K |
hó ai có thể biết một cách chắc chắn rằng trầu cau xuất hiện và phổ biến trong đời sống cư dân người Việt từ lúc nào? Cứ theo “Lĩnh Nam chích quái” thì tục ấy xuất hiện đã lâu lắm rồi. Muộn lắm cũng có từ thời vua Hùng dựng nước. Nhân chuyến tuần du mièn sơn cước, vua Hùng được ăn cái của miệng nhai môi thắm, mà nồng say ấy cùng câu chuyện thương cảm của gia đình họ Cao nọ (Sự tích trầu cau) lên truyền cho dân chúng đem tồng. Dân gian ăn trầu và sử dụng trầu cao trong giao tiếp, trong các nghi lễ mà đặc biệt dùng vào việc cưới xin như là biểu tượng của những mối tình chung thuỷ.
Từ câu chuyện vừa bi thương, vừa thấm đẫm chất nhân văn ấy để trầu cau thăng hoa, đi vào tâm thức người Việt, chiếm một vị trí khá đặc biệt trong mọi mặt sinh hoạt, đời sống. Trước chiến tranh hầu khắp các làng quê thanh bình ở Quảng Trị đều giữ được mỹ tục này. Nhưng sau những thập niên bảy mươi thì nhiều làng quê đã không phục hồi, trồng lại những giàn trầu vườn cau. Không đâu bảo lưu, duy trì nó thâm căn cố đế như làng Tri Lễ. Có đến Tri Lễ thì mới biết cái thú vị, độc đáo của cái tục ăn trầu này. Bởi thế khi viết địa chí ngôi làng không lẫy tục này ra không bỏ bèn.
Quan sát thì thấy trầu cau đều là loại cây dễ trồng, thích nghi với miệt vườn nhiệt đới nên vườn nhà ai cũng có thể trồng. Cau là loại cây không phân cành, thân cao, lá hình lông chim và mọc thành chùm ở ngọn. Cau sống lâu, tuổi thọ chừng 5- 60 năm. Kể từ khi ươm hạt, đưa cây con ra trồng chừng năm rưỡi, phải chắn rễ xuống đất, trục cau xuống hố khác sâu hơn. Làm thế vừa tiện chăm bón phân tro một lần, cây bám rễ chắc, phổng phao, sai hoa sai trái. Cau trồng ở nơi cao ráo, hợp với đất đỏ bazan, đất thịt lẫn đất cát pha, không phát triển ở đất cát phèn. Thông thường người ta chọn giống. Qủa cau đạt yêu cầu sử dụng theo kiểu “Thương nhau cau sáu bổ ba” vừa bậm vừa to thì phải chọn cau trắng. Qủa vừa lẳn, hạt vừa to và mềm, lúc ăn vừa thơm dẻo và ngọt. Khác với cau đoóc, trái vừa nhỏ, vừa xơ và cứng. Hay cau dừa, cau bụng, cau rừng dáng dấp như cau nhưng thân gốc phồng to trồng làm cây cảnh ở biệt thự, công viên.
Cau trồng thành từng hàng trước ngõ hoặc sân. Nắng rọi đường cau và gió thổi vi vu, mướt xanh như ngọc vừa tạo râm mát và cảnh quan thơ mộng cho những thuở vườn. Quê hương, đôi khi là chùm khế ngọt. Với miệt vườn nam bộ là bóng dáng cây dừa. Ở rẻo đất miền trung này phải là cây cau. Chẳng đợi đi xa, tự nó bao giờ cũng gây gợi trong lòng ta một tình cảm xốn xang, khó tả.
Hương cau lan toả, trổ vào khoảng tháng hai và thu hoạch cau khoảng tháng tám. Cùng trổ từ hai, ba buồng. “Có không thiên hạ đồng cho. Cớ chi cau không trổ mà mo rụng hoài” Gặp thời tiết thuận, tất cả đều sai không đẹt, mỗi buồng từ trăm đến trăm rưởi quả. Và vì hạn định “Cau già quá lứa vứt luôn” chẳng thể đem bán chợ chơi nên khi cau chín rộ người ta bổ nhỏ phơi nắng hoặc sấy khô dự trữ lúc trái mùa hay mất mùa, bởi: “Năm trước được mùa cau, năm sau được mùa lúa”. Mo cơm tàu cau lụa, bới cơm cả năm còn dư hương vị. Đã ăn cơm bới thì không có kiểu bới gì ngon bằng bới vào mo cau. Mo còn làm quạt, chả nhắc chi chuyện thằng bờm cũng biết cái quạt mo nó giá trị đến nhường nào. Cau cong nhiều chuyện, ví như trèo cau thì điệu nghệ tới đâu cũng phải buộc cho chắc dây nài. Một chiếc tàu cau rơi xuống giữ trưa hè luồng gió vèo theo vun vút. Bởi gì không có gì khổ mà thú vị bằng trèo cau: Chân trói, tay vói, khu nấc, mắt trợn (câu đố người trèo cau). Và cũng từ trên ngọn cau xanh biếc kia, những cơn mưa rào mùa hạ, buộc một vòng dây làm vòi, chận lại ở gốc, hứng vại nước mưa thì chao ôi, múc lấy mà tu, chẳng còn có thứ gì trên đời lạnh mát tinh khiết như loại nước giải khát tự nhiên này.
Bây giờ lại nói đến trầu. Dân gian bảo: Ba đồng một mớ trầu cay. Có nơi lại bảo trầu không. Thế nên cao dao Quảng Trị lý sự: “Thúng bánh đầy sao gọi bánh ít. Giỏ trầu đầy sao gọi giỏ trầu không? Ai xui em ở hai lòng. Nói xuôi cũng được, nói ngược dòng cũng hay”. Ngoài chuyện văn vẻ, cái gọi trầu không gợi gì trong tâm tưởng thế gian. Đạo lý mà cũng là triết lý thuỷ chung của người Phương Đông, thứ gì cũng nên đôi nên đũa, có vợ có chồng, có ông có bà. Trầu mà trầu không thì tích sự gì. Trầu phải đi với cau với vôi: “Ba người hợp lại một nhà, kết duyên phu phụ duyên đà mặn duyên, cân đà nên cân”. (Câu đố trầu cau). Thậm chí lắt léo và tục: “Chồng xéo vợ vuông, dắt chắc vô buồng làm chảy máu ra” (Câu đố về nhai trầu). Cái gì cũng có trước có sau, trầu cau gì trong tâm thức người Việt cũng vậy: “Một mẹ ấp đuợc trăm con. Khi mẹ về giúp nước, con còn theo cha. Đến khi tuổi tác đã già. Đem về trao rễ để mà trao duyên”. (câu đố về mo cau vùng Quảng Trị). Bởi thế một miếng trầu mới dăm ba lời dặn - Một chén rượu dăm bảy lời giao”. Cái kiểu: “Thương nhau cau hết nửa nương. Trầu đà nửa chợ mà chưa tuờng mặt nhau” thì cũng là một thứ trầu không. Chẳng thế sao: “Ngày thì làm bạn với khay trầu. Đêm thì lụy nhỏ thâm bâu ướt dầm…” Đã trầu phải: “Miếng trầu thơm, chứ lãng với xao, trầu không thì ai không buồn”.
Tán chút cho bốc chứ trên thực tế trầu là loại cây leo, có mùi lăng. Thường trồng thành giàn cho leo bám vào tường nhà hạp hơi với vôi vữa cũng như cột nhà cháy bám vào than củi. Phổ biến nhất cho bám vào gốc vông, giống loại cây tiêu. Thế mới có câu ca: “Trồng trầu trầu lộn dây tiêu” hoặc “Khi xưa trầu lộn với vông, đất khô trầu héo để vông tội tình!”. Chưa rõ Trầu Nguồn Khe Gió ở đâu nhưng Quảng Trị phổ biến cái tên Trầu Nguồn. Đó là loại trầu có lá hình tim. Cuống lá đều bậm to, có mùi hăng nhưng ăn thơm, thắm đỏ. Khác với giống trầu xà lẹc, lá nhỏ, ăn có vị khai. Cũng từ gốc Trầu nguồn; khi dây bò lan ra đất như kiểu dây lang, không leo lên giàn thì sinh ra loại trầu khác có tên Trầu chấp. Trầu chấp cũng ăn được với cau nhưng nhạt, không thơm, không đỏ được miếng trầu. Cũng cần nhắc thêm một chút về lá Trầu vàng, cỏ úa cũng dùng được tuốt.
Chẳng phải quê nghèo mà tằn tiện đến thế đâu, bởi cái lá trầu vàng cũng phải bắc thang, cái lá trầu vàng mới quý. Quý là quý cái nghĩa tình: “Bắc thang lên hái trầu vàng, hái năm ba ngọn đưa chàng về quê”. Ôi chao, cái thứ cây nhà lá vườn tự mình trồng ra để dùng, mời khách và bây giờ mặn nồng sâu đậm đến thiêng là đem biếu, đem trao như trao kỷ vật: “Anh về em dặn anh một câu. Ai có kêu đừng đứng lại mà có ai trao miếng trầu cũng đừng ăn”.
Ăn trầu còn liên quan đến vài loài phụ gia. Vỏ hoặc rễ một số cây như vỏ chay, vỏ quạch cũng được trồng. Khi ăn tăng them độ dẻo của miếng trầu cũng như độ nồng của việc nhai thêm miếng thuốc lào. Còn loài phụ gia khác không thể thiếu ấy là vôi. Vôi ăn trầu khác vôi nung từ đá vôi dùng trong xây dựng. Ở Quảng Trị có làng Xuân An (xã Triệu Thượng) chuyên hầm vôi ăn trầu. Vỏ hến, vỏ hàu, chắt chắt từ miệt chợ Hôm Lập Thạch, ngã ba Gia Độ được đưa về đây nung trong những lò thủ công. Vỏ hến, vỏ hàu nung cháy cả ngày mới ra tro bột, hoà chung với nước sền sệt thành vôi ăn trầu, trắng lốp. Kg vôi ở chợ giá chỉ ngàn đồng, bèo lắm. Ai đó đã bảo: Công bất thành là con hến, danh bất toại là con hàu cũng phải. Bạc như vôi, nhưng không có vôi, không hiệp lại một nhà thì không có sự ăn trầu, trầu cau công cũng bất thành, danh bất toại nốt. Thật đã quá nhiêu khê, ân nghĩa trong cái tục ăn trầu (*).
Y.T