Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 08/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người trẻ

T

hứ bảy, không có việc gì làm hơn là ngủ vùi trong chăn ấm. Nhưng mà buồn, buồn quá. Sao người trẻ lắm nỗi buồn đến thế? Tôi cũng là người trẻ và tôi cũng buồn…

Tin nhắn người yêu cũ hiện ra ở máy: “Ở đây đang có bão. Những khóm hoa đỗ quyên lụi tàn. Những con ngựa trắng cũng đã về trời. Chỉ có người xưa của em trong khu resort thật buồn”. Nghĩa là người yêu cũ cũng nhớ đến tôi. Nhưng mà sốt, sốt quá. Từng giọt mồ hôi to tướng tuôn ra. Và lạnh, lạnh khủng khiếp. Tường từng nói với tôi, anh ghét nhất những người phụ nữ hớ hênh. Ở đời lắm thứ dễ mất mà cứ hớ hênh thì sẽ làm nảy sinh lòng tham của kẻ khác. Và khi ghét anh sẽ quyết tâm lấy cho bằng được cái mà người ta hớ hênh ấy!

Lạ quá. Chia tay nhau, tôi tìm Tường lần cuối. Tường đang vục đầu vào khuôn ngực căng tròn của cô nhân viên trong khi cô ta hào phóng ban phát chẳng tiếc nuối gì. Tường không chút ngại ngùng bảo tại cô ta hớ hênh quá. Tôi cười và ra đi, nhẹ nhàng như không. Thế mà trước đó tôi tưởng rằng mình có thể chết đi nếu như chia tay anh. Thời sinh viên nông nổi, muộn phiền. Những ước mơ, dự định, những chia tay không thành để rồi nước mắt và xô vỡ, hạnh phúc dở dang… Tôi quay trở về điểm xuất phát. Tình cờ đọc bài thơ “Con số không” của Khánh Nguyên, lòng chênh chao, hoang hoải:

   Trước không anh, bình thản sống vô tư

   Giờ trở lại không anh đầy bão tố

   Tưởng rồi sẽ hoàn nguyên như cũ

   Ai có ngờ, không - lại chẳng bằng không!

Đọc và day dứt buồn. Nhưng mà để làm gì? Có cố níu kéo và chắp vá thì cũng chỉ là con số không mà thôi. Tường bảo không xin được việc làm ở thủ đô thì em cứ về quê đi, tìm một công việc gì đó thích hợp rồi lấy chồng, thế là ổn! Nghe tôi kể, con bạn thân cười, bảo mày ngu lắm, mà cũng may mày không cho thằng đó ăn táo, nếu không bây giờ hắn ta bỏ mày thì chỉ có nước mày ra cầu Long Biên nhảy xuống! Ừ, ở đời này lắm người như thế mà không biết họ có ngu không nhỉ? Rõ vớ vẩn, nhưng mà thôi, con bạn thân bảo, mày về quê đi. Biết đâu vào trong kia, lão Tường nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ lại cưỡi bạch mã ra đón mày về dinh ấy chứ. Hình như tao nghe bố mẹ lão bán hết cơ ngơi ngoài này vào trong kia hết cả rồi. Mày không tham lam là mày ngu, chứ tao là tao đi theo lão làm bà chủ rồi đấy. Ở lại đây làm gì, giờ cứ mơ mộng sao thấy khó khăn quá. Ừ, thôi được, thì thôi tao về quê. Hai đứa ôm nhau, méo xệch, cố tránh không nhìn vào mắt nhau. Chiều nó mượn chiếc xe cà tàng của người yêu đèo tôi ra bến xe, dặn dò:

- Mày vào miền Trung nhé, khi nào cưới tao điện mày phải ra nghe không.

Tôi gật đầu, hai mắt đỏ hoe. Xe chạy, quay lại thấy nó đang úp mặt vào yên xe khóc, đôi vai gầy rung lên.Thương mình, thương nó quá đỗi. Nhưng mà thôi, đằng nào cũng về, khóc làm gì, tôi nghĩ vậy và nhắm mắt lại.

Miền Trung đón tôi bằng cơn mưa rào xối xả. Ba chờ tôi ở bến xe, nước mưa đọng đầy trên khuôn mặt khắc khổ của ông tái tê đến hoang dại khiến tôi cứ tưởng ngàn năm rồi mới nhìn thấy ông. Ông cũng nhìn tôi bằng ánh mắt xót xa, có phần thương hại. Ông đỡ lấy cái ba lô nhẹ tênh trên tay tôi, rồ ga. Chiếc xe lao về phía trước, nặng nhọc và mệt mỏi. Mấy đứa em nhìn tôi thất thểu trở về như nhìn thấy một vật thể lạ từ hành tinh khác. Con út bảo, eo ơi, rứa mà em tưởng người thủ đô phải khác cơ, nhìn trên tivi thấy họ mặc váy bó, chân dài, ngực cao, mông nở thích ơi là thích, nhìn chị cứ như là dân tị nạn Pakistan vậy!

Con bé hai thập thò ở ngưỡng cửa, chen vào: Vậy mà em nghe mấy chị ở trong làng học ngoài Hà Nội bảo chị yêu anh chi đó con ông chủ có nhiều nhà hàng, khách sạn ở cả ngoài Hà Nội và trong Bạch Mã, giàu lắm, té ra họ nói dối.

Thấy mẹ lừ mắt nhìn, nó không dám nói nữa, lánh ra ngoài ngõ chơi nhảy dây cùng bọn nhóc trong xóm. Mẹ vuốt tóc tôi, giọng Quảng Trị đặc sệt:

- Tội tình chi lắm rứa con, mạ nói rồi có cực khổ chi thì cũng về quê để có ba mạ chăm sóc cho, thân gái dặm trường cực lắm con ơi.

Tôi cười, kéo chăn lên trùm mặt, sợ mẹ nhìn thấy những giọt nước mắt đang thi nhau rơi xuống. Mẹ sẽ sàng đứng dậy xuống bếp. Con út ghé mắt nhìn vào cửa sổ, bảo tụi bạn qua nhà mụ Tám chơi tiếp, chơi ở đây ồn ào chị tao không ngủ được, chị tao không xin được việc ở ngoài Hà Nội, lại đang thất tình nặng lắm đó, hờ hờ… Nó nhe hàm răng sún ra cười, kéo lũ bạn chạy đi, bỏ lại đám nắng ngoài hiên chênh chao, xót đắng.

Chiều, nắng chảy tràn con phố. Tôi chạy xe lòng vòng qua những con đường ngập lá. Bên kia, cầu Đông Hà hắt bóng xuống dòng Hiếu Giang đang lững lờ trôi êm ả. Qua chợ Đông Hà, vòng về đường 9 mà thấy lòng trống rỗng, muộn phiền. Xa hơn nữa, vào trong kia là núi Bạch Mã, chắc giờ này Tường đang vục đầu vào một cô gái nào đó để đánh cắp rồi bảo tại người ta hớ hênh quá! Tường không biết tôi đã về Quảng Trị, nếu biết thể nào anh ta cũng tìm đến. Nhưng mà để làm gì, thời sinh viên với những đêm hò hẹn ở Hồ Tây, những buổi tối Tường chờ tôi ở cổng ký túc xá cũng đã qua rồi, giờ nhìn về phía Bạch Mã chỉ thấy khổ đau thêm.

 

Một tuần vác đơn đi lang thang hết chỗ này chỗ nọ, vào trung tâm này trung tâm kia, lại thấy cứ như hơn một năm về trước mình mới ra trường. Ở đâu cũng chỉ nhận được ánh mắt cảm thông, ái ngại. Gặp lại thằng bạn thời phổ thông, nó bảo vứt mẹ cái tính sĩ diện của bà đi, học xã hội ra, làm đại cái gì chẳng được mà đòi đúng chuyên ngành, chuyên môn. Bà đi với tôi, qua khách sạn ba sao đang tuyển người kia kìa, xin làm lễ tân kiếm tiền lo cho cái thân đã rồi tính tiếp. Tôi lắc đầu, nó mỉm cười khó hiểu, rồ ga đi, một vệt khói vương lại từ đuôi xe trong chiều Huế yên bình, trầm lặng.

* * *

Mẹ khóc, ba im lặng, hai đứa em lại một lần nữa nhìn tôi như từ trên trời rơi xuống. Mẹ vẫn giọng Quảng Trị dịu dàng, nhẫn nại:

- Tội tình chi lắm rứa con hè? Ở đây làm tạm cái chi cũng được, đừng ra lại ngoài đó khổ lắm con ơi.

- Ba mạ cho con đi lần này nữa thôi, đây là cơ hội của con, tòa soạn gọi con ra làm, mạ đừng lo, mạ nhé!

Ba đèo tôi ra ga. Tàu chạy, ba nhìn theo cho đến khi tàu khuất, cái vẫy tay chơi vơi, lạc lõng giữa dòng người đưa đón.

* * *

Thằng nghiện con chủ nhà trọ đứng chống nạnh ở cửa nhìn tôi ngủ. Khi thấy tôi mở mắt nó nhe răng cười, bảo:

Chị ngủ sao không đóng cửa, chẳng sợ em vào cuỗm hết đồ sao?

Tôi cố gượng cười, ngồi dậy, mặt méo xệch vì sốt, nói:

- Trong phòng mình chẳng có gì đáng giá để Huy lấy cả. Sao hôm nay Huy rảnh mà ở nhà vậy?

Không trả lời câu hỏi của tôi, thằng nghiện chỉ vào chiếc điện thoại và máy tính ở đầu giường:

- Em canh cho chị ngủ hơn 15 phút rồi, nếu em mà lấy thì không phải chỉ cái điện thoại và cái máy tính xách tay kia đâu mà cả chị em cũng bế đi mất rồi. Nhìn chị ngủ đẹp quá em không nỡ.

Đầu đau như búa bổ, mắt nhòa đi, cả người như nổ tung, dù cố gượng nhưng tôi vẫn ngã vật xuống giường. Hình như thằng nghiện nhận thấy sự bất thường ở tôi, nó bước vào, đặt tay vào trán tôi, giọng lo lắng:

- Trời ơi, chị sốt cao như vậy sao nãy giờ không nói. Hèn gì lúc nãy em thấy chị vừa ngủ vừa rên, em cứ tưởng chị nằm mơ thấy gì nhưng không dám thức.

Thằng nghiện đi giặt khăn đắp lên trán cho tôi, thấy tôi vẫn còn run cầm cập, nó lấy chăn đắp cho tôi rồi bảo:

- Chị nằm yên ở đây, em ra đầu ngõ mua thuốc hạ sốt và cháo cho chị. Ăn ít cháo và uống thuốc vào chắc là đỡ rồi chiều em chở chị đi viện chứ sốt cao thế này nguy hiểm lắm.

Tôi gật đầu, lấy ví tiền dưới gối đưa cho nó, nó lắc đầu bảo:

- Em có tiền đây rồi, hôm qua em vẽ pano cho Thành đoàn, người ta trả cho hai triệu, tối qua mấy thằng bạn rủ đi nhậu hết hơn một triệu, giờ còn chín trăm mấy ngàn đây.

Thấy tôi mở tròn mắt nhìn, nó nói nhanh:

- Em xin lỗi chị, bọn em chỉ đi ăn thôi chứ tuyệt nhiên không tiêm chích gì đâu. Em cai thuốc từ ngày chị về đây rồi còn gì.

Thấy tôi quay mặt vào tường có ý dỗi, nó khẽ khàng khép cửa lại rồi đi ra. Cả khu nhà trọ này có năm phòng với tám nhân khẩu, chuyện to chuyện nhỏ gì của nhà chủ cũng được mấy cô sinh viên khai thác triệt để. Từ chuyện bà chủ nhà cặp bồ với một ông người Hàn Quốc cùng công ty ở chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và bà bỏ vào trong ấy cho đến cậu con trai đầu hơn ba mươi tuổi là đại úy công an nhưng thằng em lại nghiện ma túy. Cả mấy người ở khu nhà trọ không gọi tên nó là Huy mà gọi nó là thằng nghiện, riết cũng quen và nó cũng không cáu nữa. Hôm tìm đến thuê nhà, cô bé sinh viên phòng giữa bảo:

- Ở khu nhà trọ này sạch sẽ, thoáng đãng lại rất rẻ, ông chủ là hiệu trưởng một trường đại học nên cũng ổn, chỉ có điều chị phải đề phòng anh con trai thứ hai bị nghiện. Mặc dù anh ta chưa lấy gì của ai bao giờ nhưng cũng phải đề phòng chị ạ.

Hôm dọn đồ đến ở, thằng nghiện đang lên cơn, bố và anh trai nó đều đi làm, cả khu nhà trọ vắng tanh, tôi sợ bủn rủn cả tay chân nhưng vẫn liều giúp nó xích chân vào cửa sổ. Khi cắt cơn, nó hỏi:

- Ai cũng sợ tôi, sao chị không sợ?

- Sợ gì chứ, cậu cũng là người như tôi sao phải sợ?

Cậu ta nhếch môi chua chát:

- Chính con người mới sợ nhất là đồng loại của mình đấy chị ạ. Mọi người đều xa lánh tôi, coi tôi như thú vật nhưng tôi không trách ai cả, chỉ tại tôi cả mà, phải không chị?

Thấy tôi im lặng, cậu ta tiếp:

- Đấy chị xem, gia đình tôi như thế mà tôi vẫn nghiện hơn một năm rồi đấy chị ạ. Chị biết vì sao không, cái ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ cũng là ngày mẹ tôi bỏ đi với bồ, nhìn bố và anh trai tôi vật vã khổ đau vì danh dự và sĩ diện, tôi chán quá đi theo mấy đứa bạn hư hỏng nên nghiện ngập luôn. Năm bữa nửa tháng bà mẹ dù đi theo trai nhưng vẫn nghĩ đến thằng con khốn nạn này nên vẫn gửi tiền vào tài khoản của tôi, thế là tôi vẫn cứ hút hít.

Nói xong nó ôm mặt khóc như một đứa trẻ con. Nhìn cậu thanh niên đẹp trai, rắn rỏi, cương nghị ngồi khóc không dưng tôi thấy mủi lòng. Đi tìm khăn cho nó lau, nấu cho nó bát cháo trứng gà. Nó vừa húp cháo, vừa nói:

- Từ ngày mẹ bỏ đi chẳng còn ai nấu cho tôi bát cháo như thế này cả. Suốt ngày tôi chìm đắm trong khói thuốc, hận người này, oán người kia nhưng khoảng một tháng nay tôi bình tâm trở lại rồi, tôi đang xin làm trợ giảng bên học viện của ba tôi. Tôi tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi, nếu không có ngày mẹ tôi bỏ đi, có lẽ bây giờ tôi là giảng viên chính thức lâu rồi chị ạ.

Chiều hôm đó đang lúi húi đóng giá sách lên tường, nó vào phụ giúp, bẽn lẽn nói:

- Lúc sáng chị giúp nấu cháo cho tôi ăn, giờ tôi giúp chị trang trí phòng nhé.

Không đợi tôi đồng ý, nó cầm búa đóng đinh vào tường rồi treo giá sách lên, ngắm nghía:

- Bên này treo giá sách để nếu nằm ở giường cũng có thể với tay lên lấy được, còn bên kia tôi sẽ tặng chị một bức tranh.

Nó qua nhà rồi trở lại với bức tranh khổ lớn. Bức tranh vẽ bến sông quê lúc chiều tà khi những vệt nắng cuối trời đang đổ tràn xuống núi, có những cô thôn nữ đang soi mình xuống dòng nước xanh vắt êm đềm. Xa kia là cánh đồng lúa dập dờn sóng biếc, vòng theo con đường đất đỏ là mấy nếp nhà cổ kính rêu phong tỏa khói lam chiều. Nó cười, giọng bí mật:

 - Đây là bức tranh tôi vẽ làm luận văn tốt nghiệp đó. Bức tranh là cảnh quê êm đềm ở vùng quê ngoại xa xôi của tôi. Đợt tới chắc tôi sẽ về quê dù chỉ còn dì hai ở đó. Rồi bỗng nhiên nó trầm giọng: - Mẹ bây giờ khổ lắm chị ạ, ông bồ Hàn Quốc kia bay về nước với vợ con rồi. Mẹ không ra lại Hà Nội nữa vì sợ ba không tha thứ.

- Sao Huy không vào đó với mẹ? Tôi hỏi.

Nó không nói gì, chỉ nhìn vào khoảng không ngoài cửa sổ. Một buổi chiều âm vọng xa xôi mơ hồ với cả tôi và nó, ở đấy có những viên xúc xắc lành lặn, nguyên vẹn và cũng có đầy rẫy những mảnh vỡ.

Tôi đang miên man nhìn lên bức tranh và suy nghĩ, Huy xuất hiện, một tay bưng tô cháo, tay kia xách một ôm lá xông và thuốc tây, nó bảo:

- Em nghe mấy bà bán cháo mách mua mấy loại lá này xông sẽ ra mồ hôi nhanh khỏi. Để em nấu cho chị xông.

Miệng nói tay làm, nó rửa lá bỏ vào nồi nhôm, đậy kín vung bắc lên bếp, xong quay vào đỡ tôi ngồi dậy, múc từng thìa cháo đút, thì thầm động viên tôi:

- Chị ăn đi cho nhanh khỏi. Ngày trước mỗi lần em đau mẹ toàn nấu cháo này cho em ăn đấy.

   Ăn xong nó bê nồi nước lá xông vào cho tôi, bảo:

   - Nước lá sôi lắm rồi chị à, chị cởi hết áo quần kẻo nước thấm vào người càng sốt nữa. Em ra ngoài này canh cửa, khi nào xong chị gọi em vào cất nồi cho. Nhớ mở vung từ từ thôi kẻo bỏng.

Nó khép cửa rồi ra bậc thềm ngồi đợi. Tôi trùm chăn lại và mở vung nồi nước lá. Mùi sả, chanh, bưởi thơm khiến tôi chạnh lòng, ước gì giờ này có mẹ bên cạnh. Chắc mẹ cũng sẽ vội vàng đi nấu một nồi nước lá xông như thế rồi mắng yêu con gái lớn ngồng như thế mà vẫn còn làm nũng mẹ. Lại chợt nghĩ đến Huy, nó chăm sóc tôi ân cần, dịu dàng như anh trai chăm cho em gái. Bằng tuổi nhưng lúc nào nó cũng gọi tôi bằng chị. Hôm trước nó qua nhờ tôi cùng nó qua trung tâm làm xét nghiệm HIV, chị bác sĩ kiểm tra cho nó xong quay sang hỏi:

- Cô bạn gái của cậu có làm xét nghiệm luôn không vậy?

Nó lắc đầu khó chịu:

- Đó là chị gái em, chị ấy là nhà báo, chị ấy không việc gì đâu mà xét nghiệm.

Hôm lấy kết quả xét nghiệm âm tính, nó ôm chầm lấy tôi, nâng bàn tay tôi lên môi hôn, ngập ngừng:

- Cám ơn Lê, cám ơn Lê nhiều lắm!

Có lẽ đó là lần đầu tiên nó gọi tôi bằng tên mà không phải là chị. Những ngày sau nó làm việc chăm chỉ và vui vẻ, yêu đời hơn. Tôi cũng vui với những niềm vui của nó.

Nồi nước xông đã bớt nóng, trong người cũng dễ chịu hơn, tôi lấy khăn lau khô người, mặc áo quần xong rồi gọi. Huy đi vào kéo chăn đắp cho tôi rồi bê nồi ra ngoài, dặn:

- Chị gắng ngủ đi một lúc cho đỡ mệt, em đến trường lấy tài liệu về soạn bài rồi sẽ mua đồ ăn về cho chị.

* * *

Buổi chiều, Hoàng về sớm hơn mọi ngày, anh giặt khăn lau mặt cho tôi rồi bảo:

- Hôm nay cơ quan họp để bàn đánh chuyên án mới nhưng nghe Huy điện bảo em đau nên xong cái là anh về ngay. Nghe Huy bảo định chở em đi viện nhưng em không chịu, giờ em đỡ hơn chưa?

Tôi gật đầu. Hoàng cầm lấy tay tôi thì thầm:

- Huy đang ra sân bay đón mẹ, ba đã tha thứ cho mẹ rồi em ạ. Đợt này mẹ về, cả nhà đoàn tụ, mình vào Quảng Trị xin ba mẹ trong ấy rồi tổ chức đám cưới luôn em nhé!

Tôi mỉm cười. Hoàng ôm tôi vào lòng, vuốt tóc tôi:

- Cám ơn em đã chăm sóc Huy, chia sẻ, gần gũi và yêu thương nó. Ba và anh mới nhận ra tình cảm gia đình thật cao quý, có lẽ thế mà ba đã tha thứ cho mẹ, còn anh thương Huy nhiều hơn và yêu em vô cùng.

Lùa những ngón tay vào tóc Hoàng, lắng nghe những lời yêu thương âu yếm của anh, chợt nhớ đến dòng tin nhắn của Tường ở máy, đưa cho Hoàng xem, anh hôn lên môi tôi nồng nàn:

- Ừ, ở đây cũng đang có bão, nhưng lại là một cơn bão khác!

Ngoài kia, những tia nắng ấm áp cuối ngày đang chao nghiêng trên những vòm lá. Và cuộc sống dường như chỉ mới bắt đầu!... 

 

L.T.T.H

T

hứ bảy, không có việc gì làm hơn là ngủ vùi trong chăn ấm. Nhưng mà buồn, buồn quá. Sao người trẻ lắm nỗi buồn đến thế? Tôi cũng là người trẻ và tôi cũng buồn…

Tin nhắn người yêu cũ hiện ra ở máy: “Ở đây đang có bão. Những khóm hoa đỗ quyên lụi tàn. Những con ngựa trắng cũng đã về trời. Chỉ có người xưa của em trong khu resort thật buồn”. Nghĩa là người yêu cũ cũng nhớ đến tôi. Nhưng mà sốt, sốt quá. Từng giọt mồ hôi to tướng tuôn ra. Và lạnh, lạnh khủng khiếp. Tường từng nói với tôi, anh ghét nhất những người phụ nữ hớ hênh. Ở đời lắm thứ dễ mất mà cứ hớ hênh thì sẽ làm nảy sinh lòng tham của kẻ khác. Và khi ghét anh sẽ quyết tâm lấy cho bằng được cái mà người ta hớ hênh ấy!

Lạ quá. Chia tay nhau, tôi tìm Tường lần cuối. Tường đang vục đầu vào khuôn ngực căng tròn của cô nhân viên trong khi cô ta hào phóng ban phát chẳng tiếc nuối gì. Tường không chút ngại ngùng bảo tại cô ta hớ hênh quá. Tôi cười và ra đi, nhẹ nhàng như không. Thế mà trước đó tôi tưởng rằng mình có thể chết đi nếu như chia tay anh. Thời sinh viên nông nổi, muộn phiền. Những ước mơ, dự định, những chia tay không thành để rồi nước mắt và xô vỡ, hạnh phúc dở dang… Tôi quay trở về điểm xuất phát. Tình cờ đọc bài thơ “Con số không” của Khánh Nguyên, lòng chênh chao, hoang hoải:

   Trước không anh, bình thản sống vô tư

   Giờ trở lại không anh đầy bão tố

   Tưởng rồi sẽ hoàn nguyên như cũ

   Ai có ngờ, không - lại chẳng bằng không!

Đọc và day dứt buồn. Nhưng mà để làm gì? Có cố níu kéo và chắp vá thì cũng chỉ là con số không mà thôi. Tường bảo không xin được việc làm ở thủ đô thì em cứ về quê đi, tìm một công việc gì đó thích hợp rồi lấy chồng, thế là ổn! Nghe tôi kể, con bạn thân cười, bảo mày ngu lắm, mà cũng may mày không cho thằng đó ăn táo, nếu không bây giờ hắn ta bỏ mày thì chỉ có nước mày ra cầu Long Biên nhảy xuống! Ừ, ở đời này lắm người như thế mà không biết họ có ngu không nhỉ? Rõ vớ vẩn, nhưng mà thôi, con bạn thân bảo, mày về quê đi. Biết đâu vào trong kia, lão Tường nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ lại cưỡi bạch mã ra đón mày về dinh ấy chứ. Hình như tao nghe bố mẹ lão bán hết cơ ngơi ngoài này vào trong kia hết cả rồi. Mày không tham lam là mày ngu, chứ tao là tao đi theo lão làm bà chủ rồi đấy. Ở lại đây làm gì, giờ cứ mơ mộng sao thấy khó khăn quá. Ừ, thôi được, thì thôi tao về quê. Hai đứa ôm nhau, méo xệch, cố tránh không nhìn vào mắt nhau. Chiều nó mượn chiếc xe cà tàng của người yêu đèo tôi ra bến xe, dặn dò:

- Mày vào miền Trung nhé, khi nào cưới tao điện mày phải ra nghe không.

Tôi gật đầu, hai mắt đỏ hoe. Xe chạy, quay lại thấy nó đang úp mặt vào yên xe khóc, đôi vai gầy rung lên.Thương mình, thương nó quá đỗi. Nhưng mà thôi, đằng nào cũng về, khóc làm gì, tôi nghĩ vậy và nhắm mắt lại.

Miền Trung đón tôi bằng cơn mưa rào xối xả. Ba chờ tôi ở bến xe, nước mưa đọng đầy trên khuôn mặt khắc khổ của ông tái tê đến hoang dại khiến tôi cứ tưởng ngàn năm rồi mới nhìn thấy ông. Ông cũng nhìn tôi bằng ánh mắt xót xa, có phần thương hại. Ông đỡ lấy cái ba lô nhẹ tênh trên tay tôi, rồ ga. Chiếc xe lao về phía trước, nặng nhọc và mệt mỏi. Mấy đứa em nhìn tôi thất thểu trở về như nhìn thấy một vật thể lạ từ hành tinh khác. Con út bảo, eo ơi, rứa mà em tưởng người thủ đô phải khác cơ, nhìn trên tivi thấy họ mặc váy bó, chân dài, ngực cao, mông nở thích ơi là thích, nhìn chị cứ như là dân tị nạn Pakistan vậy!

Con bé hai thập thò ở ngưỡng cửa, chen vào: Vậy mà em nghe mấy chị ở trong làng học ngoài Hà Nội bảo chị yêu anh chi đó con ông chủ có nhiều nhà hàng, khách sạn ở cả ngoài Hà Nội và trong Bạch Mã, giàu lắm, té ra họ nói dối.

Thấy mẹ lừ mắt nhìn, nó không dám nói nữa, lánh ra ngoài ngõ chơi nhảy dây cùng bọn nhóc trong xóm. Mẹ vuốt tóc tôi, giọng Quảng Trị đặc sệt:

- Tội tình chi lắm rứa con, mạ nói rồi có cực khổ chi thì cũng về quê để có ba mạ chăm sóc cho, thân gái dặm trường cực lắm con ơi.

Tôi cười, kéo chăn lên trùm mặt, sợ mẹ nhìn thấy những giọt nước mắt đang thi nhau rơi xuống. Mẹ sẽ sàng đứng dậy xuống bếp. Con út ghé mắt nhìn vào cửa sổ, bảo tụi bạn qua nhà mụ Tám chơi tiếp, chơi ở đây ồn ào chị tao không ngủ được, chị tao không xin được việc ở ngoài Hà Nội, lại đang thất tình nặng lắm đó, hờ hờ… Nó nhe hàm răng sún ra cười, kéo lũ bạn chạy đi, bỏ lại đám nắng ngoài hiên chênh chao, xót đắng.

Chiều, nắng chảy tràn con phố. Tôi chạy xe lòng vòng qua những con đường ngập lá. Bên kia, cầu Đông Hà hắt bóng xuống dòng Hiếu Giang đang lững lờ trôi êm ả. Qua chợ Đông Hà, vòng về đường 9 mà thấy lòng trống rỗng, muộn phiền. Xa hơn nữa, vào trong kia là núi Bạch Mã, chắc giờ này Tường đang vục đầu vào một cô gái nào đó để đánh cắp rồi bảo tại người ta hớ hênh quá! Tường không biết tôi đã về Quảng Trị, nếu biết thể nào anh ta cũng tìm đến. Nhưng mà để làm gì, thời sinh viên với những đêm hò hẹn ở Hồ Tây, những buổi tối Tường chờ tôi ở cổng ký túc xá cũng đã qua rồi, giờ nhìn về phía Bạch Mã chỉ thấy khổ đau thêm.

 

Một tuần vác đơn đi lang thang hết chỗ này chỗ nọ, vào trung tâm này trung tâm kia, lại thấy cứ như hơn một năm về trước mình mới ra trường. Ở đâu cũng chỉ nhận được ánh mắt cảm thông, ái ngại. Gặp lại thằng bạn thời phổ thông, nó bảo vứt mẹ cái tính sĩ diện của bà đi, học xã hội ra, làm đại cái gì chẳng được mà đòi đúng chuyên ngành, chuyên môn. Bà đi với tôi, qua khách sạn ba sao đang tuyển người kia kìa, xin làm lễ tân kiếm tiền lo cho cái thân đã rồi tính tiếp. Tôi lắc đầu, nó mỉm cười khó hiểu, rồ ga đi, một vệt khói vương lại từ đuôi xe trong chiều Huế yên bình, trầm lặng.

* * *

Mẹ khóc, ba im lặng, hai đứa em lại một lần nữa nhìn tôi như từ trên trời rơi xuống. Mẹ vẫn giọng Quảng Trị dịu dàng, nhẫn nại:

- Tội tình chi lắm rứa con hè? Ở đây làm tạm cái chi cũng được, đừng ra lại ngoài đó khổ lắm con ơi.

- Ba mạ cho con đi lần này nữa thôi, đây là cơ hội của con, tòa soạn gọi con ra làm, mạ đừng lo, mạ nhé!

Ba đèo tôi ra ga. Tàu chạy, ba nhìn theo cho đến khi tàu khuất, cái vẫy tay chơi vơi, lạc lõng giữa dòng người đưa đón.

* * *

Thằng nghiện con chủ nhà trọ đứng chống nạnh ở cửa nhìn tôi ngủ. Khi thấy tôi mở mắt nó nhe răng cười, bảo:

Chị ngủ sao không đóng cửa, chẳng sợ em vào cuỗm hết đồ sao?

Tôi cố gượng cười, ngồi dậy, mặt méo xệch vì sốt, nói:

- Trong phòng mình chẳng có gì đáng giá để Huy lấy cả. Sao hôm nay Huy rảnh mà ở nhà vậy?

Không trả lời câu hỏi của tôi, thằng nghiện chỉ vào chiếc điện thoại và máy tính ở đầu giường:

- Em canh cho chị ngủ hơn 15 phút rồi, nếu em mà lấy thì không phải chỉ cái điện thoại và cái máy tính xách tay kia đâu mà cả chị em cũng bế đi mất rồi. Nhìn chị ngủ đẹp quá em không nỡ.

Đầu đau như búa bổ, mắt nhòa đi, cả người như nổ tung, dù cố gượng nhưng tôi vẫn ngã vật xuống giường. Hình như thằng nghiện nhận thấy sự bất thường ở tôi, nó bước vào, đặt tay vào trán tôi, giọng lo lắng:

- Trời ơi, chị sốt cao như vậy sao nãy giờ không nói. Hèn gì lúc nãy em thấy chị vừa ngủ vừa rên, em cứ tưởng chị nằm mơ thấy gì nhưng không dám thức.

Thằng nghiện đi giặt khăn đắp lên trán cho tôi, thấy tôi vẫn còn run cầm cập, nó lấy chăn đắp cho tôi rồi bảo:

- Chị nằm yên ở đây, em ra đầu ngõ mua thuốc hạ sốt và cháo cho chị. Ăn ít cháo và uống thuốc vào chắc là đỡ rồi chiều em chở chị đi viện chứ sốt cao thế này nguy hiểm lắm.

Tôi gật đầu, lấy ví tiền dưới gối đưa cho nó, nó lắc đầu bảo:

- Em có tiền đây rồi, hôm qua em vẽ pano cho Thành đoàn, người ta trả cho hai triệu, tối qua mấy thằng bạn rủ đi nhậu hết hơn một triệu, giờ còn chín trăm mấy ngàn đây.

Thấy tôi mở tròn mắt nhìn, nó nói nhanh:

- Em xin lỗi chị, bọn em chỉ đi ăn thôi chứ tuyệt nhiên không tiêm chích gì đâu. Em cai thuốc từ ngày chị về đây rồi còn gì.

Thấy tôi quay mặt vào tường có ý dỗi, nó khẽ khàng khép cửa lại rồi đi ra. Cả khu nhà trọ này có năm phòng với tám nhân khẩu, chuyện to chuyện nhỏ gì của nhà chủ cũng được mấy cô sinh viên khai thác triệt để. Từ chuyện bà chủ nhà cặp bồ với một ông người Hàn Quốc cùng công ty ở chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và bà bỏ vào trong ấy cho đến cậu con trai đầu hơn ba mươi tuổi là đại úy công an nhưng thằng em lại nghiện ma túy. Cả mấy người ở khu nhà trọ không gọi tên nó là Huy mà gọi nó là thằng nghiện, riết cũng quen và nó cũng không cáu nữa. Hôm tìm đến thuê nhà, cô bé sinh viên phòng giữa bảo:

- Ở khu nhà trọ này sạch sẽ, thoáng đãng lại rất rẻ, ông chủ là hiệu trưởng một trường đại học nên cũng ổn, chỉ có điều chị phải đề phòng anh con trai thứ hai bị nghiện. Mặc dù anh ta chưa lấy gì của ai bao giờ nhưng cũng phải đề phòng chị ạ.

Hôm dọn đồ đến ở, thằng nghiện đang lên cơn, bố và anh trai nó đều đi làm, cả khu nhà trọ vắng tanh, tôi sợ bủn rủn cả tay chân nhưng vẫn liều giúp nó xích chân vào cửa sổ. Khi cắt cơn, nó hỏi:

- Ai cũng sợ tôi, sao chị không sợ?

- Sợ gì chứ, cậu cũng là người như tôi sao phải sợ?

Cậu ta nhếch môi chua chát:

- Chính con người mới sợ nhất là đồng loại của mình đấy chị ạ. Mọi người đều xa lánh tôi, coi tôi như thú vật nhưng tôi không trách ai cả, chỉ tại tôi cả mà, phải không chị?

Thấy tôi im lặng, cậu ta tiếp:

- Đấy chị xem, gia đình tôi như thế mà tôi vẫn nghiện hơn một năm rồi đấy chị ạ. Chị biết vì sao không, cái ngày tôi nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ cũng là ngày mẹ tôi bỏ đi với bồ, nhìn bố và anh trai tôi vật vã khổ đau vì danh dự và sĩ diện, tôi chán quá đi theo mấy đứa bạn hư hỏng nên nghiện ngập luôn. Năm bữa nửa tháng bà mẹ dù đi theo trai nhưng vẫn nghĩ đến thằng con khốn nạn này nên vẫn gửi tiền vào tài khoản của tôi, thế là tôi vẫn cứ hút hít.

Nói xong nó ôm mặt khóc như một đứa trẻ con. Nhìn cậu thanh niên đẹp trai, rắn rỏi, cương nghị ngồi khóc không dưng tôi thấy mủi lòng. Đi tìm khăn cho nó lau, nấu cho nó bát cháo trứng gà. Nó vừa húp cháo, vừa nói:

- Từ ngày mẹ bỏ đi chẳng còn ai nấu cho tôi bát cháo như thế này cả. Suốt ngày tôi chìm đắm trong khói thuốc, hận người này, oán người kia nhưng khoảng một tháng nay tôi bình tâm trở lại rồi, tôi đang xin làm trợ giảng bên học viện của ba tôi. Tôi tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi, nếu không có ngày mẹ tôi bỏ đi, có lẽ bây giờ tôi là giảng viên chính thức lâu rồi chị ạ.

Chiều hôm đó đang lúi húi đóng giá sách lên tường, nó vào phụ giúp, bẽn lẽn nói:

- Lúc sáng chị giúp nấu cháo cho tôi ăn, giờ tôi giúp chị trang trí phòng nhé.

Không đợi tôi đồng ý, nó cầm búa đóng đinh vào tường rồi treo giá sách lên, ngắm nghía:

- Bên này treo giá sách để nếu nằm ở giường cũng có thể với tay lên lấy được, còn bên kia tôi sẽ tặng chị một bức tranh.

Nó qua nhà rồi trở lại với bức tranh khổ lớn. Bức tranh vẽ bến sông quê lúc chiều tà khi những vệt nắng cuối trời đang đổ tràn xuống núi, có những cô thôn nữ đang soi mình xuống dòng nước xanh vắt êm đềm. Xa kia là cánh đồng lúa dập dờn sóng biếc, vòng theo con đường đất đỏ là mấy nếp nhà cổ kính rêu phong tỏa khói lam chiều. Nó cười, giọng bí mật:

 - Đây là bức tranh tôi vẽ làm luận văn tốt nghiệp đó. Bức tranh là cảnh quê êm đềm ở vùng quê ngoại xa xôi của tôi. Đợt tới chắc tôi sẽ về quê dù chỉ còn dì hai ở đó. Rồi bỗng nhiên nó trầm giọng: - Mẹ bây giờ khổ lắm chị ạ, ông bồ Hàn Quốc kia bay về nước với vợ con rồi. Mẹ không ra lại Hà Nội nữa vì sợ ba không tha thứ.

- Sao Huy không vào đó với mẹ? Tôi hỏi.

Nó không nói gì, chỉ nhìn vào khoảng không ngoài cửa sổ. Một buổi chiều âm vọng xa xôi mơ hồ với cả tôi và nó, ở đấy có những viên xúc xắc lành lặn, nguyên vẹn và cũng có đầy rẫy những mảnh vỡ.

Tôi đang miên man nhìn lên bức tranh và suy nghĩ, Huy xuất hiện, một tay bưng tô cháo, tay kia xách một ôm lá xông và thuốc tây, nó bảo:

- Em nghe mấy bà bán cháo mách mua mấy loại lá này xông sẽ ra mồ hôi nhanh khỏi. Để em nấu cho chị xông.

Miệng nói tay làm, nó rửa lá bỏ vào nồi nhôm, đậy kín vung bắc lên bếp, xong quay vào đỡ tôi ngồi dậy, múc từng thìa cháo đút, thì thầm động viên tôi:

- Chị ăn đi cho nhanh khỏi. Ngày trước mỗi lần em đau mẹ toàn nấu cháo này cho em ăn đấy.

   Ăn xong nó bê nồi nước lá xông vào cho tôi, bảo:

   - Nước lá sôi lắm rồi chị à, chị cởi hết áo quần kẻo nước thấm vào người càng sốt nữa. Em ra ngoài này canh cửa, khi nào xong chị gọi em vào cất nồi cho. Nhớ mở vung từ từ thôi kẻo bỏng.

Nó khép cửa rồi ra bậc thềm ngồi đợi. Tôi trùm chăn lại và mở vung nồi nước lá. Mùi sả, chanh, bưởi thơm khiến tôi chạnh lòng, ước gì giờ này có mẹ bên cạnh. Chắc mẹ cũng sẽ vội vàng đi nấu một nồi nước lá xông như thế rồi mắng yêu con gái lớn ngồng như thế mà vẫn còn làm nũng mẹ. Lại chợt nghĩ đến Huy, nó chăm sóc tôi ân cần, dịu dàng như anh trai chăm cho em gái. Bằng tuổi nhưng lúc nào nó cũng gọi tôi bằng chị. Hôm trước nó qua nhờ tôi cùng nó qua trung tâm làm xét nghiệm HIV, chị bác sĩ kiểm tra cho nó xong quay sang hỏi:

- Cô bạn gái của cậu có làm xét nghiệm luôn không vậy?

Nó lắc đầu khó chịu:

- Đó là chị gái em, chị ấy là nhà báo, chị ấy không việc gì đâu mà xét nghiệm.

Hôm lấy kết quả xét nghiệm âm tính, nó ôm chầm lấy tôi, nâng bàn tay tôi lên môi hôn, ngập ngừng:

- Cám ơn Lê, cám ơn Lê nhiều lắm!

Có lẽ đó là lần đầu tiên nó gọi tôi bằng tên mà không phải là chị. Những ngày sau nó làm việc chăm chỉ và vui vẻ, yêu đời hơn. Tôi cũng vui với những niềm vui của nó.

Nồi nước xông đã bớt nóng, trong người cũng dễ chịu hơn, tôi lấy khăn lau khô người, mặc áo quần xong rồi gọi. Huy đi vào kéo chăn đắp cho tôi rồi bê nồi ra ngoài, dặn:

- Chị gắng ngủ đi một lúc cho đỡ mệt, em đến trường lấy tài liệu về soạn bài rồi sẽ mua đồ ăn về cho chị.

* * *

Buổi chiều, Hoàng về sớm hơn mọi ngày, anh giặt khăn lau mặt cho tôi rồi bảo:

- Hôm nay cơ quan họp để bàn đánh chuyên án mới nhưng nghe Huy điện bảo em đau nên xong cái là anh về ngay. Nghe Huy bảo định chở em đi viện nhưng em không chịu, giờ em đỡ hơn chưa?

Tôi gật đầu. Hoàng cầm lấy tay tôi thì thầm:

- Huy đang ra sân bay đón mẹ, ba đã tha thứ cho mẹ rồi em ạ. Đợt này mẹ về, cả nhà đoàn tụ, mình vào Quảng Trị xin ba mẹ trong ấy rồi tổ chức đám cưới luôn em nhé!

Tôi mỉm cười. Hoàng ôm tôi vào lòng, vuốt tóc tôi:

- Cám ơn em đã chăm sóc Huy, chia sẻ, gần gũi và yêu thương nó. Ba và anh mới nhận ra tình cảm gia đình thật cao quý, có lẽ thế mà ba đã tha thứ cho mẹ, còn anh thương Huy nhiều hơn và yêu em vô cùng.

Lùa những ngón tay vào tóc Hoàng, lắng nghe những lời yêu thương âu yếm của anh, chợt nhớ đến dòng tin nhắn của Tường ở máy, đưa cho Hoàng xem, anh hôn lên môi tôi nồng nàn:

- Ừ, ở đây cũng đang có bão, nhưng lại là một cơn bão khác!

Ngoài kia, những tia nắng ấm áp cuối ngày đang chao nghiêng trên những vòm lá. Và cuộc sống dường như chỉ mới bắt đầu!... 

 

L.T.T.H

LÊ THỊ THU HOÀI
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 236 tháng 05/2014

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

09/05

25° - 27°

Mưa

10/05

24° - 26°

Mưa

11/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground