Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đến thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (TNCĐCS) là cương lĩnh của đồng minh những người cộng sản trên thế giới do Marx và Engels soạn thảo, công bố lần đầu tiên vào tháng 02/1848 ở Luân Đôn, gồm lời mở đầu và 4 chương nêu lên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học; sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và sức sản xuất, tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của CNXH. Đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Sứ mệnh lịch sử giao cho giai cấp vô sản, người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản (CNTB), còn người xây dựng thế giới mới là CNXH. Tuyên ngôn khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Để giải phóng mình, Đảng phải dùng bạo lực giành chính quyền, giương cao ngọn cờ quốc tế theo khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Văn kiện có tính cương lĩnh này đầu tiên nêu ra những nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học.

Từ đó đến nay đã 170 năm tròn, phong trào cộng sản của giai cấp vô sản có lúc thăng, lúc trầm, nhưng ở Đông Dương và nhất là Việt Nam, kế thừa truyền thống TNCĐCS, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (05/1929) nhận sứ mệnh đánh đuổi thực dân Pháp, giai cấp phong kiến, làm cách mạng ruộng đất, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ tiến lên CNXH. Đảng dùng chính sách đoàn kết dân tộc, giai cấp, đảng phái, tôn giáo, thành lập chính quyền Xô Viết, công nông binh, v.v…

Đọc lại TNCĐCS và các văn kiện Đại hội Đảng từ trước đến Đại hội XII (2016), chúng tôi xin nêu lên ba sự kiện lịch sử cũng là ba bài học cho các thế hệ hôm nay:

Con người Việt Nam - trí tuệ Việt Nam và vai trò làm chủ của dân

Quan niệm của chủ nghĩa Marx về con người được cắt nghĩa một cách duy vật, có tính đến nhiều mặt của con người: Cái xã hội và cái cá nhâncái lịch sử và cái cá tính, cái truyền thống và cái hiện đại. Trong triết học phương Đông, trong đó có Việt Nam coi con người là một trong ba ngôi (tam tài): Thiên - Địa - Nhân của vũ trụ bao la. Con người chủ yếu của giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám là người lao động bị áp bức, người bình dân yêu nước, có tinh thần dân tộc. Con người trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân là công nông binh, trí thức là lực lượng và động lực của cách mạng dân tộc, dân chủ. Trong giai đoạn xây dựng CNXH có con người xã hội chủ nghĩa (XHCN). Những khẩu hiện chiến lược phát triển con người do Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra không chỉ có ý nghĩa thực tiễn, tính nhân văn, mà còn có ý nghĩa triết học sâu sắc trong chiến lược con người.

Từ năm 1986, nhất là từ Đại hội VI (1986) và Đại hội VII (1991), vấn đề chiến lược con người được đặt ra có hệ thống. Trong văn kiện Nghị quyết V Trung ương khóa VIII (1998) có nêu ba đặc tính ưu việt của người Việt Nam: Yêu nước, tự cường dân tộc; Có ý thức tập thể, đoàn kết, lối sống lành mạnh; Lao động chăm chỉ, ham học để nâng cao dân trí. Nghị quyết cũng nói đến những mặt yếu kém của con người hiện đại. Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố: Địa lý, khí hậu, lịch sử, chế độ chính trị, tâm sinh lý, phương thức sản xuất, con người Việt Nam có nhiều đặc điểm, tố chất tích cực song hành với những lề thói tiêu cực có thể khái quát như sau: Có tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau lúc hoạn nạn, nhưng óc tư hữu tiểu nông, thói ích kỷ, tâm lý đố kỵ, cào bằng; Tính tập thể, tính cộng đồng cao nhưng dễ rơi vào óc địa phương, gia đình chủ nghĩa, coi thường ý thức cá nhân; Có tinh thần dân chủ, bình đẳng, nhưng lại nặng đầu óc gia trưởng; Tính cần cù, cường độ lao động lớn, sức bền dẻo dai, nhưng thích khoe khoang, chuộng bề nổi, chạy theo tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy” Người Việt Nam thông minh, nhưng mới ở từng cá nhân, chưa đến độ thông minh cộng đồng, người có trí tuệ lỗi lạc, phi thường rất hiếm; Não bộ người Việt Nam phát triển, nhưng não sáng tạo ít hơn não thích ứng, thói quen bắt chước nhanh…

Để khắc phục những nhược điểm và thách thức nói trên, trong nhiều Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết IX, khóa XI (2015) khi bàn về Con người và văn hóa, cần thẩm định con người một cách toàn diện: Con người xã hội, con người sinh học, con người tâm lý, con người tâm linh, v.v… Chủ nghĩa Marx tôn trọng và kế thừa triết học của Feuerbach - triết học nhân bản nhờ cách tư duy đa diện: Thấy được sức mạnh của con người dời non lấp biển, nhưng cũng vạch trần những yếu đuối của con người. Cho đến nay ba căn bệnh trầm kha của cán bộ, đảng viên: tham nhũng, quan liêu, lãng phí vẫn là những vấn nạn, mà không có văn kiện chính nào không nói đến.

Trở đi, chúng tôi xin nói đôi điều về vai trò làm chủ của nhân dân. Truyền thống dân tộc ta có nhiều vật báu. Một trong những giá trị của kho báu là vai trò của dân: lực lượng của dân, ứng xử trọng dân và đền đáp công ơn của dân (Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày), Lòng nhân nghĩa cốt ở yên dân (Bạc đầu vẫn phụ tấm lòng yêu dân - Nguyễn Trãi). Truyền thống đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa xuất sắc trong điều kiện lịch sử mới. Khái niệm văn hóa dân chủ không chỉ bó hẹp trong phạm trù: phương tiện, quy chế mà cuối cùng là mục đích của Cách mạng: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong triết học cổ điển Trung Hoa, Khổng Tử khi nói đến vai trò của dân đã ghi trong sách Thượng thư: Dân vi bang bản. Về sau, Mạnh Tử phát triển: Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (việc dân là quan trọng nhất, thứ đến là việc của xã tắc, và sau cùng là việc của vua). Tư tưởng tiến bộ đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích một cách minh triết: Lợi ích của nhân dân là trước hết, thứ đến là lợi ích của quốc gia, còn lợi ích của nhà vua là không đáng kể. Người cũng đồng tình với hai nhà triết học nổi tiếng nói trên khi cho rằng, trong ba điều của phép trị nước: Túc thực, túc binh, dân tín, thì dân tín là quan trọng nhất. Dân tin sẽ tạo ra thực túc binh cường. Dân không tin thì thuyền bị đắm, làm sụp đổ cả vương triều. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nêu 6 đặc trưng, mà đầu tiên là Do nhân dân làm chủ. Đến đại hội Đảng X (2006) rồi các đại hội sau đó, các đặc trưng mô hình CNXH được bổ sung, phù hợp với tình hình mới… đều lấy vai trò của Dân đặt lên hàng đầu. Vấn đề còn lại là cơ chế vận hành dân chủ có hiệu quả cần ở bốn khâu cơ bản: Dân chủ bầu cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), Dân chủ ra Nghị quyết (Đại hội Đảng toàn quốc và địa phương), Dân chủ quản lý (Nội các và chính quyền địa phương), Dân chủ kiểm tra (Ban kiểm tra các cấp). Tất cả bốn khâu này muốn vận hành tốt, có hiệu quả, hợp lòng dân đều phải lấy nhân tố văn hóa làm nền, yếu tố nhân văn làm mục đích, yếu tố trí tuệđể tìm chân lý, yếu tố đạo đức trong chính sách an dân… Làm được như vậy tức là Đảng, Nhà nước và Dân tạo thành khối thống nhất, đồng thuận biểu trưng cho hai đại nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống và thời cuộc. Đó chính là văn hóa dân chủ thời đại Hồ Chí Minh.

Văn hóa lãnh đạo và vai trò của giới trí thức

Văn hóa lãnh đạo là đạo trị nước. Người xưa coi đạo trị nước là lý tưởng vì dân, an dân, giữ dân. Ở các nền đại chính, đường lối chính trị an dân, khoan sức dân thường coi nhân tài, trí thức tinh hoa là cội gốc để làm chính sự. Đường lối chính trị đúng đắn là lý tưởng của quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng, đường lối không phải trên trời rơi xuống, mà nó được đúc kết từ thực tiễn, kết tinh từ trí tuệ của giới trí thức tinh hoa (bao gồm những nhà lãnh đạo thông tuệ, tri thức tài ba, những doanh nhân nổi tiếng). V. I. Lenin từng nói: “Trong mọi tìm kiếm của cuộc sống, thì việc tìm ra lý luận chân chính là khó khăn nhất”. Lại nữa, xu hướng tha hóa quyền lực, tha hóa lao động của một bộ phận không nhỏ những người lạm quyền vẫn chưa được ngăn chặn và diễn biến phức tạp. Còn đó những mưu toan làm chệch hướng, đổi chiều đường lối chính trị do những ngụy thuyết vừa già cỗi, vừa mới tân trang với mục đích làm nghiêng đổ chế độ, đời sống chính trị ổn định của nước ta. Thực trạng đó đòi hỏi bản chất của văn hóa cầm quyền và những nhà hoạt động chính trị cấp cao cần có tri thức thông tuệ, bản lĩnh chính trị kiên trung, một tầm nhìn xa rộng thời cuộc bên cạnh giới tri thức trung thành, có lý luận sắc sảo và phương thức tổ chức thực tiễn hiệu quả. Văn hóa cầm quyền đòi hỏi người lãnh đạo cần có ba tiêu chí: Đức, Tài, CôngĐạo cao, đức trọng là biết hành xử trong lối sống, trong quan hệ đối với thiên nhiên, đồng loại, đồng sự và trung thực với chính mình. Vượt lên chính mình, biết tri túc trước mọi cám dỗ, dục vọng chính là dấu hiệu của nhân cách văn hóa. Tài năng cầm quyền được tỏa sáng ở tầm nhìn chiến lược bằng đôi mắt “biệt nhãn”, biết phát hiện và dùng người tài để bổ sung nguồn nhân lực. Không phải ai cũng phát hiện được tài năng. Phải là người hữu tài, hữu đức mới ngăn chặn được thực trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, lãng phí đang diễn ra bằng nhiều cách. Công trạng của người lãnh đạo được nhân dân ghi nhận khi có lòng thành, đức khiêm, biết công bằng trong ứng xử, và bất bình trước những hiện tượng bất công đối với tài năng. Bác Hồ có lần nói: “Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị” (đạo = trộm)(1).

Chủ nghĩa Marx thuộc vào nền văn hóa đương đại

Đối với chúng ta, chủ nghĩa Marx vừa quen thuộc vừa xa lạ. Quen thuộc vì các nước, kể cả các nước tư bản chủ nghĩa biết đến ngọn nguồn và khảo luận, còn xa lạ là sức cản trở của chủ nghĩa giáo điều nhiều màu sắc, thậm chí nhân danh “mác xít” để hòng xóa bỏ chủ nghĩa Marx chân chính. Cuộc “cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc vào những năm 60, 70 là một ví dụ về bạo lực văn hóa.

Đối với Marx, lịch sử là quá trình con người tự giải phóng mình khỏi những cưỡng bức của tự nhiên, của xã hội. Marx không dùng khái niệm phát triển cho riêng lịch sử con người; mà còn cắt nghĩa giới tự nhiên. Chủ nghĩa Marx và mỹ học mác xít có vị thế lớn trong thế kỷ XX. Sự xuất hiện chủ nghĩa Marx là bước ngoặt vĩ đại trong khoa học, văn hóa học và nghệ thuật học vì nó có khả năng giải thích những quy luật khách quan của sự phát triển ý thức văn hóa. Cống hiến quan trọng nhất của chủ nghĩa Marx trong lĩnh vực văn hóa chính là vấn đề con người. Con người là giá trị cao nhất của văn hóa. Đời sống xã hội và đời sống văn hóa ở nhiều nước trong thế kỷ XX như một “bước nhảy” trong việc đánh giá con người. Không phải ngẫu nhiên mà F.P.Sartre (nhà triết học, nhà văn hóa lớn của Pháp) đã đánh giá cao chủ nghĩa Marx với câu nói nổi tiếng: “Chủ nghĩa Marx là khuynh hướng triết học, mà không có một triết thuyết nào có thể vượt qua được”(2). Jacques Derrida chưa phải là người mác xít, nhưng trong cuốn Quang phổ của Marx, ông tuyên cáo rằng, “cần phải quay lại với chủ nghĩa Marx, bởi chính Marx và chủ nghĩa của ông đã xây dựng nên lịch sử thế kỷ XX. Tôi không nói chúng ta chỉ là những người kế thừa Marx, nhưng chắc chắn, rằng không ai có thể xóa bỏ được Marx khỏi gia sản văn hóa thế giới này”. (Lời giới thiệu của Didierr Eribon trong bài viết Marx - nhà tư tưởng của thế kỷ XX, Le nouvel Observateur). Tuy nhiên, chủ nghĩa Marx được phát triển trong điều kiện chiến tranh lạnh. Phần lớn những nhà tư tưởng ở cả hai phía còn có khoảng cách về thế giới quan, về sự hạn chế hiểu biết đời sống xã hội của phía này hay phía kia, nên có những nhận định, diễn giải khác nhau là điều khó tránh. Lại nữa, trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, nhiều nhà lý luận thường lấy ý thức hệ làm chuẩn mực để thẩm định, đánh giá mọi hiện tượng nghệ thuật. Bây giờ là lúc những nhà lý luận cần có nhiều phương pháp trả lại công bằng cho mỹ học mác xít, dù là ở phương Tây, ở Hoa Kỳ hay ở phương Đông.

Ở nước ta, chủ nghĩa Marx - Lenin được phổ biến rất sớm cùng với cuốn Đường Kách mệnh (1927) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vai trò con người từ bấy giờ đã được coi là trung tâm của lịch sử, của đời sống xã hội. Mục đích của cuốn sách là: “Ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm kách mệnh” xác định “công nông là gốc của kách mệnh”, nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam là sự lãnh đạo của một chính đảng chủ nghĩa Marx - Lenin. Chủ nghĩa Marx được phổ cập ở nước ta một cách có hệ thống: Từ Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) đến Chủ nghĩa Marx và văn hóa Việt Nam (1948) của Trường Chinh rồi sau đó nó được in dấu tại các kỳ đại hội Đảng. Văn kiện của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VIII) được coi là văn bản triết học soi đường cho tiến trình văn hóa những thập niên đầu thế kỷ XXI chính là nội dung gồm 5 quan điểm cơ bản vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa cởi mở trong điều kiện mới quan hệ quốc tế, hội nhập sâu và rộng. Và sau đó là Hội nghị Trung ương lần thứ IX (khóa XI) với nhan đề: Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết này kế thừa Nghị quyết V (1998) là bước phát triển mới quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng, là cương lĩnh văn hóa của thời kỳ đổi mới. Nghị quyết IX nêu điểm nhấn: Trọng tâm là xây dựng con người trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tầm nhìn đến 2030 và hội nhập sâu với các nước trong khu vực, với quốc tế.

H.S.V

__________________

Hồ Chí Minh toàn tập - Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng, nền tảng của thi đua ái quốc, tháng 6/1949, tập 5, tr. 664.

Dẫn theo công trình: Văn hóa và sự phát triển ở các trung tâm chính của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Chuyên đề KHXH

Hồ Sĩ Vịnh
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 281 tháng 02/2018

Mới nhất

Đại hội Phân hội Văn học tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2024-2029

8 Giờ trước

Ngày 26/4/2024, Phân hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã tiến hành Đại hội VII, nhiệm kỳ 2024-2029 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động nhiệm kỳ qua và xây dựng phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.

Chùm thơ Trần Đức Tín

24/04/2024 lúc 17:21

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, quê quán Cà Mau, hiện đang làm

Long trọng tổ chức Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

19/04/2024 lúc 17:46

Sáng nay 19/4/2024, Trường PTDT Nội Trú Gio Linh long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 ra mắt mô hình “Phụ nữ, Cà phê và Sách”

19/04/2024 lúc 16:43

Sáng nay 19/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 1 (thành phố Đông Hà) tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Phụ nữ,

Sôi nổi hội thi Kể chuyện theo sách với chủ đề “Chúng em yêu hòa bình”

12/04/2024 lúc 16:01

Ngày 11/4, Thư viện tỉnh Quảng Trị phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà tổ chức hội

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground