Ô |
ng Võ Tử Văn, người làng Nại Cửu, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sinh vào thời vua Thiệu Trị, thuở còn nhỏ, nhà nghèo, nhưng thông minh, ham học.
Năm mười bảy tuổi, ông tình nguyện đi lính trấn thủ thay cho người anh ruột ở nhà làm cúi nuôi cha mẹ già.
Khi ra Bắc, qua Tổng trấn thấy ông còn nhỏ, đầu còn chừa chóp, lanh lợi ra dáng học trò, mới gọi vào hỏi chuyện. Ông trình bày sự thật.Quan Tổng trấn liền ra ông hai câu đối và bảo ông đối được thì thưởng tiền và cho về. Quan Tổng trấn xướng:
Tiền nương bất vọng
Ông đối lại:
Hậu sinh khả uý
Quan Tổng trấn lại chỉ trên vách chỗ treo bản đồ, nói:
Quái đồ bích thượng tàng thu tứ hải sơn hà.
Ông ngó ra trước ao, có người đang rửa chân, liền đối:
Tẩy trúc trì trung giao động cửu thiên tinh đẩu
Quan Tổng trấn cả khen và phục tài đối đáp thông minh ban thưởng cho ông sáu quan tiền và hạ lệnh cho ông giải ngũ về quê.
Năm hai mươi tuổi, ông thi Hương đỗ cử nhân đứng thứ hai. Năm hai mươi mốt tuổi thi Hội, đáng đậu tiến sĩ nhưng vì chữ Tinh viết thiếu một phết nên bị đánh tuột xuống phó bảng. Trong ngủ nghe tin ông đỗ đại học khoa sắ, sửa cờ lọng đón rước. Ông nói: “Hậu đậu phó bảng cũng như Hương đậu tú tài, không nên đón rước là, phiền dân”.
Sau hai năm, ông vẫn ở nhà dạy học, nuôi cha mẹ, ngao du sơn thuỷ, kết bạn với các văn hào trí thức, trong Nam ngoài Bắc, ngâm vịnh xướng hoạ văn chương, thi phú làm vui. Vua Tự Đức được tin triệu ông về làm chức phụ đạo ở Kinh dạy cho Hoàng thân, Công chúa. Ông tâu xin được dùng quyền thầy để dạy học trò, lời tâu của ông là:
Ở triều đình ông là người làm tôi, mà ở trường học ông là bậc thầy, tôi trung thì thầy nghiêm.
Vua ban cho ông một cây roi và một cái ấn son để dạy con cháu nhà vua như Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Dục đức, Văn Lang, Tuy Lý Vương (lúc còn nhỏ là Hoàg tử, Hoàng thân)
Một hôm ông để lại hai câu đối nghộ nghĩnh trước nhà xí của vua
Hữu uý hàm tu cùng thuỷ quốc
Vô tình khởi xí tiễn Diêm Vương
Câu đối ấy có nghĩa mỉa mai, giễu cợt rất sâu xa và kín đáo. Triều đình muốn bắt tội, nhưng vua Tự Đức nể nang và thư thứ cho ông. Năm sau ông được bổ vào Quốc tử giám tu nghiệp, ông đem hết tài văn chương giáo hoá cho học sinh đương thời, nhiều học trò ông đỗ đạt cao làm quan to.
Có một lần, ông được cử làm chánh chủ khảo thi Hương trường Nghệ Tĩnh, nơi có tiếng học giỏi văn hay. Có người cho rằng chủ khảo người Quảng Trị, chữ nghĩa bao nhiêu mà dám cả gan chấm trường thi Nghệ Tĩnh. Ông biết được dư luận nhưng vẫn làm thinh và ông cho thí sinh đậu trường nhì rất đông. Đến khi vào trường Ba ông ra đề văn hai bài và một bài phú.
Bài thứ nhất: Khổng môn thất thập nhị hiền, hà hiền, hà đức?
Hậu đình nhị thâp bát tướng, hà tướng, hà tài?
Bài thứ hai: Luận ngữ nhị thập bát thiên, hà thiên vô tử viết?
Phật kinh tam thập lục bộ, hà bộ vô nam mô?
Còn bài phú là Họ tự yên
Các thí sinh thấy khó quá, ít ai làm nổi. Nếu có người làm được thì cũng chỉ viết chay, nhưng không đúng với đề tài của ông ra. Bài phú mặc dù có quyển hay nhưng không được niêm đề,chỉ biết làm vế đi chứ không biết làm vế trở về.
Đến ngày mai, ông yết cả ba bài đó ra cửa trường thi do ông làm ra. Khi ấy các nhà văn chương khoa giáp và thí sinh đến xem thì thất kinh và khen tài năng văn chương lỗi lạc và tôn là bậc Thi Thánh Thổ Thần. Khoa ấy, trở về triều đình ông chỉ cho đậu bốn cử nhân và tám tù tài thôi.
Tính khí cương trực, thanh liêm ngạo nghễ, ông không sợ oai quyền, không cần danh lợi, không ham phú quý. Trước làm tri huyện rồi tri phủ, án sát sau bị tuột xuống bậc chủ sự. Trong lúc ôg làm chủ sự gặp lúc triều đình có nhiều biến cố xảy ra. Quần thần chuyên việc phế lập, chém giết, chia rẽ. Triều cương đổ nát, ngoài thì quân Pháp đánh phá khắp nơi, sinh linh đau khổ. Ông tuy là một thuộc viên ở Bộ nhưng mỗi khi có hội nghị quan trọng ông đều được tham dự, góp nhiều ý kiến hay, mục đích kiến quốc và cứu quốc như chủ trương đoàn kết trên dưới, lập lại sơn phòng, tích cốc trữ binh, đe mưu đồ việc trường kỳ kháng chiến với giặc Pháp. Nhưng bì trong triều ý kiến bất đồng, phái chủ chiến, phái chủ hoà nên kế hoạch không được thực hiện. ông buồn cho thế sự, từ chức về nhà dạy học.
Trong thời gian vua Hàm Nghi xuất bôn ra Tân Sở Quảng Trị, từ Nam chí Bắc, đảng Cần Vương, đảng Văn Thân nổi lên khắp nơi, tổ chức cuộc kháng chiến chống pháp ở Trạng Mè (GioLinh) ở phủ Triệu Phong, các bậc thân hào sĩ phu trong tỉnh thường lui tới nhà ông để bànluận thời sự và thỉnh thị ý kiến, Có lần quân Pháp và Nam Triều đưa quân đội ra đánh phá, cướp và giết người, nhân dân điêu đứng khổ sở, ông phải viết thư gửi cho tuần vũ đương thời là Trương Đăng Đản và tướng Pháp đình chỉ ngay việc khủng bố dân lương thiện, để dân chúng trở về làm ăn. Triều đình Đồng Khánh mời ông ra làm quan, nhưng ông nhất định từ chối.
Trong lúc sinh thời ông sáng tác nhiều văn chương thơ phú, câu đối bằng chữ hán, chữ Nôm, có bản thi tập của ông để lại nhưng vì chiến tranh kéo dài nên tất cả đều bị thất lạc.
Sự nghiệp văn chương của ông rất lớn; ngày sinh cũng như ngày mất và mất tại đâu vẫn chưa rõ. Mong bạn đọc xa gần bổ sung giúp và chỉnh lý giùm nếu có chỗ nào sai sót.
L.K.Q