lòng mình. “Anh khờ quá, mai đã là mồng một chốc nữa anh kéo vài cân cá to, vài cân tôm, ngày mai em làm cổ, trước cúng tổ tiên kính cáo việc chúng mình, sau ta mời bà can làng xóm đến mững cho hai đứa mình. Mùa tôm này được lắm em ạ”.

 Họ cùng nhìn qua cửa sổ. phía xa trên phố thị từng chùm pháp hoa rực rỡ bay lên. Gần như cả Gái và Phục cùng lúc nói một lời vui sướng với nhau: Giao thừa đã đến.

                                                                                                      L.V.T

 

 

 

 

Lê Văn Thê
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 197 tháng 02/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground