Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 11/12/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Màu biển đảo trong tranh Hồ Thanh Thoan

Thời gian qua, rất nhiều cuộc vận động sáng tác về đề tài biển đảo của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch... được tổ chức. Nét nổi bật về đề tài tuyên truyền biên giới và hải đảo trong tác phẩm mỹ thuật của các hoạ sĩ thể hiện luôn hướng tới sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước của quân và dân ta.

Thật bất ngờ khi đề tài thời sự này được phát động, rất nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc trong cả nước đã tham gia những tác phẩm mỹ thuật rất công phu và đầy cảm xúc, phản ánh được truyền thống cách mạng, có ý nghĩa sâu xa đồng thời khơi dậy thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn chủ quyền biên giới không đơn thuần chỉ còn là của riêng lực lượng vũ trang, của những người lính đang ngày đêm đối mặt, trực diện ngoài thực địa mà đã len vào từng ngõ, từng nhà, từng người và tất nhiên trong đó có giới văn nghệ sĩ và báo chí. Văn học Nghệ thuật đóng góp tiếng nói quan trọng trong việc tuyên truyền về biển đảo.

Hàng đến đảo - Tranh: Hồ Thanh Thoan

Hàng đến đảo - Tranh: Hồ Thanh Thoan

Tác phẩm mỹ thuật về Trường Sa của những họa sĩ trên mọi miền đất nước đã thể hiện trong những năm qua khá nhiều và chất liệu đa dạng: Sơn dầu, sơn mài, acrylic, đồ họa tổng hợp… các tác phẩm đã được định hình và công bố trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng: Ballad Biển Đông của Lý Trực Sơn, Bác Hồ với chiến sĩ Hải quânĐọc báo trên đảo, Cây phong ba và người lính đảo, Khúc hát dân ca trên đảo, Lính thủy với mặt trời của Bằng Lâm, Đưa nước ngọt ra đảo Bình Ba của Đặng Thị Dương, Tình quân dân của Mai Xuân Chung, Miền Trung của Bùi Anh Hùng, Từ Bạch Đằng đến Trường Sa, Tuần tra trên đảo của Hồ Minh Quân, Dáng đứng Việt Nam của Phạm Quốc Anh, Những người giữ đảo của Đinh Công Khải, Mắt biển của Nguyễn Hải Nghiêm...

Tác phẩm vẽ về biển đã được nhiều họa sĩ lớp trước thể hiện khá thành công về đoàn thuyền, tôm cá, ngư dân đánh bắt, vá lưới, sóng vỗ, xóm chài... Không thể kể hết số tác phẩm chất lượng trong những cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng được tổ chức đều đặn 5 năm một lần tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Những họa sĩ Quảng Trị đã từng tham dự triển lãm này là Thế Hà, Trịnh Hoàng Tân, Hồ Thanh Thoan, Phạm Phi Trường, Trương Minh Dự, Trương Đình Dung, Lê Ngọc Duy và Nguyễn Thành Sơn. Nhưng vẽ về đề tài biển đảo thì tác giả Hồ Thanh Thoan là người thể hiện khá đều đặn.

Tín hiệu từ đảo xa - Tranh: Hồ Thanh Thoan

Tín hiệu từ đảo xa - Tranh: Hồ Thanh Thoan

Lúc chưa đến Trường Sa ông đã vẽ về biển rất nhiều, trong những lần đi sáng tác ảnh nghệ thuật là kết hợp luôn bố cục để vẽ tranh, đề tài này luôn làm cho ông thích thú trước cảnh sắc hùng vĩ được thiên nhiên ban tặng. Khi vẽ tranh đề tài phong cảnh biển, đa số các họa sĩ thường chú trọng nhiều đến đường nét và bố cục theo hướng xa gần khác nhau. Thông thường, không gian biển là rộng lớn với bầu trời mênh mông, vì vậy khi vẽ về biển, các họa sĩ thường thể hiện từ xa đến gần, từ cao xuống thấp để tạo nên bức tranh sống động, lột tả được những vẻ đẹp của vùng biển trời quê hương mình.

Loạt tác phẩm sơn dầu ông đã cho ra đời trong những năm về trước: Biển sớm, Bám biển, Được mùa cá, Biển trời bình yên, Chuẩn bị ra khơi, Thuyền biển, Vá lưới, Cá về, Ngư dân đi biển, Ngày biển động, Cồn Cỏ trong tôi, Đợi ngày ra khơi, Quà của biển, Sau chuyến ra khơi, Vụ mùa ở biển… được tham dự triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng do Tổng Cục Chính trị QĐND Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Quân sự tổ chức đồng thời trưng bày ở khu vực Bắc miền Trung những năm qua.

Ông nắm chắc về bố cục và dáng dấp của những con thuyền biển, thuyền thúng, những ngư dân chất phác ngày đêm ra khơi, vào lộng. Những lúc thuyền về với những mẻ cá đầy khoang, những chàng trai gánh lưới lên bờ, những thương lái lặn lội đợi cá về từ lúc bình minh. Ngày biển động cùng nhau chung sức đẩy thuyền lên tránh gió, khi rảnh rỗi cả gia đình cùng ngồi vá lưới ngoài sân… tạo nên những không gian sống động, hồn nhiên và thanh bình.

Năm 2017, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã cử một đoàn họa sĩ đi thực tế, sáng tác ở Trường Sa thời gian 12 ngày. Lúc nhận được giấy triệu tập của Hội thì cũng là lúc ông được cử làm trưởng đoàn gồm 6 người, trong đó có 3 họa sĩ ở Hà Nội và 2 ở Yên Bái. Đó là một vinh dự lớn trong cuộc đời làm nghề để được đến một vùng biển đảo rất xa với đất liền, nơi mà thiếu thốn mọi bề, mọi thứ. Niềm vui trong ông khôn xiết, lòng cứ nôn nao chờ đợi đến ngày lên đường.

Hình ảnh sinh động về biển đảo được hoạ sĩ ghi lại từ chuyến đi thực tế - Ảnh: NVCC

Hình ảnh sinh động về biển đảo được hoạ sĩ ghi lại từ chuyến đi thực tế - Ảnh: NVCC

Suốt thời gian lênh đênh trên biển và đến các đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn, ông luôn nhắc nhở anh chị em họa sĩ mỗi người một hướng để tìm bố cục, những hoạt động của người lính bên chiến hào, canh giữ biển khơi, những chiến sĩ bốc xếp hàng hoá từ tàu lên bờ, những buổi luyện tập gian khổ, những người chăm bón vườn rau, chăn nuôi gia súc, các anh lính lái tàu trung chuyển người và hành lý từ tàu lớn xuống canô rồi tiếp tục lên đảo cho đến những bữa ăn, luyện tập thể thao hoặc nghỉ ngơi trò chuyện…

Ông cùng các họa sĩ trong đoàn đã hết sức chú tâm ký họa và chụp ảnh để làm tư liệu cho sau này, bởi vì sẽ không bao giờ được trở lại Trường Sa lần thứ hai do tuổi đã lớn. Những lúc tàu rời khỏi đảo để ra khơi thì đoàn cũng tranh thủ lên boong hoặc xuống sàn để chụp hình lấy tư liệu, đây là dịp hiếm có để dành dụm, tích luỹ cho thời gian tới sáng tác về đề tài biển đảo từ “kho tư liệu dự trữ” của riêng mình. 

Sau chuyến đi, năm nào ông cũng có tranh sơn dầu vẽ Trường Sa để tiếp tục tham dự triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng và ở khu vực đều đặn. Những tác phẩm: Chuyển hàng ra đảo, Canh giữ biển trời, Ký họa lính đảo, Tạm biệt Trường Sa, Lính đảo, Ngày phép, Hàng đến đảo xa, Trường Sa trong tôi, Đảo chìm Đá Tây, Tín hiệu từ đảo xa…

Đúng là dịp may hiếm có trong đời mà ông đã vinh dự gặp được, từ loạt tác phẩm sinh hoạt đời thường ở biển của ngư dân nay đến với những sáng tác về Trường Sa, đề tài đang nóng của Biển Đông, đồng thời khẳng định chân lý mà Nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Qua các tác phẩm về chủ đề biển đảo ông đã thực hiện, người xem cảm được sự tinh tế, đam mê sáng tạo, sự cần mẫn cố gắng không biết mệt mỏi, thể hiện những ý tưởng, sinh hoạt của quân và dân trước cuộc sống khắc nghiệt nơi hải đảo xa, phản ánh chân thực những gian khổ, hy sinh, ý chí kiên cường của những người lính đang ngày đêm bảo vệ biên giới, biển đảo Tổ quốc.

Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều họa sĩ ở Quảng Trị được đến Trường Sa để thực tế, sáng tác và có những tác phẩm tốt về hải đảo biên giới, góp tiếng nói vào công cuộc bảo vệ đất nước, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

BẢO NHI
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 341

Mới nhất

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị”

13 Giờ trước

Chiều ngày 10/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024.

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng

10/12/2024 lúc 12:24

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và khai mạc Triển lãm hội họa Lê Hữu Quỳnh

08/12/2024 lúc 15:03

TCCVO - Sáng nay 8/12, tại thành phố Đông Hà, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chi hội

Tạp chí Cửa Việt đoạt giải Khuyến khích Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X

03/12/2024 lúc 23:05

TCCVO - Tối ngày 3/12/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Hơn 14.000 bức ảnh tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III

25/11/2024 lúc 23:57

TCCVO - Tối ngày 25/11/2024, tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III . Cuộc thi do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

12/12

25° - 27°

Mưa

13/12

24° - 26°

Mưa

14/12

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground