I – SƠ LƯỢC VỀ CUỘC ĐỜI ĐẶNG TẤT
Đặng Tất người làng Câu Nhi thuộc Hóa Châu cũ (nay là làng Câu Nhi, Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị). Sinh thời ông là người nổi tiếng tiết nghĩa trung can, có tài thao lược.
Đầu thế kỷ XV nhà Minh đem quân vào Đại Việt lấy cớ “Phù Trần Diệt Hổ” mà kỳ thực có dã tâm thôn tính nước ta. Chẳng bao lâu bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng bị phơi bày. Vì thế, hào kiệt khắp nơi trong nước trỗi dậy quy tụ nhân chứng chống ách ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa dựng cờ nhà Trần của Trần Qủy (vì Trần Qũy là quý tộc nhà Trần nên sử cũ gọi là hậu Trần). Buổi ban đầu thế lực của Trần Qũy non yếu lắm, giao tranh với giặc thường thua, quân Minh ở thế thượng phong áp đảo, đánh mấy trận thua mãi, bí thế, Trần Quỹ cho quân rút vào Nghệ An, xây dựng lại lực lượng, tìm cách phản công. Bấy giờ Đặng Tất cũng giữ chức Tri Châu Hóa Châu, hay tin liền tập hợp binh mã kéo ra Nghệ An hưởng ứng. Là tường tài Đặng Tất luôn xong pha trận mạc, đã bao phen vào sinh ra tử, Ông có công lớn giúp Trần Qũy tiêu diệt ngoại xâm, thâu phục giang sơn, xây dựng lại nghiệp tổ tiên đã đổ. Nhưng giữa lúc đại sự chưa thành, nghiệp lớn còn dang dở, thế địch, ta mạnh yếu chưa tường, thua được chưa phân, Trần Qũy nghe lời gièm pha xúc xiểm của lũ gian ác, cho Đặng Tất cậy công chuyên quyền mà đem giết đi. Sự việc này xảy ra khoảng đầu thập niên thứ nhất thế kỷ XV.
Dòng họ Đặng Tất gặp buổi đất nước có chiến tranh loạn lạc thành ra phiêu tán nhiều ngả, chủ yếu ra Bắc. Song dù ở đâu Bắc hay
II- NHỮNG VỊ ĐẠI KHOA:
Dòng dõi Đặng Tất, phái sinh sống ở làng Mạo Bồ - Sơn Tây có Đặng Thiếp cùng ba con trai có tiếng học hành cần mẫn chuyên chú, thời Lê sơ, cả bốn cha con đi thi đều đổ Tiến sĩ.
Đặng thiếp (có sách gọi là Đặng Công Thiếp): Đỗ nhị giáp Tiến Sĩ khoa Qúy dậu 1453 niên hiệu Thái Hòa thời Lê Nhân Tông. Các con trai đi thi lần lượt đều đỗ cả:
- Đặng Tùng Củ (hay Đặng Tông Củ): Đỗ Tiến sĩ tam giáp khoa: Giáp Thìn 1484; là Đại thần nhà Lê, làm đến công chức Đông các Đại học sĩ.
- Đặng Minh Khiêm (em ông Củ): Đỗ Tiến sĩ nhị giápxuất thân thứ 29/30 khoa Đinh Mùi 1487. Ông làm quan kinh qua nhiều chức vụ quan trọng: Lễ Bộ thượng thư, Quốc sư quán tổng tài, ông là nhà thơ, nhà ngoại giao và nhà vịnh sử nổi tiếng bậc vô song. Đặng Minh Khiêm là tác gải tập “Việt sử thi tập” và dưới triều Lê Chiêu Tông, ông đã tham gia chỉnh ký bộ “Đại Việt sử ký” của sư gia nổi tiếng Ngô Sĩ Liên.
Nhà bác học Lê Qúy Đôn thế kỷ XVII đánh giá rất cao về Đặng Minh Khiêm và liệt ông vào hàng “danh bút”.
- Đặng Tán đỗ Tiến sĩ cùng khoa với Đặng Minh Khiêm nhưng vị thứ thì xếp dưới anh trai. Ông giữ Hữu thi Lang và đã từng được cử đi Trung Quốc.
Trong ba anh em con ông Thiếp thì Đặng Minh Khiêm là tài hao hơn cả. Tiếc thay triều Lê lúc này không còn như trước. Vua nghe lời nịnh thần gian xảo mà bạc đãi trung quân, xa lánh hiền thần khiến phân tam li tán. Trước thế sự đảo điên, vua tôi bất hòa, ông sinh lòng chán nản, bi quan yếm thế, nên gặp lúc triều đình hữu sự, ông bèn lấy việc lánh nạn mà lui về Hóa Châu- Quê tổ của mình, ở đó được ít lâu rồi mất.
Ngoài ra trong số hậu duệ của Đặng Tất, ở một nhánh khác lập nghiệp ở vùng Sơn Đông có anh em Đặng Điềm- Đặng Thận cũng là những người khoa bảng. Đặng thận thi đỗ khoa Giáp Thìn 1484. Đặng Điềm là anh nhưng muộn hơn em trai, mãi đến khoa Canh Tuất 1490 mới đỗ. Cả hai anh em họ Đặng này đều đỗ tiến sĩ và giữ những chức vụ quan trọng dưới triều nhà Lê.
III- MẤY LỜI KẾT:
Trong bài viết này tôi không có tham vọng giới thiệu đầy đủ, chi tiết và cặn kẽ hành trạng của những vị Đại khoa hậu duệ của vị tướng danh tiếng Đặng Tất. Dựa vào vào một số tài liệu thâu thập được, tôi mạo muội và mạnh dạn làm cái công việc “phác họa, xây dựng” (chỉ là giản lược) chân dung của những vị đại khoa thời Lê, thuộc dòng dõi Đặng Tất, có gốc gác liên quan đến mảnh đất và con người quê hương Quảng Trị trong lịch sử, ngõ hầu các bạn cùng đọc hiểu thêm và biết rộng hơn về đời sống tinh thần, sinh hoạt trí thức của cha ông mình. Nhân đây, tôi cũng mong muốn các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Quảng Trị hãy lưu ý đến truyền thống và sự kế thừa truyền thống - nhất là truyền thống hiếu học nhân nghĩa của cha ông đã hun đúc từ ngàn xưa. Di sản truyền thống quý báu đó, thế hệ chúng ta hôm nay phải biết kế thừa và phát huy hơn nữa. Như trên đã nói, vấn đề dù đã giới hạn song yêu cầu vẫn còn quá cao. Vì thế bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các bậc cao minh quan tâm chỉ giáo.
________
(*) Bài này chỉ hạn chế giới thiệu những vị Đại khoa họ Đặng ở hậu bán thế kỷ XV, vì thế đã bỏ qua một số người khác cũng đỗ đat vinh hiển. Trong bài này tôi cũng không đề cập đến Đặng Dung- Con Đặng Tất. Về nhân vật lịch sử Đặng Dung, xin xem các sách:
- Danh nhân lịch sử Bình Trị Thiên – Tập I
- Phan Huy Lê: Khởi nghĩa Lam Sơn
- Vương Thừa Ân: Đặng Dung...tạp chí VHQT số 3- 1993