Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/02/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Thử sức đầu tiên ở Khe Sanh

K

hi Mỹ đưa sư đoàn lính thủy đánh bộ ra chiếm đường số 9 đầy quân ngụy dời về phía sau. Đường số 9 với hàng rào Mắc-na-ma-ra trở thành nơi đọ gang thép giữa phe ta và phe địch, nơi thực tập đánh Mỹ để rèn luyện và thử sức các binh đoàn được xây dựng trước khi vào Nam chiến đấu lâu dài. Nơi ta kéo chủ lực cơ động Mỹ - Ngụy ra sát miền Bắc để đánh qụy chúng, đỡ đòn cho miền Nam, xa hậu phương lớn tiếp tế khó khăn. Đồng chí Đàm Quang Trung, Tư lệnh Bắc đường 9 lúc ấy, giao nhiệm vụ cho Trung đoàn bố trí lực lượng theo kiểu: “Kiềng ba chân, hổ vồ mồi”. Ý định của Tư lệnh là để Trung đoàn tập trung đánh lớn ngay từ trận đầu tiên. Rút từ kinh nghiệm trận Pleime (Tây Nguyên 1966), ta đánh địch trong công Sự. Để cứu quân ngụy, Mỹ cho quân dùng trực thăng “nhảy cóc” đánh từ sau lưng quân ta. Tại Sa Thầy địch rơi vào ổ ta bố trí phục kích quân đổ bộ trực thăng và tiêu diệt chúng, lần này ở Khe Sanh, ta cho D29 quân khu IV đánh thẳng vào một số vị trí ngoại vi Khe Sanh, anh em đánh khá tốt, bắt được tù binh, thu vũ khí. Với ý định buộc địch phải vọt ra phía sau, rơi vào trận địa có công sự làm sân và ngụy trang kỹ của E95c.

Nhưng địch vẫn bám lấy công sự không chịu ra. Mới bố trí mấy ngày, một chiếc trực thăng chở năm tên Mỹ đậu ngay trên nóc hầm của tổ ba người do đồng chí Nguyễn Văn Huynh làm tổ trưởng giữa trưa hè nắng gắt (1), đỉnh đồi đất đỏ rất oi bức. Chúng chưa kịp phát hiện ta, thì Huynh cho ném lựu đạn và thủ pháo diệt ngay chiếc trực thăng và cả năm tên Mỹ. Trận đánh tuy nhỏ nhưng là mở đầu đánh tiêu diệt bộ binh Mỹ. Sau đó trận địa toàn E bị lộ, địch không chịu nhày cóc mà ngày dùng F4 đêm dùng B52 ném bom liên tục trên trận địa (có ngày đêm trên 300 lần chiếc. E bị thương vong một số đồng chí. Không thể ngồi chịu đựng, Đảng ủy, Thủ trưởng E đề nghị trên cho xuất kích đánh nhỏ - bằng lực lượng “ít, tinh; gọn, nhẹ” (nguyên văn nghị quyết), do đồng chí Trần Ân phó chính uỷ F325c đi theo E95c đề xuất. Đánh địch trong công sự thì: áp sát, thọc sâu, trụ lại trong cứ điểm và tổ chức chống phản kích. Không thể đánh theo kiểu đầu nhọn đuôi dài hay “bể người” như chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Đồng thời cho lực lượng chuyển nghi binh kéo máy bay địch đánh nơi khác, chí ít cũng phân tán chúng, đỡ đòn cho E. Đầu tiên đưa 1 B tăng cường của C5 D4 do đồng chí Nguyễn Hữu Thọ một đại đội phó trẻ quê Bát Tràng Hà Nội, ra phục kích trên cao điểm 900 sát căn cứ Khe Sanh.

Tổ anh nuôi và quân y ở dưới suối chân cao điểm. Cả trung đội trèo lên đỉnh từ sườn tây. Không ngờ lên đến đinh phía Tây, nhìn qua đỉnh đông cao điểm thấy lố nhố bọn Mỹ. Da chúng đỏ lòm vì nắng gắt, đang ngồi thở, lưng dựa vào ba lô chưa kịp cởi. Đồng chí Thẹ chia Trung đội thành hai tiếp cận gần trong tầm súng AK và B40 - Nổ súng. Ở chân đồi quân y, anh nuôi và vài ba anh em đau yếu nghe súng nổ trên đồi, dưới sự chỉ huy của Trung sĩ quân y Nguyễn Lộ làm một mũi đánh vòng từ phía Đông sau lưng địch. Cả C Mỹ bị tiêu diệt phần lớn, ta bắt bốn tù binh thu vũ khí, ta hy sinh ba bị thương bốn. Đồng chí quân y sĩ Lộ ngay sau đó được đề bạt vượt cấp làm Chính trị viên phó tiểu đoàn. Đồng chí Nguyễn Hữu Thẹ bị hy sinh. Tù binh không chịu đi, khiêng thì rách võng vì chúng nặng hàng tạ, anh em phải thả tại chỗ. Ít bữa sau, bộ đội huyện Hướng Hóa phối thuộc Trung đoàn giải tù binh chỉa chông sắt vào lưng, cho y tá có túi chữ thập đỏ dẫn đường nó chịu đi nhưng cũng chỉ dám theo vết chân đi trước của y tá. Sau hỏi cung tù binh Mỹ nó khai rằng: Trên chỉ thị thà bị bắn chết còn hơn để họ lấy chông xuyên qua người cho đến chết. Điện Bộ chi huy Sư đoàn từ ngoài Bắc đánh vào: Tại sao E95C không đánh lớn? Chúng tôi thử cho tiểu đoàn 4 đánh cao điểm-845 do 1C địch chốt giữ. Khi xuất kích đánh lên lưng chừng núi, toàn bộ bộ đàm, điện thoại đều bị máy bay làm nhiễu, điện thoại bị đứt. Tiểu đội điện thoại do đồng chí Tâm tiểu đội truởngchi huy, lợi dụng hố bom, máy bay ném thì nấp, bom vừa rơi thì nhảy vọt sang hố trước mặt, nối từng mối dây bị đứt, có thương vong, nhưng rút kinh nghiệm được cách nối dây điện thoại bị đứt trong chiến đấu. Tiểu đoàn cố gắng tấn công lên đỉnh, nhưng không dứt điểm được, bị thương vong một số. Trời tối, C3 D4 ở lại bao vây. Không ngờ địch sợ đêm xuống bị đánh, chúng bí mật chuồn xuống chân đồi có suối nước. Ta cho trinh sát lên tưởng địch đã rút về căn cứ cũng rút luôn, chỉ để đồng chí Quê chính trị viên C3, 3 liên lạc và một số anh em chôn liệt sĩ rồi rút sau. Khi xuống chân đồi không ngờ lọt vào giữa đại đội Mỹ.  Đồng chí Quế và một số anh em kiên quyết đánh, bị thương hết, trừ ba đồng chí liên lạc. Đồng chí Quế đã cùng ba đồng chí liên lạc là Phức, Dũng và Lợi đánh giải vây và dìu nhau về an toàn. Ba đồng chí sau về được đề bạt vượt cấp làm cán bộ đại đội, được đề nghị thưởng huân chương. Khi tiểu đoàn được tin vận động đến thì trời sáng và địch đã rút về căn cứ. Một trung đội được cử đi nghi binh máy bay do đồng chí Nguyễn Liêm (C phó C6 D5), các đồng chí đã có 13 mẹo lừa địch như: làm trận địa giả, súng cao xạ giả, làm câu giả trên đường ô tô, đốt lửa làm khói dụ địch tới ném bom, làm đường tránh mới ngoài khu vực ném bom để dễ vận động bí mật... Thung lũng Khe Sanh dài rộng 8km x 10km địch thả pháo sáng có dù suốt đêm, nên dù pháo sáng phủ đầy thung lũng, địch chụp ảnh trên không liên tục suốt ngày đêm. Hễ khác đấu vết: như nơi nào ngày trước phù đầy dù mà hôm sau mất dù là ném bom và bắn pháo. Ta chủ trương làm công sự ngay dưới dù trắng, không cho bộ đội nhặt dù - giao trung đội nghi binh nhặt dù ở xa trận địa, v.v...

Qua thực tế đánh mấy trận đầu, chúng tôi thấy điều kiện như trung đoàn tôi chỉ có thể đánh nhỏ, đánh vừa. Sau mới trưởng thành và có binh chủng hợp thành mới đánh lớn được. Sau nửa tháng bố trí và bị B52 “đấm lưng". Nhận thấy đánh vào căn cứ địch cũng không ra để ta vồ, chúng tôi đề nghị rút về đất Lào chi cách 1 km là nơi Chính phủ Lào đang tuyên bố trung lập nên chúng chưa đưa B52 sang vùng này. Nhận thấy hai tiểu đoàn 4 và 5 đã được đánh, nhưng tiểu đoàn 6 ở hướng Bắc chỉ mới chịu đòn B52 mà chưa được đánh. Trung đoàn chủ trương cho tiểu đoàn 6 đánh cao điểm Động Tri (1007m). Địch đóng khoảng 1 km có công sự bê tông ngầm nhằm án ngữ phía Bắc sân bay Khe Sanh ở dưới chân núi. Cùng với Cồn Tiên ở gần vĩ tuyến 17 là trạm viễn thông, rađa quan sát bờ Bắc Việt Nam. Là vị trí tiền tiêu ngoài cùng hàng rào điện tử Mac Namara, nằm trong hệ thống tình báo điện tử mang tên “Sao Bắc đầu” của Mỹ. Ban chi huy E chi giao nhiệm vụ đánh gãy đài ra đa trinh sát, vì quá sức tiểu đoàn. Lực lượng đánh Động Tri có môt trung đội tăng cường hai tiểu đội B40, một tổ trinh sát, tất cả 50 cán bộ chiến sĩ. Anh em mang theo mười ngày lương khô chủ yếu là gạo rang trộn đường, đề phòng không thể nấu ăn được. Đến dưới chân núi gặp một suối đá thật sâu, toàn đá tảng. Đó là nguồn sông Thạch Hãn chảy về Quảng Trị. Qua dòng sông, anh em phân tán nấp dưới những tảng đá, đi trinh sát tới tận hàng rào dây thép gai cách đỉnh 500m dày đặc những mìn và mìn. Đêm đến, mìn sáng bật lên, con chuột chạy qua, mìn cũng nổ. Mấy.ngày liền ăn gần hết lương khô vẫn chưa lên trinh sát được. Trời mưa, trên núi mây mù khó quan sát.

Một đêm, lúc đang thất vọng, định quay về đơn vị báo cáo, bỗng nghe tiếng gió ù ù và một con trăn gió lướt từ trên một suối đá nhỏ mà sâu, trườn xuống gần chỗ anh em nấp mà không có một tiểng nổ nào. Đồng chí Tình chính trị viên đại đội trinh sát quê Nga Sơn Thanh Hóa bèn hội ý với cán bộ: để tôi đi trinh sát theo suối bò lên thử. Anh em trườn lên gần đỉnh bỗng nghe giọng nữ quê Quảng Trị đùa cợt nhí nhố với bọn Mỹ. Trèo lên ngó dưới trăng mờ sương, thấy ba, bốn tên đang trải bạt đùa cợt với gái. Đến ba giờ sáng trời lắc rắc mưa, chúng chui xuống cửa ra vào hầm ngầm cách chỗ nấp chỉ 40-50m. Thì ra dù có mìn và dây thép gai dày đặc, địch cũng có chỗ sơ hở, đó là suối đá đầy gai sâu, địch ngại bỏ mìn. Bên trái một khối tròn trắng như lô cốt nhô cao lên. Hai bên cửa lờ mờ miệng hai lỗ châu mai có đặt súng đại liên nhô ra. Trên nóc hầm nhô lên điểm gác có đèn pha khi đỏ khi tắt. Địch rất sơ hở vì đỉnh núi cheo leo giữa trời. Đồng chí Tình xuống báo cáo. Chỉ huy cho anh em lên bố trí hai khẩu B40 bắn khối màu trắng bên trái, 4 khẩu vào hai lỗ châu mai, còn 3 khẩu tập trung bắn cửa ra vào. Xung kích bắn yểm trợ và sẵn sàng xung phong. Đồng loạt nổ súng, anh em tràn lên nóc căn cứ. Không vào được vì trong hầm cháy khói um lên. Anh em chỉ thấy 7 tên chạy thoát, xuống sân bay dưới chân Động Tri. Địch lập tức phản chùm 175 (vua chiến trường) hàng loạt bắn phủ lên vị trí và 15 phút sau máy bay đến ném bom. Lúc ấy trời đã mờ sáng. Anh em phải đem thương binh theo suối xuống. Liệt sĩ đành bỏ lại. Cả địch, cả liệt sĩ ta đều bị bom pháo vùi. (1)

Sau này Đảng ủy tự kiểm điểm là trong điều kiện ra quân đầu tiên của một E tân binh như vậy, chủ trương dùng lực lượng ít, tinh, gọn, nhẹ là đúng. Nhưng thiếu bố trí lực lượng dự bị, chưa đề phòng địch phản kích và giải quyết chiến trường, nên đánh xong là bị đuối sức.

Cuối, tháng 7-67 sau một tháng thử thách đầu tiên ác liệt E hoàn thành nhiệm vụ: hành quân nhanh gọn, kiềm chế bớt phi pháo để cho cánh quân mặt trận chính dưới đồng bằng đánh. E được lệnh rút ra Kỳ Anh chuẩn bị bước vào chiến đầu Tết Mậu Thân 1968. Sau đó hành quân vào Tây Nguyên và Nam Bộ.

Những năm 1970 -1972 E95C trở thành một trong những đơn vị đánh tiêu diệt giỏi nhất miền Đông, nổi bật là trận tiêu diệt Liên đoàn thiết giáp ở Đồng Pan và căn cứ Hoa Lư. (Nay thuộc tỉnh Bình Phước) (xem tập hai bài trích báo quân giải phóng B52) E được nhận danh hiệu trung đoàn 95C (Hoa Lư) anh hùng. Trung đoàn rất xứng đáng là đứa con lọt lòng từ nhân dân Thanh Hóa, thực hiện đánh nhỏ đánh vừa ở Khe Sanh rồi hành quân xa tiêu diệt lớn dưới sự đùm bọc của nhân dân miền Đông Nam Bộ. Và ngày nay, nhiều đồng chí trưởng thành từ E 95C (E Hoa Lư anh hùng) lại được sống trong lòng nhân dân Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh và Quân đoàn 4.

                                                                                                                                                                                H.L

_______________   

  (1) Sau này hỏi cung một tên đại úy tù binh Mỹ mới biết. Quân đội Mỹ chủ trương thà thả quân chủng chết ở chiến trường còn hơn đem nhiều thương binh Mỹ về nước để kích thích mạnh thêm phong trào chống chiến tranh Việt Nam vì thương binh về nước quá nhiều.

Hồng Lam
Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 46 tháng 07/1998

Mới nhất

Thành phố Đông Hà sôi nổi giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025

6 Giờ trước

TCCVO - Sáng 5/2/2025, thành phố Đông Hà tổ chức giải cờ tướng, đẩy gậy và các trò chơi dân gian mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Giải đấu thu hút gần 150 vận động viên (VĐV) nam, nữ đến từ 9 phường trên địa bàn thành phố.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025

9 Giờ trước

TCCVO - Tối ngày 28/01/2025 (29 tháng Chạp), tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng vươn mình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam cùng đông đảo người dân địa phương đến dự.

Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị

04/02/2025 lúc 08:35

Sáng ngày 3/2, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.

Ngày xuân về Gio Mỹ xem lễ hội cướp cù

02/02/2025 lúc 09:50

TCCVO - Ngày 1/2/2025 (mồng 4 Tết), tại làng An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã diễn ra lễ

Ban Chính sách với sứ mệnh kết nối thiêng liêng (Kỳ 2)

01/02/2025 lúc 11:01

Ban Chính sách, Phòng Chính Trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, không chỉ hỗ trợ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mà còn thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng...

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/02

25° - 27°

Mưa

07/02

24° - 26°

Mưa

08/02

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground