Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Về Gio Mai

T

iếng thức dậy những con gà trống gáy, tiếng chim gù, tiếng nhạc hẹn giờ chiếc điện thoại di động, tiếng rao quà sáng… là âm thanh sống động yên bình một ban mai hé rạng. Ai đó vẫn mơ hồ chìm sâu trong giấc âm no nhàn rỗi giữa bản hòa tấu đa cung bậc các chú gà sốt sắng, chim kêu nhau rên rỉ thiết tha, nhạc hẹn máy mọc… thì đây nhé: tiếng rao quà xô bồ méo uốn tất bật xôn xao: Ai ôi! (Ai xôi?); Bán té! (Bánh tét); Mi dê! (Mì i ê!); Ai háo! (Ai cháo?); Bánh chưng đơi (Bánh chưng đây)… Đường phố thức dậy và bầu không khí náo nhiệt bộn bề của bao nỗi lo toan chỉ dần lắng xuống sau đó chừng hai tiếng đồng hồ.

Như một sự xếp đặt tự nhiên, khi cái ồn ả tất tưởi trôi đi, những giọng rao chới với văng vẵng xa dần, một gánh bún hến chạy rong “chính hãng”. Do Mai xuất hiện. Không tiếng rao mời chèo kéo, không biển hiệu phô bày, gánh bún hến cứ “đến hẹn lại lên”. Khá nhiều các chị các bà hàng phố đang chực chờ. Bến đỗ của gánh ba người khách. Họ, hoặc mang bát mua đưa về nhà, hoặc có người ngồi xơi tại chỗ. Người bán hàng là một cô gái không thể đoán ra tuổi bởi khuôn mặt khô gầy, héo hó đen sạm nắng gió. Đầu gánh bên này là chiếc lu đất to tướng đựng nước hến bịt mấy lớp ni lông có thể giữ nóng sáu bày mươi độ trong khoảng hết buổi sáng, đầu bên kia là chiếc rổ to đựng rá bún, rá ruột hến và rá đồ màu. Còm cõi, oặt oẹo vì phải chống đỡ sức nặng gần như quá tải đè miết trên vai với những bước đi tất tưởi xiêu vẹo. Cô đặt gánh xuống nhìn mọi người bằng đôi mắt mở to đen láy và… đôi môi tê tái nở một nụ cười ảo nảo thân thiện. Thơm ngon, thấm đẫm, bổ bé sang trọng thì phải là bát phở bò, bát cháo có lóc… nay đã có giá từ hai đến ba chục ngàn đồng. Nhiều người chờ bát bún hến hẳn không phải muốn kiệm tiền ăn sáng. Mấy xóc bún, dăm ba thì ruột hến, tí bột ngọt trộn muối, thìa cà phê gừng giả trộn ớt thái ngâm nước mắm, nhúm hạt tiêu tươi, nhím rao mùa, chan đầy nước hến còn nóng hổi thêm đĩa rao sống… có vậy thôi mà mát ngọt, mà thanh thấu, mà hàm chứa ý vị…

Một bữa nọ mấy bà chị người hàng phố đang xúm xít quanh gánh bún hến, như từ trên trời rơi xuống, một cô gái trạc mười lăm mười sáu, mắt xanh môi đỏ, rết tóc uốn quăn, áo jin xanh nhạt, quần soóc đồng màu, bít tất lưới đen, vai đeo tòng teng chiếc cí da đồ trang sức, tay cầm chiếc máy ảnh số, gõ lốc cốc đôi guốc đầm kiểu cách đi tới. Cô gái đứng ngó người mua kẻ bán bằng đôi mắt mở to, tò mò xa lại. Một lát, cô gái nói như vừa tự hỏi mình vừa hỏi người: Có ngần ấy tiền một bát bún thôi à? Vài ba chị đang ăn, dừng đũa ngẫng lên: “Con bé nào đây? Từ mặt trăng rơi xuống chăng!”. Họ nói trong bụng. Bỏ qua bao cặp mắt đang ngó vào mình, điềm nhiên cô gái hỏi cô hàng:

- Này, cô chị, tất cả còn bao nhiêu? Cô hàng chừng chưa hiểu, thật thà hỏi lại:

- Cô hỏi cái chi còn bao nhiêu ạ!

- Tôi muốn biết gánh bún của chị còn bao nhiêu để tôi mùa hết được không. “Ồ, bông đua thất quá quắt. Con bé này muốn dở trò gì đây”. Khách ăn bún hết thảy đều ngạc nhiên. Một bà chị trông dáng là cán bộ Nhà nước vừa ăn vội vừa trao bảy nghìn đồng cho cô hàng bún để kịp đi làm. Chị buộc nán lại, đứng lên quắc mặt hỏi cô gái lạ:

- Cô làm gì mà đòi mùa hết cả gánh bún của người ta? Cô gái không chút lúng túng nói hỏi tỉnh bơ

- Chắc cũng mấy trăm nghìn đồng. Bà chị bán cả cho tôi được chứ? Người lúng túng khó chịu bây giờ lại là cô gái bán hàng và cả đám đông kẻ đứng người ngồi. Chưa ai kịp có phản ửng thì một người đàn ông cao tuổi béo đỏ, cao tô, ăn mặc sang trọng dáng vẻ trông như một lão tướng về vườn hơn là một đại gia đã đứng lù lù sát sau lưng cô gái. Chắc hẳn đây là người bố. Ông ta nói bằng thế giọng quyền quý mập mờ trầm đục không ra trách cứ, không ra thổ dộ: Con thất là… Con sẽ có dịp… Sao lại… Chú lái đang chờ… Cô gái nở nụ cười nũng nĩu với ông gì rồi giơ tay “bai bai” mọi người và quay gót. Họ chui vào chiếc xe con màu đen láng cóng. Xe chạy êm như một tiếng thở xa dần.

Sau màn bở ngỡ kỳ quặc các bà chị lại vừa thưởng thức bún hến vừa kháo chuyện. Đúng là chẳng có cái gì mà dân không biết. Có điều, biết thì bà con cũng chỉ để mà nghe biết với nhau. Ông già ấy quê ở Do Mai. Ông ta vốn là sĩ quan Ngụy Sài Gòn trước đây, từng là pháo thủ Cồn Tiên Dốc Miếu nhưng năm 1965-1967, từng nả phái đi khắp bốn phương Vĩnh Linh, Cửa Tùng, Cửa Việt, Cam lộ, Do An… Từng bắn nát cả đình đền miếu mạo, nhà cửa bà con ruột thịt ngay cái làng quê trù phú nên thơ của mình trên đất Do Mai. Sau giải phóng một thời gian, ông ta thuộc điện HO và qua định cư ở Mỹ. Đây là lần thứ hai ông có dịp về thăm quê. Từ Sài Gòn ra, lần này ông ghé thăm bà chị gái của mình. Cô gái lạ vừa nãy là con gái út cưng chiều của ông. Ở Mỹ, con cái ông đều thành đạt, đều giàu có. Nghe bảo lần trước về thăm quê ông được đón tiếp như một vị hoàng đế; bởi món tiền cúng cho làng đủ tôn tạo ngôi đình khang trang to đẹp hơn xưa, xây mới nhà trẻ mẫu giáo, nhà văn hóa và bê tông hóa được mấy con đường lối xóm. Lần này ông cho cả cô con gái chưa đầy tâm tính hợm hỉnh cùng về chắc hẳn chương trình kế hoạch bạo dạn hơn. Người nhạy chuyện đến mấy cũng chỉ biết đến thế. CÒn cái cô con gái vừa nãy đòi mua cả gánh bún thì chả ai hiểu nó là trò quái quỷ gì. Nhưng ông ta thì biết. Con gái ông nói với ông rằng cô muốn gây thiện cảm với dân hàng xóm của ba cô già bằng cách mời họ ăn bún hến không tiền, còn lại, cho lên xe mang về quê làm quà sáng những ai đến chào mừng bố, bở ở bên Mỹ cô nghe bảo người nhà Việt Nam còn nghèo khổ lắm. “Con định chở chủi về rừng. Thứ bún hến ấy là dặc sản nhiều như khoai như lúa của làng ta đấy”. Rồi ông kể cho con gái nghe bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu của ông chỉ trừ mối tình nảy nở ngay khi còn ở tuổi thiếu niên cùng nahu ngày nào cũng ngụp lặn hết kênh rạch này đến bờ sông nọ mò xúc hến với cô bé kém thua mình hai tuổi.

Đó là cô bé láng giềng chẳng mấy chô đã thành một thiếu nữ xinh thắm thùy mụ nết na khiến ông mê đắm đến ngây dại. Tuổi mười tám, cha mẹ ông không đủ tiền chạy chọt để tránh nghĩa vụ quân dịch cho ông. Giọt nước mắt trong như hạt ngọc lặng lẽ lăn tròn tren gò má cô gái láng giềng cái buổi sáng cả một bầy hương dịch đến áp tải ông đi vào đời lính ngụy đã hơn bốn chục năm trôi qua vẫn còn đọng mãi trong trái tim ông. Thế rồi ngày tháng trôi qua với những đạn bom, Mỹ Ngụy dần dần biến ông thành pháo thụ thiện xạ Cồn Tiên Dốc Miếu. Một lần người cha bắn tin lên cho thằng con pháo thủ trời đánh rằng những loạt pháo cấp tập của hắn dội về đã làm sạt đổ mái đình làng, làm chết và bị thương mấy người hàng xóm, làm sập hầm trú ẩn gia đình người con gái hắn gửi gắm yêu thương, làm tanh tua cây cối vườn tược cả làng… Ông ta bắt đầu nghĩ ngợi, chán nản pháo bình và xin được với cấp trên về làm lính văn phòng. Ta mở chiến dịch giải phóng Đông Hà, Quảng Trị 1972, mọi thứ lính của giặc đều phải cầm súng chiến đấu . Đơn vị rằn ri của ông ta đụng đầu với một đơn vị quân giải phóng có du kích phối hợp chiến đấu dẫn dường vượt cầu Đông Hà truy sát vào tận Ái Tử. Giữa đêm, trời không trăng sao một nữ du kích cầm AK rượt theo một tên giặc. Cô nhắm hó họa nổ một phát vào chân hắn. Thế mà trúng. Loáng thoáng thấy tên giặc kéo lê chân, cô định bồi thêm phát thứ hai cho hắn gục hẳn để bắt sống, bất ngờ cánh tay trái cô như có lửa đố muốn rụng xuống. Nghe ươn ướt từ cổ tay xuống tới bàn tay. Cô vẫn lao tới. Tên giặc vấp nã khuỵu xuống. Cood u kích áp sát tên giặc, súng kẹp nách phải đính néo cò. “Đừng bắn, đừng bắn. Tôi van. Tôi đầu hàng”. Tên giặc nằm oẹp sấp, người đè lên súng. Bốn bề vẫn ầm ào, râm ra tiếng súng quân ta áp đảo giặc. Trong ánh pháo sáng giặc từ Ái Tử vọt lên, tên giặc chợt nhân ra khuôn mặt quen thuộc của cô du kích. Hắn bỏ ngay ý định vờ vịt van xin để gở súng “phản pháo”. Hắn đã quăng rơi chiếc mũ sắt. Giọng nói sao đã từng phảng phất đâu đây, lại một ánh chớp lửa pháo sáng, cô du kích ngo sát mặt hắn. Và… tức khắc cô cũng đã nhận được ra hắn là ai. Người nữ du kích cảm thấy xây xẩm mặt mày. Máu từ cánh tay đã thấm ướt một vạt áo. Lẽ nào cô có thể choáng ngã vì vết thương! Tên giắc đã nhấc chân ngồi thẳng lên. Từ đâu trong sâu thẳm cõi vô biên, cô bật lên tiếng đanh cứng sắc lạnh: Anh cút đi!... Cút đi…!

Đời người tựa giấc chiêm bao kể cũng hệt thế. Cái khác là chiêm bao thì mơ hồ, đời người thì nhỡn tiền, ai cũng trong thấy. Có đấy rồi không đấy, cao đấy rồi thấp đấy, cứ như chiếc đèn cù, người ta lộn tới lộn lui. Thì cứ như câu chuyện kể cho nhau nghe đây, ông già đi nửa vòng trái đất đã định cư yên ổn, nghĩa cũ tình xưa đã bay biến theo thời gian, nay lại quay về làm một đám mây vần vụ trên mảnh đất xứ sở quê hương. Bà con họ hàng thấy ông về cứ mừng rỡ chờ đọi; làng nước nghe ông về cứ phấp phỏng dõi theo. Thế mà chiếc xe đen lánh của ông chỉ xịnh đổ giữa sân đình làng, hương khói um sùm với đủ tuần thành kính vái lạy, rồi thì đứa con gái đi thưởng ngoạn cảnh quan “quê hương đổi mới” cầu Cửa Tùng, Cửa Việt… Xế chiều ông quay xe trở về làng, không ghé nhà ai, chỉ lần mò hỏi thăm để tìm đến một quán nhỏ ven đường.

Quán bún hến. Cô gái khá xinh chừng như vừa ngồi trực khách vừa học bài. Chiếc xe quá sang trọng dừng đậu ngay cửa quán khiến cô không khỏi ngỡ ngàng. Chưa bao giờ cái quán lá lẹp xẹp của mẹ con cô có diễm phúc đón hạng khách cao sang. Cô gái vội vả xếp cất sách vở, ấp úng hỏi: “Dạ thưa…, ông cần… ” “À không. Chào cháu. Xin hỏi đây có phải nhà bà M…” “Dạ thưa phải ạ. Mẹ ơi, có khách”. Người khách thật đẹp lão. Mạnh mẽ hồng hào, trông dáng bệ vệ oai nghiêm mà nhã nhặn, nhỏ nhẹ, lịch thiệp rất mực. Cô gái theo ông ta lại rất ngố, chẳng chào hỏi ai xông thẳng tới cầm xem đám sách vở hết cuốn này sang cuốn khác rồi nói trống không: Chà chắc ôn thi đại học – rồi quay hỏi cô gái chủ nhà: Sao không tìm lo mà luyện? Cô gái chủ nàh chỉ mỉm cười không đáp.

Bà chủ quán là một phụ nữ đã cao tuổi, tóc bạc chen lấn hơn quá nửa mớ tóc lổ đổ đen xanh. Những nép nhăn xếp nếp làm gia giảm khá rõ nét một khuôn mặt đầy đặn chắc rất bầu bỉnh dễ thương của thời con gái. Lẽ nào bà có dùng son môi mà đôi môi bà đỏ mịn, ánh lên vẻ tươi tắn thầm lặng đa cảm. Hai bướu mắt có muốn kéo cho cặp mí mắt tuổi tác đổ xuống vẫn chẳng khuất phục nổi cái ánh nhìn mở to linh lợi sắc sảo của bà. Trong bộ áo quần vải thô đen sạch sẽ tươm tất, b à chậm rãi thận trọng từ nhà bếp bước ra.

- Chào ông. Ông hỏi tôi? Bở ngỡ bà hỏi người khách.

- Vâng, thưa bà. Chào bà. Bà có khỏe không – ông ta vừa nói vừa nhìn không chớp vào bà chủ quán khiến bà phát nhột – Lâu hung rồi phải không bà… Lại đến lượt bà chủ quán mở tròn đôi mắt như hai ngọn đèn chiếu mà soi quét nhưng tia tìm lục vào ông ta. Ông khách thấy thế mỉm cười: “Tôi đây mà, bà M… ạ. Tôi đây mà…” “A, là ông đấy à. Chết, chết! Ông về từ bao giờ? Ông đã thành con người khác. Thế mà ông vẫn còn nhận ra tôi, thất quý hóa quá. Con đâu pha cho mẹ ấm trà. Mời ông và cô vào nhà trong…”

Họ nhận ra nhau, nói chuyện với nhau cởi mở thân mật. Ông khách hỏi: Sao bà không ở chỗ nền đất các cụ, lại ra đây? À, ra đây để tiện buôn bán kiếm đồng ra đồng vào nuôi con. Ông ở bên đó, nước người ta giàu có sung túc, bên đây chúng tôi còn… Ông khách cướp lời: Giàu có chi đâu bà, ở đâu cũng vậy thôi, đều tùy thuộc vào nơi cách kiếm sống của mình. Tôi phải ra đi chẳng qua chỉ là điều cùng bất đắc dĩ. Chim có có tổ người có tông phải không bà. Ông khách lặng lẽ đưa mắt quan sát loanh quanh căn phòng ông đang ngồi. Những tấm bảng huân chương, huy chương kháng chiến, gia đình vẻ vang, bằng có công Cách mạng, bằng khen, giấy khen treo la liệt trên tường nhà, xà ngang, xà dọc, có tấm đã ám bụi cũ kỹ hẳn rất cần lau chùi chăm sóc. Từ trong sâu thẳm ký ức ông chợt nhớ tới những ngày tháng xa xôi. “Giá ngày ấy… Phải rồi, giá ngày ấy”. Ngày ấy là một ngày của năm 1954… khi Mỹ Diệm đã khóa tuyến, một người bạn cùng lớp thời Tiểu học rủ ông cứ trốn đi. Họ đi đên đầu cầu Hiền Lương thấy lính Diệm súng ống đi lại nhắng nhịt, sợ quá, họ lui về phía chợ Kênh đi ngược hướng cầu Tiên Mĩ. Lẫn lút trong làng, chờ đêm xuống giắc sơ hở thì ùm một phát, thêm mấy sải bơi nữa sẽ qua được bên kia Miền Bắc. Thế mà vào giây phút quyết định nhất thằng bé “ông” lại không đủ can đảm. Cái gì níu kéo ông lại? Có sợi giây co kéo giữa mọt bên là miền Bắc cách mạng với những ước mơ bay bổng, một bên là sự sợ hãi, nỗi nhớ nhà, nhớ gốc đa bến nước (nhưng chính cốt có lẽ là cái mối tình niên thiếu, cái con người đang ngồi trước mặt ông đây, con người mà vào cái đêm cả đám bại binh của ông bị truy đuổi chỉ cốt bắn vào chân ông để bắt sống tù binh còn ông thì quyết nhè vào ngực cô ta mà phản súng may thay đạn chỉ trượt vào cánh tay). Đã cưỡi lên lưng hổ, không thể nhùng nhằng. Bạn ông dứt khoát hành động. Để rồi mười mấy năm sau người bạn ấy trở thành dũng sĩ diệt Mỹ. Còn ông… Chao ôi, tạo hóa xoay chuyển khôn lường. Cắt mạch suy tưởng, ông khách quy lại nói với bà chủ quán:

- Bà ơi, ông nhà mất từ năm 1990, đã hơn hai mươi năm mà nay tôi mới biết. Xin bà cho tôi thắp viếng ông nén hương có được không? Bà chủ quán đứng lên nói: Mời ông. Ông khách rút túi áo, trịnh trọng đặt lên bàn thờ chiếc bao thư, đốt nén hương, chấp hai tay chăm chú nhìn người trong ảnh thờ đang như mĩm cười với ông. Ông cứ đứng khấn khứa hồi lâu rồi khom mình vái lạy.

Quay trở lịa bàn ngồi, ông khác có vẽ bạo dạn hơn. Ông hỏi bà chuyện gia đình con cái. Bà cho biết bà chỉ có hai con gái. Cô lớn sinh vào lúc kinh tế còn gặp khó khăn, lương tháng vợ chồng bà đồng ba cọc, con bé không đủ sữa, oặt ào oặt oẹo, càng lớn càng yếu thể chất, vừa đến tuổi học, mẹ lại sinh em bé, bố qua đời; Thế nhưng bà cũng cố chăm cho học hết Trung học phổ thông thì ở nhà bán bún hến giúp mẹ, nhường việc học cho em. CÔ nhỏ vừa xong bậc phổ thông đang ôn thi đại học. Vắn tắt, bằng cử chỉ lơ đễnh với chất giọng nhạt nhẻo, bà kể xong rồi đứng lên thắp nén hương thầm thì khấn bàn thờ và cầm phòng thư viếc trở lại ngồi đối diện ông khách bà nói:

- Ông ạ, chúng tôi và hai cháu cảm ơn tấm lòng thành của ông. Thắp nén hương cho nhau là đã nghĩa tình trọn vẹn, đừng nên có thêm bày vẻ mà làm chi. Cái này xin ông cất lại. Vừa nói bà vừa đẩy chiếc bì thư về phía ông khách. Ông khách trở nên lúng túng thật sự. Ông luống cuống nói:

- Bà ơi, bà ơi sao bà nỡ… Ông nhà còn là người bạn của tôi. Hai chúng toi đã từng rủ nhau trốn nhà ra Bắc… bà chủ quán cướp lời:

- Thì đấy vẫn là kỷ niệm. Đâu cần phải có cái này mới là kỷ niệm bền lâu. Ông khách khẻ khàng đẩy chiếc bì thư sang phía bà nói như van nài:

- Nhưng đây là chút lẽ mọn thành thật của tôi trước vong linh người đã khuất… Hai người c ứ trao qua đẩy về chiếc bao thư mãi không được, ông khách đành chịu bó tay. Ông ngước nhìn mông lung, trút một hơi thở dài rồi bằng giọng buồn trầm, như tự nói với chính mình: Thế đấy. Có một dòng sông hẹp mà anh thì vượt qua được, còn tôi… Bà chủ như muốn cởi thoát tâm trạng ông khách, buột miệng một câu đùa: Nhưng ông lại vượt qua được đại dương… Thấy ông khách quay nhìn mình bằng ánh mắt đau đớn thảng thốt, bà biết mình đã quá lời liền mềm mỏng xoa dịu:

- Ông ạ, Sông Bến Hải quả là một con sông Lòng… Tôi nghĩ…

- Ai phải, phải – không để bà chủ quán nói hết, ông tở sự đồng tình để ý và thân mật hóa bầu không khí đối thoại – Đúng bà ạ. Sông ấy là dòng sông Lòng. Người ta có thể vượt qua được đại dương mênh mông nhưng với con sông lòng thì đó còn là sự am hiểu thấm sâu, và niềm tin, và ý chí… Bà chủ quán cười vui cắt ngang “Ông văn hoa quá”. Vừa lúc ấy cô con gái ông khách chừng chờ lâu sốt ruột chạy vào bên ông nói: “Ba, ba bảo sẽ cho con nếm đủ các món ăn từ hến”. À phải rồi. Nhưng có lẽ… này con… Ông khách ngập ngừng ấp úng. Bà chủ quán hỏi: Con gái ông phải không? Vâng thưa bà. Nó là con gái út tôi đẻ muộn. Bà chủ quay vào gọi: Cô lớn đâu, ra mẹ bảo. Dọn cho mẹ bún hến, hến đánh đa, đĩa lạc, và chai vang… Cô lớn bước ra cất tiếng chao hỏi khách. “Cô gái Mỹ” chợt trố mắt ngó chằm chằm vào cô rồi quy hỏi người cha: Ba ơi, có phải, chị bán hàng khi sáng? Bà chủ hỏi: Cháu thấy nó ở đâu? Trên Thành phố thưa bà. Vẫn nụ cười ảo nảo thân thiện, cô con gái bà chủ nói rành mạch:

- Phải rồi đó mẹ. Cô em đòi mua cả gánh bún của con. Một chút se lòng, bà chủ quán lạnh lùng nói sẽ:

- Trệu chọc chị làm gì hở cháu. Cháu ăn nó sao hết cả một gánh đầy… Ông khách hốt hoảng đỡ cho con:

- Ồ, không không, không phải thế thưa bà, cháu nó dại; cháu nó muốn biểu thị tấm lòng… Cháu không có chút thực tế Việt Nam. Cúi mong bà – rồi quay lại con gái – Xin lỗi bà và chị gái đi con. Bà chủ quán chừng hiểu ý. Ngôn từ, cử chỉ, cách cung xử - Thôi thế là tốt rồi ông nhé – và quày bảo con gái – soạn các thứ bưng lên đây cho mẹ đi con. Ngoái trông ngoài kia khách xe máy, xe đạp đến ăn quà sáng tấp nập, ông khách đứng lên: Bà ạ, nếu được phép, có dịp tôi sẽ quay lại. Còn hôm nay, xin cảm ơn bà trời đã quá chiều rồi, bà cho bố con cáo từ đã vậy – và quay lại – phải thế không con. “Cô gái Mỹ” nhín chào theo kiểu tây rồi cầm tay người con gái bà chủ quán: Sáng mai chị lên bán nhé. Em không dám dòi mua cả gánh của chị. Chị chỉ cho em ăn một bán bún hến thật ngon.

Ông khách dắt tay con gái bước ra sân, đi tơi nơi chiếc xe con đang đỗ. Đầu cúi rủ xuống, hai vai so lại, ông bước những bước ngắn nặng nề. Bà chủ quán đứng trong bức cửa nhìn theo, trong phía sau, dáng ông như lùn thấp xuống.

Bố con ông khách đã chui vào xe. Cô con gái không đưa bàn tay “bai bai” ai. Chiếc xe rú máy như một hơi thở rốc leo lên mặt đường nhựa rồi vút đi, gió cuốn theo một đám bụi.

 

N.T.H

 

N ����O��Nà trên đại học, trong đó có 22 TS.GS.PGS 12 vị mang hàm cấp tá trong quân đội nhân dân Việt Nam.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Gio Linh đang được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như Khu công nghiệp Quán Ngang, Cụm công nghiệp - làng nghề vùng Đông, Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt... Cùng với bề dày của truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa đã tạo nên một diện mạo mới, thời cơ mới để toàn huyện khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền, đưa nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xứng đáng với công lao, sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh vì sự hồi sinh và phát triển của mảnh đất này. Những thành quả đạt được trong gần 40 năm qua tuy chưa nhiều nhưng đã khẳng định được sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của một vùng quê, dẫu trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn vững vàng vượt qua, tồn tại và không ngừng phát triển.

Hôm trước khi về nói chuyện với anh chị em Văn nghệ sĩ Quảng Trị tại Cửa Việt, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Huy Hùng đã trăn trở thật nhiều. Là đứa con của đất mẹ Gio Linh, được lớn lên, vào học đại học rồi đi đây đi đó với nghề dạy học, nhưng rồi như là duyên phận, anh trở về mảnh đất Thành Cổ Quảng Trị với chức trách được giao là Chánh văn phòng Thị ủy Quảng Trị. Một thời gian sau anh được điều động về làm Phó văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị và giờ đây anh lại được điều động trở về quê trong cương vị là người đứng đầu chính quyền cấp huyện. Khi được hỏi anh nghĩ gì về nét riêng của người Gio Linh, anh suy nghĩ hồi lâu rồi phác vẽ mấy dòng: “Nếu chúng ta cất công đi tìm để định hình cho cái tinh túy làm nên cái “chất Gio Linh” thì quả thật là khó, bởi không thể lấy cái hữu hạn để đo cái vô hạn. Nhưng có thể là một “Hội cù An Mỹ” một câu ca “Mẹ già cuốc đất trồng khoai/ Con đi mua ngọn hôm mai mới về”; cũng có thể là hình ảnh chiếc áo the thấp thoáng đi về sau phiên chợ Bạn; hay hình ảnh bà mẹ Gio Linh gói đầu con trên đồn giặc năm nào; như cây dương, cây mít trong vườn cả nghìn năm lặng lẽ đi qua miền đất này... đã làm nên nét hào sảng của đất và người Gio Linh, tích hợp nên một sắc riêng không lẫn vào đâu được”.

Vâng, cái chất Gio Linh như anh cắt nghĩa thật nhẹ nhàng nhưng thẳm sâu, là trầm tích của vùng đất, được kết tụ từ thuở ông cha ta đã mở cõi đất Minh Linh cho đến ngày quê hương sạch bóng quân thù, người Gio Linh bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, chắt chiu “gom góp dựng cơ đồ”. Để có được giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 14,4%, bình quân thu nhập đầu người đạt 9,5 triệu đồng/người/năm; từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích trong 5 năm qua là kết quả sự nỗ lực lớn lao của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gio Linh, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định mục tiêu tổng quát 5 năm tới sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông- lâm- ngư nghiệp; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, đưa nền kinh tế phát triển nhanh và vững chắc hơn. Cùng với nâng cao chất lượng các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là miền núi, vùng khó khăn; tăng cường quốc phòng- an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. 

Với cam kết chính trị đã đề ra, cho chúng ta hy vọng về sự trỗi dậy của vùng đất phía nam sông Bến Hải đang mang trên mình bao lợi thế về đất đai vùng gò đồi, vùng đồng bằng và cả một vùng biển trải dài ra Thái Bình Dương. Gio Linh không chỉ có đường xuyên Á, đường Trường Sơn, Quốc lộ đi qua, có bãi tắm đẹp, khu du lịch Cửa Việt, Gio Hải để du khách trong nước, nước ngoài tìm về thăm thú, nghỉ dưỡng mà rồi đây sẽ có cả sân bay lưỡng dụng kết nối giao thương, là nơi có triển vọng thu hút nhiều doanh nhân đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư với những dự tính làm ăn dài lâu.

Dĩ nhiên trên đường phát triển, Gio Linh còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng con đường phát triển với vùng đất này đã mở ra phía trước, nhất là mở hướng ra biển lớn. Phải thế chăng mà hôm về dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV, Bí thư Huyện ủy Gio Linh Phan Văn Phụng đã chọn chủ đề kinh tế biển để tham luận. Anh phân tích: Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển, vùng cát cần quan tâm đầu tư đúng mức công tác quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế biển, gắn với quản lý quy hoạch nhằm chủ động trong việc đầu tư phát triển, đảm bảo tính khoa học và tính chiến lược. Anh đề nghị tỉnh quan tâm tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực gắn với các chính sách thu hút đầu tư để sớm phát triển hệ thống giao thông vận tải đường biển, đáp ứng yêu cầu vận chuyển lưu thông hàng hóa và hành khách tham quan du lịch bằng đường biển; đầu tư phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí ven biển, đảo Cồn Cỏ. Thực tế cho thấy, hiệu quả của các dự án đánh bắt xa bờ, trung bờ đang mở ra hướng phát triển mang lại lợi nhuận cao đối với kinh tế biển và rất phù hợp với chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Vì vậy, cần có các chính sách thích hợp, kịp thời nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế và ngư dân tiếp tục đầu tư để tăng năng lực khai thác, đánh bắt thủy sản, hải sản nhằm thực hiện chỉ tiêu đánh bắt thủy hải sản đến năm 2015 đạt 32 - 33 ngàn tấn. Anh cũng đề nghị tỉnh hỗ trợ đầu tư cụm làng nghề phía đông của huyện để xây dựng các cơ sở chế biến gắn với việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất chế biến hải sản, bảo vệ môi trường; có chủ trương, cơ chế chính sách phù hợp để sớm thu hút đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng cát ven biển...

*

Ngồi trong nhà khách Công ty cao su Quảng Trị ở Cửa Việt nhìn ra biển, ngoài kia sóng cứ vỗ miên man. Bên con đường du lịch, con đường phòng thủ quốc phòng chạy ven biển, những công trình khu nghỉ mát với nhiều kiểu dáng kiến trúc tân kỳ đang thi nhau vươn lên trời cao. Chuyến đi của chúng tôi đã khép lại với nhiều thông tin thu thập được từ Gio Linh để làm sinh động thêm cho bài thu hoạch cuối khóa học quân sự. Nhưng đó là chuyện khác, còn chiều nay tôi ra biển, đã nghe trong nhịp sống từ khu du lịch, từ bãi biển với tấp nập khách đến tắm biển; đã thấy những thương nhân trong và ngoài nước đến Cửa Việt mua bán sản phẩm từ biển khơi...hiển hiện một hướng đi mới của Gio Linh. Bây giờ ngoài chiến lược khai thác vùng gò đồi, vùng đồng bằng, Gio Linh đang mở hướng ra Thái Bình Dương. Chợt nghĩ, người Gio Linh đang hối hả ra biển lớn mà hành trang mang theo là trầm tích từ đất nước, sông hồ, trong hồn đất, tình người bao đời nay kết tụ trên mảnh đất này.

Từ Cửa Việt, đã thấy bình minh hiển hiện phía chân trời.

                                  Trại viết Gio Linh, tháng 7/2011

M.T

 

Nguyễn TrungHữu
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 203 tháng 08/2011

Mới nhất

Hòn ngọc Bali giữa biển xanh

30/04/2024 lúc 17:44

 Người Việt đi du lịch Bali, hầu như chỉ biết đến những bãi tắm xa

Tự do xanh quá, mênh mông quá

30/04/2024 lúc 04:11

Thơ ca không phải là ghi chép lại lịch sử nhưng lịch sử qua thơ mang một vẻ đẹp bất ngờ và độc đáo không thể hình dung hết. Tuy nhiên, để làm được điều đó, thi sĩ phải thực sự tài năng và có cơ hội tiếp cận được hiện thực lộng lẫy trong những thời khắc có một không hai của lịch sử. Hai mươi năm đánh trận trường kỳ, cả dân tộc không đêm nào ngủ được, cả dân tộc hành quân ra trận, cả dân tộc đội triệu tấn bom để hái mặt trời và có ngày Chiến thắng 30 tháng tư năm 1975, cũng là ngày mở ra cánh cửa hòa bình, thống nhất non sông cho đất nước.

Trên đất đồi đã thôi thuốc súng

28/04/2024 lúc 16:38

Để thấy sự hồi sinh của một vùng đất, đôi khi phải làm khách vãng lai quan sát. Nhận ra

Mùa hoa chêng đỏ

28/04/2024 lúc 16:33

Chưa bao giờ chêng nghĩ mình là một loài hoa được nâng niu, chiều chuộng, cũng không mơ được

Trận pháo kích Cứ điểm 241

28/04/2024 lúc 16:31

Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn đã sụp đổ, miền

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground