Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 06/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Chèo cạn làng Mai

T

heo tác giả Trần Biên tròn bài “Có một miền dân ca” đăng ở Tạp chí Văn hoá Quảng Trị đã đề cập đến tục chèo cạn ở làng Cửa Tùng xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh- Quảng Trị. Bài viết chỉ rõ nguyên nhân ra đời cũng như người có công sáng lập ra đội chèo cạn, một hình thức hò hát khi đưa tang những người quá cố. Thực ra đây là một loại hình văn hoá lễ hội dân gia phổ biến ở nhiều làng quê nước ta từ thuở trước. Còn ở làng Tùng chèo cạn ra đời do cụ Nguyễn Hữu Bá làm nghề bán thuốc rong yêu thích tuồng là lập nên gánh hát đi biểu diễ các nơi: “Đúng vào lúc gánh hát trùm Bá” đang phơi phới tuổi thanh xuân thì đội chèo cạn được thành lập theo nguyện vọng của mười hai dòng họ sinh sống ở nơi đây. Đây là việc làm “nhất cử lưỡng tiện” bởi toàn bộ dàn nhạc và diễn viên của gánh hát được “pát xê” qua đội chèo cạn và họ chính là xương sống của đội. Như vậy đội chèo cạn làng Tùng được thành lập vào khoảng từ năm 1880-1887. Sau bảy năm ông Bá lập gánh hát (Trần Biên - Có một miền dân ca- Tr.67).

Ở bài viết này chúng tôi xin guới thiệu với bạn đọc một địa phương khác của tỉnh Quảng Trị cũng có phong tục chèo cạn mà cho đến tận bây giờ vẫn còn phát triển mạnh mẽ, đó là làng Mai Thị, xã Gio Mai huyện Gio Linh. Sở dĩ ở phần trên chúng tôi nhắc đến chèo cạn làng Tùng của tác giả Trần Biên tại vì khi tìm hiểu nguồn gốc ra đời của chèo cạn làng Mai thì người viết tìm thấy có nhiều điểm liên quan. Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa có được một cứ liệu nào thật chính xác (văn bản hẳn hoi) về nguồn gốc và thời gian ra đời của chèo cạn ở làng Mai. Theo gia phả của làng này thì cũng như các địa phương khác của Quảng Trị là do sự di cư của dân từ Thanh Hoá – Nghệ An – hà Tĩnh vào đây lập nghiệp.  Người làng Mai Thị xưa làm nghề biển và buôn bán. Theo lời kể của các cỵ già từ lâu đời làng này đã có sự giao lư (làm ăn, buôn bán) với các châu phủ của huyện Vĩnh Linh  cũ. Và người ta cho rằng: Chèo cạn làng Mai có được là do một người có tên là thợ Lẫm , người làng Cửa Tùng vào lấy vợ ở làng Mai và truyền đạt tục chèo cạn cho dân làng Mai Thị. Cũng có một vài ý kiến cho rằng chèo cạn ở làng Mai Thị đã có từ trước và ông thợ Lẫm chỉ là người bổ sung thêm. Vậy chúng ta tạm chấp nhận rằng chèo cạn ở làng Mai ra đời cùng hoặc sau chèo cạn làng Tùng. Người viết xin tạm dừng phần xuất xứ của chèo cạn làng Mai để đi vào nghiên cứu phần nội dung và hình thức của tục đưa linh chèo cạn, một loại hình nghệ thuật mang đệm tính quần chúng dân gian đã có từ lâu và tồn tại đến bây giờ.

Nhân dân ta thường có câu:

Kiếp sau hoá người sau kẻ trước

Dắt dìu nhau mà bước qua đò

Phải chăng, theo như quan niệm của con người đây là chuyến đò cuối cùng tiễn đưa đời người qua dòng sông sinh tử nên đã hình thành tục chèo cạn (chèo thuyền ở trên đất). Đội chèo cạn bao gồm một ông cai điều khiển đội chèo, một người cầm lái, một người chèo mũi, một người tát nước và mười hai thanh niên trai tráng khoẻ mạnh có năng khiếu về hò hát. Khi trong làng hay ơi nào có người “Quy tiên” thì đội chèo cạn được mời đến. Ông cai trong bộ đồ nhiều màu, khăn đỏ cột ngang đầu, mười hai thanh niên trong mười hai bộ áo quần màu (đỏ+xanh) đầu đội nón nhỏ cùng mười hai mái chèo dắt ngang lưng xếp hàng nhảy múa hò hát theo sự điều khiển của ông cai. Sau lễ cúng cơm lần cuối cho người chết thì đội chèo cạn bắt đầu làm việc, ở đầu là điệu xướng của ông cai:

Ôi! Thanh ôi! Than hời trong than hỡi

Than hời trong đất hỡi

Phụ nhơn sanh tựa mộng khiển trách vi tiên

Tôi thấy căn duyên- ngao ngán cho căn duyên

Tôi nhìn sự nghiệp não nùng cho sự nghiệp

Miền trường dã người an nơi giấc điệp

Cõi dương trần chịu cảnh cô đơn cô…

Bài hò đưa linh được thể hiện dưới các hình thức:

+ Hò thường: Cai và các tay chèo hò với những câu hò như:

Trên đường đi có một người đi đôi ba bốn người người đi, quần xanh áo trắng ta là nổi ông đi mà chẳng về …

+ Hò Nam khách: Đoạn này các tay chèo ngừng hò chỉ có ông cai cất tiếng tha biểu lộ tâm trạng nớ thương tiếc nuối đối với người đã mất.

… ông ơi! Ông ơi mũ rơm con chưa từng đội, gậy tre chống đất áo sàng quét sương … hay … vé màn lê thấy vạc giường không…

+ Hò mái xấp: Ông cai và các tay chèo hò những điệu hò với âm điệu gấp dồn dập với điệu bộ chèo thuyền hối hả đều đặn:

Nhìn linh cửu ôi đôi hàng lả chả

Tôi đoái mộ phần châu luỵ láng lai

Tôi thấy chi trả nghĩa bi ai

Tôi biết lấy chi đền ơn cúc dục

Ngày sáu khắc nghe chim kêu giật thúc

Đêm năm canh nghe dế nọ ca sầu

Vật đổi dời bể hoá cồn dâu

Người than chữ âm dương cưỡng lộ

Hai tau duyên số ơn mạc chi

Mẫu hề an tại mẫu hề trọng hà vi

Sống trê dương gian ai cũng yêu vì

Thác về quê quán người đều thương tiếc

Ôi! Thương là thương

Hai chữ thường vô thường

Tôi tiếc là tiếc khi đau khi ốm yếu

Còn bao đại tay đợ trông nâng tay nâng …

Bài hò dài hơn một nghìn câu, ở đây xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu. Nội dung của bài hò đưa linh chủ yếu là kể lể công đức trời biển nuôi nấng tao dưỡng của bậc quá cố đối với con cái cháu chắt đồng thời tỏ rõ lòng tiếc nuối, sự thành kinh của những người còn sống cầu mong cho người về ơi “suối vàng” được “mồ yên mã đẹp”.

Với chèo cạn làng Mai, người có công lớn nhất là làm rạng rỡ tục chèo cạn ở đây là ông Phạm Chít. Ông cụ có đầu tóc bạc phơ, người cao gầy có tài ghệ về tơ ca hò vè, đội chèo cạn do ông Chít làm cai đã thực sự thu hút số đông quần chúng yêu thích, làm xúc động gây nên tiếng khóc bao người. Có thể nói đội chèo cạn làng Mai đã vượt qua bao thời gian để hôm nay được trọn bộ bảo tồn như ngày nào. Con cháu ở nơi đây ngày nay chịu khó học hỏi những gì cha ông truyền dạy, kế thưa và phát huy làm sao cho hợp với thời đại ngày nay. “Cổ mà không cũ”. Các thê shệ từ già đến trẻ ở làng Mai ai cũng thuộc bài hò dài, thật ngạc nhiên khi chúng tôi đã nghe mấy em bé từ mười đến mười lăm tuổi đã học thuộc bài hò. Truyền khẩu sợ chưa đủ, tôi được biết dân làng đã chép ra thành nhiều bản giao cho nhiều người giữ để tránh thất lạc.

Gạt bỏ những yếu tó có tư tưởng siêu hình huyễn hoặc trong đám tang, trong cúng tế có tính chất ma chay đồng bóng, chúng ta nhận thấy rằng phong tục đưa linh chèo cạn trong đám tang đang tồn tại và phát triển ở làng Mai Thị nói riêng, trước hết thực sự là hình thức lễ hội dân gian mang đậm tính quần chúng. Sau đó là thể hiện nguyên tắc đạo lý làm người của dân tộc Việt coi trọng công đức tổ tiên ông cha, tấm lòng thành tâm hiểu thảo của người còn sống đối với người chết như sự đền ơn đáp nghĩa.

H.N.K

Hồ Nguyên Kha
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 16 tháng 01/1996

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

10 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

14 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

07/02

25° - 27°

Mưa

08/02

24° - 26°

Mưa

09/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground