Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Tình đất màu xanh

N

gày chị họ của tôi lên vùng kinh tế mới, tôi đã can ngăn: Mình là dân biển, hiểu con nước ròng, nước lợ, hiểu lưới quét, lưới rùng, con cá mùa trăng, con tôm mùa lũ, còn không làm ăn nên nỗi. Nay lên rừng, chẳng hiểu gì về đất, về cây, làm răng mà sống?

       Tôi không muốn nói rằng: Người ta đủ hai tay, hai chân, hai mắt, chưa hẳn đã làm được gì trên đó. Chị chỉ có một chân, một tay, một mắt, sẽ phát bụi, lăn đá, cuốc đất, đào lỗ, mang vác thế nào được?

       - Người ta đi khá đông, không riêng gì mình chị. Hơn nữa…

       Chị nhìn lên phía núi, nơi ấy như một bức tường đỏ quạch màu máu đọng, dựng dài suốt một dãy miền Tây. Đó là núi trọc, đồi trọc, do chất phát quang, diệt cỏ, làm trụi lá cây rừng, có chứa chất cực độc Đioxin của Mỹ, đã hủy diệt màu xanh của cây rừng. Tôi cũng đã từng lên đó. Vùng đất đỏ Bazan màu mỡ miền Tây của huyện đã bạc màu nhanh chóng. Không còn cây rừng, đất bị nắng đốt, mưa lũ bào mòn, cuốn xói, trở thành vùng đất chết. Ngày không còn nghe tiếng chim hót. Đêm không nghe tiếng thú kêu. Người dân đi qua chiến tranh, lại lún sâu vào thời bao cấp, đói kém. Mọi người không lo nỗi cho mình, còn ai lo cho đồi núi trọc.

     -… Hồi chiến tranh có nhiều đợt chị được điều động từ đồng bằng lên chiến đấu bảo vệ tuyến đường mòn   Hồ Chí Minh chạy qua miền Tây huyện nhà. Chị thấy xót xa vì những rừng cây đại ngàn, hàng ngàn năm qua là nơi sinh sống của chim rừng và muông thú, là nơi dựng bản làng của đồng bào các dân tộc, đã bị bom đạn, chất độc tàn sát. Cây rừng chết đứng chơ vơ, đổ gãy ngã nghiêng, chồng lên nhau, khô cháy, mục nát. Những khe nước cạn khô. Đá núi muốn nổ ra dưới nắng mặt trời. Hồi chiến tranh, chị mơ ước thắng giặc để được hòa bình, để được trồng lại những cánh rừng. Em không biết đó thôi, nhìn vài con chim sót lại, bay quay quắt giữa đất cháy, kêu thương, thảm lắm.

      Nghe chị nói, tôi thấy bâng khuâng. Tôi đã sống gần chị bao nhiêu năm mà không hiểu hết cái tính của chị. Làm sao chị tôi gầy gò, khô như một thanh củi cháy giữa đồi trọc, tàn tật gần tới mức dị hình mà đa cảm đến thế.

    Hồi ấy tôi không tin mấy ông trong ban kinh tế huyện, mặc dù họ tuyên truyền không mỏi miệng: “Vùng đất kinh tế mới là đất hứa. Nơi ấy ngày xưa có một Bà Quan đắp đập giữ nước làm đồn điền. Đập ấy ngày nay gọi là đập Bà Quan. Hồ nước gọi là hồ Bà Quan. Vùng đất trủng gọi là đất Bà Quan. Bà Quan còn muốn, tại sao mình không lên đó mà làm ăn?”

     Tôi không tin vì tôi biết từng người trong cái ban hổ lốn ấy. Họ từ ngành kinh doanh ngoại thương rã đám chuyển qua, một ông xúc hến ở ngã ba sông, một cậu học trò thi rớt lớp 12, nhờ cha anh  là cán bộn kéo lên, tập họp lại thành Ban. Ông trùm của Ban chỉ theo học chục tháng một lớp “Bồi dưỡng trình độ đại học tại chức” được cái chứng chỉ “ Đã tốt nghiệp một số môn quản lý kinh tế bậc đại học”. Đi đâu, thậm chí trong bản tóm tắt lý lịch, cũng khai là: Trình độ đại học. Nhiều người chẳng biết mô tê gì, gọi phứa là ông “Cử nhân”.

         Cái ban hổ lốn ấy đẻ ra một vùng kinh tế thảm hại. Con đường từ xuôi lên vùng đất Bà Quan đổ đất mỏng như lót lá bàng, đã bị bay lỡ bầm dập, chỉ có loại xe trận M113 của Mỹ, vừa lội nước vừa chạy cạn là đi được. Vùng kinh tế có trạm điện nhưng không có máy móc, có trường học nhưng không có thầy cô, có nhà ban quản lý dự án, chỉ để trâu bò vào trú lúc mưa nắng. Tất cả những cái nhà ấy, đều bị ai đó tháo hết cửa, mới hai năm đã lỡ lói lung tung, cỏ bụi mọc um tùm.

        Chị kể:

        - Sáu tháng đầu, Ban dự án làm mạnh lắm. Họ bảo dân cuốc lỗ khắp nơi, phát cây cao su, cà phê giống, cho dân trồng. Họ chìa sổ cho dân ký đã trồng mới một diện tích gấp ba lần thực tế với lời giải thích : “Cứ ký một lần cho tiện. Số còn lại chúng ta sẽ trồng”. Sau đó họ không phát giống nữa. Rất may là mọi việc chấm dứt ở đó. Sau mỗi vụ cày, dân ở đồng bằng lùa trâu lên đây thả rong. Cả một vùng mênh mông không có sức nào rào nổi. Ban dự án về đến đường quốc lộ thì trâu bò đã xơi hết cây cao su con. Hết sáu tháng gạo cứu trợ, Ban dự án hoàn thành báo cáo “Thắng lợi xây dựng vùng kinh tế mới” thì hầu hết bà con đã dỡ trại về quê. Con đường phía trước tối tăm quá, người ta thất vọng.

       - Vì sao chị không theo họ ra về?

       - Răng lại về? (Chị hỏi lại tôi) Tất cả cùng về, cùng chạy trốn, bỏ lại vùng đồi núi, chỗ thì bạc phếch, chỗ thì đỏ quạch, trơ trụi mãi thế này à? Ban kinh tế mới làm việc không hết chức trách là tệ hại, mình bỏ về thì cũng bạc với đất - Chị nhìn về quê hương xa, vẫn là một đôi mắt đăm đắm như ngày nào ở quê nhìn lên vùng đồi núi này - Quê mình bãi ngang, dân mình nghèo lắm, đẻ con đàn, con đống, không có tiền mua sắm tàu thuyền và phương tiện đánh bắt khơi xa. Ở đấy chỉ xúc được con tép và lũ cá con ven bờ, cả làng ăn rong biển. Ở đây nhặt được củ khoai bằng quả trứng gà, củ sắn to bằng cán rựa, ăn lá bướm lá sam, rau tàu bay, hơn thua gì nhau? Mới đi qua chiến tranh, Quảng Trị mình ở mô mà không khổ. Hoàn cảnh chi rồi cũng vậy, cứ kiên trì lao động, biết cách suy nghĩ thì đời sẽ đổi. Hồi chị chiến đấu ở các xã ven biển, phải chịu ba làn hỏa lực, từ máy bay dội xuống, từ Đông Hà, Cồn Tiên bắn ra, từ biển bắn vào. Bọn chị đào địa đạo chui sâu xuống đất, nhờ đất mà sống. Những công sự đánh trả địch là đất đắp cao vây quanh ụ súng. Những cây mít, cây dừa, cụt ngọn cũng đưa thân chắn mảnh đạn cho người. Từ xưa tới nay, cái ăn, cái mặc của dân mình cũng từ đất mà có. Cái tình đất, tình cây lớn lắm cậu ạ.

      Tôi nhìn mênh mang một vùng đất sét bạc màu, tím ngắt hoa mua mà lòng hơi nản. Những cơn gió Lào quạt lửa lên năm trăm cây cà phê trong vườn chị. Những cây cà phê năm tuổi, trông thảm hại như những con đỉa biết đứng. Mẹ con chị ở đây, không một bóng đàn ông cường tráng, không điện, không đường, không trường, không trạm, không cả láng giềng. Một thân hình gầy như con chim chèo bẻo, tàn tật, chỉ hai cái cuốc, một cây rựa đã mòn khuyết lưỡi, với ba đứa con chưa trưởng thành, mồ côi cha, chị định chống lại cái nghèo, cái đói ở đây ư?

 

                                           ***

 

        Đúng 10 năm từ ngày chị lên vùng kinh tế mới, tôi lên thăm chị lần thứ hai.

       Chị trên đỉnh đồi đi xuống, người lệch sang một bên vì chiếc chân gỗ. Cánh tay trái bị cụt, tay áo bay lất phất, vướng víu. Tay phải nắm cán cuốc trên vai, bước đi chấm phẩy. Thật là kỳ lạ, bao người cụt chân, đi trên đường nhựa vẫn dùng nạng. Chị cụt cả chân, cả tay, vác cuốc, leo đồi suốt ngày, không đau đớn thân xác hay sao?

       Tôi nhìn túp lều của chị, nhìn quang cảnh xung quanh, vẫn vậy, thật chán ngán, chẳng có gì tốt đẹp hơn. Mặt trời đã đậu đỉnh núi vẫn nắng gắt. Những đám cỏ trong tầm mắt tôi nhìn đã ngã màu vàng rơm, tưởng như ai đó đánh rơi một tàn thuốc, sẽ bùng lên, loang rộng một đám lửa không thể nào dập tắt.

        Mái tóc chị đã nhiều sợi bạc. Chị đã trở lại hình thể con mèo hom của những năm tháng trực chiến. Cái văn phòng  của Ban dự án  đã đổ sập thành một đống gạch vữa. Trạm xá và trường học đã bị một loài cây dây leo trùm kín.

       Tôi hỏi:

-         Chị định chết và chôn ở đây hay sao?

Chị nói:

       - Chị đã hiểu đất đai ở đây, nếu xa nó sẽ nhớ, sẽ thương. Đất này không thể trồng được cà phê. Cần phải biết ơn mấy con bò đã ăn hết cao su dự án, nếu không sẽ mất thêm nhiều công chăm sóc, rồi cũng thành công cốc. Đất này chỉ phù hợp với trồng cây nguyên liệu giấy. Từ những năm đầu dự án sụp đổ, chị đã trồng thử một loại cây một khoảnh nhỏ. Hàng chục loại cây đã không sống nổi, duy chỉ có năm cây bạch đàn và năm cây keo là sống tốt, mỗi cây lên tới 120cm vênh .

       Tôi khuyên chị quay về là do thương chị, nói cho hết cái tình của tôi. Thực ra tôi đã biết trước là chẳng bao giờ chị từ bỏ một việc mà chị cho là đúng. Chị đa cảm nhưng cũng rất sắt đá.

      ***

       Giữa tháng 2- 1971, chị được sung vào đơn vị chiến đấu, giữ cao điểm chốt 42, bảo vệ đường hành quân của bộ đội chủ lực từ Bắc vào tăng viện chiến dịch đường 9 Nam Lào. Địch cũng nhận thức được vị trí cực kỳ quan trọng của chốt 42. Nếu chiếm được, chúng sẽ khống chế được một vùng rộng lớn, cắt đứt đường vận tải, hành quân qua vùng trung du huyện này, sẽ gây nhiều thương vong cho quân giải phóng.

        Địch dùng hỏa lực mạnh, máy bay ném bom, pháo bắn cấp tập dọn đường, xe tăng xung kích cho một tiểu đoàn bộ binh tấn công đánh chốt. Từ mờ sáng đến năm giờ chiều, trung đội của chị  đẩy lùi tám đợt tấn công. Xác giặc, xác xe tăng nằm ngổn ngang khắp sườn đồi phía đông. Trung đội của chị cũng bị tổn thất nặng, chỉ còn lại hai chiến sĩ gái là chị và Hằng. Tranh thủ khoảng khắc trận địa tạm thời yên lặng, chị động viên Hằng sửa lại công sự, gom vũ khí còn lại của các tử sĩ, sẵn sàng đánh địch. Đột nhiên Hằng quỳ xuống trước mặt chị, ôm lấy chân chị:

       - Chị ơi, anh em đã hy sinh hết rồi. Chỉ huy của chúng ta cũng hy sinh rồi, chỉ còn chị và em. Địch yên ắng thế này là bổ sung lực lượng. Đợt tấn công tới sẽ vô cùng dữ dội…

       Chị muốn nói với Hằng: Chị cũng nhận định như em. Một người, một súng cũng tiến công. Chỉ cần giữ được cao điểm này một giờ nữa là hoàn thành nhiệm vụ. Chủ lực miền Bắc sẽ kịp vào tiếp chiến. Chúng ta sẽ hoàn toàn làm chủ tuyến đường hành quân  và tiếp viện cho chiến dịch.

       - Chị ơi, chắc chắn chị em mình sẽ hy sinh. Em biết dứt khoát chị không rời trận địa. Em còn quá trẻ. Em mới có người yêu. Anh ấy đang chiến đấu ở tuyến trong. Anh ấy dặn: Chiến đấu anh dũng nhưng phải sống, đợi anh ấy về…Em không hèn nhát đâu. Từ sáng đến giờ, em đã cùng các anh chị đánh trả quyết liệt bọn chúng. Trong những tên địch bỏ mạng ngoài kia, thế nào cũng có nhiều tên chết vì họng súng của em.

      Chị ngồi sụp xuống ôm lấy Hằng. Hằng ôm lấy chị, dàn dụa nước mắt.

       - Chị cho em rút lui… Chị đừng cho em là hèn nhát. Em sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến ngày thắng lợi cuối cùng, nhưng em phải sống. Em muốn sống chị ạ.

       Chị ghìm nước mắt đang muốn trào ra. Ở nơi này không phải chỗ để mà khóc. Phải nghiến răng lại mới nâng cao được tầm súng, nhằm thẳng vào quân thù. Giờ phút này có thêm một tay súng, quý giá biết ngần nào. Nhưng chị thương đứa em út của trung đội. Nó mới qua tuổi học trò.

        -  Em đi đi. Theo rảnh nước xói mà bò về phía Tây. Toàn bộ khu vực này đã nằm trong tầm quan sát của địch. Em cao người lên là hứng đạn cối của chúng đấy. Chị sẽ chiến đấu thay phần em.

        Đúng như chị dự đoán, sau mười phút dội bom, pháo, dữ dội, biến quả đồi thành một vùng lửa, nóng cháy và tro than, bộ binh và xe tăng địch tràn lên. Mũ sắt và sắc áo rằn ri lúc nhúc cả một tuyến đối diện chị, trước mặt đồi phía đông. Đạn bắn thẳng của địch rào rào, rú rít, như vô vàn con ong vò vẻ châm đốt cả vùng trời. Chị lên đạn, cài súng sẵn dọc tuyến hào phòng ngự ngoằn nghèo. Lúc xuất hiện ở chổ này, lúc xuất hiện ở chỗ khác, chị cơ động chớp nhoáng, bắn điểm xạ bằng AK, bắn một băng trung liên, lại bắn một phát B40 vào xe tăng địch. Thấy hỏa lực của ta phát nổ khắp cả tuyến dài, địch tưởng lực lượng phòng ngự đã được tăng cường. Chúng không dám xung phong ồ ạt.

        Bọn địch lấn chiếm được đỉnh đồi cả hai phía Nam Bắc, tạo được gọng kìm vây ép chị. Trong phạm vi trận địa còn lại, lợi dụng từng tảng đá, từng gốc cây, làm vật che đỡ, chị nổ súng đánh trả, ghìm địch cả ba mặt. Chị liếc nhìn mặt trời. Mặt trời chỉ cách đỉnh núi hai gang tay. Nghĩa là giờ G sắp đến.

       Đột nhiên, chị thấy xe tăng địch lùi lại. Bọn địch bỏ các vị trí chiếm được, tháo chạy. Chị nghe tiếng súng AK giòn giã ở phía Bắc, nghe rõ cả tiếng thét xung phong. Chị sung sướng trào nước mắt. Chị hét lên : “Hằng ơi, Em ơi, thắng rồi!”. Khẩu trung liên trong tay chị rung lên, quạt mạnh vào lưng bọn địch đang rút chạy.

        Một quả pháo lớn nổ rất gần, hất tung chị cùng đất đá lên cao. Trong chớp lửa đó, chị không hề biết cảm giác của mình.

        Chị còn lại một chân, một tay, một mắt.

 

       Lại chuyện cách đây năm năm, chị kể:

       Trưa ấy chị đi làm về. Chị thấy, đứa con gái đầu của chị ngồi buồn bên bếp lửa, nước mắt ràn rụa vành mi. Chị chưa kịp hỏi điều gì đã xẩy ra, nó đã quỳ xuống, ôm lấy chân chị, khóc òa lên mà rằng: “Mạ ơi, con lạy mạ. Con không thể ở đây với mạ được nữa rồi. Mạ cho con đi với anh công nhân địa chất ấy. Anh hứa yêu con suốt đời. Con biết mạ không bao giờ rời khỏi đây. Trong những ngày khốn khó này, mạ còn một chân, con sẽ là cái chân thứ hai của mạ; mạ còn một tay, con sẽ là cái tay thứ hai của mạ; mạ còn một mắt, con sẽ là một mắt thứ hai của mạ. Nhưng mạ có con, có hai em. Con ở đây, sẽ không bao giờ lấy được chồng. Về già, con sống với ai?”

     Chị ôm lấy con, nước mắt rơi trên mái đầu khô nắng, xác xơ của nó. Nước mắt của nó rơi trên cánh tay còn lại của chị.

     Anh công nhân địa chất ấy, chỉ ghé qua đây mấy lần, nhưng bằng linh cảm, chị biết là con người đáng tin cậy, yêu con chị thực lòng. Chị biết sẽ có một ngày, nhưng không ngờ là trưa nay, vào thời kỳ chị cần nó nhất.

     - Mạ có lỗi đã không làm được gì cho các con. Con cứ đi, có dịp ghé về thăm mạ, thăm em

      Tôi lặng đi, vừa cảm phục vừa thương xót chị. Thế là chị chỉ còn lại một mình trên trận địa chống đói nghèo ở đây, như đã từng là một mình đánh giặc, giữ chốt 42.

     

                                                  *

 

        Chị dắt tôi ra phía sau đồi, một vườn ươm tới hàng chục vạn bầu bạch đàn, keo, rất mơn mởn. Tôi hỏi:

-         Tiền đâu chị lập vườn ươm này?

       - Hai đứa cháu của cậu, lớn lên, đủ tuổi, chị cho đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Tiền chúng gửi về, chị đổ hết vào vườn ươm này.

-         Hình như hiểu được tâm trạng của tôi, chị nhỏ nhẹ:

       -  Lên đây việc học hành khó khăn, các cháu của cậu học hết cấp một đều nghỉ, đi lao động. Để lập nghiệp có nhiều cách lắm cậu ạ, không cứ gì phải vào Đại học. Mình tìm cách đi lên từ cái khó của mình – Chị nhìn tôi, lại nói – Xem chừng cậu nặng nề về xuất khẩu lao động. Hàn Quốc thời Pắc Chung Hi cũng xuất khẩu lao động qua Nhật. Ngày nay, nhiều nước giàu hơn ta vẫn xuất khẩu lao động qua châu Mỹ, châu Phi. Lao động kiếm sống, có gì là xấu? Một ngày nào đó nước ta giàu , nhiều việc làm, các nước lại xuất khẩu lao động qua ta.

       Nghe chị tâm sự,  tôi thấy xúc động, tự hào. Không được học hành bao nhiêu qua trường lớp. nhưng được rèn luyện qua chiến đấu chống giặc và chống đói nghèo, chị hiểu đời mạch lạc và trong sáng đến kỳ lạ. Quê hương tôi nghèo, đất quê tôi bạc màu, mưa nhiều, nắng lắm, đã sinh ra những con người như chị. V   à có phải không? Chỉ có những người như chị mới đi qua được chiến tranh, đứng được ở nơi này. Dù sao tôi cũng không thể nào hiểu hết, làm thế nào chị tôi tồn tại được mười năm ở đây. Chỉ một viên thuốc kháng sinh, bơm ga chiếc bật lửa, bán ổ trứng gà, dăm quả đu đủ… cũng phải đạp xe về xuôi 14 cây số và đạp xe lên 14 cây số nữa. Mỗi lần đi và về ấy, chị và sau này là các cháu, phải kèm theo cái bơm xe, một số miếng vá, hộp keo và bộ đồ nghề sửa chữa phòng khi xe hỏng dọc đường. Chống giặc và chống đói nghèo, biết cuộc sống nào gian khổ và anh dũng hơn?

        Giữa khuya hôm đó, tôi trở mình tỉnh dậy, thấy căn lều trống trơn. Theo linh tính, tôi chạy ra vườn ươm. Dưới ánh trăng mờ, chị đang tưới nước cho cây con.

-         Tại sao chị lại làm việc vào ban đêm, không ngủ à?

      Chị ngơi tay:

      -   Ban ngày trời nắng, đất nóng, tưới nước cho cây, cây sẽ chết. Nước chưa kịp ngấm xuống đất đã bay hơi hết. Tưới vào ban đêm, cây mát sẽ xanh tươi. Nước không bay hơi, ngấm xuống sâu, ngày mai trời nắng nóng, cây con vẫn đủ nước sống trong một ngày. Tối mai ta lại tưới.

       Chị dục tôi về ngủ, nhưng làm sao tôi có thể ngủ khi chị làm việc giữa đêm khuya thế này. Tôi ở lại cùng tưới cây với chị. Vui lên chị lại kể:

      - Ở đây kiếm được vài mét khối đất màu, đúc bầu ươm cây, khó lắm cậu à. Chị phải lặn xuống đáy hồ, vớt bùn phơi khô, nghiền nhỏ, trộn với phân trâu, mới được cái vườn ươm này đó.

 

                                               *

 

      Hôm nay, lại mười năm nữa, nhân huyện nhà mở trại viết văn, tôi về dự, có dịp lên thăm chị. Nếu không gặp chị ngay ở cửa, tôi sẽ tưởng nhầm nhà. Đây là một ngôi nhà cao rộng, đẹp như một biệt thự, sơn màu hồng. Chị vẫn đón tôi bằng cái nhìn bình thản như thủa nào. Có lẽ cuộc sống khắc nghiệt của những năm tháng tham gia chống giặc và chống đói nghèo khiến chị ít có nụ cười. Như một phép thần nào đó, chị đã mập ra, mái tóc đã đỡ đi nhiều phần bạc.

      Chị kể cho tôi nghe:

      -  Chị đã phủ xanh hàng trăm héc ta đồi trọc, cắm cây bạch đàn, keo, vào bất cứ nơi nào có thể cắm được. Rừng cây của chị lên xanh tốt, bạt ngàn. Những năm gần đây, vào thời hội nhập, gỗ nguyên liệu giấy lên giá. Huyện nhà đã tìm được đầu ra vững chắc. Những khúc gỗ to, đường kính 15cm vênh trở lên, được mua làm gỗ mộc dân dụng. Cánh rừng của chị được định giá hàng chục tỷ. Mới bán những cây phân tán, chị đã xây được nhà, sắm đủ phương tiện của một gia đình trung lưu. Cầu đường lên vùng kinh tế mới rộng thênh thang, sáng láng mặt nhựa. Điện, đường, trường, trạm, đã biến nơi đây thành một thị tứ, tuy chưa sầm uất nhưng rực rỡ cả một vùng.

      Được tin chị làm ăn thắng lợi, các gia đình bỏ về hơn 20 năm trước lục tục kéo lên, tranh đất, phát đơn kiện lẫn nhau. Chị chỉ lên ngôi nhà phía trên: Đó là nhà ông Đông. Hồi trước ông cùng vợ con lên vùng kinh tế này với chị rồi bỏ về. Lặn lội ở vùng biển bãi ngang, không chịu nổi được khổ, thiếu thốn nhiều, lại dắt díu nhau đi Tây Nguyên làm thuê, cuốc mướn. Dành dụm được đôi ba đồng, con đau, vợ đẻ, lại hết. Bây giờ về lại nơi này, ông cười hề hề: “Hồi đó tôi biết kiên trì ở lại với chị, chắc bây chừ không đến nỗi chi”. Làng mới được lập, chị trở thành người hướng dẩn trồng cây nguyên liệu giấy và cung cấp giống đáng tin cậy. Một không khí sản xuất lâm nghiệp tưng bừng như chiến dịch. Cả một vùng núi mênh mông miền Tây của huyện xanh thẳm một màu, đã đẩy về quá khứ một thời khát cháy. Chiều về xâm xẩm, hàng đàn cò trắng chấp chới bay, đậu trắng cả một vùng quanh hồ Mụ Quan. Những tiếng chim nhiều giọng trầm bổng véo von. Vẳng lên một tiếng thú tác gọi bạn tình. Làng mới dân cư ngày càng đông đúc, đã được thành lập, được đặt tên: Xuân Tân. Nhưng dân ở đây đều gọi: Làng O Hiền – tên của chị.

      Niềm vui gặp lại được nhân lên gấp ba lần. Đứa cháu gái đầu của tôi đã cùng chồng và hai con về với mẹ. Hai đứa cháu trai đã thành những thanh niên lực lưỡng, đi xuất khẩu lao động trở về. Các cháu, con đẻ và con rể của chị, đều được chị cho đất, cho rừng lập trang trại. Chúng hồ hởi khoe với tôi về kế hoạch làm ăn:

     - Chúng cháu sẽ khoanh vùng nuôi lợn rừng. Chi phí nuôi lợn rừng cũng như nuôi lợn nhà. Thịt lợn rừng đắt gấp ba, làm sao không lãi được. Lợn rừng lại ít dịch bệnh, rủi ro sẽ rất thấp.

     - Ở đây nhiều hồ tự nhiên, chúng cháu sẽ cải tạo nuôi cá chép. Huyện đã cho chúng cháu tập huấn nuôi loại cá này, đã cấp nhiều tài liệu khoa học . Các cháu thuộc lòng tài liệu cả rồi cậu ạ.

    - Hai đứa cháu theo học chương trình giáo dục từ xa qua mạng Internet, vừa rồi thi đổ phổ thông cơ sở loại giỏi. Dù đi chậm so với mọi người nhưng chúng cháu nhất định sẽ tốt nghiệp phổ thông, sẽ theo học chương trình đại học mở, để có trình độ kỹ sư lâm nghiệp.

     Chúng học hành chưa được mấy lớp lang mà nói về công việc làm ăn  rất thấu đáo, tự tin. Tôi cũng tin các cháu sẽ làm được điều chúng nói, vì chúng được sinh ra từ mảnh đất này, từ dòng máu của chị.

 

       Đêm ấy, lúc trăng lên được hai con sào, đỏ quành quạch như trăng thời chiến. Chị bồng đứa cháu út cùng tôi ra lưng đồi bạch đàn hứng mát gió reo. Bàn tay chị vỗ nhè nhẹ, ru cháu ngủ. Vẫn là những cơn gió Lào, nhưng không còn khắc nghiệt nữa. Trong tôi xáo trộn bao nhiêu ý nghĩ mừng vui. Tôi khe khẻ hát bài “ Một đời người , một rừng cây” … “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết giành phần ai. Ai cũng một đời trẻ trai…”

      Chị khe khẻ hát theo. Vui lên cả hai chị em cùng hát những bài ca chiến đấu, những bài ca đi cùng năm tháng, không thể nào quên.

 

                                                   Trại viết văn  Gio Linh 6 – 2011

                                                                      L.V.T

 

� ơi�e$nl�Oh>O. Con không thể ở đây với mạ được nữa rồi. Mạ cho con đi với anh công nhân địa chất ấy. Anh hứa yêu con suốt đời. Con biết mạ không bao giờ rời khỏi đây. Trong những ngày khốn khó này, mạ còn một chân, con sẽ là cái chân thứ hai của mạ; mạ còn một tay, con sẽ là cái tay thứ hai của mạ; mạ còn một mắt, con sẽ là một mắt thứ hai của mạ. Nhưng mạ có con, có hai em. Con ở đây, sẽ không bao giờ lấy được chồng. Về già, con sống với ai?”
     Chị ôm lấy con, nước mắt rơi trên mái đầu khô nắng, xác xơ của nó. Nước mắt của nó rơi trên cánh tay còn lại của chị.
     Anh công nhân địa chất ấy, chỉ ghé qua đây mấy lần, nhưng bằng linh cảm, chị biết là con người đáng tin cậy, yêu con chị thực lòng. Chị biết sẽ có một ngày, nhưng không ngờ là trưa nay, vào thời kỳ chị cần nó nhất.
     - Mạ có lỗi đã không làm được gì cho các con. Con cứ đi, có dịp ghé về thăm mạ, thăm em
      Tôi lặng đi, vừa cảm phục vừa thương xót chị. Thế là chị chỉ còn lại một mình trên trận địa chống đói nghèo ở đây, như đã từng là một mình đánh giặc, giữ chốt 42.
     
                                                  *
 
        Chị dắt tôi ra phía sau đồi, một vườn ươm tới hàng chục vạn bầu bạch đàn, keo, rất mơn mởn. Tôi hỏi:
-         Tiền đâu chị lập vườn ươm này?
       - Hai đứa cháu của cậu, lớn lên, đủ tuổi, chị cho đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Tiền chúng gửi về, chị đổ hết vào vườn ươm này.
-         Hình như hiểu được tâm trạng của tôi, chị nhỏ nhẹ:
       -  Lên đây việc học hành khó khăn, các cháu của cậu học hết cấp một đều nghỉ, đi lao động. Để lập nghiệp có nhiều cách lắm cậu ạ, không cứ gì phải vào Đại học. Mình tìm cách đi lên từ cái khó của mình – Chị nhìn tôi, lại nói – Xem chừng cậu nặng nề về xuất khẩu lao động. Hàn Quốc thời Pắc Chung Hi cũng xuất khẩu lao động qua Nhật. Ngày nay, nhiều nước giàu hơn ta vẫn xuất khẩu lao động qua châu Mỹ, châu Phi. Lao động kiếm sống, có gì là xấu? Một ngày nào đó nước ta giàu , nhiều việc làm, các nước lại xuất khẩu lao động qua ta.
       Nghe chị tâm sự,  tôi thấy xúc động, tự hào. Không được học hành bao nhiêu qua trường lớp. nhưng được rèn luyện qua chiến đấu chống giặc và chống đói nghèo, chị hiểu đời mạch lạc và trong sáng đến kỳ lạ. Quê hương tôi nghèo, đất quê tôi bạc màu, mưa nhiều, nắng lắm, đã sinh ra những con người như chị. V   à có phải không? Chỉ có những người như chị mới đi qua được chiến tranh, đứng được ở nơi này. Dù sao tôi cũng không thể nào hiểu hết, làm thế nào chị tôi tồn tại được mười năm ở đây. Chỉ một viên thuốc kháng sinh, bơm ga chiếc bật lửa, bán ổ trứng gà, dăm quả đu đủ… cũng phải đạp xe về xuôi 14 cây số và đạp xe lên 14 cây số nữa. Mỗi lần đi và về ấy, chị và sau này là các cháu, phải kèm theo cái bơm xe, một số miếng vá, hộp keo và bộ đồ nghề sửa chữa phòng khi xe hỏng dọc đường. Chống giặc và chống đói nghèo, biết cuộc sống nào gian khổ và anh dũng hơn?
        Giữa khuya hôm đó, tôi trở mình tỉnh dậy, thấy căn lều trống trơn. Theo linh tính, tôi chạy ra vườn ươm. Dưới ánh trăng mờ, chị đang tưới nước cho cây con.
-         Tại sao chị lại làm việc vào ban đêm, không ngủ à?
      Chị ngơi tay:
      -   Ban ngày trời nắng, đất nóng, tưới nước cho cây, cây sẽ chết. Nước chưa kịp ngấm xuống đất đã bay hơi hết. Tưới vào ban đêm, cây mát sẽ xanh tươi. Nước không bay hơi, ngấm xuống sâu, ngày mai trời nắng nóng, cây con vẫn đủ nước sống trong một ngày. Tối mai ta lại tưới.
       Chị dục tôi về ngủ, nhưng làm sao tôi có thể ngủ khi chị làm việc giữa đêm khuya thế này. Tôi ở lại cùng tưới cây với chị. Vui lên chị lại kể:
      - Ở đây kiếm được vài mét khối đất màu, đúc bầu ươm cây, khó lắm cậu à. Chị phải lặn xuống đáy hồ, vớt bùn phơi khô, nghiền nhỏ, trộn với phân trâu, mới được cái vườn ươm này đó.
 
                                               *
 
      Hôm nay, lại mười năm nữa, nhân huyện nhà mở trại viết văn, tôi về dự, có dịp lên thăm chị. Nếu không gặp chị ngay ở cửa, tôi sẽ tưởng nhầm nhà. Đây là một ngôi nhà cao rộng, đẹp như một biệt thự, sơn màu hồng. Chị vẫn đón tôi bằng cái nhìn bình thản như thủa nào. Có lẽ cuộc sống khắc nghiệt của những năm tháng tham gia chống giặc và chống đói nghèo khiến chị ít có nụ cười. Như một phép thần nào đó, chị đã mập ra, mái tóc đã đỡ đi nhiều phần bạc.
      Chị kể cho tôi nghe:
      -  Chị đã phủ xanh hàng trăm héc ta đồi trọc, cắm cây bạch đàn, keo, vào bất cứ nơi nào có thể cắm được. Rừng cây của chị lên xanh tốt, bạt ngàn. Những năm gần đây, vào thời hội nhập, gỗ nguyên liệu giấy lên giá. Huyện nhà đã tìm được đầu ra vững chắc. Những khúc gỗ to, đường kính 15cm vênh trở lên, được mua làm gỗ mộc dân dụng. Cánh rừng của chị được định giá hàng chục tỷ. Mới bán những cây phân tán, chị đã xây được nhà, sắm đủ phương tiện của một gia đình trung lưu. Cầu đường lên vùng kinh tế mới rộng thênh thang, sáng láng mặt nhựa. Điện, đường, trường, trạm, đã biến nơi đây thành một thị tứ, tuy chưa sầm uất nhưng rực rỡ cả một vùng.
      Được tin chị làm ăn thắng lợi, các gia đình bỏ về hơn 20 năm trước lục tục kéo lên, tranh đất, phát đơn kiện lẫn nhau. Chị chỉ lên ngôi nhà phía trên: Đó là nhà ông Đông. Hồi trước ông cùng vợ con lên vùng kinh tế này với chị rồi bỏ về. Lặn lội ở vùng biển bãi ngang, không chịu nổi được khổ, thiếu thốn nhiều, lại dắt díu nhau đi Tây Nguyên làm thuê, cuốc mướn. Dành dụm được đôi ba đồng, con đau, vợ đẻ, lại hết. Bây giờ về lại nơi này, ông cười hề hề: “Hồi đó tôi biết kiên trì ở lại với chị, chắc bây chừ không đến nỗi chi”. Làng mới được lập, chị trở thành người hướng dẩn trồng cây nguyên liệu giấy và cung cấp giống đáng tin cậy. Một không khí sản xuất lâm nghiệp tưng bừng như chiến dịch. Cả một vùng núi mênh mông miền Tây của huyện xanh thẳm một màu, đã đẩy về quá khứ một thời khát cháy. Chiều về xâm xẩm, hàng đàn cò trắng chấp chới bay, đậu trắng cả một vùng quanh hồ Mụ Quan. Những tiếng chim nhiều giọng trầm bổng véo von. Vẳng lên một tiếng thú tác gọi bạn tình. Làng mới dân cư ngày càng đông đúc, đã được thành lập, được đặt tên: Xuân Tân. Nhưng dân ở đây đều gọi: Làng O Hiền – tên của chị.
      Niềm vui gặp lại được nhân lên gấp ba lần. Đứa cháu gái đầu của tôi đã cùng chồng và hai con về với mẹ. Hai đứa cháu trai đã thành những thanh niên lực lưỡng, đi xuất khẩu lao động trở về. Các cháu, con đẻ và con rể của chị, đều được chị cho đất, cho rừng lập trang trại. Chúng hồ hởi khoe với tôi về kế hoạch làm ăn:
     - Chúng cháu sẽ khoanh vùng nuôi lợn rừng. Chi phí nuôi lợn rừng cũng như nuôi lợn nhà. Thịt lợn rừng đắt gấp ba, làm sao không lãi được. Lợn rừng lại ít dịch bệnh, rủi ro sẽ rất thấp.
     - Ở đây nhiều hồ tự nhiên, chúng cháu sẽ cải tạo nuôi cá chép. Huyện đã cho chúng cháu tập huấn nuôi loại cá này, đã cấp nhiều tài liệu khoa học . Các cháu thuộc lòng tài liệu cả rồi cậu ạ.
    - Hai đứa cháu theo học chương trình giáo dục từ xa qua mạng Internet, vừa rồi thi đổ phổ thông cơ sở loại giỏi. Dù đi chậm so với mọi người nhưng chúng cháu nhất định sẽ tốt nghiệp phổ thông, sẽ theo học chương trình đại học mở, để có trình độ kỹ sư lâm nghiệp.
     Chúng học hành chưa được mấy lớp lang mà nói về công việc làm ăn  rất thấu đáo, tự tin. Tôi cũng tin các cháu sẽ làm được điều chúng nói, vì chúng được sinh ra từ mảnh đất này, từ dòng máu của chị.
 
       Đêm ấy, lúc trăng lên được hai con sào, đỏ quành quạch như trăng thời chiến. Chị bồng đứa cháu út cùng tôi ra lưng đồi bạch đàn hứng mát gió reo. Bàn tay chị vỗ nhè nhẹ, ru cháu ngủ. Vẫn là những cơn gió Lào, nhưng không còn khắc nghiệt nữa. Trong tôi xáo trộn bao nhiêu ý nghĩ mừng vui. Tôi khe khẻ hát bài “ Một đời người , một rừng cây” … “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết giành phần ai. Ai cũng một đời trẻ trai…”
      Chị khe khẻ hát theo. Vui lên cả hai chị em cùng hát những bài ca chiến đấu, những bài ca đi cùng năm tháng, không thể nào quên.
 
                                                   Trại viết văn  Gio Linh 6 – 2011
                                                                      L.V.T
 
LÊ VĂN THÊ
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 202 tháng 07/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground